Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne RMIT(Royal Melbourne Institute of Technology University) là một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu Ôxtrâylia, đơn vị đào tạo ra những sinh viên tốt nghiệp hấp dẫn nhất đối với các nhà tuyển dụng cả nước. Là một đại học công nghệ sáng tạo tầm cỡ quốc tế, toạ lạc ngay trung tâm thành phố Melbourne, RMIT có uy tín trên toàn thế giới về sự giáo dục gắn kết tuyệt vời với Công Giới và nghiên cứu chất lượng cao, cũng như đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế và cộng đồng. Từ khi thành lập năm 1887, RMIT đã là thành viên của Mạng Công nghệ ôxtrâylia và Hiệp hội U8 Toàn cầu (Global U8 Consortium).
Với trên 70.000 sinh viên học tập tại các cơ sở của RMIT ở Melbourne, Victoria, Việt Nam, học qua mạng, từ xa và tại các đơn vị đối tác trên toàn thế giới, Trường là một trong những đại học lớn nhất toàn quốc. Số sinh viên đó bao gồm cả 23.000 sinh viên quốc tế (trong nước và ngoài nước) từ khắp các vùng trên toàn thế giới, từ trên 100 quốc gia, kể cả Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Mauritius, Trung Đông, Singapore, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan, châu Mỹ và Việt Nam. Trường đã xác lập được danh tiếng quốc tế về chất lượng tuyệt vời của sự giáo dục chuyên nghiệp, hướng nghiệp và nghiên cứu.
Đại học RMIT tổ chức đào tạo hàng loạt các chương trình khác nhau từ cơ sở cho đến tiến sĩ, gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Nhiều khoá học có chương trình thực tập hoặc nghiên cứu các đề tài gắn kết với thực tiễn nghề nghiệp, thực tập sinh, và cơ hội đi du lịch và nghiên cứu ở nước ngoài. Sinh viên tốt nghiệp RMIT sẵn sàng đảm nhận công việc với sự sáng tạo và kỹ năng thuần thục, đáp ứng những thách thức của thế giới thực tế.
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 5416 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược marketing trường đại học RMIT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN LƯỢC MARKETING TRƯỜNG ĐẠI HỌC RMIT
PHẦN I: GIỚI THIỆU ĐẠI HỌC RMIT
1. Tổng quan
Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne RMIT(Royal Melbourne Institute of Technology University) là một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu Ôxtrâylia, đơn vị đào tạo ra những sinh viên tốt nghiệp hấp dẫn nhất đối với các nhà tuyển dụng cả nước. Là một đại học công nghệ sáng tạo tầm cỡ quốc tế, toạ lạc ngay trung tâm thành phố Melbourne, RMIT có uy tín trên toàn thế giới về sự giáo dục gắn kết tuyệt vời với Công Giới và nghiên cứu chất lượng cao, cũng như đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế và cộng đồng. Từ khi thành lập năm 1887, RMIT đã là thành viên của Mạng Công nghệ ôxtrâylia và Hiệp hội U8 Toàn cầu (Global U8 Consortium).
Với trên 70.000 sinh viên học tập tại các cơ sở của RMIT ở Melbourne, Victoria, Việt Nam, học qua mạng, từ xa và tại các đơn vị đối tác trên toàn thế giới, Trường là một trong những đại học lớn nhất toàn quốc. Số sinh viên đó bao gồm cả 23.000 sinh viên quốc tế (trong nước và ngoài nước) từ khắp các vùng trên toàn thế giới, từ trên 100 quốc gia, kể cả Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Mauritius, Trung Đông, Singapore, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan, châu Mỹ và Việt Nam. Trường đã xác lập được danh tiếng quốc tế về chất lượng tuyệt vời của sự giáo dục chuyên nghiệp, hướng nghiệp và nghiên cứu.
