Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hiện nay, mỗi doanh nghiệp
đều có quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho mình theo đúng pháp luật. Phát
triển trên cơ sở tự hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi và có lãi. Để làm được điều đó đòi
hỏi các Công ty, doanh nghiệp phải linh hoạt, nhạy bén với sự biến đổi của thị trường
nhằm thoả mãn, đáp ứng nhu cầu của thị trường 1 cách đầy đủ nhất mà vẫn đảm bảo kinh
doanh có lãi góp phần cho nền kính tế ngày một đi lên và tăng trưởng ổn định. Muốn làm
được điều này mỗi doanh nghiệp phải có các chiến lược, biện pháp nhằm xác định hướng
đi cho doanh nghiệp của mình trong đó phải kể đến là chiến lược Marketing mix. Bởi
nghiên cứu và vận dụng chiến lược Marketing mix có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của các Công ty nói chung và Công ty Pin Hà Nội nói riêng.
Đồng thời nó còn là công cụ quan trọng giúp cho họ có phương thức kinh doanh đúng đắn,
triệt để tận dụng thời cơ kinh doanh, có đối sách linh hoạt hiệu quả trong việc thoả mãn tối
đa nhu cầu của thị trường và nó được ví như chiếc "chìa khoá" quan trọng để mở rộng thị
trường.
Xuất phát từ suy nghĩ trên em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài "Chiến lược mở rộng
thị trường cho Công ty Pin Hà Nội" làm tiền đề cho đồ án tốt nghiệp của mình. Em thấy
đề tài này không những cần thiết cho Công ty mà còn tốt đối với bản thân trong quá trình
thực tập được vận dụng những kiến thức đã được học ở trường vào thực tế. Nội dung chính
của đồ án tốt nghiệp này của em được chia làm 3 chương.
Chương I: Lý luận chung về chiến lược mở rộng thị trường
Chương II: Thực trạng kinh doanh và hoạt động MKT ở Công ty pin Hà Nội
Chương III: Một số biện pháp MKT - MIX nhằm mở rộng thị trường cho
Công ty Pin Hà Nội
93 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược mở rộng thị trường cho Công ty Pin Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Chiến lược mở rộng thị trường cho
Công ty Pin Hà Nội
Lời nói đầu
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hiện nay, mỗi doanh nghiệp
đều có quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho mình theo đúng pháp luật. Phát
triển trên cơ sở tự hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi và có lãi. Để làm được điều đó đòi
hỏi các Công ty, doanh nghiệp phải linh hoạt, nhạy bén với sự biến đổi của thị trường
nhằm thoả mãn, đáp ứng nhu cầu của thị trường 1 cách đầy đủ nhất mà vẫn đảm bảo kinh
doanh có lãi góp phần cho nền kính tế ngày một đi lên và tăng trưởng ổn định. Muốn làm
được điều này mỗi doanh nghiệp phải có các chiến lược, biện pháp nhằm xác định hướng
đi cho doanh nghiệp của mình trong đó phải kể đến là chiến lược Marketing mix. Bởi
nghiên cứu và vận dụng chiến lược Marketing mix có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của các Công ty nói chung và Công ty Pin Hà Nội nói riêng.
Đồng thời nó còn là công cụ quan trọng giúp cho họ có phương thức kinh doanh đúng đắn,
triệt để tận dụng thời cơ kinh doanh, có đối sách linh hoạt hiệu quả trong việc thoả mãn tối
đa nhu cầu của thị trường và nó được ví như chiếc "chìa khoá" quan trọng để mở rộng thị
trường.
Xuất phát từ suy nghĩ trên em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài "Chiến lược mở rộng
thị trường cho Công ty Pin Hà Nội" làm tiền đề cho đồ án tốt nghiệp của mình. Em thấy
đề tài này không những cần thiết cho Công ty mà còn tốt đối với bản thân trong quá trình
thực tập được vận dụng những kiến thức đã được học ở trường vào thực tế. Nội dung chính
của đồ án tốt nghiệp này của em được chia làm 3 chương.
