Công ty được thành lập năm 1870 khi William Barclay Peat mởmột tổchức
kếtoán tại London.
- Năm 1911 William Barclay Peat & Co. và Marwick Mitchell & Co. sáp nhập
thành Peat Marwick Mitchell & Co, sau này được gọi là Peat Marwick.
- Năm 1917 Piet Klynveld mởcông ty kếtoán tại Amsterdam. Sau đó được
nhập với Kraayenhof thành Klynveld Kraayenhof & Co.
- Năm 1979 Klynveld Kraayenhof & Co. (Hà Lan), Thomson McLintock (Hoa
Kỳ, thành lập năm 1877) and Deutsche Treuhandgesellschaft (Đức) sáp nhập
thành KMG (Klynveld Main Goerdeler) nhưmột tổchức nghềnghiệp phi
chính phủ đểtiến tới thành lập một công ty quốc tếtrụsở ởChâu Âu.
- Năm 1987 KMG và Peat Marwick tham gia vào vụ đại hợp nhất đầu tiên
trong ngành kếtoán và tạo nên công ty gọi là KPMG.
- KPMG là cụm từviết tắt của các nhà sáng lập: “K” có nghĩa là do Piet
Klynveld ; “P” có nghĩa là do William Barclay Peat; “M” bắt nguồn từJames
Marwick ; “G” là do Tiến sỹReinhard Goerdeler, nhiều năm làm chủtịch của
KPMG, có công hợp nhất thành KPMG ngày nay
30 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2580 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược kinh doanh quốc tế của KPMG INTERNATIONAL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LUẬN
Chiến lược kinh doanh quốc tế của
KPMG INTERNATIONAL
1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KPMG
1.1. Thông tin chung
Tên đầy đủ: KPMG International
Trụ sở chính: Burgemeester Rijnderslaan 20 - 1185 MC Amstelveen – Hà Lan.
Website:
Logo:
Khẩu hiệu: Think big
1.2. Lịch sử hình thành
- Công ty được thành lập năm 1870 khi William Barclay Peat mở một tổ chức
kế toán tại London.
- Năm 1911 William Barclay Peat & Co. và Marwick Mitchell & Co. sáp nhập
thành Peat Marwick Mitchell & Co, sau này được gọi là Peat Marwick.
- Năm 1917 Piet Klynveld mở công ty kế toán tại Amsterdam. Sau đó được
nhập với Kraayenhof thành Klynveld Kraayenhof & Co.
- Năm 1979 Klynveld Kraayenhof & Co. (Hà Lan), Thomson McLintock (Hoa
Kỳ, thành lập năm 1877) and Deutsche Treuhandgesellschaft (Đức) sáp nhập
thành KMG (Klynveld Main Goerdeler) như một tổ chức nghề nghiệp phi
chính phủ để tiến tới thành lập một công ty quốc tế trụ sở ở Châu Âu.
- Năm 1987 KMG và Peat Marwick tham gia vào vụ đại hợp nhất đầu tiên
trong ngành kế toán và tạo nên công ty gọi là KPMG.
- KPMG là cụm từ viết tắt của các nhà sáng lập: “K” có nghĩa là do Piet
Klynveld ; “P” có nghĩa là do William Barclay Peat; “M” bắt nguồn từ James
Marwick ; “G” là do Tiến sỹ Reinhard Goerdeler, nhiều năm làm chủ tịch của
KPMG, có công hợp nhất thành KPMG ngày nay
1.3. Ngành nghề kinh doanh
KPMG quốc tế là một mạng lưới toàn cầu bao gồm các công ty thành viên
chuyên nghiệp, cung cấp các dịch vụ Kiểm toán, Thuế và Tư vấn. Các công ty
thành viên hoạt động độc lập trong mạng lưới KPMG quốc tế. KPMG quốc tế
không cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Không công ty thành viên nào có quyền
buộc KPMG quốc tế với bên thứ 3 hoặc ngược lại, KPMG quốc tế cũng không có
quyền buộc các công ty thành viên với bên thứ 3.