Đại học RMIT tổ chức đào tạo hàng loạt các chương trình khác nhau từ cơ sở cho đến tiến sĩ, gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Nhiều khoá học có chương trình thực tập hoặc nghiên cứu các đề tài gắn kết với thực tiễn nghề nghiệp, thực tập sinh, và cơ hội đi du lịch và nghiên cứu ở nước ngoài. Sinh viên tốt nghiệp RMIT sẵn sàng đảm nhận công việc với sự sáng tạo và kỹ năng thuần thục, đáp ứng những thách thức của thế giới thực tế.
2. Lịch sử
Các giai đoạn quan trọng
· Thành lập trường Cao đẳng Dạy Nghề tại Melbourne, Úc (1887)
· Đổi tên thành trường Cao đẳng Công Nghệ Melbourne (1934)
· Được phong tặng danh hiệu “Hoàng Gia” (1954)
· Trở thành Học viện Công nghệ Hoàng Gia Melbourne (RMIT) (1960)
· Nâng cấp thành trường Đại học RMIT (1992)
· RMIT được mời đến thiết lập đại học quốc tế đầu tiên tại Việt Nam (1998)
· Đại học quốc tế RMIT Việt Nam được thành lập (2000)
· Cơ sở giảng dạy đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại 21 Phạm Ngọc Thạch, Quận 1 (2001)
· Cơ sở giảng dạy đầu tiên tại Hà Nội tọa lạc tại 2/2C Đoàn Ngoại Giao Vạn Phúc, Đường Kim Mã, Quận Ba Đình (2004)
· Cơ sở Nam Sài Gòn được trang bị hiện đại bắt đầu hoạt động (2005)
· Mở rộng tòa nhà giảng dạy thứ hai tại 18A Ngô Tất Tố, Quận Đống Đa, Hà Nội nhằm đáp ứng số lượng sinh viên ngày càng gia tăng (2007)
· Tầng năm của cơ sở Nam Sài Gòn được hoàn tất để tăng diện tích giảng dạy và làm việc (2008)
· Tổng cộng hơn 5.000 sinh viên tại hai cơ sở Nam Sài Gòn và Hà Nội (2008)
· Đã có hơn 1.000 sinh viên tốt nghiệp tại hai cơ sở Nam Sài Gòn và Hà Nội
· Trao tặng hơn 500 học bổng toàn phần và thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ khác kể từ khi đi vào hoạt động (2009)
Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam là đại học 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, và hiện cũng là đại học nước ngoài duy nhất hoạt động hoàn toàn độc lập tại Việt Nam. RMIT Việt Nam đào tạo bằng cấp được công nhận toàn cầu tại hai cơ sở Nam Sài Gòn và Hà Nội.
Năm 1998, Đại học RMIT, Úc được chính phủ Việt Nam mời hợp tác để xây dựng trường đại học tại Việt Nam. Năm 2000, RMIT Việt Nam được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép giảng dạy các chương trình đại học, sau đại học, đào tạo và nghiên cứu tại Việt Nam.
RMIT Việt Nam bắt đầu tuyển sinh tại Tp. Hồ Chí Minh vào năm 2001 và tại Hà Nội vào năm 2004. Trường khánh thành và đưa vào sử dụng một cơ sở đào tạo mới và hiện đại tại Tp. Hồ Chí Minh vào năm 2005. Tổng số sinh viên ở cả hai cơ sở hiện đã lên đến hơn 5,000 (tính đến tháng 3/2009).
Tất cả văn bằng do Đại học RMIT, Úc cấp cho phép sinh viên Việt Nam và quốc tế lĩnh hội một nền giáo dục chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam. Tất cả hoạt động giảng dạy và học tập đều sử dụng tiếng Anh.
Hoạt động giảng dạy và đào tạo của RMIT Việt Nam đảm bảo sinh viên ra trường được trang bị đầy đủ chuyên môn và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam và trong khu vực. Sinh viên RMIT Việt Nam được đào tạo theo chuẩn quốc tế, thông thạo tiếng Anh và có khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường thương mại toàn cầu.
3. Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn của Đại học RMIT:
· Toàn cầu trong tầm nhìn và hành động; cung cấp “giấy thông hành toàn cầu” cho sinh viên và nhân viên trong học tập và công việc.
· Hiện đại trong tư duy sáng tạo; thể hiện và hình thành một điển hình của thế kỷ 21.
· Tiếp tục là nhà đào tạo gắn kết với doanh nghiệp hàng đầu tại Úc; định hướng công việc và nghề nghiệp tương lai cho sinh viên.
· Trở thành đại học nghiên cứu hàng đầu của Úc; được công nhận trên thế giới thông qua hoạt động nghiên cứu ứng dụng, thành quả nghiên cứu xuất sắc và các nghiên cứu về giáo dục trong các lĩnh vực đặc biệt.
RMIT Việt Nam phối hợp làm việc với sinh viên, nhân viên và các đối tác theo một tinh thần nhất quán với tầm nhìn chung của Đại học RMIT, và đồng thời cũng chú trọng đến các yêu cầu phát triển quan trọng của Việt Nam.
4. Các chuyên ngành đang giảng dạy tại RMIT Việt Nam gồm có:
· Thương mại (bao gồm cả chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh)
· Kế toán
· Thiết kế đa truyền thông
· Công nghệ thông tin
· Hệ thống thông tin kinh doanh
· Truyền thông chuyên nghiệp
RMIT Việt Nam có dành một số suất học bổng cho sinh viên xuất sắc theo học các ngành trên. Ngoài ra, trường cũng tổ chức giảng dạy tiếng Anh ở nhiều trình độ khác nhau nhằm giúp sinh viên thông thạo ngôn ngữ này để theo học bậc đại học thành công.
Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, RMIT Việt Nam đã trao nhiều suất học bổng với tổng trị giá gần 4 triệu đô la Mỹ nhằm góp phần tạo cơ hội học tập cho sinh viên và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam. Trường đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ chế biến và an toàn thực phẩm, kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vấn đề cung cấp nước sạch.
Việc thành lập ba trung tâm – Thương mại và Quản lý, Công nghệ, và Ngôn ngữ và Học thuật – nhằm mục đích khuyến khích và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ở Việt Nam và khu vực.
RMIT Việt Nam luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của người Việt Nam và cũng rất tự hào vì đã đáp ứng được nhu cầu của các công ty nước ngoài. Sinh viên tốt nghiệp RMIT Việt Nam được nhiều doanh nghiệp săn đón. Nhiều cựu sinh viên hiện đang làm việc tại nhiều công ty / tập đoàn lớn của quốc tế như HSBC, Toyota, ANZ, Bluescope Steel, Unilever và Saatchi & Saatchi.
Sinh viên RMIT Việt Nam có nhiều kỹ năng tổng hợp ở trình độ cao như suy nghĩ độc lập, giải quyết vấn đề, khả năng làm việc nhóm và làm việc hiệu quả trong môi trường đa ngôn ngữ và đa văn hóa.
Ngày càng có nhiều sinh viên từ các nước trong khu vực và nhiều nơi khác đến học tập tại RMIT Việt Nam.
PHẦN II: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA RMIT
1. Các yếu tố tác động đến chiến lược Marketing của RMIT
a. Yếu tố kinh tế
Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số đông trên thế giới, chính vì thế mà quy mô thị trường cũng tương đối lớn. Bên cạnh đó đặc điểm của dân số ViệtNam là dân số trẻ, lứa tuổi ở độ tuổi đi học chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục của Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Với GDP đầu người ngày càng tăng, năm 2004 GDP đầu người mới chỉ là 500USD thì đến năm 2008 là 960USD/ người. Khi thu nhập càng cao, người dân có xu hướng đầu tư cho giáo dục con cái ngày càng nhiều. Nhiều bậc phụ huynh và bản thân SV Việt Nam nhận thức được rằng chỉ có giáo dục trình độ cao và được đào tạo trong một môi trường cạnh tranh quốc tế họ mới có thể bớt lo lắng trước thất nghiệp.