Chương I: Lý luận chung về chiến lược mở rộng thị trường
Chương II: Thực trạng kinh doanh và hoạt động MKT ở Công ty pin Hà Nội
Chương III: Một số biện pháp MKT - MIX nhằm mở rộng thị trường cho
Công ty Pin Hà Nội
Chương 1
Lý luận chung về chiến lược mở rộng thị truờng
I. Mối quan hệ giữa mở rộng thị trường và MARKETING
1. Thế nào là mở rộng thị trường ?
1.1. Công ty có thể tăng thị phần trong thị trường hiện tại với các sản phẩm hiện đang
sản xuất
_ Tăng sức mua sản phẩm :
Mức mua của khách hàng được đo bằng tần suất mua hàng và khối lượng hàng mua
được .Vì vậy công ty cố gắng thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm 1 cách thường
xuyên hơn hoặc sử dụng mỗi lần với số lượng sản phẩm nhiều hơn .
_ Lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh :
Mỗi công ty kinh doanh trên thị trường đều có nhóm khách hàng trung thành (còn
gọi là những khách hàng tiềm năng ) bởi vì những công ty đó có những sản phẩm phù hợp
với kỳ vọng, ước muốn và họ cảm thấy giá trị của sản phẩm đó lớn hơn chi phí bỏ ra . Như
vậy để thu hút và lôi kéo được những khách hàng trung thành từ phía các đối thủ cạnh
tranh trở thành những khách hàng sinh lời của mình không phải là dễ . Nó đòi hỏi về phía
công ty phải có nhưng chiến lược MKT rõ ràng , cụ thể như :sản phẩm ,giá ,địa điểm bán
hàng khắp nơi và phải có các hình thức khuyến mãi, khuyến mại phong phú dành cho cả
người mua lẫn các đại lý bán hàng . Ngoài ra để cho khách hang tin tưởng va lựa chọn sản
phẩm của công ty làm mặt hangf tiêu dùng thuường xuyên của gia đình, của bản thân họ
thì về phía công ty cần phải coi và chú trọng đến chất lượng sản phẩm nhiều hơn nữa (
thậm chí coi chất lượng sản phẩm là hàng đầu ). Mà để làm được điều này về phía các DN
nói chung và xét về phía công ty pin HN nói riêng cần phải có chiến lược quảng cáo rầm
rộ hơn nữa trên các phuơng tiện thông tin đại chúng như : đài , tivi, báo chí ….nhằm nhấn
mạnh vào chất lượng sản phẩm pin con thỏ có các sản phẩm đa dạng không thua kém gì
các sản phẩm cùng loại pin trong và ngoài nước .
_ Mua lại đối thủ cạnh tranh :
Nếu các cơ hội tăng thị phần khác nhau không hấp dẫn thì công ty có thể xem xét
việc mua đứt 1 trong các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình . Như vậy sẽ giảm bớ được
sức ép cạnh tranh ,tăng quy mô sản xuất ,mở rộng đuợc thị trường .
Sở dĩ công ty phải mua lại các đối thủ cạnh tranh là vì các lý do sau :
_ Thị trường của công ty đang có xu hướng tiến tới điểm bão hoà ( thậm chí có khả
năng suy thoái dần trong chu kỳ sống của sản phẩm ).
_ Công ty mới có thể mang lại kết quả vượt dự kiến ( do nhưng công ty này sản
xuất cùng loại sản phẩm nên các phí tổn có thể phân bổ cho nhiều đơn vị hơn ) .
_ Ttánh được thua lỗ : Vì có thể cắt giảm được các khoản thuế phải nộp cho nhà
nước và không phải lo đối đầu với các đối thủ cạnh tranh .
_ Có thể thâm nhập vào các thị trường mới trong thời gian ngắn .
_ Tận dụng được kỹ thuật công nghệ và có được kinh nghiệm từ những giám đốc
điều hành đã từng làm việc cho các đối thủ cạnh tranh .
