Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, phát triển
và tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu quốc gia. Trong khi nền kinh tế phát
triển thấp, tích luỹ từ nộibộ không nhiều, các nguồn lực của nền kinh tế chưa có
điều kiện khai thác thì việc hỗ trợ của dòng vốn từ bên ngoài là rất cần thiết và
đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để có thể thu hút
dòng vốn từ bên ngoài đòi hỏi chúng ta phải thực thi hàng loạt chính sách kinh
tế có liên quan, nhằm tạo môi trường cho dòng vốn được lưu chuyển dưới tác
động của cung cầu tiền tệ trên thị trường.
Bởi vì tiền tệ là vấn đề rất nhạy cảm, việc thực thi chính sách tiền tệ không
những tác động đến tình trạng của nền kinh tế quốc gia mà còn ảnh hưởng đến
các nước khác do xu thế toàn cầu hoá, khu vực hóa nền kinh tế thế giới. Mặt
khác, việc thực thi chính sách tiền tệ rất đa dạng, phần lớn tuỳ vào quan điểm
của các nhà lãnh đạo, tuy nhiên, cho dù thế nào đi nữa thì những gì đúc kết từ
thực tiễn điều hành chính sách vẫn là cơ sở quan trọng cho việc định hướng,
hoàn thiện về sau. Trên tinh thần đó, việc nghiên cứu, tổng kết việc thực thi
chính sách tiền tệ trong thời gian qua là điều đáng quan tâm.
Bước vào thế kỉ 21, Việt Nam xác định mục tiêu tăng trưởng KT &công
bằng XH, vì vậy việc lựa chọn giaỉ pháp nào để xây dựng &điêù hành chính
sách tiền tệ quốc gia có hiệu quả nhất vẫn là 1 vấn đề khó khăn,phức tạp.
Qua quá trình học tập &rèn luyện môn Lý thuyết tài chính tiền tệ, được sự
hướng dẫn của các thầy cô giáo khoa Ngân hàng tài chính, em xin mạnh dạn
trình bày Đề án môn học lý thuyết tài chính tiền tệ với đề tài “Chính sách tiền tệ
và tình hình thực hiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1986
đến 2000”
46 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chính sách tiền tệ và tình hình thực hiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1986 đến 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
Luận văn: "Chính sách tiền tệ và tình
hình thực hiện chính sách tiền tệ ở
Việt Nam trong giai đoạn từ 1986 đến
2000"
1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 0
PHẦN I: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.................................................................. 5
I. MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ................................................................. 5
I.1. Khái niệm và vai trò của chính sách tiền tệ. ................................................... 5
I.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ........................................................................ 6
I.3. Nội dung của chính sách tiền tệ. .................................................................... 10
II. CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ...................................................... 12
II.1. Các công cụ trực tiếp. .................................................................................... 12
II.2. Các công cụ gián tiếp..................................................................................... 15
II.3. Kinh nghiệm về các chính sách tiền tệ trên thế giới ...................................... 20
PHẦN II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM TỪ
1986-2000. ................................................................................... 22
I. TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM( TỪ 1986 – 2000).......................... 22
II. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ..................................... 23
II.1. Giai đoạn 1986 - 1988 ................................................................................... 23
II.2. Giai đoạn 1989 - 1991 ................................................................................... 23
II.3. Giai đoạn 1992 - 1995 ................................................................................... 24
II.4. Giai đọan 1996 - 2000. .................................................................................. 25
III. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC DO VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC THI
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐÚNG HƯỚNG PHÙ HỢP VỚI DIỄN BIẾN CỦA NỀN
KINH TẾ. ....................................................................................................................... 27
III.1. Về chính sách lãi suất.............................................................................. 28
III.2. Về chính sách tỷ giá................................................................................. 28
III.3. Về thị trường tín dụng. ............................................................................ 29