Nắm bắt được cơ hội và nhu cầu về giáo dục chất lượng cao ngày càng tăng ở Việt Nam, ĐH Quốc tế RMIT (Australia) là một trong những trường tiên phong đầu tư và thâm nhập vào thị trường Việt Nam
b. Yếu tố cạnh tranh
So với các trường đại học trong nước hiện nay
Bên cạnh đó điều dễ thấy là lỗ hổng của giáo dục có chất lượng cao của ĐH Việt Nam còn rất lớn vì hàng năm Việt Nam có gần 1,4 triệu thí sinh đăng ký vào các trường ĐH, cao đẳng, trong khi thực tế tỷ lệ SV xuất sắc và giỏi không tăng (chiếm 5,44%) và tỉ lệ SV học lực yếu kém còn chiếm khá cao tới 12,75% (Báo cáo của TW Hội SV Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VII). Vì vậy, các nhà đầu tư giáo dục nước ngoài biết rằng họ được đón chào khi đem lại những kỹ năng thực hành về tin học, kinh tế, thương mại và ngoại ngữ, thông qua phương pháp giảng dạy nhấn mạnh vào việc chủ động giải quyết vấn đề, sử dụng các lớp học tranh luận thay cho các bài giảng nhàm chán và khuyến khích tìm kiếm kiến thức trên mạng Internet. Đó sẽ là những kiến thức tạo sức mạnh cạnh tranh khi RMIT xâm nhập vào thị trường Việt Nam
Quảng cáo tiếp thị thương hiệu đại học ở Việt Nam hiện nay
Có thể nói cho đến thời điểm hiện nay, các trường ĐH Việt Nam vẫn chưa xây dựng được chiến lược quảng bá/tiếp thị TH cho riêng mình. Việc quảng bá tên tuổi được thực hiện khá rời rạc và chủ yếu tập trung ở các trường ĐH ngoài công lập với nhiều “chiêu” quảng cáo hấp dẫn như chương trình giảng dạy do các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, giảng viên ở các viện trường ĐH danh tiếng đảm nhận. Tuy nhiên, chất lượng giảng dạy ở các trường này ra sao dường như chưa có sự kiểm định..
Riêng các trường ĐH công lập, việc quảng bá thương hiệu dường như không được thực hiện vì nhiều trường quan niệm "hữu xạ" sẽ "tự nhiên hương" và sẽ có nhiều học viên tìm đến. Việc biết bao học sinh phổ thông cạnh tranh chen chân vào cánh cửa hẹp của giảng đường ĐH với tỉ lệ trung bình 1 chọi 10 ở các trường ĐH cho thấy các trường không cần phải "ra tay nghĩa hiệp" vì cửa chưa mở đã có hàng vạn thí sinh xin vào. Các hoạt động quảng bá thu hút SV và con em ở các gia đình khá giả như ĐH Leiden, ĐH Havard, ĐH Sydney... dường như còn xa lạ với các trường ĐH công lập Việt Nam. Những vấn đề đơn giản nhất của công tác tiếp thị trường học như tờ bướm quảng cáo chương trình học, bảng công khai danh sách giảng viên nhà trường…dường như rất ít xuất hiện ở trường ĐH công lập. Mặc dù vậy, do chất lượng các trường công lập cao hơn các trường ngoài công lập (vì trường công lập được nhà nước đầu tư rất nhiều) nên các trường này vẫn bình chân như vạy và rất ít khi tiến hành công tác tiếp thị/ quảng bá. Gần đây, công tác tư vấn thanh niên-SV của đoàn thanh niên ở các trường ĐH đã bắt đầu khởi động nhưng tất cả dường như chỉ tập trung vào công tác tư vấn tuyển sinh-việc làm cho SV và ít chú trọng đến công tác quảng bá THĐH. Ngoài ra, số người làm công tác tư vấn, tiếp thị chưa được đào tạo bài bản về kinh tế và quản trị kinh doanh nên công việc chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, điều đặc biệt quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến việc "xuất nhập khẩu giáo dục" và quảng bá THĐH là do SV chưa được xem là khách hàng mà chỉ là đối tượng phục vụ nên không ít SV bị cư xử giống như những công dân hạng ba. Xã hội phát triển không ngừng, nhu cầu của người học trong nước tăng cao nhưng do không có chiến lược quảng bá và tiếp thị nên các trường ĐH Việt Nam đành ngậm ngùi để SV ra nước ngoài du học và cuối cùng, người hưởng lợi nhiều nhất chính là các trường ĐH nước ngoài. Theo ước tính của Bộ Giáo dục-Đào tạo, mỗi năm các bậc phụ huynh ở Việt Nam dành hơn 200 triệu USD để gởi con em ra nước ngoài học tập. Hiện tượng chảy máu chất xám và di cư ngoại tệ đã đến lúc cần phải báo động.