Để thâm nhập thị trường và tăng thị phần đòi hỏi các công ty phải có những giải
pháp và các biện pháp MKT cụ thể hơn nữa như : Cố gắng tạo ra các sản phẩm có chất
lượng tốt , đa dạng về mẫu mã , hình thức , chủng loại , có các mức giá linh hoạt đối với
từng trường hợp , từng đối tượng bán và mua hàng ,có mạng lưới tiêu thụ tốt hơn và rộng
rãi kết hợp với việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để quảng cáo , giới thiệu
sản phẩm, có hình thức khuyến mại khác nhau, thuê thêm nhân viên bán hàng đồng thời
tham gia thường xuyên các cuộc hội chợ triển lãm được tổ chức thường xuyên hàng năm ở
các thành phố lớn trong cả nước . Đây là cơ hội tốt để quảng bá sản phẩm của công ty đén
từng người tiêu dùng . Và 1 điều nữa không thể không nhắc đến đó là việc nhất thiết trong
công ty phải có đội ngũ cán bộ , nhân viên có chuyên môn , nghiệp vụ tốt , hiểu biết rộng
về việc biết nghiên cứu , tìm tòi những thay đổi về khoa học của thị trường để từ đó nắm
bắt và thu thập các thông tin về thị trường , về thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng để từ
đó đưa ra những quyết định chính xác hơn . Đó là việc trả lời các câu hỏi như :
_ Vì sao khách hàng lại chọn mua sản phẩm của chúng ta?
_ Khách hàng sử dụng sản phẩm của chúng ta để làm gì?
_ Điều gì đã khiến cho khách hàng ưa chuộng sản phẩm của chúng ta?
_ Những giá trị mới nào có thể làm cho khách hàng ưa thích sản phẩm của chúng ta
?
1.2 Công ty có thể tìm những người tiêu dùng mới ở các thị trường hiện chưa xâm nhập
_ Tìm thị trường mới trên các địa bàn mới
Nhắc đến 1 số công ty lớn hiện đang có khả năng thu hút được nhiều khách hàng
chúng ta cứ nghĩ rằng những công ty đó chắc chắn đã biết tận dụng hết các khả năng về địa
bàn . Nhưng thực tế thì không hoàn toàn như vậy bởi chúng vẫn còn bỏ xót những địa bàn
có thể nói là rất rễ sử dụng đẻ khai thác .Do đó đối với các địa bàn mới thì các công ty chỉ
cần phải cố gắng 1 chút thôi như cố gắng tìm ra các nhà phân phối mới ,mở rộng lực lượng
bán hàng hoặc mở thêm các mạng lưới tiêu thụ mới ở trong và ngoài nước .
_ Tìm các thị trường mục tiêu mới
Hiện nay việc tìm thị trường trên các địa bàn mới đã làm nảy sinh những cơ hội của
khúc thị trường đang xuất hiện trước mặt công ty . Do đó công ty cần phải đánh giá các
khúc thị trường khác nhau và quyết định lấy bao nhiêu khúc thị trường và lựa chọn những
khúc thị trường nào làm mục tiêu.Bằng cách xem xét 3 yếu tố sau :
_ Quy mô
_ Mức tăng trưởng của thị trưởng
_ Mức đọ hấp dẫn về cơ cấu khúc thị trường những mục tiêu và nguồn tài nguyên
của công ty
Thông thường những công ty lớn thì luôn ưa thích những khúc thị trường có khối
lượng lớn và thường xem nhẹ ( thậm chí là bỏ qua những khúc thị trường nhỏ ) . Trong khi
những công ty nhỏ thì ngược lại luôn tìm cách né tránh những khúc thị trường lớn bởi vì
thực tế những khúc thị trường này đòi hỏi quá nhiều nguồn tài nguyên và chi phí . Còn về
mức tăng trưởng thường là đặc điểm mong muốn của các công ty .Bởi vì chỉ có tiêu thụ
được sản phẩm và có mức lợi nhuận cao thì họ mới tồn tại và phát triển trên thị trường .
