Đề tài Chính sách khuyến khích xuất khẩu mây tre đan sang thị trường EU

1. Lý do chọn đề tài Trong thời địa công nghiệp hóa hiện đại hóa như ngày nay thì xuất khẩu là một công cụ có vai trò to lớn đối với phát triển nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu có thể tăng nguồn thu ngoại tệ, gia tăng lợi nhuận. Ở Việt Nam, các ngành sản xuất truyền thống như mây tre đan có cơ hội để phát triển vì có nguồn nguyên liệu rẻ, dồi dào song thực tế tình hình xuất khẩu mặt hàng này ở nước ta còn khá hạn chế, thời gian gần đây, việc xuất khẩu hàng mây tre đan chưa được quan tâm đúng mức và chưa phát huy hết tiềm năng. Hơn thế nữa thị trường EU lại là một thị trường tiềm năng nên đẩy mạnh xuất khẩu mây tre đan sang thị trường này là vấn đề mang tính chiến lược và cấp bách. 2. Mục đích nghiên cứu Nhận thấy được thực trạng trên, nhóm em nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ vai trò của việc đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan sang thị trường EU và đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường EU trong giai đoạn tiếp theo. 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu - Phạm vi: Công tác xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan ở việt nam sang thị trường EU giai đoạn 2008-2012. - Phương pháp nghiên cứu: so sánh, phân tích, kết hợp, tổng hợp.

doc28 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2855 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách khuyến khích xuất khẩu mây tre đan sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Chính sách khuyến khích xuất khẩu mây tre đan sang thị trường EU Contents 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3 1. Khái niệm xuất khẩu 4 2. Thuế xuất khẩu 4 Đặc điểm thuế xuất khẩu 5 2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu mây tre đan 5 2.1 Điểm lợi 5 2.2. Bất lợi 6 4. Sự cần thiết khuyến khích xuất khẩu mặt hàng mây tre đan 7 II. Thực trạng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong nước và tại thị trường EU 11 2. Thực trạng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ở thị trường EU 12 3.1 Điểm mạnh 13 3.2. Điểm yếu 13 3.3 Cơ hội 15 3.4 Thách thức 16 I. Đối với Nhà nước 18 a) Chính sách đầu tư phát triển 18 b) Chính sách về vốn 19 c) Chính sách về đất 20 d) Chính sách về khoa học công nghệ 20 e) Chính sách về nguồn nhân lực 21 f) Chính sách xúc tiến thương mại 22 II. Đối với doanh nghiệp 24 1. Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã 24 2. Đẩy mạnh quảng bá về sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. 24 3. Tự chủ nguyên liệu cho sản xuất 25 4. Liên kết với các làng nghề có truyền thống để đào tạo nguồn nhân lực 25 5. Chú trọng đầu tư nguồn nhân lực cho thiết kế sản phẩm mẫu maketing sản phẩm tại thị trường EU 25 Kết luận 27 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời địa công nghiệp hóa hiện đại hóa như ngày nay thì xuất khẩu là một công cụ có vai trò to lớn đối với phát triển nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu có thể tăng nguồn thu ngoại tệ, gia tăng lợi nhuận. Ở Việt Nam, các ngành sản xuất truyền thống như mây tre đan có cơ hội để phát triển vì có nguồn nguyên liệu rẻ, dồi dào song thực tế tình hình xuất khẩu mặt hàng này ở nước ta còn khá hạn chế, thời gian gần đây, việc xuất khẩu hàng mây tre đan chưa được quan tâm đúng mức và chưa phát huy hết tiềm năng. Hơn thế nữa thị trường EU lại là một thị trường tiềm năng nên đẩy mạnh xuất khẩu mây tre đan sang thị trường này là vấn đề mang tính chiến lược và cấp bách. 2. Mục đích nghiên cứu Nhận thấy được thực trạng trên, nhóm em nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ vai trò của việc đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan sang thị trường EU và đề xuất các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường EU trong giai đoạn tiếp theo. 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu - Phạm vi: Công tác xuất khẩu nhóm hàng mây tre đan ở việt nam sang thị trường EU giai đoạn 2008-2012. - Phương pháp nghiên cứu: so sánh, phân tích, kết hợp, tổng hợp. Chương I: Cơ sở lí luận liên quan đến hoạt động xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam I. Các khái niệm và công cụ liên quan 1. Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá (bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của quốc gia hoặc thị trường nội địa và khu chế xuất ở trong nước. Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển. Từ hình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng hoá giữa các nước, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thông qua nhiều hình thức. hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các nghành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn. 2. Thuế xuất khẩu Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế thu vào hành vi xuất khẩu các loại hàng hoá được phép xuất khẩu qua biên giới Việt Nam. Thuế xuất khẩu là loại thuế độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới. Mục đích quan trọng của thuế xuất khẩu là do yêu cầu bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính (hàng rào phi thuế quan) thì thuế xuất khẩu là công cụ hữu hiệu nhất thực hiện được yêu cầu này. Hiện nay, do yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, nhà nước còn ban hành thêm thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá (được ban hành bởi Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội).    Đặc điểm thuế xuất khẩu   Thứ nhất, đối tượng chịu thuế xuất khẩu là hàng hoá được phép xuất khẩu qua biên giới Việt Nam. Chỉ có những hàng hoá được vận chuyển một cách hợp pháp qua biên giới Việt Nam mới là đối tượng chịu thuế xuất khẩu. Những trường hợp cần lưu ý: Hàng hoá đó có thể là hợp pháp ở nước ngoài nhưng không hợp pháp ở Việt Nam; hàng hoá hợp pháp nhưng giao dịch không hợp pháp; giao dịch hợp pháp nhưng hàng hoá không hợp pháp thì không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu. Thứ hai, hàng hoá chịu thuế xuất khẩu phải là hàng hóa được mang qua biên giới Việt Nam. Thứ ba, thuế xuất khẩu là loại thuế gián thu, tiền thuế phải nộp cấu thành trong giá cả hàng hoá. Thứ tư, đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có hành vi xuất khẩu hàng hoá qua biên giới. Với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu hầu hết các mặt hàng thuộc diện khuyến khích xuất khẩu đều có thuế xuất rất thấp hoặc bằng không. Mặt hàng thủ công mĩ nghệ trong đó có mây tre đan là mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu và có thuế xuất khẩu bằng không. 2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu mây tre đan 2.1 Điểm lợi   Xuất khẩu mây tre đan góp phần tạo ra thị trường lớn và đầu ra cho sản phẩm, dễ thu hiệu quả lớn. Sản phẩm sản xuất ra trong nước cũng dần khẳng định được vị thế ,người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận với hàng hóa Việt Nam một cách đa dạng hơn về chất lượng, mẫu mã … chinh phục được một số thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản , Anh… Hình thành các liên doanh liên kết các chủ thể trong nước và ngoài nước. Chính sách mở của hợp tác liên doanh liên kết và làm ăn với bạn bè nước ngoài đã mở ra hướng đi mới cho mặt hàng mây tre đan Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần làm cho hoạt động xuất khẩu mây tre đan đạt được nhiều thành tựu . 2.2. Bất lợi Xuất khẩu mây tre đan còn tồn tại cạnh tranh dẫn tới rối ren, tranh chấp và các vấn đề về quản lý. Lợi thế canh tranh mặt hàng mây tre đan đang dần mất  đi khi các quốc gia khác cũng đang cố gắng cạnh tranh bằng việc cung cấp lao động giá rẻ hơn hoặc thông qua các biện pháp nâng cao năng suất tích cực hơn. Về mặt quản lý còn chưa quyết tâm tìm các giải pháp hạ thấp chi phí ,nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành sản xuất. Việc đầu tư phát triển kiểu dáng công nghiệp thương hiệu mây tre đan Việt Nam còn ít ,công tác xúc tiến thị trường,tiếp thị còn lúng túng, ít được đầu tư và nhìn nhận đúng vai trò…Một thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước phần lớn đang phải chật vật, xoay xở tìm kiếm đơn hàng, hợp đồng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng cửa, thu hẹp sản xuất do không có đơn hàng, thị trường xuất khẩu. Không thể phủ nhận, doanh nghiệp trong nước còn những hạn chế vốn có như quy mô nhỏ, năng lực quản trị doanh nghiệp yếu...  