1.3.1. Lĩnh vực kiểm toán
Công ty thành viên của KPMG cung cấp các dịch vụ kiểm toán độc lập được
thiết kế nhằm tăng độ tin cậy của thông tin được chuẩn bị bởi khách hàng để các
nhà đầu tư, các chủ nợ và các bên liên quan khác sử dụng, theo luật định của từng
2
quốc gia yêu cầu. Dịch vụ kiểm toán cũng bao gồm nhiều hình thức chứng thực
báo cáo khác nhau.
Các dịch vụ kiểm toán:
- Dịch vụ chứng thực: Là dịch vụ được các chuyên gia kiểm toán của KPMG
cung cấp nhằm giúp các khách hàng của công ty thành viên KPMG thực hiện
các vấn đề cụ thể - đó là các báo cáo về tiềm năng của công ty và những hình
thức chứng thực khác như: việc bảo đảm độ tin cậy, tính hợp lý về sản phẩm
hay dịch vụ của công ty là khách hàng của KPMG. Các dịch vụ này được thực
hiện theo tiểu chuẩn quốc tế cam kết về kế toán hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia
đang áp dụng.
- Dịch vụ kiểm toán tài chính: Phương pháp kiểm toán của KPMG được dựa
trên một phương pháp phù hợp, tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế về kiểm
toán. Phương pháp kiểm toán được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cốt
lõi liên quan tới vấn đề đạo đức, tính độc lâp, chuyên nghiệp, tính toàn vẹn
mà tất cả các công ty thành viên và từng nhân viên của công ty đều tuân thủ.
Các chuyên gia tận tụy và có kỹ năng nghề nghiệp cao của KPMG làm việc,
hợp tác với khách hàng là giám đốc điều hành, ban giám đốc, các nhà quản lý, và
các nhà nghiên cứu để nhằm hiểu được các biến động của môi trường kinh doanh.
Sau đó, KPMG sẽ chia sẻ những kiến thức của các công ty thành viên với khách
hàng trên toàn cầu thông qua trung tâm tài nguyên sau: ACI (The Audit Committee
Institute) - Hiệp hội ủy ban kiểm toán; The International Standards Group - Nhóm
tiêu chuẩn quốc tế; The 404 Institute (Hiệp hội 404).
1.3.2. Lĩnh vực thuế
Dịch vụ thuế của công ty được thiết kế để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Các
công ty thành viên kết hợp với khách hàng để việc tuân thủ thuế hiệu quả, quản lý
rủi ro thuế và kiểm soát chi phí liên quan.
Theo quan điểm doanh nghiệp, hoạt động quản lý thuế là một vấn đề ngày càng
được ưu tiên, vì luật pháp ngày càng phức tạp hơn. KPMG làm việc với khách
hàng để thiết lập các chính sách và quy trình thuế, nhằm xác định rằng trách nhiệm
tuân thủ thuế được thực hiện, các cơ hội hoạch định được thực hiện, và đảm bảo
mối liên hệ thích hợp với thị trường và các cơ quan quản lý nhà nước. Bằng cách
này, Ban Giám đốc có thể tin tưởng công tác thuế được quản lý tốt và tiếp tục tập
trung vào công tác quản lý hoạt động kinh doanh.
KPMG sử dụng kiến thức thuế chuyên ngành, và hiểu biết sâu rộng về cách thức
hài hòa vấn đề thuế trong bức tranh kinh doanh rộng lớn hơn, giúp khách hàng
thực hiện trách nhiệm tuân thủ thuế. Cho dù khách hàng là doanh nghiệp hay cá
nhân, KPMG đều cộng tác theo nhóm để giúp khách hàng đạt được mục tiêu của
họ.