Song các đối thủ cạnh tranh sẽ nhanh chóng hội nhập vào những khúc thị trường đang tăng
trưởng và làm giảm các khả năng sinh lời của chúng .Do vậy công ty phải đánh giá đến
ảnh hưởng của 5 nhóm đến khả năng sinh lời lâu dài đó là :
_ Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
_ Những kẻ xâm nhập tiềm ẩn
_ Những sản phẩm thay thế người mua và người cung ứng
Cụ thể được bố trí dưới dạng sau
Những kể xậm nhập tiềm
ẩn (Mối đe doạ của sự cơ
động)
Người cung cấp
(quyền lực của
người cung ứng)
Các đối thủ cạnh tranh
trong ngành (sự kình
địch trong khúc thị
trường)
Người mua
(Quyền lực
của người mua)
Sản phẩm thay thế (Mối
đe doạ của các sản phẩm
thay thế
Xét 5 yếu tố đó
_ Mối đe doạ của các đối thủ cạnh tranh trong ngành
1 khúc thị trường sẽ không còn hấp dẫn nữa nếu như nó có quá nhiều các đối thủ
cạnh tranh . Nếu tăng năng lực sản xuất lên quá nhiều và chi phí cố định cao ,nếu rào cản
xuất cao và nếu như các đối thủ cạnh tranh đều đầu tư nhiều chi phí đẻ bám trụ tại khúc thị
trường đó . Tình hình này sẽ dẫn đến nhưng cuộc xung đột về giá cả , cùng liên tiếp những
đợt tung ra sản phẩm mới do đó sẽ khiến cho các công ty phải chi rất nhiều tiền để cạnh
trạnh
_ Mối đe doạ của những kẻ mới xâm nhập
Nếu tại 1 khúc thị trường nào đó có quá nhiều các đối thủ cạnh tranh thì khi đó các
công ty này sẽ mang theo vào những năng lực sản xuất mới , những nguồn tài nguyên đáng
kể và phấn đấu đẻ tăng thị phần .
Duới đay ta có rào cản và khả năng sinh lời xuất
Rào cản xuất
Thấp Cao
Rào
cản
nhập
Mức độ hấp dẫn của thị trường thay đổi theo chiều cao của rào cản nhập và xuất
_ Mối đe doạ của những sản phẩm thay thế :
Theo nghĩa rộng thì các công ty trong cùng ngành phải cạnh tranh với các ngành
sản xuất các sản phẩm thay thế . Các sản phẩm này hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của 1
ngành bằng cách đặt ngưỡng tối đa cho mức giá mà các hãng trong ngành có thể kinh
doanh có lãi . Khả năng lựa chọn về giá cả của các sản phẩm thay thế càng hấp dẫn thì
ngưỡng chăn trên đối với lợi nhuận của ngành càng vững chắc hơn . Xác định các sản
phẩm thay thế chính là tìm kiếm những sản phẩm có cùng 1 chức năng như sản phẩm của
ngành . Nhiều khi đó là 1 việc rất tinh vi và đẩy người phân tích vào những linh vực kinh
doanh dường như trở nên xa lạ với ngành .
