Đề tài Chiến lược kinh doanh gốm sứ tại thị trường Nga

Công ty TNHH xuất khẩu gốm sứmỹnghệTHOBI được thành lập cách đây 2 năm, với sốvốn điều lệban đầu là 5 tỷVND. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, mặt hàng chính yếu là gốm sứmỹnghệ. Công ty chúng tôi là một công ty chuyên thu mua mặt hàng gốm sứmỹnghệtrên khắp cảnước nhưgốm Bát Tràng, Minh Long, Chu Đậu đểxuất khẩu phù hợp với nhu cầu của khách hàng nước ngoài. Nói cách khác, công ty chúng tôi là một công ty trung gian, vận chuyển hàng gốm sứtừcác doanh nghiệp sản xuất trong nước đến tay người tiêu dùng ởnước ngoài. Thịtrường đầu tiên của chúng tôi là thịtrường Indonesia và Malaysia, sau một thời gian chúng tôi đã mở rộng thịtrường sang Thái Lan, và gần đây nhất là Canada. Nhờkhảo sát thịtrường và nắm bắt được nhu cầu của thịtrường chúng tôi đã thu được những thành công đáng kể. Với thịtrường Indonesia và Malaysia, mặt hàng xuất khấu chủyếu là mặt hàng gốm sứ trang trí nhưlọhoa, các sản phẩm lưu niệm và trang trí nội thất tại các khu du kịch, reort, nhà hàng Với thịtrường Thái Lan chúng tôi chủyếu xuất khẩu các mặt hàng nhưthị trường Indonesia, Malaysia nhưng do nhu cầu thịtrường, chúng tôi đã xuất khẩu sang Thái các mặt hàng gốm trang trí mỹnghệcao cấp hơn như: chậu hoa trang trí, đĩa sứ tráng men, thú gốm. Từsựthành công trên thịtrường Indonesia, Malaysia và Thái Lan, chúng tôi đã tìm được đối tác và xuất khẩu các mặt hàng cao cấp sang thịtrường Canada.

pdf18 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh gốm sứ tại thị trường Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ - LUẬT BỘ MÔN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Đề tài: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH GỐM SỨ TẠI THỊ TRƯỜNG NGA Môn: Kinh doanh quốc tế Lớp: K07402A Nhóm SV thực hiện: Nhóm 6 1. Nguyễn Thị Hà Phương K074020217 2. Nguyễn Đoàn Phước Duy K074020164 3. Nguyễn Tri Hiếu K074020178 4. Trần Hiếu Hưng K074020179 5. Nguyễn Văn Qui Nhơn K074020213 6. Đặng Thị Kiều My K074020207 7. Nguyễn Hữu Tài K074020233 A. MỞ ĐẦU I. Giới thiệu thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm. - Doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn xuất khẩu Gốm sứ Mỹ nghệ THOBI. - Thời gian thành lập: 11/2007. - Số vốn điều lệ: 5 tỷ VND. - Lĩnh vực hoạt động: Xuất khẩu hàng hóa. - Mặt hàng chính: Gốm sứ mỹ nghệ. - Thị trường đã có: Indonessia, Malaysia, Thái Lan, Canada. - Thị trường dự tính thâm nhập và mở rộng: Nga. Công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ THOBI được thành lập cách đây 2 năm, với số vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ VND. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, mặt hàng chính yếu là gốm sứ mỹ nghệ. Công ty chúng tôi là một công ty chuyên thu mua mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ trên khắp cả nước như gốm Bát Tràng, Minh Long, Chu Đậu… để xuất khẩu phù hợp với nhu cầu của khách hàng nước ngoài. Nói cách khác, công ty chúng tôi là một công ty trung gian, vận chuyển hàng gốm sứ từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước đến tay người tiêu dùng ở nước ngoài. Thị trường đầu tiên của chúng tôi là thị trường Indonesia và Malaysia, sau một thời gian chúng tôi đã mở rộng thị trường sang Thái Lan, và gần đây nhất là Canada. Nhờ khảo sát thị trường và nắm bắt được nhu cầu của thị trường chúng tôi đã thu được những thành công đáng kể. Với thị trường Indonesia và Malaysia, mặt hàng xuất khấu chủ yếu là mặt hàng gốm sứ trang trí như lọ hoa, các sản phẩm lưu niệm và trang trí nội thất tại các khu du kịch, reort, nhà hàng… Với thị trường Thái Lan chúng tôi chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng như thị trường Indonesia, Malaysia nhưng do nhu cầu thị trường, chúng tôi đã xuất khẩu sang Thái các mặt hàng gốm trang trí mỹ nghệ cao cấp hơn như: chậu hoa trang trí, đĩa sứ tráng men, thú gốm. Từ sự thành công trên thị trường Indonesia, Malaysia và Thái Lan, chúng tôi đã tìm được đối tác và xuất khẩu các mặt hàng cao cấp sang thị trường Canada. Chính vì thành công đó, chúng tôi đã quyết định tập trung chủ yếu vào các thị trường cao cấp với các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ trang trí cao cấp để thâm nhập thị trường. Các mặt hàng chủ yếu của chúng tôi hiện nay tập trung xuất khẩu là: dĩa sứ tráng men cao cấp, chậu sứ trang trí tráng men, lọ sứ trang trí tráng men, và các mặt hàng lưu niệm tráng men (như tượng, các thắng cảnh Việt Nam…), tranh gốm cao cấp…. Đây là những mặt hàng cao cấp cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn và những người tiêu dùng có khả năng thu nhập cao và chấp nhận chi trả để có những mặt hàng trang trí. Nhưng sản phẩm này đều có mục đích chính là trang trí cho không gian do đó có những đặc tính bền và khó phai màu trước mưa nắng và thời gian. Đây là mặt hàng gốm sứ nên rất dễ vỡ nếu bị va chạm mạnh; nhưng chúng tôi đã cố đặt tại các doanh nghiệp sản xuất các đặc tính để tăng thêm độ bền và bóng cho sản phẩm. Hiện nay, chúng tôi mở rộng thị trường và tìm kiếm cơ hội trên một thị trường mới và đầy tiềm năng của Việt Nam là thị trường Liên bang Nga. Nga là một đất nước không xa lạ với Việt Nam, nhưng thị trường Nga lại là một thị trường mới với hầu hết tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Nga và là thị trường với tiềm năng rất lớn. Đặc biệt, đối với mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, thị trường Nga có tiềm năng rất lớn. Bởi vì thị trường Nga đang dần phát triển sau một thời gian dài trì trệ. Do đó, thị trường mở cửa, thu hút nhiều nhà đầu tư cũng như thu hút du lịch, kéo theo dịch vụ khách sạn phát triển. Khách sạn cao cấp chính là các đối tác chính mà chúng tôi nhắm đến. Đồng thời, đời sống của nhân dân Nga đang phát triển, xu hướng hưởng thụ và sẵn sàng chi trả cho các mặt hàng trang trí. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để mặt hàng gốm cao cấp của chúng tôi thâm nhập thị trường. II. Giới thiệu khái quát về thị trường Liên Bang Nga. 1. Khái quát về Liên Bang Nga và thị trường Nga. Nga là đất nước có diện tích lớn nhất thế giới với lãnh thổ nằm ở hai châu lục Á - Âu. Tuy phần diện tích ở Châu Á chiếm đa số nhưng có địa hình phức tạp và khắc nghiệt hơn rất nhiều so với phần lãnh thổ Châu Âu. Chính vì thế, phần lớn dân số cũng như các hoạt động kinh tế chính đều nằm ở Châu Âu. Nga có đường bờ biển dài trên 37.000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương, Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới, và được coi là một siêu cường năng lượng. Nước này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ một phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới. Nga có dân số đông thứ chín thế giới với 142 triệu người với hơn 160 sắc tộc khác nhau cùng sinh sống. Theo hiến pháp, được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 12 tháng 12 năm 1993 sau cuộckhủng hoảng hiến pháp Nga 1993, Nga là một liên bang và theo chính thể là một nền cộng hòa Liên Bang, theo đó Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và Thủ Tướng là lãnh đạo chính phủ. Liên bang Nga được cơ cấu theo nền tảng một chế độ dân chủ đại diện. Quyền hành pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp thuộc lưỡng viện Quốc hội Liên bang. Là một trong thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Nga đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Nga là một thành viên của G8 các nước công nghiệp, Hội đồng Châu Âu, OSCE và APEC. Ở thời điểm năm 2009, nước này có quan hệ ngoại giao với 173 quốc gia và có 142 đại sứ quán. Sau cuộc khủng hoảng thời hậu Xô Viết, kinh tế Nga đã đi vào trong giai đoạn phát triển nhanh, GDP tăng trưởng trung bình 6,8% trên năm trong giai đoạn 1999 - 2004 trên cơ sở của giá dầu mỏ cao, đồng rúp yếu, và tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhưng sự phát triển kinh tế này là cực kỳ không đều: khu vực thủ đô Moskva cung cấp tới 30% GDP của toàn quốc. Sự phục hồi kinh tế này cùng với cố gắng cải tổ của chính quyền trong các năm 2000 - 2001 để thúc đẩy cải cách về cấu trúc đang bị thụt lùi, đã làm tăng sự tin cậy của các nhà kinh doanh và đầu tư về triển vọng của nền kinh tế Nga trong thời kỳ chuyển đổi. Nga vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa, cụ thể là dầu mỏ, khí đốt, kim loại và gỗ, các mặt hàng này chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nga đã nhắm nhiều hơn vào nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng trong nước, là lĩnh vực có mức tăng trưởng trên 12% mỗi năm trong giai đoạn 2000-2004, chỉ ra sự lớn mạnh dần lên của thị trường nội địa. Năm 2004, GDP của Nga đạt 1.200 tỷ € (1.500 tỷ USD), làm cho Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ 11 trên thế giới và thứ 5 ở châu Âu. Nếu mức tăng trưởng hiện tại là ổn định, dự kiến Nga sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Âu sau Đức (1.900 tỷ € hay 2.300 tỷ USD) và là thứ 8 trên thế giới trong vài năm tới. Euromonitor International cho biết năm 2008 Nga là thị trường tiêu dùng lớn thứ 11 thế giới và chỉ đến năm 2020 có thể vượt lên xếp vị trí thứ 5. Theo các số liệu thống kê của Euromonitor, trong hai năm 2007 và 2008 chi tiêu của người tiêu dùng Nga tăng 10,9%; trung bình thu nhập sau thuế trên đầu người tăng 80% từ năm 2003 đến năm 2008 và đạt 6.522 đô la Mỹ vào năm 2008; mức lương chưa khấu trừ hàng tháng tăng 30% từ giữa quý II năm 2007 đến quý II năm 2008. Tạp chí TIME cũng dự báo tăng trưởng kinh tế của Nga trong 5 năm tới ở mức 15%. Dự báo thu nhập của người tiêu dùng Nga năm 2009 có thể tăng gấp 3,6 lần sẽ khiến Nga trở thành thị trường lớn có giá cả hấp dẫn nhất trên thế giới". Nhưng với người dân Nga, sau nhiều năm luôn tự tin vào cách tiêu tiền của mình, thì đến cuối năm 2008 viễn cảnh tiêu dùng tại thị trường này đang dần có xu hướng giảm dần. Tầng lớp trung lưu: tiết kiệm và tiêu dùng thông minh. Tình hình thu nhập nói chung tăng là yếu tố khiến tầng lớp trung lưu tại Nga mở rộng hơn và 47,4% hộ gia đình thuộc tầng lớp này đã có mức thu nhập sau thuế từ 10.000$ đến 25.000$ năm 2008. Những hộ gia đình này hoàn toàn có khả năng duy trì mức chi tiêu cao và thẻ tín dụng là phương thức thanh toán được ưa dùng nhất. Hiện tại, tầng lớp trung lưu ở Nga bắt đầu nhận ra rằng: cuộc sống xa hoa với những kỳ nghỉ nước ngoài và đồ gỗ đắt tiền mua từ IKEA trong 8 năm qua đang dần tan biến. Viện Lewada của Nga vừa làm một cuộc nghiên cứu và kết luận rằng: 1/6 hộ gia đình trên cả nước đang phải xoay xở với số tiền ít ỏi, 1/3 hộ gia đình tin rằng họ sẽ phải "thắt lưng buộc bụng" trong những năm tới. 2. Quan hệ kinh tế Việt – Nga. Sau khi Liên Xô tan rã (tháng 12/1991), quan hệ hợp tác nhiều mặt, cùng có lợi giữa Việt Nam và Liên bang Nga tiếp tục được coi trọng và phát triển. Quan hệ hai nước dần phục hồi và ngày càng phát triển mạnh mẽ, toàn diện. . Cùng với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở LB Nga, quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển. Đặc biệt từ năm 