Đề tài Chiến lược marketing của Jetstar Pacific Airlines

Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Toàn ngành không ngừng đổi mới, nâng cấp trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, phạm vi phục vụ, đóng góp không nhỏ vào Ngân sách Nhà nước. Năm 2011, thị trường hàng không Việt Nam đã đạt được những bước tiến rất đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng bình quân 14%. Tiếp tục thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp ngành hàng không đã và đang tích cực đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và xu hướng hội nhập toàn cầu.Hàng không Việt Nam hiện nay không chỉ đến với hầu hết các tỉnh thành trong nước, mà còn vươn tới nhiều lục địa trên Thế giới. Các sân bay ngày càng được mở rộng về quy mô lẫn cơ sở hạ tầng; máy bay hiện đại, đầy đủ tiện nghi; các dịch vụ hàng không đi kèm ngày càng đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Việc quản lý bay đã chuyển từ phương thức cổ điển sang phương thức hiện đại (nói, nghe, nhìn) với thiết bị mới nhất hiện nay. Cùng với việc đổi mới trang thiết bị là sự tiến bộ về năng lực quản lý, trình độ tay nghề, chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, kiểm soát viên không lưu, không báo, khí tượng, tiếp viên, thương vụ được đào tạo cơ bản hoặc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong và ngoài nước. Bên cạnh những bước tiến trong công nghệ cũng như đà phát triển của ngành hàng không Việt Nam là những thách thức đặt ra cho những hãng hàng không với một môi trường cạnh tranh hơn, nhu cầu khách hàng cao hơn và những quy định, chuẩn mực quốc tế trở nên nghiêm ngặt hơn. Nghiên cứu và tìm hiểu về dịch vụ hàng không nói chung và hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines nói riêng không chỉ góp phần tăng nhận thức về tầm quan trọng của một ngành dịch vụ có tầm ảnh hưởng sâu và rộng đến nền kinh tế của Quốc gia mà còn giúp chúng ta nhìn nhận một cách đúng đắn những bài học điển hình trong marketing. Từ đó, đưa ra những kiến nghị và giải pháp giúp hãng phát triển một cách đúng hướng và bền vững hơn.

docx77 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 6173 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược marketing của Jetstar Pacific Airlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG JETSTAR PACIFIC AIRLINES MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Đặt vấn đề 4 2. Tổng quan về dịch vụ hàng không tại Việt Nam 5 2.1. Thị trường 5 2.2. Môi trường kinh doanh 8 2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô 8 2.2.1.1. Nhân khẩu học 8 2.2.1.2. Các yếu tố Thể chế- Luật pháp 8 2.2.1.3. Các yếu tố Kinh tế 10 2.2.1.4. Các yếu tố văn hóa xã hội 11 2.2.1.5. Yếu tố công nghệ 11 2.2.1.6. Yếu tố hội nhập 12 2.2.2. Phân tích môi trường toàn cầu 13 2.3. Phân tích môi trường ngành 15 3. Cơ sở lý thuyết Marketing dịch vụ 19 3.1. Sản phẩm dịch vụ:(Product) 20 3.2. Giá dịch vụ (Price): 22 3.3. Phân phối ( Place) 24 3.4. Chiêu thị (Promotion ) 25 3.5. Con người trong dịch vụ (People) 28 3.6. Quá trình dịch vụ (Process of services) 29 3.7. Dịch vụ khách hàng (Provision of customer sevices) 30 3.8. Quản trị Marketing dịch vụ: 30 4. Ma trận SWOT 31 II. NỘI DUNG 38 1. Giới thiệu về hãng hàng không Jetstar Parcific Airline (JPA) 38 1.1. Lịch sử hình thành 38 1.2. Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị 40 1.2.1. Tầm nhìn 40 1.2.2. Sứ mạng 40 1.2.3. Giá trị 40 1.3. Cơ cấu tổ chức 40 1.4. Lĩnh vực hoạt động 41 2. Ma trận SWOT của hãng hàng không JPA 43 2.1. Cơ hội ( Opportunities) 43 2.2. Thách thức ( threats) 44 2.3. Điểm mạnh ( strengths) 45 2.4. Điểm yếu (weaknesses) 46 III. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG JPA 50 1. Product – Sản phẩm 50 1.1. Giá trị lý tính 50 1.2. Giá trị cảm tính 53 2. Price – Giá 54 3. Place – Phân phối 59 4. Promotion – Xúc tiến 60 4.1. Hoạt  động khuyến mãi: 60 4.2. Hoạt  động PR: 63 4.3. Hoạt  động quảng cáo: 66 5. People – Con người 67 5.1. Chiến lược thông tin cho khách hàng nội bộ 67 5.2. Chiến lược đào tạo huấn luyện 67 5.3. Chiến lược tạo bầu không khí làm việc 68 6. Proces – Quy trình 69 6.1. Quy trình đặt vé giá rẻ 69 6.2. Quy trình lên máy bay 70 6.3. Quy trình hoàn vé 71 6.4. Quy trình khiếu nại – yêu cầu bồi thường 72 6.5. Quy trình bảo dưỡng: 73 7. Provision of customer sevices - Dịch vụ khách hàng 74 IV. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 76 1. Kết luận 76 2. Kiến nghị 77 PHẦN MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam cũng đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Toàn ngành không ngừng đổi mới, nâng cấp trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, phạm vi phục vụ, đóng góp không nhỏ vào Ngân sách Nhà nước. Năm 2011, thị trường hàng không Việt Nam đã đạt được những bước tiến rất đáng khích lệ với tốc độ tăng trưởng bình quân 14%. Tiếp tục thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ về hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp ngành hàng không đã và đang tích cực đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và xu hướng hội nhập toàn cầu.Hàng không Việt Nam hiện nay không chỉ đến với hầu hết các tỉnh thành trong nước, mà còn vươn tới nhiều lục địa trên Thế giới. Các sân bay ngày càng được mở rộng về quy mô lẫn cơ sở hạ tầng; máy bay hiện đại, đầy đủ tiện nghi; các dịch vụ hàng không đi kèm ngày càng đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Việc quản lý bay đã chuyển từ phương thức cổ điển sang phương thức hiện đại (nói, nghe, nhìn) với thiết bị mới nhất hiện nay. Cùng với việc đổi mới trang thiết bị là sự tiến bộ về năng lực quản lý, trình độ tay nghề, chất lượng dịch vụ và phong cách phục vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, kiểm soát viên không lưu, không báo, khí tượng, tiếp viên, thương vụ… được đào tạo cơ bản hoặc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong và ngoài nước. Bên cạnh những bước tiến trong công nghệ cũng như đà phát triển của ngành hàng không Việt Nam là những thách thức đặt ra cho những hãng hàng không với một môi trường cạnh tranh hơn, nhu cầu khách hàng cao hơn và những quy định, chuẩn mực quốc tế trở nên nghiêm ngặt hơn. Nghiên cứu và tìm hiểu về dịch vụ hàng không nói chung và hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines nói riêng không chỉ góp phần tăng nhận thức về tầm quan trọng của một ngành dịch vụ có tầm ảnh hưởng sâu và rộng đến nền kinh tế của Quốc gia mà còn giúp chúng ta nhìn nhận một cách đúng đắn những bài học điển hình trong marketing. Từ đó, đưa ra những kiến nghị và giải pháp giúp hãng phát triển một cách đúng hướng và bền vững hơn. Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu thứ cấp.Bố cục bao gồm giới thiệu, lý thuyết về 7P trong Marketing dịch vụ, ma trận SWOT.Sau đó, phân tích, thảo luận để đưa ra những đề xuất, giải pháp cho hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines(JPA). Với mục tiêu mang đến cái nhìn rõ nét nhất về ngành Hàng không tại Việt Nam cũng như những vấn đề liên quan đến Marketing của hãng JPA, nhưng do thời gian ngắn và kiến thức còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý cô và các bạn để đề tại được hoàn thiện hơn! Tổng