c. Yếu tố văn hóa
- Với truyền thống lâu đời từ ngàn xưa đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia Á Đông coi trọng học vấn. Bất cứ cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình được học hành đàng hoàng đến nơi đến chốn, đặc biệt với tâm lý phải vào được đại học của rất nhiều bậc phụ huynh và học sinh là khá phổ biến hiện nay. Với cách tổ chức hoạt động của đại học RMIT là đầu vào khá thoáng nên thu hút được rất nhiều sinh viên và phụ huynh quan tâm
- Văn hóa Á Động đặc biệt là Việt Nam rất coi trọng yếu tố gia đình. Với một môi trường học tập khá chất lượng thì hình thức du học tại chỗ như RMIT là khá phù hợp. Học phí tại RMIT VN trung bình 13.000 USD cho một khóa học 2,5 năm, thế nhưng nếu so với mức học phí 39.000 USD cộng với chi phí ăn ở (khoảng 5.000 USD/năm) nếu đi du học tại Australia thì lại rất tiết kiệm lại vẫn có một môi trường giáo dục như tại đại học ở Australia, bằng cấp được công nhận như nhau, nhưng lại được sống cùng gia đình của mình ngay tại đất nước mình. Đối tượng khách hàng mà RMIT muốn nhắm tới là những sinh viên trước, đang và sau đại học muốn đi du học nhưng chưa đủ khả năng tài chính. Du học ngay tại VN, mọi thủ tục cũng như chi phí sẽ giản tiện hơn rất nhiều, nhưng cơ hội học tập và việc làm vẫn được đảm bảo như đi du học tại nước ngoài.
d. Yếu tố chính trị pháp luật
Các nhà marketing rất quan tâm đến môi trường chính trị - pháp luật khi có ý định mở rộng cơ sở ở thị trường nước ngoài. Bởi vì những yếu tồ này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận thị trường như trong việc xin giấy phép hoặc là kiểm soát của Chính phủ, hệ thống luật pháp chi phối ngành nghề đang hoạt động…
Tuy nhiên con đường Rmit đến với đất nước Việt Nam lại không gặp trở ngại gì nhiều. Việt Nam có nền chính trị ổn định, có chính sách khuyến khích nước ngoài đầu tư giáo dục ngày càng hoàn thiện và rõ ràng S(Nghị định 6/2000, 18/2001) và ngày 1/1/2009 thị trường giáo dục Việt Nam mở cửa theo cam kết của WTO để thực hiện Hiệp định chung về Thương mại và Dịch vụ (GATS).
Bên cạnh đó, từ năm 1992, đại học RMIT đã tăng cường mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam thông qua giáo dục, kinh doanh và nghiên cứu trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ thông, tài chính và bưu chính viễn thông. Và vào năm 1998, theo lời mời của chính phủ Việt Nam, RMIT đã thành lập đại học 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam.