III.4. Về thị trường tài chính thứ cấp. .............................................................. 29
III.5. Vềviệc kiềm chế lạm phát và ổn định sức mua đồng VNĐ. .................... 30
IV. NHỮNG TỒN TẠI TRONG SỬ DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở
VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN .............................................................................. 31
IV.1. Những tồn tại trong cơ chế lãi suất hiện hành........................................ 32
IV.2. Những tồn tại trong tái cấp vốn và kiểm soát lượng tiền cung ứng........ 33
IV.3. Những tồn tại trong quy chế dự trữ bắt buộc.......................................... 33
PHẦN III: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. ........................................... 35
I. CẢI CÁCH QUY CHẾ DỰ TRỮ BẮT BUỘC SAO CHO PHÙ HỢP VỚI MÔI
TRƯỜNG VÀ MỤC ĐÍCH KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI. ........................................................................................................................... 36
II. PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞPHÙ HỢP VỚI QUY MÔ NỀN
KINH TẾ:....................................................................................................................... 37
III. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VÀ ĐIỀU HÀNH CUNG ỨNG TIỀN TỆ
MỘT CÁCH HỢP LÝ: ................................................................................................. 38
III.1. Cải cách đối với ngân hàng trung ương: ................................................ 39
III.2. Cải cách đối với NHTM .......................................................................... 40
2
IV. PHỐI HỢP ĐỒNG BỘ GIỮA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VỚI CÁC CHÍNH
SÁCH VĨ MÔ KHÁC: .................................................................................................. 42
IV.1. Ngân sách nhà nước: .............................................................................. 42
IV.2. Hoàn thiện quy chế pháp lý: ................................................................... 42
IV.3. Phối hợp đồng bộ CSTT với chính sách kinh tế vĩ mô khác: .................. 43
KẾT LUẬN..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 45
3
LỜI NÓI ĐẦU
Đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, phát triển
và tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu quốc gia. Trong khi nền kinh tế phát
triển thấp, tích luỹ từ nội bộ không nhiều, các nguồn lực của nền kinh tế chưa có
điều kiện khai thác thì việc hỗ trợ của dòng vốn từ bên ngoài là rất cần thiết và
đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để có thể thu hút
dòng vốn từ bên ngoài đòi hỏi chúng ta phải thực thi hàng loạt chính sách kinh
tế có liên quan, nhằm tạo môi trường cho dòng vốn được lưu chuyển dưới tác
động của cung cầu tiền tệ trên thị trường.
Bởi vì tiền tệ là vấn đề rất nhạy cảm, việc thực thi chính sách tiền tệ không
những tác động đến tình trạng của nền kinh tế quốc gia mà còn ảnh hưởng đến
các nước khác do xu thế toàn cầu hoá, khu vực hóa nền kinh tế thế giới. Mặt
khác, việc thực thi chính sách tiền tệ rất đa dạng, phần lớn tuỳ vào quan điểm
của các nhà lãnh đạo, tuy nhiên, cho dù thế nào đi nữa thì những gì đúc kết từ
thực tiễn điều hành chính sách vẫn là cơ sở quan trọng cho việc định hướng,
hoàn thiện về sau. Trên tinh thần đó, việc nghiên cứu, tổng kết việc thực thi
chính sách tiền tệ trong thời gian qua là điều đáng quan tâm.
Bước vào thế kỉ 21, Việt Nam xác định mục tiêu tăng trưởng KT &công
bằng XH, vì vậy việc lựa chọn giaỉ pháp nào để xây dựng &điêù hành chính
sách tiền tệ quốc gia có hiệu quả nhất vẫn là 1 vấn đề khó khăn,phức tạp.
Qua quá trình học tập &rèn luyện môn Lý thuyết tài chính tiền tệ, được sự
hướng dẫn của các thầy cô giáo khoa Ngân hàng tài chính, em xin mạnh dạn
trình bày Đề án môn học lý thuyết tài chính tiền tệ với đề tài “Chính sách tiền tệ
và tình hình thực hiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1986
đến 2000”.
Đề án này bao gồm các phần:
Phần I :Chính sách tiền tệ
Phần II : Thực trạng chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ 1986-2000.
4
PhầnIII:Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.
5
PHẦN I: CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
I. MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
I.1. Khái niệm và vai trò của chính sách tiền tệ.
Cũng như chính sách tài chính, chính sách tiền tệ là một trong hai công cụ
quan trọng chủ yếu trong hệ thống các công cụ chính sách kinh tế của nhà nước
để điều hành vĩ mô đối với nền kinh tế.
