Đây là một phần của nguyên tắc “không phân biệt đối xử” (Non- discrimination). Nghĩa là các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mình đã hoặc dành cho nước khác.
Nguyên tắc này được hiểu theo hai cách:
Cách một: Tất cả các những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia trong các quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế đã hoặc sẽ dành cho bất kỳ một nước thứ ba nào, thì cũng được dành cho bên tham gia kia được hưởng một cách không điều kiện.
Cách hai: Hàng hóa di chuyển từ một bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không phải chịu mức thuế và các tổn phí cao hơn, không bị chịu những thủ tục phiền hà hơn so với hàng hóa nhập khẩu từ nước thứ ba khác.
127 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2176 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các nguyên tắc áp dụng trong quan hệ kinh tế quốc tế phân tích cơ hội và thách thức khi Việt Nam thực thi đầy đủ các nguyên tắc này trong quan hệ kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MUÏC LUÏC
Trang
1. CAÙC NGUYEÂN TAÉC AÙP DUÏNG TRONG QUAN HEÄ KTQT 2
2. BAÙN PHAÙ GIAÙ (BAÛN 1) 6
3. BAÙN PHAÙ GIAÙ (BAÛN 2) 10
4. LIEÂN KEÁT KINH TEÁ QUOÁC TEÁ 16
5. TAØI TRÔÏ XUAÁT KHAÅU 20
6. HIEÄP ÑÒNH THÖÔNG MAÏI VIEÄT MYÕ (BAÛN 1) 29
7. HIEÄP ÑÒNH THÖÔNG MAÏI VIEÄT MYÕ (BAÛN 2) 38
8. RAØO CAÛN KYÕ THUAÄT (BAÛN 1) 49
9. RAØO CAÛN KYÕ THUAÄT (BAÛN 2) 57
10. TOÅ CHÖÙC THÖÔNG MAÏI THEÁ GIÔÙI WTO (BAÛN 1) 68
11. TOÅ CHÖÙC THÖÔNG MAÏI THEÁ GIÔÙI WTO (BAÛN 2) 77
12. TOÅ CHÖÙC THÖÔNG MAÏI THEÁ GIÔÙI WTO (BAÛN 3) 89
13. TOÅ CHÖÙC THÖÔNG MAÏI THEÁ GIÔÙI WTO (BAÛN 4) 100
14. TOÅ CHÖÙC THÖÔNG MAÏI THEÁ GIÔÙI WTO (BAÛN 5) 109
15. TOÅ CHÖÙC THÖÔNG MAÏI THEÁ GIÔÙI WTO (BAÛN 6) 118CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TRONG QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI
VIỆT NAM THỰC THI ĐẦY ĐỦ CÁC NGUYÊN TẮC NÀY
TRONG QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
I. CÁC NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TRONG QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ:
1/. Nguyên tắc “Tối huệ quốc” MFN –Most Favoured Nation:
a- Khái Niệm :
Đây là một phần của nguyên tắc “không phân biệt đối xử” (Non- discrimination). Nghĩa là các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mình đã hoặc dành cho nước khác.
Nguyên tắc này được hiểu theo hai cách:
Cách một: Tất cả các những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia trong các quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế đã hoặc sẽ dành cho bất kỳ một nước thứ ba nào, thì cũng được dành cho bên tham gia kia được hưởng một cách không điều kiện.
Cách hai: Hàng hóa di chuyển từ một bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không phải chịu mức thuế và các tổn phí cao hơn, không bị chịu những thủ tục phiền hà hơn so với hàng hóa nhập khẩu từ nước thứ ba khác.