Yếu tố chi phí, công nghệ, phương pháp giảng dạy:
Có thể nói với hệ thống cơ sở vật chất cũng như phương pháp giảng dạy hiện nay của các trường đại học Việt Nam còn khá thiếu thốn và kém hiện đại. Điểm yếu này cũng chính là khía cạnh mạnh của Rmit-với một trường có kinh nghiệm trong việc giảng dạy và được đánh giá là xếp hạng thứ 55 trong 200 trường Đại học hàng đầu thế giới.
Đối với các trường ĐH trong nước, những điểm yếu có thể dễ nhận thấy đó chính là bằng cấp chưa được quốc tế công nhận, sĩ số một sinh viên trong lớp quá đông trong khi số lượng giảng viên lại quá ít, chưa nói đến giảng viên có bằng cấp cao, phương pháp học tập còn thụ động, phần lớn vẫn là thầy đọc – trò chép.
1999-2000
2000-2001
2001-2002
2002-2003
2003-2004
2004-2005
2005-2006
Tiến sĩ - Doctor
4378
4454
4812
5286
5179
5977
5744
Thạc sĩ - Master
5477
6596
7583
8326
9210
11460
12248
Chuyên khoa I và II Prof. & disciplines
543
569
586
540
529
507
361
ĐH, CĐUnivercity & College
11917
12422
12361
12893
13288
15613
15732
Trình độ khác - Others degree
291
321
204
348
228
412
209
Nguồn:
Việc giáo dục và đào tạo ở đại học Việt Nam còn áp dụng nhiều phương pháp dạy cũ, phần lớn nặng về giảng dạy, ít nghiên cứu và thực tập nên đã không đáp ứng được các yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó trình độ Anh văn của các sinh viên Việt nam thấp, những sinh viên thông thạo chiếm rất ít. Ví dụ trường hợp của công ty Intel ở TPHCM tuyển chọn nhân viên đã cho thấy rất rõ chất lượng đào tạo của đại học Việt Nam: Công ty muốn tuyển 2000 chuyên viên. Qua khảo hạch có 90 sinh viên chấm đậu về kiến thức. Nhưng qua phỏng vấn, Intel chỉ tuyển được có 40 người có trình độ tiếng Anh. Như vậy chỉ có 2% sinh viên được Intel chấp nhận cho làm việc. Đó là 2% sinh viên có trình độ “quốc tế”. Đây là kết quả tồi tệ nhất mà công ty Intel đã gặp phải trong quá trình mở rộng đầu tư ở nước ngoài của mình.
Cơ sở vật chất trong các trường chưa được đầu tư thích đáng, đã lỗi thời dẫn đến việc truyền đạt kiến thức cho sinh viên ít hiệu quả, vì thế không thể đào tại người có trình độ cao mà xã hội đang cần.
Với kinh nghiệm dày dặn trong giảng dạy, và nguồn lực vốn mạnh, phương pháp dạy hiện đại, tu duy giúp ích cho Rmit khi đầu tư vào thị trường Việt Nam . Đó là sự đầu tư khoản tiền khá lớn vào trang thiết bi giáo dục nhằm đáp ứng cho việc giảng dạy hiện đại, chất lượng tiếp thu bài học tốt nhất cho sinh viên từ các nước trên thế giới tạo ra sức thu hút sự cạnh tranh trên thị trường. Điều này sẽ được phân tích rõ trong mô hình 7P ở phần sau.