3
Đặc tính này được tăng cường nhờ khả năng của KPMG trong việc hình thành
nên các nhóm chuyên gia đa ngành, dựa vào nguồn lực của KPMG và hệ thống
mạng lưới toàn cầu không chỉ trong lĩnh vực thuế, mà còn trong lĩnh vực kiếm toán
và tư vấn. Nhân sự của KPMG hoạt động trong các nhóm chuyên ngành, giúp
khách hàng tiếp cận với các chuyên gia tư vấn am hiểu các vấn đề cụ thể về thuế,
sử dụng kỹ thuật chuyên môn một cách thuần thục nhằm hỗ trợ công tác trích xuất
và quản lý dữ liệu. KPMG cũng duy trì đối thoại thường xuyên và mang tính xây
dựng với các cơ quan chức năng về thuế.
KPMG làm việc hết sức mình để xây dựng và duy trì lòng tin, sự tôn trọng và
sự tin tưởng không chỉ đối với khách hàng và các cơ quan thuế mà còn đối với các
cộng đồng nơi KPMG làm việc. KPMG tin rằng các cam kết này đóng vai trò quan
trọng trong việc khẳng định KPMG là một nhà tư vấn đáng tin cậy và được đánh
giá cao, cũng như đã được tin tưởng là nhà tuyển dụng đáng lựa chọn.
1.3.3. Lĩnh vực tư vấn
Dịch vụ tư vấn của KPMG thực hiện trên toàn cầu kết hợp các kỹ năng của
chuyên gia nhằm đưa ra những lời khuyên khách quan, giúp công ty khách hàng
duy trì và nâng cao những giá trị vốn có.
Bao gồm các hoạt động:
- Tư vấn quản trị: tư vấn về kinh doanh hiệu quả, quản lý tài chính, công nghệ
thông tin, nhân sự và luân chuyển nhân sự.
- Tư vấn rủi ro: IARCS, tư vấn rủi ro IT.
- Tư vấn trong lĩnh vực giao dịch và tái cơ cấu: tài chính doanh nghiệp, tái cơ
cấu, mô hình nhóm kinh doanh, dịch vụ giao dịch,..
Hoạt động tư vấn của KPMG mang đến cho khách hàng doanh nghiệp:
- Xác định mục tiêu, tầm nhìn dài hạn
- Triển khai nguồn lực toàn cầu. Đội ngũ chuyên gia của KPMG sử dụng kiến
thức bản địa giải quyết các vấn đề bản địa
- Áp dụng phương pháp tiếp cận toàn diện với dịch vụ khách hàng với đội ngũ
chuyên gia giàu kinh nghiệm có kỹ năng tư vấn, kỹ năng chuyên môn và kiến
thức ngành sâu rộng.
1.4 Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi
- Sứ mệnh của công ty: chuyển đổi các kiến thức thành giá trị vì lợi ích
của khách hàng và thị trường vốn.
- Tầm nhìn của công ty: trở thành những nhà dẫn đầu trong tất cả các thị
trường công ty tham gia.
The KPMG Way là cách KPMG định nghĩa họ là ai, làm gì và cách làm như
thế nào. Giá trị cốt lõi nằm ở trung tâm The KPMG Way. Giá trị của
KPMG cũng giúp thu hút và giữ chân những người giỏi nhất, phát triển các mối
4
quan hệ với khách hàng, bảo vệ và nâng cao uy tín của mình. KPMG đặt mục
tiêu kết hợp các giá trị này vào các mối quan hệ với khách hàng và đồng nghiệp,
điều này được phản ánh trong những công việc mà nhân viên KPMG làm mỗi
ngày và các mối quan hệ họ có với nhau và với khách hàng của công ty.
Công ty lãnh đạo bằng cách nêu gương
Công ty làm việc trên tinh thần đồng đội
Công ty tôn trọng từng cá nhân
Công ty tìm hiểu sự thật và thấu hiểu bản chất
Công ty cởi mở và thành thật trong giao tiếp
Công ty cam kết với cộng đồng
Quan trọng hơn hết, công ty hành động liêm trực
1.5 Quy mô và cơ cấu tổ chức
1.5.1 Quy mô
- KPMG quốc tế là một mạng lưới toàn cầu gồm các công ty thành viên hoạt
động trên 821 thành phố ở 152 quốc gia thuộc 3 khu vực chính: Châu Mỹ;
Châu Á Thái Bình Dương; Châu Âu, Trung đông và Châu Phi.