Hoạt động xuất khẩu mây tre đan phức tạp, khó kiểm soát, đồng tiền thanh toán bằng ngoại tệ mạnh lên xuống thất thường. Trong bối cảnh đồng USD trên thị trường thế giới liên tục tăng rất mạnh so với nhiều đồng tiền chủ chốt, việc VND tăng giá so với USD đã gián tiếp khiến VND tăng giá mạnh so với các ngoại tệ khác. Xu hướng này phần nào sẽ khiến hoạt động xuất khẩu mây tre đan của nước ta gặp khó khăn hơn vì giá xuất một số mặt hàng tăng lên, làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. 3.Vai trò của hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan    Xuất khẩu mây tre đan góp phần tạo vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất khẩu mây tre đan có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất nâng cao tay nghề…Thực tiễn cho thấy khi thay đổi thị trường buộc chúng ta phải tìm hiểu, nghiên cứu và việc đòi hỏi phải thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm sẽ tất yếu xảy ra, điều này kéo theo sự thay đổi trang thiết bị, máy móc, đội ngũ lao động. Đẩy mạnh và phát triển xuất khẩu mây tre đan có hiệu quả thì sẽ nâng cao mức sống của nhân dân vì nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có công ăn việc làm và có thu nhập ổn định . Ngoài ra một phần kim ngạch xuất khẩu mây tre đan dùng để nhập khẩu các hàng tiêu dùng thiết yếu góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Xuất khẩu mây tre đan còn đóng vai trò chủ đạo trong việc xử lý vấn đề sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.Việc đưa ra những nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự phân công kinh doanh quốc tế thông qua các ngành chế biến xuất khẩu đã góp phần nâng cao giá trị hàng hoá, giảm bớt những thiệt hại do điều kiện ngoại thương ngày càng trở nên bất lợi cho hàng hoá và nguyên liệu xuất khẩu. Như vậy, phải thông qua xuất khẩu mây tre đan góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất bằng việc mở rộng trao đổi và thúc đẩy việc tận dụng các lợi thế, các tiềm năng, các cơ hội của đất nước. 4. Sự cần thiết khuyến khích xuất khẩu mặt hàng mây tre đan Xuất khẩu mây tre đan là một hoạt động nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một qúa trình tái sản xuất hàng hoá mở rộng, mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Hoạt động đó không chỉ diễn ra giữa các cá thể riêng biệt, mà là có sự tham ra của toàn bộ hệ thống kinh tế với sự điều hành của nhà nước. Đối với những nước có trình độ kinh tế còn thấp như nước ta, những nhân tố tiềm năng là tài nguyên thiên nhiên và lao động, còn những yếu tố thiếu hụt như vốn, thị trường và khả năng quản lý thì chiến lược hướng về xuất khẩu mây tre đan thực sự là giải pháp mở của nền kinh tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên dể tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế. Không những vậy, đẩy mạnh xuất khẩu mây tre đan còn góp phần tạo ra nhiều cơ hội phát triển nền kinh tế trong nước. Đẩy mạnh xuất khẩu mây tre đan có tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh của đất nước. Điều này, không những cho phép tăng sản xuất về mặt số lượng, tăng năng suất lao động mà còn tiết kiệm chi phí lao động xã hội. Bên cạnh đó xuất khẩu mây tre đan tạo việc làm thêm trong nước và tăng thu nhập. Đẩy mạnh và phát triển xuất khẩu mây tre đan có hiệu quả sẽ nâng cao mức sống của nhân dân vì nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có công ăn việc làm và có thu nhập. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam giai đoạn 2008-2012 I. Tình hình sản xuất và xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008-2012       Hiện nay, cả nước có tới 2.017 làng nghề với nhiều loại hình sản xuất như hộ gia đình, tổ sản xuất, tổ hợp tác, các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, trong đó làng nghề đan tre, trúc, song, mây (gọi chung là mây, tre đan) có số lượng lớn nhất với 713 đơn vị, chiếm 24% tổng số làng nghề. Các làng nghề này đã thu hút một lực lượng lao động đông đảo, khoảng 350 ngàn người và sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà đã được xuất khẩu tới trên 120 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu đạt trung bình 200 triệu USD/năm. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MÂY TRE ĐAN SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2008-2012     Đơn vị tính: 1000 USD    Năm  Kim ngạch XK ra thế giới  Kim ngạch XK sang thị trường EU  So với năm trước (%)   2008  225.617  109.655  91,28   2009  178.712  76.302  69,58   2010  203.109  78.545  102,94   2011  201.210  79.064  100,66   10 tháng đầu năm 2012  172.419  56.338  71,26   (Theo số liệu của Tổng cục Thống Kê)  Kim ngạch xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008 đến mười tháng đầu năm 2012 chiếm từ 30% đến khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới . Cụ thể năm 2008 chiếm 48,6 % , năm 2009 chiếm 42,7% , năm 2010 chiếm 38,7% , năm 2011 chiếm 35,1% và tính tới thời điểm 10 tháng đầu năm 2012 đã đóng góp 32,7% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Thu nhập từ xuất khẩu mây tre đan sang thị trường EU đóng góp không nhỏ vào tổng nguồn thu từ xuất khẩu của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan sang thị trường EU trong giai đoạn này có xu hướng không ổn định, nếu như năm 2008 là 109,655,000USD thì tới 10 tháng đầu năm 2012 chỉ còn là 56,338,000 USD . Trước đó năm 2010 ,2011 kim ngạch xuất khẩu là 78,545,000 USD và 79,064,000 USD. Tuy nhiên thỉ tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU giảm theo xu hướng chung giảm của tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới . Về chủng loại mặt hàng xuất khẩu thì các mặt hàng được đan bằng lục bình và lá buông chiếm tỷ trọng cao nhất. Tiếp đến là kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu vào thị trường EU trong 10 tháng đầu năm cũng đạt khá cao như: giỏ đan bằng lục bình; ghế đan bằng lục; khay lục bình; kệ lục bình…  Một số mặt hàng mây đan khác xuất khẩu vào thị trường này những tháng đầu năm nay cũng đạt kim ngạch khá cao như: khay mây, giỏ mây, hộp mây, kệ mây, rổ rá mây, bát đĩa mây, hòm mây, thùng giặt bằng mây…. Các đối thủ cạnh tranh với mặt hàng này trên thị trường thế giới là các nhà cung cấp đến từ Thái Lan, Trung Quốc, Indonexia, những nước mà cũng có nguồn nguyên liệu dồi dào và nhân công giá rẻ, đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại. Điều đó tạo nên nhiều khó khăn cho việc xuất khẩu mặt hàng này của nước ta. II. Thực trạng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong nước và tại thị trường EU 1. Thực trạng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong nước Sản phẩm mây tre đan ở thị trường trong nước  xuất hiện với mật độ thấp, nguyên nhân do nhu cầu mua và sử dụng các sản phẩm mây tre đan còn ít, chỉ tập trung ở một số đối tượng yêu thích sản phẩm truyền thống .Theo thống kê sơ bộ cho thấy cứ 10 hộ gia đình chỉ có 2 hộ gia đình có sử dụng sản phẩm mây tre đan, cứ 10 cửa hàng, nhà hàng, khách sạn chỉ có 1 địa điểm dùng sản phẩm này . Do thực tế nhu cầu tiêu thụ như vậy nên tình hình phân phối mặt hàng này còn nhỏ lẻ và chưa có hệ thống, quy mô lớn. Đây là thực tế đáng buồn đối với sản phẩm mây tre đan, nhu cầu của người dân chưa được kích thích mạnh từ phía các doanh nghiệp sản xuất mây tre đan khiến cầu về sản phẩm mây tre đan chưa cao.        Tình hình thực tế tại các cửa hàng mây tre đan khá trầm lặng, nhưng trên cộng đồng mạng internet lại được đông đảo thành viên quan tâm và tham gia vào việc bàn luận về các sản phẩm mây tre đan. Qua diễn đàn thấy được người có nhu cầu mua sản phẩm mây tre đan khá nhiều, các nhu cầu này được thể hiện qua các câu hỏi về chất lượng sản phẩm mây tre đan có tốt không? Nên mua ở đâu giá cả phù hợp, trên diễn đàn cũng nhận được những ý kiến đông đảo của người tiêu dùng về việc cũng muốn lựa chọn mua, đã mua ở đâu, đánh giá về sản phẩm. Điều này thể hiện rằng không ít người dân tại có nhu cầu mua sản phẩm mây tre đan, nhưng nhu cầu đó chưa được thể hiện bằng hành động mua, theo các diễn đàn này các thành viên tham gia cho biết nguyên nhân là sản phẩm có ít địa điểm phân phối, giá cả quá đắt chưa hợp lý với túi tiền khách hàng, chất lượng còn đang được xem xét về độ bền, chưa có tính tin cậy về sản phẩm.       