_ Mối đe doạ về quyền thương lượng ngày càng cao của người tiêu dùng
Hiện nay đại đa số người mua đang có xu hướng lựa chọn hàng có chất lượng tốt ,
mẫu mã đẹp ,giá cả phù hợp …..do đó sẽ khiến cho người sản xuất phải luôn cốgắng tìm
mọi cách đưa chất lượng sản phẩm và dịch vụ lên hàng đầu , qua đó đẩy các đối thủ cạnh
tranh vào thế đối lập . Quyền thương lượng của người mua tăng lên khi họ càng tập trung
và có tổ chức hơn , khi sản phẩm là 1 phần đáng kể trong chi phí của người mua . Khi sản
phẩm không có những đặc điểm khác nhau , khi người mua nhạy cảm với giá bởi vì lợi
nhuận thấp . Cách phòng thủ tốt nhất cho các công ty là phát triển những sản phẩm có chất
lượng tốt để người mua mạnh không thể chối từ
_ Mối đe doạ ngày càng tăng của người cung ứng :
Những người cung ứng có thể khẳng định quyền lực của mình đối với các thành
viên trong cuộc thương lượng bằng cách đe doạ tăng giá hoặc giảm chất lượng hàng hoá
cùng dịch vụ đã mua . Những người ung ứng bằng cách đó có thể chèn ép lợi nhuận của 1
ngành khi ngành đó không có khả năng bù đắp lại chi phí tăng lên trong mức giá của
ngành . Đối với các công ty bắt buộc phải cần đến người cung ứng thì nên có mối quan hệ
thân thiết , hữu nghị , hợp tác lâu dài sao cho đôi bên cùng có lợi là cách tốt nhất . Sau khi
đánh giá các khúc tị trường vấn đề bây giờ cần đưa ra là : công ty nên phục vụ bao nhiêu
Thấp Lợi nhuận ổn định thấp Rủi ro, lợi nhuận thấp
Cao Lợi nhuận ổn định cao Rủi ro , lợi nhuận cao
và lựa chon những khúc thị trường nào ?( tức là công ty nên chọn cho mình thị trường mục
tiêu để có thể xâm nhập , mở rộng và phục vụ 1 cách tốt nhất dựa vào năng lực và nguồn
tài nguyên của công ty )
2. Các giải pháp để mở rộng thị trường
2.1 Phát triển bằng chi phí
Ngày nay sự cạnh tranh giữa sản phẩm của công ty với các công ty khác trong và
ngoài nước đang dẽn ra ngày càng quyết liệt .Do đó để tồn tại và phát triển trên thị trường
thì không những công ty cần có sản phẩm chất lượng tốt ,giá cả hợp lý mà còn phải có chi
phí thấp . Nhiều công ty theo đuổi việc cắt giảm chi phí và kiểm soát chặt chẽ chi phí trực
tiếp và gián tiếp ,tối thiểu hoá các chi phí về nghiên cứu và phát triển chi phí bán hàng ,
quảng cáo ,khuyến mại ….có được chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh đã trở
thành vấn đề mà các công ty đặt lên hàng đầu ,dù rằng chất lượng dịch vụ và các vấn đề
khác là không thể bỏ qua .
Chi phí thấp mang lại cho công ty đạt tỷ lệ lợi nhuận cao hơn mức bình quân trong
ngành bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh và là bức tường che
chắn chống lại sự ganh đua của đối thủ .
Như vậy chi phí thấp bảo vệ công ty khỏi sự cạnh tranh .Vì rằng sự “thương lượng”
chỉ có thể làm giảm lợi nhuận đến khi loại bỏ lợi nhuận của người cạnh tranh hiệu quả nhất
tiếp theo và bởi vì những người cạnh tranh kém hiệu quả hơn sẽ phải chịu tổn thất trước
tiên do sức ép cạnh tranh.
Việc đạt chi phí thấp thường đòi hỏi phải có thị phần tương đối cao hoặc có những
lợi thế khác nhau chẳng hạn khả năng thuận lợi về nguyên vật liệu . Điều đó cũng có thể
đòi hỏi việc thiết kế sản phẩm phải thuận tiện cho việc sản xuất ,duy trì nhiều loại sản
phẩm có liên quan để trải đều chi phí và phục vụ được tất cả các nhóm khách hàng cơ bản
nhằm tạo nên khối lượng bán ổn định . Thực hiện chi phí thấp có thể yêu cầu vốn đầu tư
ban đầu lớn dưới các hình thức như các phương tiện tinh vi ,các chính sách giá năng động
và thậm chí sẵn sàng chịu lỗ ban đầu để tăng thị phần cao.