- Nguồn nhân lực: Công ty sử dụng khoảng 152.000 người, trong đó có hơn
8.100 đối tác, gần 111.000 chuyên gia dịch vụ khách hàng và hơn 24.000
nhân viên hành chính và hỗ trợ.
1.5.2. Cơ cấu tổ chức
Hội đồng quản trị toàn cầu là quản trị chính và là cơ quan giám sát. Trách
nhiệm chính của họ bao gồm việc phê duyệt chiến lược dài hạn, bảo vệ và nâng
cao thương hiệu KPMG và phê duyệt các chính sách và các quy định. Bao gồm
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Chủ tịch của ba khu vực (Châu Mỹ, Châu Á Thái Bình
Dương, và châu Âu, Trung Đông và châu Phi).
1. Michael Andrew Chủ tịch HĐQT KPMG quốc tế
2. Alan Buckle Phó chủ tịch HĐQT KPMG quốc tế
3. John Veihmeyer Chủ tịch HĐQT KV Châu Mỹ
4. Rolf Nonnenmacher Chủ tịch HĐQT KV châu Âu, Trung Đông, Châu Phi
5. Hideyo Uchiyama Chủ tịch HĐQT KV Châu Á Thái Bình Dương
Hội đồng quản trị toàn cầu tập trung vào nhiệm vụ quản trị cao cấp, bao gồm
đại diện từ 54 công ty thành viên.
5
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
1.6. Văn hóa Công ty
Các quy tắc ứng xử của KPMG toàn cầu xác định các tiêu chuẩn đạo đức mà
KPMG yêu cầu ở các nhân viên của mình trên toàn thế giới. Quy tắc này áp dụng
như nhau từ Tổng giám đốc đến nhân viên tại các công ty thành viên KPMG - bất
kể đó là ai hay ở vị trí nào. Nó đặt ra các nguyên tắc đạo đức giúp các Giám đốc và
nhân viên hiểu và tôn trọng những nguyên tắc này. Văn hóa của KPMG bắt nguồn
từ chính giá trị của công ty - giá trị tính liêm trực, trung thực trong hành động mọi
lúc, mọi nơi. Đó là một nền văn hóa của niềm tin và sự hợp tác, tính linh hoạt và đa
dạng, một nền văn hóa trong đó mọi người tự do chia sẻ kiến thức và thực sự cố
gắng để mang lại những điều tốt đẹp nhất. Khách hàng lựa chọn KPMG vì đạo
đức nghề nghiệp, lòng trung thành và khả năng tiếp cận; những người tài năng
chọn cống hiến cho KPMG cũng vì chính văn hóa tổ chức lành mạnh và thống nhất
trong mạng lưới toàn cầu.
Chủ tịch
KPMG
toàn cầu
Chủ tịch
KPMG KV
Châu Mỹ
Chủ tịch
KPMG KV
Châu Âu,
Trung
Đông, châu
Phi
Chủ tịch
KPMG KV
Châu Á
Thái Bình
Dương
KPMG
Hoa Kỳ
KPMG
Canada,
...
KPMG
Anh,
Nga,…
KPMG
Iceland,
Israel,…
KPMG
Trung
Quốc
KPMG
Việt
Nam,…
KPMG
Braxin
KPMG
Angola,
Zimbabwe,..
KPMG
Hàn Quốc
6
CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ
1.1. Môi trường chung
Môi trường kinh doanh quốc tế bao gồm môi trường kinh tế, môi trường chính
trị, pháp luật, môi trường văn hóa.
KPMG international là một công ty đa quốc gia, môi trường kinh doanh quốc
tế chính là môi trường kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, nơi mà công ty có các
công ty thành viên hoạt động.