quan về dịch vụ hàng không tại Việt Nam Thị trường Năm 2007, TTHK tại Việt Nam chào đón sự ra đời của hàng loạt hãng hàng không tư nhân: Indochina Airlines, VietJet, Air Mekong, Trãi Thiên, Blue Sky. Trong đó Blue Sky ít được nhắc tới và cũng chưa khai thác bay, Indochina Airlines đã chính thức ngưng hoạt động. Còn Air Mekong, Vietjet Air đang trong chặng đường củng cố phát triển, khẳng định vị trí, xây dựng thương hiệu. Bên cạnh sự phát triển của các hãng hàng không tư nhân, các hãng hàng không của nhà nước cũng trải qua nhiều sự thay đổi, tái cơ cấu để tìm mức tăng trưởng phát triển tốt hơn. Mới đây nhất Jetstar Pacific - Hãng hàng không giá rẻ đầu tiên của Việt Nam cũng đã chính thức sát nhập vào Vietnam Airlines kể từ tháng 2/2012 với tên gọi Jetstar Pacific Airlines. Theo đó Vietnam Airlines sẽ nắm giữ 69,9% cổ phần trong Jetstar Pacific. Như vậy, kể từ sau khi thành lập vào năm 1990 Jetstar Pacific đã trải qua 2 lần tái cơ cấu, thay đổi tên chủ và cả mô hình hoạt động. Trước khi được chuyển sang mô hình hoạt động giá rẻ, Jetstar Pacific còn có tên gọi là Pacific Airlines trực thuộc Vietnam Airlines. Do liên tục bị thua lỗ, năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã tái cơ cấu, chuyển toàn bộ vốn của Nhà nước do Vietnam Airlines nắm giữ sang Bộ Tài chính và giao cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý phần này. Tháng 5/2008, Pacific Airlines bán 27% cổ phần cho Tập đoàn Qantas của Australia và trở thành hãng hàng không đầu tiên có vốn đầu tư của nước ngoài. Song song đó, Pacific Airlines cũng chính thức đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines, và trở thành hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Để đảm bảo sự hoạt động của Jetstar Pacific, Thủ tướng Chính Phủ lại một lần nữa chuyển quyền đại diện vốn Nhà nước từ SCIC sang Vietnam Airlines. Theo thống kê mới đây từ Cục Hàng không Việt Nam, mức độ tăng trưởng của ngành hàng không Việt Nam năm 2011 là khoảng 14%. Dự đoán của Hiệp hội Hàng không thế giới (IATA) cũng cho rằng, năm 2014, Việt Nam sẽ trở thành thị trường vận chuyển hành khách, hàng hóa quốc tế phát triển nhanh thứ ba trên thế giới (chỉ sau Trung Quốc, Brazil). Dự kiến đến năm 2015 sẽ đạt 34-36 triệu lượt hành khách; đến năm 2019 sẽ đạt 52-59 triệu lượt hành khách. Vận tải hàng hóa sẽ tăng lên 850-930 nghìn tấn vào năm 2015 và 1,4-1,6 triệu tấn vào năm 2019. Với dự đoán lạc quan trên, nhiều DN hàng không đã và mạnh dạng mở rộng hoạt động. Cụ thể các đường bay Air Mekong khai thác đều có sự tăng trưởng cao, ghế suất bình quân của Air Mekong năm 2011 đạt 75%. Trong năm 2011, Air Mekong thực hiện 10.750 chuyến bay, chuyên chở 710.000 lượt khách trên 14 đường bay đến các vùng trên cả nước. Hãng hàng không VietJet Air chính thức khai trương chuyến bay thương mại đầu tiên vào cuối tháng 12/2011 cho đến nayhệ số khai thác ghế của VietJetAir luôn đạt 90%. Tính đến ngày 14/2/2012 VietJetAir đã thực hiện 280 chuyến bay. Năm 2012, VietJetAir đặt mục tiêu khai thác 5.000 chuyến bay, chuyên chở 700-800 ngàn lượt hành khách. Theo kế hoạch, đội tàu bay của VietJetAir sẽ vươn đến các nước khu vực Đông Bắc Á và Nam Trung Quốc. Bên cạnh các hãng hàng không trong nước đang nỗ lực đầu tư phát triển, nhiều hãng hàng không nước ngoài cũng liên tục tăng chuyến và mở đường bay mới tới Việt Nam. Điều này cho thấy thị trường Việt Nam còn nhiều tiềm năng thu hút các hãng hàng không nước ngoài.