2. Chiến lược Marketing 7P của RMIT
Product
Trong hoạt động marketing quốc tế, các quyết định về sản phẩm quôc tế rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng tới các chiến lược Marketing. Trong đó các quyết định về sản phẩm ở thị trường trong nước và nước ngoài còn chịu sự chi phối của sự khác biệt từ các thị trường. Khách hàng từ các quốc gia khác nhau đều có sự khác biệt vềnhu câu, sở thích đối với các chương trình của RMIT
Có thể thấy rằng, khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam, RMIT không đem toàn bộ tất cả các ngành ở Úc: Kiến Trúc, Xây Dựng và Quy Hoạch, Mỹ Thuật và Thiết Kế, Thương Mại, Các Dịch Vụ Cộng Đồng và Khoa học xã Hội, Vi Tính và Hệ Thông Tin, Kỹ Sư và các Ngành Kỹ Thuật Liên Quan, Môi Sinh, Y Tế và Y Khoa Học, Truyền Thông và Giao Tiếp, Khoa Học sang Việt Nam mà chỉ chọn lọc các ngành phù hợp với nhu cầu thực tế tại Việt Nam: Thương mại (bao gồm cả chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh), Kế toán, Thiết kế đa truyền thông, Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin kinh doanh, Truyền thông chuyên nghiệp. RMIT là trường đại học khá mạnh về đạo tạo các ngành công nghệ thông tin và thương mại, do vậy, RMIT đã tận dụng lợi thế cạnh tranh này khi sang Việt Nam, 2 ngành này đều có trong các ngành đào tạo của RMIT. Bên cạnh đó thì ở Việt Nam, các ngành này khá phổ biến, điều này tạo ra được tính đáp ứng cho nhu cầu của người học.
Bên cạnh hệ đại học, RMIT còn đào tạo các hệ cao đẳng, sau đại học, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người học:
Chương trình Cao đẳng:
Chương trình
Tín chỉ
Thời gian học
Nơi học
Học phí nhóm 3
Học phí nhóm 4
Cao đẳng Thương mại
96
4 học kỳ
Nam Sài Gòn, Hà Nội
₫ 207,650,000
₫ 269,950,000
Cao đẳng Thiết kế
96
4 học kỳ
Nam Sài Gòn, Hà Nội
₫ 207,650,000
₫ 269,950,000
Chương trình đại học (bắt đầu từ học kỳ 1)
Chương trình
Tín chỉ
Thời gian học
Nơi học
Học phí nhóm 3
Học phí nhóm 4
Cử nhân Kinh doanh (Kế toán)
288
7 học kỳ
Nam Sài Gòn, Hà Nội
₫ 360,860,000
₫ 469,150,000
Cử nhân Kinh doanh (Hệ thống Thông tin Kinh doanh)
384
9 học kỳ
Nam Sài Gòn
₫ 412,750,000
₫ 536,620,000
Cử nhân Thương mại
288
7 học kỳ
Nam Sài Gòn, Hà Nội
₫ 360,860,000
₫ 469,150,000
Cử nhân Truyền thông (Truyền thông Chuyên nghiệp)
288
6 học kỳ
Nam Sài Gòn
₫ 360,860,000
₫ 469,150,000
Cử nhân Thiết kế (Hệ thống đa truyền thông)
384
8 học kỳ
Nam Sài Gòn
₫ 462,910,000
₫ 601,740,000
Cử nhân Công nghệ thông tin
288
7 học kỳ
Nam Sài Gòn
₫ 380,240,000
₫ 494,240,000
Các chương trình liên thông Dành cho học viên đã hoàn tất chương trình Cao đẳng RMIT cùng một ngành với chương trình đại học
Chương trình
Tín chỉ
Thời gian học
Nơi học
Học phí nhóm 3
Học phí nhóm 4
Cử nhân Kinh doanh (Kế toán)
288
5 học kỳ
Nam Sài Gòn, Hà Nội
₫ 240,580,000
₫ 312,770,000
Cử nhân Kinh doanh (Hệ thống Thông tin Kinh doanh)
288
7 học kỳ
Nam Sài Gòn
₫ 292,460,000
₫ 380,230,000
Cử nhân Thương mại
192
5 học kỳ
Nam Sài Gòn, Hà Nội
₫ 240,580,000
₫ 312,770,000
Cử nhân Thiết kế (Hệ thống đa truyền thông)
288
6 học kỳ
Nam Sài Gòn
₫ 342,620,000
₫ 445,360,000
Đây chính là điều kiện cần thiết để RMIT có thể hoạt động hiệu quả trên thị trường xâm nhập là VIệt Nam
Tuy nhiên sau nhiều năm phát triển ở Việt Nam, RMIT đã đưa vào giảng dạy thêm các ng