_ Đến lượt nó có thể tạo ra tính kinh tế trong quá trình mua nguyên vật liệu làm
giảm chi phí hơn nữa . Vị trí chi phí giảm 1 khi đã đạt được sẽ cho phép làm tăng tỷ lệ lợi
nhuận vf như vậy có thể tái đầu tư vào những phương tiện mới ,máy móc hiện đại để duy
trì lợi ích về chi phí . Việc tái đầu tư này có thể sẽ lại là điều kiện tiên quyết cho việc duy
trì khả năng tạo ra chi phí thấp .
2.2. Phát triển bằng cách khai thác những cơ hội mới
Qua phân tích ta thấy nhiều công ty tập trung gần như toàn bộ nỗ lực vào việc hỗ
trợ giảm chi phí để giành lấy 1 phần nhỏ thị trường từ trong tay của các đối thủ cạnh tranh
. Tuy nhiên mũi nhọn chính của nỗ lực MKT cần phải quan tâm đó là việc phân tích các xu
hướng của thị trường và phát hiện những chỉ bảo về biến động sắp xảy ra , với mục tiêu
tìm cách khai thác những cơ hội mới xuất hiện nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng 1
cách có hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh .
Nhiệm vụ đầu tiên đặt ra cho cấp quản lý là phải phân tích những cơ hội lâu dài của
thị trường để tìm cách cải thiện kết quả kinh doanh của công ty. Để làm được điều này đòi
hỏi về phía công ty cần phải có 1 hệ thống tin MKT tin cậy . Bởi vì công ty chỉ có thể phục
vụ tốt các nhu cầu khách hàng của mình sau khi đã nghiên cứu kỹ nhu cầu và mong muốn
của họ , địa điểm ,thói quen mua sắm , động cơ mua ….Những người làm MKT phải
nghiên cứu những nguồn tin thứ cấp đồng thời phải tiến hành thăm dò các ý kiến đóng góp
qua thư từ , điện thoại để có thêm được những thông tin bổ ích về ảnh hưởng của các tác
nhân MKT khác nhau đến tình hình tiêu thụ . Hơn nũa công ty còn phải biết thu thập thông
tin về môi trường kinh doanh như : ( những người cung ứng ,các nhà trung gian MKT,
khách hàng , đối thủ cạnh tranhvà các tầng lớp công chúng khác ) đều tác động đến tình
hình tiêu thụ và lợi nhuận của chi nhánh . Để tiêu thụ được sản phẩm của mình trên thị
trường nhất thiết công ty phải hiểu rõ được khách hàng của mình là ai? ở đâu . Để nắm bắt
được các cơ hội trên thị trường công ty cũng cần phải theo dõi xát đối thủ cạnh tranh , phải
dự đoán được những bước đi có thể của đối thủ . Do phải phát triển 1 hệ thống tình báo có
nhiệm vụ thu thập tin tức cạnh tranh hiện đại .
Có thể nói phảt triển bằng cách khai thác những cơ hội mới sẽ đem lại cho công ty
khả năng thu đọc lợi nhuận lớn nhờ các chiến lược như : “ hớt váng chớp nhoáng” chiến
lược “xâm nhập chớp nhoáng” bởi vì chính công ty đó là người đầu tiên tung các sản phẩm
mới ra thị trường thích hợp với điều kiện không gian và thời gian . Để làm được điều này
đòi hỏi các công ty phải có sự linh hoạt , nhạy bén với môi trường kinh doanh luôn biến
động , làm sao để chiến lược của công ty luôn đón đầu thích ứng với sự biến đổi của thị
trường .
2.3. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
thông qua việc phát hiện ra các cơ hội mới đòi hỏi công ty phải có những biện pháp
nhằm cải tiến và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng
luôn luôn biến động
_ Tạo ra các sản phẩm riêng biệt
+ Cải tiến tính năng của sản phẩm: Có thể tạo ra các sản phẩm mới bằng cách bổ
xung hoặc bố trí lại các tính năng hoặc nội dung của sản phẩm cũ . Nói chung nhưng thay
đổi này là nhằm cải tiến sản phẩm bằng cách mở rộng tính đa dạng ,an toàn và tiện lợi của
sản phẩm . Thưch hiện nhanh chóng biện pháp này cũng có thể gây được lòng nhiệt tình
của người bán hàng ,các đại lý và khách hàng .