Theo điều 2 của luật Ngân hàng nhà nước Việt nam (10-1997) thì: “ Chính
sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách kinh tế – tài chính của nhà nước nhằm
ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân”. Với
chính sách này, Nhà nước thống nhất quản lý mọi hoạt động của Ngân hàng,
động viên các nguồn lực trong nước, đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên
ngoài, tạo nguồn vốn để phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, giữ vững chủ quyền
quốc gia, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế-xã hội.
Tại mỗi một quốc gia, với tư cách là thiết chế đầu não của toàn bộ hệ thống
tài chính& ngân hàng, NHTW là cơ quan chủ chốt, thiết kế và quyết định chính
sách tiền tệ. Dù với tên gọi khác nhau (NHTW, NHNN, Hệ thống dự trữ lên
bang...), nhưng tất cả chúng đều có chung một tính chất là cơ quan trong bộ máy
quản lý Nhà nước, độc quyền phát hành tiền, thực hiện nhiệm vụ cơ bản là ổn
định giá trị tiền tệ, thiết lập trật tự, bảo dảm sự hoạt động an toàn và ổn định và
hiệu quả của toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ
mô của mỗi đất nước.
Hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là nhiệm vụ trung tâm, của
NHNW trong lĩnh vực tiền tệ. Điều hành chính sách tiền tệ của NHTW trong
nền kinh tế thị trường mang tính chất điều tiết vĩ mô, hướng các tổ chức tín dụng
vào thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng thời vẫn đảm bảo tính tự
6
chủ trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. NHTW thường không
can thiệp và không ra lệnh trực tiếp vào các quyết địng tác nghiệp của các tổ
chức tín dụng mà chủ yếu sử dụng các biện pháp tác động gián tiếp để điều
chỉnh môi trường và các điều kiện kinh doanh của các tổ chức tín dụng như: khả
năng thanh toán, lãi suất chiết khấu, dự trữ, khối lượng tiền cung ứng, tỷ giá... để
thông qua đó đạt tối mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Để điều hành chính sách tiền tệ, NHTW phải hình thành và sử dụng hệ
thống công cụ của nó. Đặc điểm của các công cụ chính sách tiền tệ là tạo cho
NHTW khả năng tác động có hiệu lực đến các yếu tố tiền đề buộc các tổ chức
tín dụng phải tự điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng chỉ đạo của NHTW
nhưng vẫn phải đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh cũng như sự bình đẳng
trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng.
I.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Bất kỳ một chính sách kinh tế- xã hội nào cũng có những mục tiêu của nó,
chính sách tiền tệ không nằm ngoài quy luật đó. Đối với chính sách tiền tệ có 6
mục tiêu cơ bản thường xuyên được nhắc đến, đó là:
- Giải quyết việc làm
- Tăng trưởng kinh tế
- ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát.
- ổn định lãi suất.
- ổn định thị trường tài chính
- ổn định thị trường ngoại hối
Trong từng hoàn cảnh cụ thể, đồi với từng quốc gia thì việc đề ra chính
sách tiền tệ cũng có những điểm khác biệt.
I.2.1. Công ăn việc làm cao.
Việc làm cao là một mục tiêu có giá trị bởi 2 lý do chính:
7
-Trường hợp ngược lại, thất nghiệp cao gây ra gánh nặng tài chính cho gia
đình và toàn thể XH.
-Khi thất nghiệp cao, nền KT không những có nhiều lao động ngồi không
mà còn có những nguồn tài nguyên để không,gây lãng phí& không làm tăng
được sản lượng tiềm năng của quốc gia.
Mục tiêu của việc làm cao do đó không phai là một con số không thất
nghiệp mà là một mức trên số không phù hợp với việc làm đầyđủ mà tại đó cầu
lao động bằng với cung lao động.Người ta gọi đó là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm phụ thuộc chủ yếu vào tình hình tăng
trưởng KT.Tuỳ theo tình hình đó mà NHTW phảivận dụng các công cụ của
mình góp phần tăng cường mở rộng đằu tư sản xuất kinh doanh,đồng thời tham
gia tích cực vào sự tăng trưởng liên tục và ổn định,khống chế tỷ lệ thất nghiệp
không tăng quá mức tự nhiên.