1994, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam-Liên bang Nga đạt khoảng 500 triệu USD, năm 2002 đạt 700 triệu USD, năm 2003 đạt 651,3 triệu USD và năm 2004 xấp xỉ 700 triệu USD. Năm 2008, kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Liên bang Nga đạt 1,641 tỷ USD. Liên bang Nga đã trở thành đối tác chiến lược và là thị trường truyền thống của Việt Nam. Những mặt hàng mà Nga xuất khẩu sang Việt Nam đều là những mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu sản xuất của Việt Nam như sản phẩm dầu mỏ, sắt thép, phân bón, giấy… Việt Nam xuất khẩu sang Nga chủ yếu là sản phẩm nhiệt đới mà Nga không có. Chính vì vậy, trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Nga và Việt Nam không chứa đựng nội hàm cạnh tranh mà còn bổ sung cho nhau. Hoạt động xúc tiến thương mại cần tập trung và hướng vào những loại hàng hóa này với qui mô và mức độ khác nhau. Ngoài ra, ta cũng có nhiều cơ hội để đưa vào thị trường này mặt hàng đồ gốm, thiết bị vệ sinh, đồ nhựa gia dụng, thuốc đông nam dược… mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao. 3. Văn hóa kinh doanh của người Nga. 3.1. Văn hóa Nga – những khái niệm và giá trị cơ bản - Chủ nghĩa tập thể (Collectivism): Qua quá trình lịch sử hào hùng, Nga vẫn duy trì tinh thần cộng đồng mạnh mẽ và điều này ngày nay vẫn còn được duy trì trong thực tiễn kinh doanh. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở Nga đã tạo cho người Nga có tinh thần hợp tác, phối hợp để tồn tại hơn là cạnh tranh lẫn nhau. Tính cộng tác, tính tập thể này là một đặc tính làm nên sự khác biệt giữa người Nga với nhiều người phương Tây khác. - Chủ nghĩa quân bình (Egalitarianism): Một khái niệm quan trọng liên quan đến môi trường làng xã đó là “chủ nghĩ quân bình” – đây là một triết lý xã hội ủng hộ việc xóa bỏ sự bất bình đẳng và khuyến khích phân phối đều lợi nhuận. Đặc tính này trong hoạt động kinh doanh được thể hiện thông qua chiến lược kinh doanh bình đẳng, thỏa hiệp và đôi bên cùng có lợi. Người Nga rất ý thức và tin vào sự ngang bằng, mỗi thương vụ thường xuất phát từ quan điểm hai bên cùng có lợi và cùng chia sẻ lợi ích ngang nhau. - Dusha: từ nổi tiếng và thiêng liêng trong tiếng Nga là “dusha” nghĩa là “tâm hồn” là từ trung tâm trong hành vi hàng ngày của người Nga và khi xây dựng mối quan hệ kinh doanh thành công với người Nga, bạn sẽ nhận thấy tình cảm chung tốt đẹp sẽ được hình thành. 3.2. Thực tiễn làm việc ở Nga: Về giờ giấc làm việc, đối với người Nga, bản thân họ chậm vài phút không quan trọng nhưng người Nga luôn mong muốn đối tác của mình đúng giờ. Về cách thức làm việc, fax và email là phương tiện giao tiếp tốt nhất được ưa chuộng, vì văn thư bưu điện có thể thất lạc. Theo tập quán, trước khi đến Nga, bạn cần thông báo với công ty phía Nga về những đề xuất và mục tiên kinh doanh dự kiến của bạn. Trong mọi giao dịch công việc, giấy bút, văn bản là phần tối quan trọng, nhìn chung, người Nga thường ít tin vào những văn bản không có chữ ký. Cấu trúc và hệ thống cấp bậc trong các công ty Nga: Theo cấu trúc cấp bậc trong thực tiễn kinh doanh ở Nga, cấp trên có quyền quyết định đối với cấp dưới. Tuy nhiên, do văn hóa chủ nghĩa tập thể, người Nga thường khuyến khích tinh thần làm việc dân chủ và linh hoạt. Việc thể hiện tôn trọng cấp trên và ý thức rõ cấp bậc rất quan trọng trong việc xây dựng và duy trì quan hệ kinh doanh ở Nga. Quan hệ công việc ở Nga: Quan hệ cá nhân và quan hệ thân mật là phần trung tâm trong hoạt động kinh doanh ở Nga. Sự tiếp xúc tại các buổi gặp mặt trao đổi công việc như đơn giản là xiết chặt tay hay thậm chí cái ôm là biểu hiện tích cực. Trong trường hợp có bất đồng, nên tránh cách xử lý bằng