Bản chất :
Bản chất của nguyên tắc “Tối huệ quốc” là : Quy chế Tối huệ quốc là không phải cho nhau hưởng các đặc quyền, mà là đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền về các cơ hội giao dịch thương mại và kinh tế
Mục đích của việc sử dụng nguyên tắc “Tối huệ quốc” trong thương mại quốc tế là nhằm chống phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế, làm cho điều kiện cạnh trang giữa các bạn hàng ngang bằng nhau nhằm thúc đẩy quan hệ buôn bán giữa các nước phát triển. Mức độ và phạm vi áp dụng nguyên tắc MFN phụ thuộc vào mức độ quan hệ thân thiện giữa các nước với nhau.
Cơ chế hoạt động:
Nguyên tắc MFN được các nước tùy vào lợi ích kinh tế của mình mà áp dụng rất khác nhau, nhưng nhìn chung có 2 cách áp dụng :
+ Áp dụng chế độ tối huệ quốc có điều kiện : Quốc gia được hưởng tối huệ quốc phải chấp nhận thực hiện những điều kiện kinh tế do chính phủ của quốc gia cho hưởng đòi hỏi.
+ Áp dụng chế độ tối huệ quốc không điều kiện : là nguyên tắc nước này cho nước khác hưởng chế độ MFN mà không kèm theo điều kiện ràng buộc nào cả.
Theo tập quán quốc tế thì nguyên tắc Tối huệ quốc là nguyên tắc điều chỉnh các mối quan hệ thương mại và kinh tế giữa các nước trên cơ sở các hiệp định, hiệp ước ký kết giữa các nước một cách bình đẳng và có đi có lại cùng có lợi.
Vì vậy để đạt được chế độ “Tối huệ quốc” của một quốc gia khác thì có 2 phương pháp thực hiện:
+ Thông qua đàm phán song phương để ký kết các hiệp định thương mại
+ Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
Nguyên tắc chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (The Generalized Systems Preferential)
* Khái niệm:
Là chế độ tối huệ quốc đặc biệt của các nước công nghiệp phát triển dành cho các nước đang phát triển khi đưa hàng công nghiệp chế biến vào các nước này.
Nội dung chính của chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập là:
+ Giảm thuế hoặc miễn thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang hoặc kém phát triển.
+ GSP áp dụng cho các loại mặt hàng công nghiệp thành phẩm hoặc bán thành phẩm và hàng loạt các mặt hàng công nghiệp chế biến.
* Bản chất :
Chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sở không có sự phân biệt và không đòi hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát triển.
Chế độ GSP không mang tính “có đi có lại”: không buộc các nước được nhận ưu đãi theo chế độ GSP, phải cho các nước cho hưởng những ưu đãi tương tự.
Chế độ GSP chỉ dành cho các nước đang phát triển : Đây là chế độ thuế ưu đãi mà các nước công nghiệp phát triển dành cho các nước đang phát triển. Cho nên trong quá trình thực hiện GSP, các nước công nghiệp phát triển kiểm soát và khống chế các nước nhận ưu đãi rất chặt, thể hiện ở cách quy định về nước được hưởng GSP
Trên cơ sở của Hệ thống GSP, mỗi quốc gia xây dựng một chế độ GSP cho riêng mình với những nội dung, quy định, mức ưu đãi khác nhau tuy nhiên mục tiêu của hệ thống GSP vẫn được đảm bảo.
* Các mục tiêu chính của GSP là:
+ Tạo điều kiện để các nước đang phát triển thấy được khả năng tiềm tàng về mở rộng buôn bán phát sinh từ chế độ GSP và tăng cường khả năng sử dụng chế độ này.
+ Tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước được hưởng.
+ Thúc đẩy công nghiệp hoá của các nước này.
+ Đẩy mạnh mức tăng trưởng kinh tế của những nước này.
+ Phổ biến thông tin về các quy định và thủ tục điều chỉnh buôn bán theo chế độ này.
+ Giúp đỡ các nước được hưởng thiết lập những điểm trọng tâm trong nước để tăng cường sử dụng GSP.
+ Cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến thương mại như thuế chống phá giá và chống bù giá, các quy định hải quan, thủ tục giấy phép nhập khẩu, và pháp luật thương mại khác quy định các điều kiện thâm nhập thị trường các nước cho hưởng.
Chế độ ưu đãi phổ cập mới không có giới hạn ưu đãi. Các hạn ngạch trước kia, khối lượng xác định được miễn thuế hoặc các mức trần hạn chế khối lượng hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi đã được loại bỏ. Miễn giảm thuế được điều chỉnh theo mức độ nhạy cảm của sản phẩm mà đã được chia làm bốn loại sau:
+ Các sản phẩm rất nhạy cảm ví dụ như : dệt may, quần áo ..
+ Các sản phẩm nhạy cảm ví dụ như sản phẩm da, giày dép ..
+ Các sản phẩm bán nhạy cảm ví dụ như đồ trang sức , hàng điện tử và một số hàng da
+ Các sản phẩm không nhạy cảm vd: nội thất bằng gỗ, đồ chơi, trò chơi, hàng thể thao..
* Cơ chế hoạt động:
- Những nước đang có chế độ ưu đãi phổ cập:
+Hiện nay, có khoảng 16 chế độ ưu đãi khác nhau đang hoạt động tại 36 nước phát triển, bao gồm 27 nước thành viên của EU.
+ EU: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc- xăm-bua, Anh, Ailen, Đan mạch, Hylạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển, Phần lan, Séc, Hungaria, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Síp, Bungari và Rumani
+ Nhật, Niu - Di - Lân, Thuỵ Sĩ, Nga, Mỹ, các quốc gia trung lập (CIS), Canada, Na - Uy, Ôx-Trây-Lia, Ru-Ma-Ni.
- Nước được hưởng GSP:
+ Bao gồm những nước đang phát triển và những nước kém phát triển. Các nước kém phát triển thường được hưởng một chế độ đặc biệt riêng, có nhiều ưu đãi hơn các nước đang phát triển. Đối với mỗi quốc gia dành ưu đãi, các nước được hưởng được liệt kê trong danh sách ban hành kèm theo chế độ GSP.
- Hàng hoá được hưởng ưu đãi:
+ Hàng hoá được hưởng ưu đãi được phân loại thành hai nhóm: các sản phẩm công nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp.
+ Danh mục hàng hoá được hưởng được các nước cho hưởng ưu đãi ban hành có sửa đổi định kỳ và được xây dựng trên có sở biểu thuế xuất nhập khẩu của nước đó.
+ Việc bổ sung hay loại bỏ một mặt hàng nào đó trong Danh mục được các nước cho hưởng ưu đãi thực hiện dựa trên tình hình sản xuất trong nước mặt hàng đó.
- Mức độ ưu đãi:
+ Các nước cho hưởng ưu đãi quy định thuế suất ưu đãi cho chế độ GSP dựa trên mức thuế suất của chế độ đối xử tối huệ quốc (MFN).
+ Nhìn chung, thuế suất ưu đãi theo chế độ GSP ở mức thấp khoảng vài phần trăm hoặc được miễn hoàn toàn.
- Quy định đối với hàng hóa được hưởng chế độ GSP:
+ Không phải bất kỳ sản phẩm nào nhập khẩu vào các nước cho hưởng từ những nước được hưởng đều được miễn hay giảm thuế theo GSP. Để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi GSP, hàng nhập khẩu vào thị trường những nước cho hưởng phải thỏa mãn 3 điều kiện cơ bản sau:
Điều kiện xuất xứ từ nước được hưởng
+ Điều kiện về vận tải (ví dụ như hàng vận chuyển không qua lãnh thổ của nước thứ ba hoặc không bị mua bán, tái chế...tại nước thứ ba)
+ Điều kiện về giấy chứng nhận xuất xứ ( chứng từ xác nhận xuất xứ From A)
c.1) Điều kiện xuất xứ :
Mục đích chính của Điều kiện xuất xứ là đảm bảo là những lợi ích của chế độ ưu đãi thuế quan theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) chỉ được dành cho những sản phẩm mà thực sự có được do thu hoạch, sản xuất, gia công hoặc chế biến ở những nước xuất khẩu được hưởng.