Có thể nói, các doanh nghiệp mây tre đan cần phải chú trọng tới thị trường trong nước, đây là một thị trường tiềm năng, đặc biệt rất tiềm năng đối với sản phẩm mây tre đan cải tiến. Doanh nghiệp nên quảng bá rộng rãi sản phẩm của mình và đưa ra thêm nhiều chính sách về giá cả, cải tiến mẫu mã hơn nữa để người tiêu dùng biết tới sản phẩm nhiều và có quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn. 2. Thực trạng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ở thị trường EU Hàng mây tre đan nói riêng và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung khi xuất khẩu thường chú trọng vào các yếu tố truyền thống trong sản phẩm của mình. Mặt khác, nền văn hóa phương Đông và phương Tây là hoàn toàn khác nhau nên nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này ở thị trường EU còn thấp. Việc cấp thiết cần làm là phải chú trọng việc tìm hiểu nhu cầu, sở thích của người nước ngoài. Với các thị trường khác nhau lại có những sở thích khác nhau về hàng mây tre; chẳng hạn với thi trường Nhật và Châu Âu thì ưa chuộng sản phẩm mây tre cầu kỳ có tính mỹ thuật cao, trong khi đó thị trường Mỹ lại đặc biệt chú trọng đến tính tiện ích của sản phẩm. Nhu cầu về các loại hàng mây tre còn thay đổi theo mùa; chẳng hạn với mùa thu sản phẩm lựa chọn thường có màu sắc là màu vàng óng tự nhiên, mùa đông lại chuộng những sản phẩm có màu sắc nâu đen qua công đoạn hun khói. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chủ động và có chiến lược phát triển lâu dài trên thị trường này. 3. Ma trận SWOT về xuất khẩu mây tre đan 3.1 Điểm mạnh • Về sản xuất hàng mây tre: - Nghề mây tre đan truyền thống lâu đời ở Hà Tây (cũ) - Công nghệ và thiết bị đơn giản, đầu tư ít phù hợp với nông thôn Việt Nam - Nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ, các nghệ nhân có kinh nghiệm lâu năm - Nhiều nhà doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư các công nghệ và thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm Về sản phẩm song mây - Mẫu mã, kiểu dáng phong phú - Sản phẩm truyền thống có tính văn hoá của Việt Nam - Đã chiếm lĩnh được thị trường của nhiều nước trên thế giới - Chi phí nhân công rẻ cho các sản phẩm xuất khẩu - Có thể thu hút nhiều đối tượng tham gia sản xuất - Dễ sản xuất 3.2. Điểm yếu • Về sản xuất hàng mây tre: - Nguyên liệu phục vụ cho công nghệ chế biến rất thiếu. - Phụ thuộc quá nhiều vào làng nghề, các doanh nghiệp chỉ thu mua, rất khó trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm từ đầu vào đến đầu ra - Phát triển tự phát - Các làng nghề chưa có kế hoạch về quy hoạch các khu xử lý nguyên liệu cho người dân - Ô nhiễm môi trường rất nhiều ở khắp mọi nơi trong làng nghề - Trình độ tay nghề còn rất hạn chế, học hỏi chỉ qua kinh nghiệm, chưa có đào tạo bài bản Về sản sản phẩm song mây: - Chất lượng sản phẩm còn thấp so với các nước trong khu vực - Nguyên liệu cho sản phẩm mây tre không ổn định và thiếu - Thiếu hiểu biết về đặc tính nguyên liệu và sản phẩm - Chưa có hệ thống phân loại sản phẩm - Kiểm soát chất lượng sản phẩm còn yếu - Thiếu đội ngũ chuyên thiết kế các sản phẩm - Chưa có đăng ký bản quyền về sản phẩm mây tre đan • Trong đào tạo nghề - Chưa có kế hoạch đào tạo cho người sản xuất ở các bậc trình độ khác nhau - Chưa có các chương trình đào tạo cán bộ quản lý cho ngành mây tre đan - Chưa có các chương trình đào tạo về chuyển giao công nghệ - Trình độ của những người sản xuất mây tre đan thấp - Số lượng các lớp dạy nghề còn ít, chương trình đào tạo còn hạn chế • Trong xuất khẩu mây tre đan - Luật Quốc tế về xuất khẩu còn yếu - Chưa nắm vững thị hiếu và nhu cầu của nước nhập khẩu, các doanh nghiệp chưa có chiến lược quy mô lớn về xuất khẩu trong tương lai - Sản xuất phân tán, nhỏ lẻ nên năng suất chưa cao 3.3 Cơ hội • Về sản xuất mây tre đan - Ngành nghề mây tre đan phát triển mạnh trong hiện tại và tương lai - Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và kinh doanh - Khoa học công nghệ phát triển, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất -Định hướng phát triển ngành mây tre đan là ngành tiểu thủ công nghiệp mũi nhọn • Về sản phẩm song mây - Xuất khẩu ngày càng tăng mạnh, nhiều nhà cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp - Thị trường mở rộng, nhiều nhà nhập khẩu quan tâm đến thị trường Việt Nam ứng dụng KHCN trong bảo quản sản phẩm • Cơ hội trong đào tạo nghề - Nghề truyền thống có từ lâu đời và ngày càng phát triển trong tương lai - Được sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế chính sách ưu đãi về nhân cấy nghề và truyền nghề - Có trường thủ công đào tạo cho nhiều đối tượng từ trẻ em đến người già phù hợp với nông thôn - Đầu tư để đào tạo không lớn
Tài liệu liên quan