đường chính thống, cần lưu ý, người Nga rất “hướng về con người” và sẽ hưởng ứng với cách tiếp cận cá nhân. Thực hiện kinh doanh tại Nga Thực tiễn kinh doanh ở Nga: Danh thiếp rất quan trọng. Nếu có thể, bạn nên in danh thiếp một mặt bằng tiếng Nga và một mặt bằng tiếng Anh. Khi diễn thuyết bạn cần trình bày rõ ràng đi thẳng vào vấn đề và logic. Mặc dù nhiều vấn đề mang tính nguyên tắc được thảo luận trong môi trường thân thiện tại những địa điểm không chính thức nhưng thương lượng, quyết định cuối cùng được thực hiện tại văn phòng. Một lưu ý khác, khi bắt đầu buổi gặp mặt, người đứng đầu công ty thường mở đầu cuộc thảo luận và giới thiệu các thành viên theo thứ tự cấp bậc từ trên xuống dưới. Một số phép xã giao ở Nga: Nên bắt tay chặt khi chào gặp mặt và tạm biệt người Nga đồng thời nhìn thẳng vào mắt đối tác. Nên chia sẻ vài câu chuyện thân mật trước khi đi vào công việc, thường là nói về gia đình và các vấn đề cá nhân. Nên chuẩn bị một món quà để thể hiện sự phát triển của công ty bạn và tầm quan trọng của thương vụ sắp tới, thường là vật phẩm mang đặc trưng của vùng/đất nước bạn hoặc vật phẩm có logo của công ty bạn Đừng ngại thể hiện một số cảm xúc, tình cảm. Người Nga có câu ngạn ngữ “ đừng vội trả lời” mà “hãy vội lắng nghe” Đừng tán dương hay khen thưởng cá nhân nào công khai trước đông người vì điều này có thể làm người khác nghi ngờ hoặc tạo ra sự đố kỵ. Bạn cần lưu ý là ở Nga, chủ nghĩa tập thể chi phối các cá nhân. 4. Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Nga. Thị trường Liên bang Nga với 142 triệu dân, GDP bình quân đầu người 9.075 USD, mức tăng trưởng kinh tế năm 2007 là 8,1%. Hàng năm có 43% tổng nhu cầu đồ gỗ nội thất, thủ công mỹ nghệ của Liên bang Nga phải nhập khẩu do tốc độ đô thị hoá cao. Đây chính là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ (TCMN) của ViệtNam. Xu hướng tiêu dùng của người Nga là không tiếc tiền cho việc làm đẹp nhà cửa và chuộng sản phẩm chất lượng cao, kiểu dáng đẹp phù hợp với không gian và phong cách Nga. Những người có tuổi đời từ 36-40 thích đồ gỗ theo phong cách hiện đại và những người có độ tuổi từ 45-62 thì lại thích phong cách cổ điển. Phần lớn người Nga làm việc trong các thành phố, tầng lớp trung lưu ngày một nhiều và đa số có nhà ở ngoại ô. Đây là đối tượng mua sắm đồ thủ công mỹ nghệ nhiều nhất. Doanh nghiệp sản xuất hàng có phong cách cổ điển và chất lượng cao sẽ có ưu thế khi thâm nhập vào thị trường này. Yêu cầu chung của thị trường cũng không quá khắt khe như Nhật Bản hay một số nước Âu-Mỹ bao gồm yêu cầu cơ bản như tuân thủ pháp luật có liên quan, nhãn hiệu, những yêu tố ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sức khoẻ người tiêu dùng, an toàn đều phải tôn trọng; yêu cầu chất lượng đều phải dựa theo tiêu chuẩn của Liên bang Nga và tham khảo tiêu chuẩn của các nước Tây Âu. Chi phí thấp cũng như thủ tục để thành lập cơ sở kinh doanh tại Nga cũng không quá phức tạp, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của các Doanh nghiệp Việt Nam. Người tiêu dùng và đặc biệt là đối tác Nga cũng dễ tính hơn so với các thị trường khác như Mỹ, Pháp và một số nước châu Âu, châu Mỹ. Với 200 USD là có thể đăng ký bản quyền đưa sản phẩm vào thị trường. Ngân hàng Việt-Nga liên doanh với Ngân hàng Đầu tư-Phát triển VN – đang là một trong những kênh thanh toán có hiệu quả cho DN. Nga là thị trường đang mở cửa, điều kiện thông thoáng, nhưng cũng không ít rủi ro và tính cạnh tranh cao. Do đó, khi vào thị trường này buộc mọi đối tác phải chấp nhận cuộc cạnh tranh khá gay gắt cả về hàng hóa cũng như đầu tư. Cụ thể: cơ chế thanh toán của thị trường Nga còn thiếu sự linh hoạt, thiên về trả