Một mục đích nữa là những sản phẩm xuất xứ ở một nước thứ ba, ví dụ là một nước không được hưởng, chỉ quá cảnh qua, hoặc đã chỉ trải qua một giai đoạn chế biến không đáng kể hoặc không ảnh hưởng tới thành phần, bản chất của sản phẩm tại một nước được hưởng ưu đãi, sẽ không được hưởng ưu đãi từ chế độ thuế quan GSP.
Có hai tiêu chuẩn được sử dụng để xác định hàng hóa có thành phần nhập khẩu đã trãi qua “ quá trình gia công tái chế cần thiết” hay chưa :
+Tiêu chuẩn gia công: những nguyên vật liệu, chi tiết hay bộ phận nhập khẩu được coi là đã trãi qua “quá trình gia công tái chế cần thiết” nếu như sản phẩm cuối cùng thu được nằm trong hạng mục khác với những hạng mục của những nguyên vật liệu, chi tiết hay bộ phận nhập khẩu sử dụng trong Biểu Thuế Quan Chung
+ Tiêu chuẩn tỷ trọng: Quy định tỷ lệ phần trăm tối thiểu đối với lao động và nguyên vật liệu phải được sản xuất tại các nước xuất khẩu hoặc quy định tỷ lệ phần trăm tối đa đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để làm hàng xuất khẩu sang nước cho hưởng GSP. Và hàng hóa đạt được tiêu chuẩn tỷ trọng thì mới được coi là sản phẩm thực sự sản xuất tại các nước được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi. Ở các nước công nghiệp phát triển khác nhau, cách quy định tiêu chuẩn về tỷ trọng có khác nhau.
Ngoài ra còn có hai quy tắc khác, đó là : Quy tắc cộng gộp và quy tắc bảo trợ :
* Quy tắc cộng gộp theo khu vực:
- Theo hệ thống này thì những nước cho hưởng sẽ ký kết một thỏa ước với một khối nước trong khu vực cho phép rằng một hàng hóa có xuất xứ tại bất kỳ một nước nào đó trong khu vực, cũng được coi là có xuất xứ một nước khác trong cùng khu vực đó.
* Quy tắc bảo trợ:
- Một số nước như Úc, Canada, Nhật Bản, NewZealand, EU... áp dụng quy tắc bảo trợ. Quy tắc này cho phép nguyên phụ liệu nhập từ nước cho hưởng để sản xuất ra thành phẩm tại nước được hưởng sẽ có xuất xứ của nước được hưởng với điều kiện sản phẩm này được xuất ngược trở lại nước cho hưởng.
c.2) Điều kiện vận tải:
Quy định bắt buộc sản phẩm có xuất xứ phải được vận chuyển thẳng từ nước được hưởng đến nước cho hưởng là một vấn đề quan trọng phổ biến của tất cả các quy tắc xuất xứ GSP trừ của Úc. Mục đích của quy định này là cho phép cơ quan hải quan nước cho hưởng nhập khẩu bảo đảm rằng sản phẩm nhập khẩu chính là những sản phẩm từ nước được hưởng, có nghĩa là chúng không bị tác động, thay thế, gia công chế biến thêm hoặc được đưa vào buôn bán tại bất kỳ nước thứ ba trung gian nào. Mỗi nước quy định điều kiện về vận tải khác nhau. Dưới đây là quy định của một số nước:
+ Ca-na-đa, Cộng đồng Châu Âu, Nhật, Niu-di-lân, Na Uy và Thuỵ Sĩ đều quy định:
(a) Sản phẩm phải được vận chuyển không qua lãnh thổ của một nước thứ ba nào khác.