Đặc biệt các hãng hàng không của Nga như Aeroflot và Transaero đang có các chuyến bay nối Việt Nam và Nga cũng như các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu. Các hãng hàng không của Kazakhstan, Hungary, Uzbekistan và Czech cũng đang có kế hoạch khai thác đường bay nối Việt Nam… Năm 2011 tổng khối lượng vận chuyển của thị trường hàng không (TTHK) Việt Nam đạt 23,6 triệu lượt khách. Trong đó các hãng HK Việt Nam vận chuyển 16,6 triệu lượt, đạt tỉ lệ tăng trưởng 13,6%. Với mức tăng trưởng này cộng với nhu cầu vận chuyển hàng không ngày càng lớn, ngành hàng không Việt Nam tiếp tục được đánh giá có nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển. Các chuyên gia nhận định, thị trường HK Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, năm 2015 sẽ đạt 34-36 triệu hành khách với tốc độ tăng trưởng bình quân là 11-13%; đến 2019 sẽ đạt 52-59 triệu hành khách. Vận tải hàng hóa sẽ tăng lên 850 nghìn đến 930 nghìn tấn vào năm 2015 và 1,4-1,6 triệu tấn vào năm 2019. /  Tuy vậy, dù tiềm năng lớn  nhưng thị trường Hàng Không vẫn là "mảnh đất dữ" đối với các hãng tư nhân. Indochina Airlines đã chính thức khai tử, và còn quá sớm để Air Mekong, Vietjet Air khẳng định được vị trí.Trong khi, hơn hai năm sau ngày nhận giấy phép nhưng hãng HK Trãi Thiên vẫn không thể cất cánh và đã bị "khai tử".Jetstar Pacific chưa thoát khỏi thua lỗ.Còn anh cả VNA vẫn đứng vững trên lợi thế của mình nhưng khó có thể chối bỏ những hạn chế khi tỷ suất lợi nhuận vẫn ở mức thấp. Vậy, kinh doanh HK có là "quả ngọt" cho các doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, để  trụ được trong ngành vận tải HK, đòi hỏi các nhà đầu tư phải có tiềm lực mạnh, đủ cho cuộc đua đường trường. Tuy vậy, vẫn còn đó nhiều nhà đầu nước ngoài vẫn coi đây là cơ hội.Bởi thực tế, thị trường HK Việt Nam vẫn đang trong tình trạng "cầu vượt cung". Nếu so với các nước trong khu vực, HK Việt Nam vẫn còn ở mức độ khiêm tốn. Mỗi năm Thái Lan trên 60 triệu lượt khách đi máy bay, còn ở  Malaysia mỗi triệu người dân có 8 máy bay thương mại. Ở Australia mỗi triệu người dân có 15 máy bay. Con số này ở Việt Nam là 0,7. VN tụt hậu về mức độ công cộng hóa vận tải HK 10 lần so với Malaysia, 20 lần so với Australia. Bởi vậy nên, dù có  lợi thế đứng đầu các nước ASEAN nhưng năng lực chuyên chở của HK Việt Nam chỉ chỉ giành được 12% thị phần. Rõ ràng đó lả cơ hội cho các nhà đầu tư.  Môi trường kinh doanh Ngành hàng không dân dụng là ngành vận tải áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại với hoạt động không chỉ trong nước mà còn mang tính quốc tế. Vì gắn liền với tuyệt đối an toàn và an ninh, mức độ phục vụ mang tính cạch tranh cao. Nên trong ngành hàng không có rất nhiều việc và cần nhiều nghề nghiệp đa dạng để hoạt động đồng bộ trong một quy trình chặt chẽ. 2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô 2.2.1.1. Nhân khẩu học Dân số: Dân số VN là hơn 88 triệu người, đứng thứ ba ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. VN bắt đầu bước vào thời kỳ “dân số vàng” với số người trong độ tuổi lao động lớn. Đây là lực lượng lao động chủ yếu cho nền kinh tế, tuy nhiên chỉ mới ở mức lao động phổ thông, trình độ chưa cao. 2.2.1.2. Các yếu tố Thể chế- Luật pháp Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. + Sự bình ổn: Thể chế chính trị ổn định, không có xung đột hay chiến tranh thận lợi cho sự phát triển của ngành hàng không nói chung và ngành hàng không dân dụng nói riêng. + Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập… sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của các hãng hàng không trong nước. + Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá … sẽ hộ trỡ cho các hãng hàng không trong quá trình phát triển. + Chính sách: Các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng… góp phần rất lớn bảo vệ ngành hàng không dân dụng. Việt Nam đã có cơ chế thuận lợi cho tư nhân kinh doanh hàng không, đồng thời cũng tạo điều kiện thông qua các quy định luật pháp để các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vấn đề đặt ra là tại sao các hãng hàng không tư nhân vẫn chưa thể thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài để tiếp cận với nguồn lực tài chính, năng lực cạnh tranh, và các tiến bộ về chất lượng. Sự phát triển của hàng không ảnh hưởng đến quá trình giao thương và tốc độ phát triển của một nền kinh tế.Yếu tố nguồn vốn trong nước, hay nước ngoài dường như không thực sự là mối quan tâm của người tiêu dùng, điều quan trọng là giá vé và chất lượng dịch vụ. Việc Chính phủ Việt Nam bỏ đánh thuế 15% đối với nhiên liệu nhập khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu trong tương lai được xem là là bước đi quan trọng. Việt Nam đã triển khai tốt việc chuyển đổi vé giấy sang vé điện tử, tiếp theo cần thúc đẩy vận tải hàng hoá thông qua các giao dịch điện tử để phục vụ xuất khẩu. Chính vì vậy ngành hàng không Việt Nam “là một điểm sáng trong khi vẫn phải trải qua các thách thức chung của ngành hàng không toàn cầu”. 2.2.1.3. Các yếu tố Kinh tế Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. + Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay có những bước khởi sắc: Lạm phát ở mức thấp, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm. Giá xăng dầu thế giới giảm nhưng tại Việt Nam vẫn rất cao, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức mua của thị trường giảm, tốc độ tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011. + Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát. Năm 2011 khi kinh tế Việt Nam bắt đầu từ một xuất phát cao: Lạm phát cao, lãi suất cao và nguy cơ bất ổn vĩ mô cao. Hiện nay mức lãi suất đã giảm., tuy nhiên vẫn còn nguy cơ bất ổn. + Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ cấp…. kích thích sự phát triển của ngành hàng không dân dụng Việt Nam. +Triển vọng kinh tế trong tương lai: Trước thực trạng khủng hoảng của nền kinh tế, ngày 10-5-2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Đây là Nghị quyết được đông đảo các doanh nghiệp, giới doanh nhân và quân dân cả nước mong đợi, kỳ vọng kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế về tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng  GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư, … Hiện nay, khung giá trần đang áp dụng quy định các chuyến bay có cự ly dưới 300km có giá trần là 682.000 đồng, từ 300 đến dưới 500km là 864.000 đồng, 500 đến dưới 850km là 1,182 triệu đồng và từ 850km trở lên là 1,819 triệu đồng (chưa kể 10% thuế VAT và phí sân bay). Theo các hãng hàng không đang khai thác trong nước, nếu bỏ giá trần vé máy bay, các hãng sẽ được phép tăng giá vé trong dịp cao điểm và khuyến khích giảm giá vào dịp thấp điểm để khai thác tốt thị trường, khi đó, gói dịch vụ của các hãng sẽ phong phú hơn và mang lại lợi ích cho nhiều tầng lớp người tiêu dùng hơn. Thiết nghĩ, một môi trường cạnh tranh lành mạnh, các nguồn lực đầu tư được đối xử công bằng sẽ là động lực để các hãng hàng không của Việt Nam thực sự phát triển, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong xu thế “bầu trời mở” trong những năm sắp tới. 2.2.1.4. Các yếu tố văn hóa xã hội Việt Nam có hơn 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một nền văn hoá và đặc điểm xã hội riêng.Có thể nói Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá. Những yếu tố xã hội chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý,  thu nhập … khác nhau + Tuổi  thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống + Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập + Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống + Điều kiện sống Thu nhập của người dân ngày càng tăng, nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú, mong muốn được thoả mãn cao. Cuộc sống hối hả, nhịp sống nhanh, con người muốn tiết kiệm thời gian trong mọi công việc, kể cả việc đi lại. Hiện nay, phương tiện hàng không là một lựa chọn được mọi ngừoi đánh giá cao và ngày càng được phổ biến. 2.2.1.5. Yếu tố công nghệ Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Nếu cách đây 30 năm máy vi tính chỉ là một công cụ dùng để tính toán thì ngày nay nó đã có đủ chức năng thay thế một con người việc hoàn toàn độc lập + Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp vào công tác nghiên cứu và phts triển:  Việc kết hợp giữa các doanh nghiệp và chính phủ nhằm nghiên cứu đưa ra các công nghệ mới, vật liệu mới… sẽ có tác dụng tích cực đến nền kinh  tế. + Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu: Nền kinh tế nước ta đã bộc lộ rõ những khiếm khuyết trong kết cấu hạ tầng, điện nước không theo kịp yêu cầu sản xuất và đời sống; giáo dục, khoa học – công nghệ không hoà nhịp với tốc độ phát triển; thể chế quản lý còn nhiều lúng túng, bất cập. Hiện nay Việt Nam đang cố học hỏi, bắt nhịp với tốc độ phát triển KH-CN trên thế giới và ngày càng có nhiều thành tựu đáng kể. + Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đến hoạt động kinh doanh: .Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông hiện đại đã giúp các khoảng cách về địa lý, phương tiện truyền tải. Những ứng dụng công nghệ đã được ứng dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế nói chung và ngành hàng không nói riêng. Nó cho phép hỗ trợ máy bay từ mặt đất, tính toán chính xác thời gian hạ cánh, giúp máy bay hạ cánh an toàn, đặt vé qua mạng một cách nhanh chóng,… Ngoài các yếu tố cơ bản trên, hiện nay khi nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp phải đưa yếu tố toàn cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động đến ngành. Yếu tố hội nhập Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không  tạo không ít thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh nói chung và ngành hàng không dân dụng Việt Na, nói riêng. Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Giá xăng dầu thế giới hiện nay giảm mạnh nhưng có khả năng sẽ tăng trở lại do tình hình căng thẳng tại Trung Đông vẫn tiếp tục, làn sóng biểu tình chống Mỹ của thế giới đạo Hồi vẫn đang lan rộng ra nhiều khu vực trên thế giới. Giá xăng dầu tăng sẽ ảnh hưởng xấu đến ngành hàng không thế giới Thêm vào đó là vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang diễn biến xấu và có khả năng sẽ tác động bất lợi tới tình hình thương mại toàn cầu. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của ngành hàng không thế giới và ngành hàng không Việt Nam cũng không tránh khỏi hệ luỵ đó. Các hãng hàng không Việt Nam chỉ là cỡ nhỏ trong làng hàng không quốc tế.Chính vì điều đó, việc tận dụng các nguồn lực kinh tế, bao gồm một phần vốn đầu tư nước ngoài để phát triển là điều cần thiết. Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực trên thế giới. Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam phải  điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh, phân công lao động của khu vực  và của thế giới. Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các hãng hàng không Việt Nam có cơ hội hoạ