1.1.1 Môi trường kinh tế
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực hội tụ nhiều cơ hội lớn, kinh tế phục hồi
mạnh mẽ, các nước lớn và các trung tâm chính trị - kinh tế của thế giới dành sự
quan tâm ngày càng cao đến khu vực này.
a. Thuận lợi
- Điểm sáng nhất trong nền kinh tế khu vực châu Á năm 2011 là khả năng các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trụ vững trước những biến động về kinh tế,
các nền kinh tế ASEAN đã nỗ lực để phục hồi và cơ bản đạt được những chỉ
tiêu đề ra. Khu vực này tiếp tục được kỳ vọng là đầu tàu của sự tăng trưởng
kinh tế toàn cầu trong năm 2012.
- Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong năm 2012 với tốc độ tăng
trưởng chỉ giảm nhẹ còn 7,8% không bị suy giảm nặng nề như nhiều người
từng lo ngại. Trong vai trò là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có nguồn dự
trữ ngoại tệ lên tới 3.200 tỷ USD, Trung Quốc thực sự là "nhà đầu tư" triển
vọng để châu Âu hiện thực hóa các giải pháp đối phó với vấn đề nợ công.
- Kinh tế Nhật Bản được trông đợi sẽ phục hồi vào năm 2012 do sản xuất công
nghiệp sẽ trở lại bình thường và gói kích thích tài chính phát huy tác dụng
trong khi quá trình tái thiết sau thảm họa tăng tốc. Sản xuất công nghiệp của
Nhật được dự đoán sẽ tăng 9,5% trong năm 2012 sau khi đã giảm 2,8% trong
năm 2011. Sự phục hồi tăng trưởng của Nhật Bản là nhân tố quan trọng giúp
giảm nhẹ tác động của sự suy thoái trong khu vực sử dụng đồng euro.
- Áp lực lạm phát giảm bớt, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Việt Nam là
những quốc gia có chỉ số lạm phát đi xuống trong những tháng gần đây.
b. Khó khăn
- Nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng kinh tế khu vực Châu Á-Thái Bình
Dương đến từ Khu vực đồng euro. Nếu như nỗ lực bình ổn kinh tế của các
chính phủ khu vực đồng euro thất bại thì khu vực này có thể bước vào khủng
hoảng kinh tế ngày càng leo thang. Bất cứ một biến động nào như thế cũng có
nguy cơ làm bùng phát suy thoái trên phạm vi toàn cầu với các cú sốc trầm
trọng lan đến châu Á.
7
- Tình trạng mất cân đối và dễ bị tổn thương của kinh tế Trung Quốc đã tăng
lên trong hai năm qua.
Với những gì đã đạt được trong năm qua, hoàn toàn có cơ sở để khẳng định
rằng châu Á -Thái Bình Dương sẽ không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động thương
mại sôi động nhất thế giới trong năm 2012 mà còn là điểm tựa cho tăng trưởng
kinh tế toàn cầu.
Khu vực Châu Mỹ
Nền kinh tế Châu Mỹ, nổi bật nhất là Mỹ đứng đầu nền kinh tế thế giới; tuy
nền kinh tế giữa các quốc gia chênh lệch khá lớn nhưng Châu Mỹ đóng góp đến
gần một nửa tổng GDP toàn thế giới, về điều kiện sống, Châu Mỹ là lục địa có
mức sống cao nhất trên thế giới. Trong đó, sự ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ cũng
bao phủ kinh tế toàn khu vực. hiện nay thực trạng kinh tế Mỹ đang rất khó khăn và
triển vọng tăng trưởng kinh tế vẫn rất mờ mịt.