(b) Sản phẩm vận chuyển đi qua lãnh thổ của một nước khác, có hoặc không có chuyển tải hoặc lưu kho ở nước đó, với điều kiện sản phẩm đó vẫn nằm trong sự kiểm soát của hải quan của nước quá cảnh hoặc lưu kho và không được mua bán hoặc được sử dụng tại đó, và không trải qua các hoạt động nào khác ngoài hoạt động dỡ hàng, xếp hàng và các hoạt động bắt buộc để bảo quản sản phẩm trong trạng thái tốt.
Ngoài hai nội dung trên, mỗi nước trên lại có thêm quy định riêng khác:
- Na-Uy và Thuỵ Sĩ quy định lô hàng có thể được chia nhỏ và đóng gói lại, nhưng không được đóng gói để phục vụ bán lẻ.
- EU quy định vận chuyển qua nước thứ ba phải được chứng minh là do điều kiện địa lý hoặc vì lý do yêu cầu vận tải. Những sản phẩm được vận chuyển bằng đường ống liên tục qua lãnh thổ không phải là lãnh thổ của nước được hưởng xuất khẩu hoặc lãnh thổ của EU, được coi là được vận chuyển thẳng từ nước được hưởng đến EU, và ngược lại.
- Nhật quy định vận chuyển qua nước thứ ba phải vì lý do địa lý hoặc vì yêu cầu của vận tải. Nhật chấp nhận, trên nguyên tắc, việc chuyển tàu hoặc lưu kho tạm thời dưới sự giám sát của cơ quan hải quan nước quá cảnh. Việc chuyển tàu hoặc lưu kho tạm thời phải được thực hiện tại khu vực ngoại quan hoặc những nơi tương tự.
- Niu-Di-Lân quy định những sản phẩm của một nước được hưởng được phép đưa vào thương mại tại một nước được hưởng khác mà không mất tiêu chuẩn xuất xứ.
- Na-Uy không có quy định về vận tải
- Mỹ quy định:
Những sản phẩm phải đến Mỹ sau khi rời khỏi nước sản xuất. Quy tắc riêng áp dụng cho những chuyến đi qua khu vực mậu dịch tự do tại nước được hưởng như sau:
(a) Hàng hoá không được đưa vào buôn bán tại nước có khu vực mậu dịch tự do đó.
(b) Hàng hoá không được trải qua bất kỳ hoạt động nào khác ngoài:
+ Lựa chọn, phân loaị, hoặc kiểm tra;
+ Đóng gói, tháo mở bao bì, thay đổi bao bì, gạn chắt hoặc đóng gói lại vào công ten nơ khác;
+ Dán hay ghi ký hiệu, nhãn hiệu, hoặc những dấu hiệu hay những điểm hoặc bao bì phân biệt tương tự khác, nếu mang tính trợ giúp cho những hoạt động được phép theo những quy định đặc biệt; hoặc
+ Những hoạt động cần thiết để bảo đảm việc bảo quản hàng hoá trong tình trạng bình thường khi được đưa vào khu mậu dịch tự do;
(c) Hàng hoá có thể được mua và bán lại, không phải là bán lẻ, để xuất khẩu trong khu mậu dịch tự do. Vì mục đích của những quy định đặc biệt này, khu mậu dịch tự do là khu vực hoặc một vùng được xác định trước đã được thông báo hoặc bảo hộ của chính phủ, ở nơi này những hoạt động nhất định có thể được tiến hành đối với hàng hoá, trừ những hàng hoá như vậy nhưng đã đi vào lưu thông thương mại của nước có khu mậu dịch tự do.
+ Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga và Slôvakia
+ Những nước này áp dụng quy tắc mua thẳng và vận chuyển thẳng. Hàng hoá được coi là được "mua thẳng" nếu người nhập khẩu đã mua chúng từ một công ty đăng ký tại nước được hưởng. Hàng hoá xuất xứ từ nước được hưởng phải được vận chuyển tới nước cho hưởng. Hàng hoá vận chuyển qua lãnh thổ một hoặc nhiều nước vì lý do địa lý, vận tải, kỹ thuật hay lý do kinh tế cũng phải tuân theo quy tắc vận tải thẳng thậm chí nếu chúng được lưu kho tạm thời tại lãnh thổ những nước này, với điều kiện hàng hoá đó vẫn luôn nằm dưới sự kiểm soát của hải quan nước quá cảnh.
c.3) Điều kiện về giấy chứng nhận xuất xứ:
Việc đòi ưu đãi từ chế độ GSP phải được chứng minh bằng chứng từ phù hợp về xuất xứ và vận tải
* Chứng từ về xuất xứ
- Tất cả các nước cho hưởng đều quy định:
- Sản phẩm có xuất xứ khi nhập khẩu phải có Tờ Khai Tổng Hợp và Giấy chứng nhận Xuất Xứ Mẫu A, đã được điền đầy đủ và ký bởi người xuất khẩu và được chứng nhận bởi một cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu được hưởng.
- Các nước cho hưởng còn có các quy định thêm khác:
+ Úc, yêu cầu chính là lời khai của người xuất khẩu trên hoá đơn thương mại. Mẫu A có thể được dùng để thay thế, nhưng không yêu cầu phải có chứng nhận.
+ Canada, yêu cầu chính là lời trình bày của người xuất khẩu trên hoá đơn hoặc làm thành bản riêng.
+ Niu-Di-Lân không đòi hỏi người xuất khẩu xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ hay tờ khai quy định chính thức, dù người xuất khẩu có thể bị yêu cầu thẩm tra.
+ Nhật: Nhật chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bới cơ quan chính phủ (ví dụ: phòng thương mại)
* Chứng từ về vận chuyển thẳng:
- Đối với trường hợp xuất khẩu đến EU, Nhật, Na-Uy và Thuỵ Sĩ, hàng hoá xuất khẩu đi qua lãnh thổ một nước thứ ba, chứng từ chứng minh điều kiện vận chuyển thẳng đã được đáp ứng phải được trình cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu bao gồm:
+ Vận đơn suốt cấp tại nước xuất khẩu được hưởng, thể hiện việc đi quan một hay nhiều nước quá cảnh; hoặc
+ Giấy chứng nhận của cơ quan hải quan của một hay nhiều nước quá cảnh:
- Thể hiện mô tả chính xác hàng hoá;
- Ghi ngày dỡ hàng và xếp hàng hoặc ngày lên tàu hoặc xuống tàu, ghi rõ tàu sử dụng;
- Xác nhận những tình trạng của sản phẩm trong khi đi qua các nước quá cảnh.
+ Không có các giấy tờ trên, bất kỳ giấy tờ thay thế nào được cho là cần thiết (ví dụ, bản sao lệnh mua hàng, hóa đơn của người cung cấp hàng, vận đơn thể hiện tuyến đường hàng đi)
- Đối với hàng xuất sang Mỹ, người nhập khẩu có thể phải xuất trình các giấy tờ hàng hải, hoá đơn hoặc các giấy tờ khác làm bằng chứng chứng minh hàng hoá được nhập khẩu thẳng. Cơ quan hải quan Mỹ có thể không đòi hỏi xuất trình chứng từ về vận chuyển thẳng khi cơ quan này biết rõ rằng hàng hoá đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP. Trong trường hợp vận chuyển quá cảnh, hoá đơn, vận đơn và giấy tờ khác liên quan đến vận tải phải được trình cho hải quan Mỹ nơi đến cuối cùng.