+ Cải tiến về chất lượng
Mục đích là để tăng đọ tin cậy , tốc độ ,độ bền hoặc tính năng khác của sản phẩm .
Cũng có thể phát triển các phiên bản khác của cùng 1 loại sản phẩm bằng cách sản xuất
sản phẩm mới với chất lượng khác nhau .
+ Cải tiến kiểu dáng :
Có thể cải tiến hình thức thẩm mỹ của sản phẩm bằng cách thay đổi kiểu dáng ,màu
sắc ,kết cấu của sản phẩm …
_ Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới :
Để tạo ra được 1 kiểu sản phẩm mới cần thiết phải có rất nhiều sự tính toán chặt chẽ
như : chi phí đầu tư dây truyền sản xuất ,doanh thu hàng năm, giá bán ….mà nguồn phát
sinh chủ yếu làm nảy sinh các ý tưởng về các loại sản phẩm và dịch vụ mới đó không ai
khác chính là những khách hàng ,các kỹ sư ,nhân viên bán hàng những người tham gia các
kênh tiêu thụ ,các đối thủ cạnh tranh . Tuy nhiên mỗi ỷ tưởng đóng góp của từng đối tượng
bổ xung cho sản phẩm sẽ được sàng lọc kỹ bởi chi phí phát triển sản phẩm tăng lên đáng
kể qua mỗi giai đoạn phát triển tiếp theo . Khi sản phẩm bước vào giai đoạn cuối ban lãnh
đạo cảm thấy rằng mình đã đầu tư quá nhiều vào việc phát triển sản phẩm đó nên phải tung
ra để bán với mong muốn gỡ gạc lại chút ít 1 phần vốn đầu tư đã bỏ ra nên giải pháp chủ
yếu trước mắt là phải cố gắng không để cho những sản phẩm yếu kém tiếp tục triển khai
.Sau đó sản phẩm mới được ra đời . Nó phải trải qua hàng loạt những cuộc thử ngiệm và
sau đó mới được tung ra thị trường.
Nếu như sản phẩm mới vừa ra đời và vừa được tung ra thi trường đã được người
tiêu dùng chấp nhận và lựa chọn để sử dụng vào mục đích cá nhân của mình thì kết quả
này là 1 thành công lớn của công ty. Qua đó tiếp tục phát huy và tạo ra những lợi thế cạnh
tranh tuyệt đối so với các đối thủ cạnh tranh trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường
tiêu thụ của mình . Như vậy cũng có thể dễ dàng đánh bại đối thủ cạnh tranh của mình bởi
vì đẩy sản phẩm của đối thủ cạnh tranh đến giai đoạn bão hoà hay suy thoái .
Công cụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cũng có thể đem lại lợi thế hoặc rủi
ro cho công ty khi đã đầu tư hết tiền vào sản phẩm mới nhưng không được người tiêu dùng
chấp nhận . Trong khi đó đối thủ cạnh tranh lại đang tìm mọi cách để mở rộng thị trường
tiêu thụ đồng thời thay đổi chu kỳ sống của sản phẩm .Như vậy sẽ rất dễ làm cho công ty
mất thị trường ,sản phẩm của công ty vì thế không tiêu thụ được và khả năng trở lại ngành
là hầu như không có . Công ty rất có thể bị phá sản , cho nên việc thay đổi ,cải tiến hay
phát triển sản phẩm mới là rất quan trọng đòi hỏi công ty phải luôn biết lắng nghe thông
tin 2 chiều , phải nghiên cứu MKT để thu thập nhiều thông tin hơn nũa cho vấn đề ra
những quyết định quan trọng .
3. ứng dụng MKT trong chiến lược mở rộng thị trường của công ty
Để ứng dụng MKT