Hai năm sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, kinh tế Mỹ hiện nay
tuy có thể được coi là thoát khỏi khủng hoảng nhưng mức tăng trưởng chưa ổn
định. Những dấu hiệu đều cho thấy bức tranh về kinh tế khó khăn ở thời điểm hiện
tại và cả trong thời gian tới. Giá dầu tăng, thâm hụt ngân sách liên bang, nợ công
khổng lồ, nguy cơ chính phủ không có tiền chi tiêu đến mức phải đóng cửa nếu
như không nâng mức giới hạn vay nợ của chính phủ, thất nghiệp cao… tất cả
những nhân tố này góp phần kìm hãm sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế
Mỹ
Khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi
Châu Phi
Năm 2011 là năm các nước Châu Phi gặp nhiều thách thức lớn về các mặt
chính trị, xã hội và kinh tế thế giới, nhưng tăng trưởng GDP của toàn Châu Phi vẫn
đạt 5%, cao hơn mức 4,7% của năm 2010
Thuận lợi:
- Việc thống nhất ba tổ chức kinh tế ở Châu Phi là Thị trường chung Đông -
Nam Châu Phi, Thị trường chung Đông Châu Phi và Thị trường chung Nam
Châu Phi đã thúc đẩy buôn bán nội khối tăng lên bù đắp tổn thất do thị trường
thế giới bị suy giảm, đẩy tỉ lệ buôn bán nội khối cao hơn 10%.
- Diễn đàn kinh tế Châu Phi đã đưa ra “gói giải pháp” đẩy mạnh phát triển kinh
tế toàn châu lục, nhấn mạnh đa dạng hóa thị trường và sản phẩm, cần mở rộng
hơn nữa các kênh trao đổi buôn bán với các nước, nhất là các nước đang phát
triển ở Châu Á, Mỹ La tinh. Kim ngạch buôn bán với các nước Châu Á và
đang phát triển tăng lên đáng kể, hiện nay tỉ lệ kim ngạch buôn bán với các
nước Châu Á chiếm tới 38,5% tổng kim ngạch Châu Phi, trong đóTrung Quốc
là đối tác buôn bán lớn nhất của các nước Châu Phi.
8
- Nhân tài ở nước ngoài trở về các nước Châu Phi làm việc ngày càng nhiều,
đầu tư nước ngoài FDI vào Châu Phi tăng lên làm cho tiến trình đô thị hóa ở
Châu Phi được đẩy nhanh và là nhân tố thúc đẩy GDP tăng trưởng trong năm
2011.
Khó khăn và nguy cơ tiềm ẩn đối với kinh tế Châu Phi
- Về thiên tai, năm 2011 hạn hán đã làm 13 triệu người lâm vào nạn đói nghiêm
trọng, tỷ lệ đói nghèo gia tăng, tạogánh nặng đối với nền kinh tế Châu Phi.
- Về ngoại thương năm 2011 Châu Âu - thị trường và đối tác buôn bán lớn nhất
của các nước Châu Phi chiếm tới trên 60% xuất khẩu - lại lâm vào khủng
hoảng nợ công. ngành chế tạo của Châu Phi phụ thuộc trên 30% vào thị
trường EU, vì vậy dự kiến xuất khẩu năm 2012 sẽ giảm sút.
- Nợ nước ngoài của Châu Phi năm qua cũng tăng lên đáng kể, như nợ nước
ngoài của các nước ở nam xa mạc Sahara hiện tới 231 tỉ USD trong khi viện
trợ nước ngoài chỉ có 10 tỉ USD. Đây cũng là nhân tố kìm hãm kinh tế tăng
trưởng năm 2012 tới.
Châu Âu
Giống như tất cả các lục địa khác, nền kinh tế Châu Âu là một nền kinh tế
không đồng đều giữa các quốc gia và các khu vực, nhưng tính theo GDP và điều
kiện sống thì Châu Âu vẫn là lục địa có mức sống cao trên thế giới.
Năm 2011, là năm khu vực Châu Âu lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính và
nợ công. Hy Lạp là hình ảnh thu nhỏ của cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài suốt
hai năm nay. Cuộc khủng hoảng khởi nguồn từ Hy Lạp, sau đó lan sang Ireland
trước khi tràn tới Bồ Đào Nha, rồi đe dọa Tây Ban Nha, Italy và thậm chí cả Pháp.
Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ công nghiêm trọng, các nước bị ảnh hưởng
bởi khủng hoảng nợ công đã phải nhờ tới cứu trợ từ bên ngoài; đồng thời áp dụng
các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" đầy khắc khổ. Các nhà lãnh đạo EU đã cố
gắng làm những gì có thể để đưa Eurozone thoát khỏi vực thẳm từ việc mở rộng
quy mô và quyền hạn cho Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) nhằm dựng "bức
tường lửa" ngăn chặn bệnh nợ công lan rộng cho tới việc Ngân hàng Trung ương
châu Âu (ECB) bất ngờ mua trái phiếu chính phủ của những nước gặp khó khăn về
tài chính. Tuy nhiên, nỗ lực cứu trợ của quốc tế cũng chưa đủ sức dập tắt nguy cơ
khủng hoảng nợ công biến thành khủng hoảng xã hội và thể chế trong khu vực.
Khu vực Trung Đông
Trung Đông có vị trí chiến lược quan trọng, ở ngã 3 giữa châu Á, châu Phi và
châu Âu, có kênh Suez nối liền Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương, con đường hàng
hải ngắn nhất từ Đông sang Tây. Trung Đông có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn
nhất, chiếm 68% trữ lượng dầu thế giới, nơi cung cấp dầu mỏ chính cho Mỹ, Nhật
Bản, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc...
9
Kinh tế Trung Đông những năm gần đây liên tục tăng trưởng. Tuy thường
xuyên xẩy ra các vụ xung đột, song kinh tế, thương mại khu vực Trung Đông vẫn
phát triển do các nước có chính sách phát triển kinh tế phù hợp, giá dầu mỏ, hàng
hóa phi dầu mỏ tăng cao.
Trong xu thế toàn cầu hoá và an ninh chính trị trong khu vực, nhiều nước ở khu
vực Trung Đông đã điều chỉnh chính sách, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại và coi
trọng quan hệ hợp tác với nhiều nước ở châu Á nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào các
nước lớn ở phía Tây và tranh thủ mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại với châu Á.
1.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật
Môi trường chính trị, pháp luật phản ánh mức độ rủi ro chính trị ở mỗi quốc
gia. Những diễn biến tiêu cực về chính trị, pháp luật có thể gây tổn hại tới lợi
nhuận trong kinh doanh của các Công ty đa quốc gia. Những quốc gia có hệ thống
chính trị và pháp luật ổn định sẽ ít chưa đựng những rủi ro trong kinh doanh và
ngược lại.
Một vài nét cơ bản về tình hình chính trị trên thế giới ảnh hướng xấu tới hoạt động
kinh doanh của các Công ty đa quốc gia.
Thất bại trong những thỏa thuận chính sách và nguy cơ bị hạ bậc tín nhiệm
của Mỹ
Thất bại của Mỹ trong việc mở rộng trợ cấp thất nghiệp và chính sách bảo hiểm
xã hội cho người lao động có thể làm ảnh hưởng đến GDP. Dự kiến, năm 2012
nhiều tổ chức xếp hạng tín dụng sẽ tiếp tục hạ bậc tín nhiệm của Mỹ.
Sự bất hợp tác của Đảng Cộng hòa trong lưỡng viện lập pháp mà trong đó
Đảng Cộng hòa lại kiểm soát Hạ viện càng khiến giới kinh tế và kinh doanh cũng
như đối tác bên ngoài và người dân trong nước thêm bi quan về sự phục hồi kinh tế
Trung Đông và Bắc Phi: phong trào Mùa xuân Ả Rập có thể cản trở việc sản
xuất dầu mỏ
Không thể phủ nhân những tác động to lớn của những sự kiện tại Ai Cập và
Syria. Thị trường tập trung nhiều hơn vào những yếu tố như sản lượng cũng như
giá dầu. Tuy nhiên những lo ngại gần đây về tình hình tại Israel/ Iran sau khi Mỹ
rút quan khỏi Iraq cũng là những đe dọa đối với tình hình sản xuất dầu.
Kinh tế Trung Quốc đang trong nguy cơ tụt dốc
Từ tháng 10/2012 đến tháng 3/2013, đảng cộng sản Trung Quốc sẽ chuyển giao
quyền lực cho thế hệ lãnh đạo thứ 5. Giai đoạn quan trọng này có t