Nguyên tắc đối xử quốc gia –NT ( National Treatment):
* Khái niệm:
- Nguyên tắc đối xử quốc gia là nguyên tắc tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa nhà kinh doanh trong nước và kinh doanh nước ngoài trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và đầu tư. Cụ thể, hàng nhập khẩu không phải chịu mức thuế, lệ phí, thủ tục kinh doanh, và bị áp đặt những tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm cao hơn so với hàng hóa sản xuất nội địa.
* Bản chất:
- Nguyên tắc đối xử quốc gia là không phải cho nhau hưởng các đặc quyền, mà là đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ quyền về các cơ hội giao dịch thương mại và kinh tế.
- uyên tắc đối xử quốc gia áp dụng trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ.
* Cơ chế hoạt động:
- Nguyên tắc đối xử quốc gia chỉ được áp dụng một khi một sản phẩm, dịch vụ hay quyền sở hữu trí tuệ nào đó đã vào thị trường nội địa. Chính vì thế, việc đánh thuế quan đối với một loại hàng nhập khẩu không được coi là vi phạm nguyên tắc này cho dù các sản phẩm sản xuất trong nước không phải chịu loại thuế tương đương
II CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM :
- Hiệp định Thương Mại Việt Mỹ được ký kết tháng 7 năm 2000 và có hiệu lực thực thi tháng 12 năm 2001
- Hiệp định Thương Mại Việt Mỹ được thiết lập dựa trên 2 Nguyên tắc: Đối xử quốc gia và Đối xử Tối huệ quốc.
- Nội dung của Hiệp Định có thể khái quát trong 4 vấn đề cơ bản về quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là:
Thương mại hàng hóa
Quyền sở hữu trí tuệ
Thương mại dịch vụ
Đầu Tư
* Tóm tắ́t cam kết thương mại hàng hóa của 2 phía Việt Nam và Hoa Kỳ:
Phía Việt Nam
Phía Hoa Kỳ
Hàng hóa Hoa Kỳ đưa vào Việt Nam được hưởng Quy chế Tối huệ quốc
Hàng hóa Việt Nam đưa vào Mỹ được hưởng Quy chế Tối huệ quốc
Hàng hóa Việt Nam đưa vào Mỹ được hưởng Quy chế Tối huệ quốc
Ngay lập tức và vô điều kiện, Việt Nam có thể tổ chức phân phối hàng hóa trên thị trường Mỹ.
Việt Nam cam kết giải quyết tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ theo các thông lệ quốc tế
Hoa Kỳ cam kết giải quyết tranh chấp thương mại với Việt Nam theo các thông lệ quốc tế
- Việc thực thi Quyền Sở hữu Trí Tuệ được đặt trên Nguyên tắc Đối xử quốc gia
- Về Thương mại dịch vụ:
+ Theo lộ trình, Chính phủ Việt Nam sẽ mở cửa thị trường dịch vụ của mình cho các hoạt động dịch vụ của các công dân và công ty Hoa Kỳ vào Việt Nam hoạt động dựa trên Nguyên tắc Tối huệ quốc-MFN và Nguyên tắc Đối xử quốc gia –NT.
+ Quan hệ đầu tư giữa hai bên Hoa Kỳ và Việt Nam về cơ bản được thiết lập dựa trên 2 nguyên tắc: Đối xử quốc gia và Đối xử Tối huệ quốc.
+ Thượng viện Mỹ ngày 9/12 đã thông qua dự luật Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam
+ Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) theo luật Hoa Kỳ, cùng nghĩa với Tối huệ quốc (MFN) vô điều kiện quy định trong WTO. Các thành viên WTO dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc, ngay lập tức, vô điều kiện.
+ Theo Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) ký tháng 7/2000 thì Hoa Kỳ mới dành cho Việt Nam quy chế Tối huệ quốc - quan hệ thương mại bình thường có điều kiện, nghĩa là quy chế này được xem xét gia hạn hàng năm.
+ Nay, Việt Nam trở thành thành viên WTO, Quốc hội Hoa Kỳ phải thông qua luật dành cho Việt Nam