chậm khi hàng hóa từ các nước khác nhập khẩu vào đây. Những bất cập và trở ngại trong khâu thủ tục hành chính, giấy tờ, trong đó có cả thủ tục hải quan, cửa khẩu nhiều lúc gây tâm lý e ngại cho các DN Việt Nam quan hệ với thị trường Nga. Các DN Việt Nam và Nga vẫn chưa vượt qua rào cản về tâm lý (rủi ro về hợp tác, an ninh, khoảng cách về địa lý, cơ chế thanh toán...) để hợp tác với nhau và chưa có sự chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động trong chiến lược hợp tác Việt-Nga. III. Phân tích SWOT: Xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU… giảm mạnh do bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong khi đó xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga, một nền kinh tế đang dần hồi phục, một thị trường mở và cũng là thị trường truyền thống của Việt Nam lại chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Trong việc xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ cũng vậy, (quý đầu năm 2009) Nga hiện đang thứ 21 trong các nước nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam (Đức đứng đầu, Mỹ đứng thứ hai, sau đó là Anh,…), với một đất nước có diện tích lớn nhất thế giới, dân số đông, thị trường đầy tiềm năng, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam sang Nga thật sự chưa tương xứng với tiềm năng thương mại giữa hai nước. Nhận thấy cơ hội phát triển của mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ tại thị trường Nga, doanh nghiệp chúng tôi dự định sẽ mở rộng việc xuất khẩu mặt hàng này. Để làm được điều đó, việc nắm bắt rõ thông tin thị trường và năng lực nội bộ là yếu tố quan trọng quyết định việc thành bại của doanh nghiệp. Sau đây là sự phân tích của chúng tôi về các yếu tố khách quan và chủ quan tạo ra cơ hội và thách thức trong việc thâm nhập thị trường Nga rộng lớn. 1.STRENGTHS: Là một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và nhiều kinh nghiệm trong việc xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ qua các thị trường Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Canada, chúng tôi đã gặt hái những thành công nhất định và tạo được lòng tin của khách hàng về chất lượng thẩm mỹ cũng như độ bền mặt hàng này của Việt Nam. Chỉ trong bốn năm hoạt động kể từ tháng 11/2005, chúng tôi được biết đến như là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ uy tín Việt Nam tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Canada. Hiện có nhiều quốc gia cũng muốn tìm chúng tôi làm đối tác trong mặt hàng gốm sứ như Pháp, Italy,… nhưng chúng tôi quyết định chọn thị trường Nga để mở rộng và phát triển. Những thương hiệu gốm sứ Việt Nam đã và đang dần trở nên nổi tiếng và uy tín trên thị trường quốc tế như: gốm Bát Tràng, gốm Minh Long, gốm Chu Đậu… chính là những nguồn thu mua và đặt hàng chính của chúng tôi, hiện nay, chúng tôi vẫn đang tiếp tục mở rộng nguồn thu sản phẩm sang các doanh nghiệp khác. Là doanh nghiệp trẻ trong lĩnh vực gốm sứ nhưng đã thành công trong lĩnh vực xuất khẩu gốm sứ. Thành công này là do việc lựa chọn hình thức thu mua và xuất khẩu thay vì tự sản xuất và xuất khẩu đã trở thành một lợi thế của doanh nghiệp chúng tôi. Thường tự sản xuất thì cũng xuất khẩu sản phẩm của chính doanh nghiệp mình nên thiếu sự phong phú, trong khi chúng tôi thu mua từ nhiều nhà sản xuất nổi tiếng khác nhau nên có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hơn nữa, việc thu mua sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau cũng giúp chúng tôi tiết kiệm được chi phí do không phải lo về cơ sở sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào, cũng như cắt giảm được chi phí nhân công. Đồng thời, từ việc thu m
Tài liệu liên quan