I.2.2. Tăng trưởng KT.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế quan hệ chặt chẽ với mục tiêu việc làm
cao.Các chính sách có thể tập trung vào kích thích đầu tư vào sx kinh doanh.
Tăng trưởng KT là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất của chính sách
tiền tệ. Với tư cách là trung tâm tiền tệ tín dụng& thanh toán trong nền kinh tế
quốc dân, NHTW có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này.
NHNN Việt Nam cần bằng mọi phương thức để có thể huy dộng được hầu hết
các nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước để phục vụ cho mục tiêu này.Mục
tiêu từ năm 2000 trở đi tốc độ tăng trưởng hàng năm phải đạt từ 9-!0%. Đó là
mức tăng trưởng cao đòi hỏi sự gia tăng đầu tư hàng năm hàng chục tỷ USD.
I.2.3. Về ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát.
Khi giá cả ổn định, lạm phát ở mức thấp thu nhập thực tế của người dân
được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện, đầu tư cho nền KT cũng được
đảm bảo, tăng trưởng KT thực dương.
Ngược lại, khi lạm phát ở mức cao,thu nhập của người dân bấp bênh, nguy
cơ khủng hoảng KT cao.
8
Chính vì vậy mà mục tiêu này được xem là một trong những mục tiêu quan
trọng nhất trong CSTT. Mục tiêu tăng trưởng KT luôn luôn gắn liền với mục
tiêu ổn định giá cả kiềm chế lạm phát.
I.2.4. Mục tiêu ổn định lãi suất:
Tất cả các quốc gia đều mong muốn một sự ổ định về lãi suất.Vì lãi suất có
ảnh hưởng lớn đến đầu tư và tăng trưởng,ảnh hưởng đến các luồng vốn,ngoại
tệ..Chính vì thế, ổn định lãi suất tạo ra thế ổn định cho các lĩnh vực như tín
dụng, đầu tư, sự di chuyển vốn..dẫn đến ổn định chung cho nền KT.
Lãi suất chính là một trong những công cụ quan trọng nhất của CSTT. Để
cho nền KT được ổn định đòi hỏi CSTT phải đưa ra một hệ thống lãi suất mềm
dẻo đúng đắn,phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường.
I.2.5.Về ổn định thị trường tài chính:
Việc tạo ra một nền tảng tài chính ổn định để hệ thống NH& các tổ chức tín
dụng có thể hoạt động một cách có hiệu quả và hỗ trợ một cách tốt nhất cho tăng
trưởng KT cao,lạm phát thấp, cũng như hạn chế những khuyết tật của hệ thống
tài chính là mục tiêu chủ đạo của chính sách tiền tệ. NHTW phải điều hoà hoạt
động của hệ thống TC trong nước một cách gián tiếp,tăng cường hiệu quả cho
nó.
Bản thân hệ thống TC cũng có những mục tiêu riêng của nó và nhiều khi
những mục tiêu này lại đối chọi với các mục tiêu chung của nền KT. Do đó vai
trò của CSTT là làm hài hoà một cách tối ưu giữa các mục tiêu trên,để phục vụ
tốt nhất cho lợi ích chung của nền KT mà không làm tổn hại hay hạn chế sự phát
triển của hệ thống TC.
I.2.6. Mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối:
Nhằm ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền quốc gia,NHTW thực hiện cấ
nhiệm vụ giao dịch về TC và Tiền tệ đối ngoại bằng các phương diện: quản lý
ngoại hối,lập và theo dõi diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế, thực hiện các
nghiệp vụ hối đoái. Tổ chức và điều tiết thị trường hối đoái trong nước, xây
dựng và thống nhất quản lý dự trữ ngoại hối của đất nước,tiến hành kinh doanh
9
ngoại hối trên thị trường ngoại hối quốc tế.Cần thiết lập mối quan hệ với các tổ
chức tài chính tiền tệ quốc tế nhằm tìm kiếm các nguồn vốn có thể huy động
được(viện trợ,vay nợ,vay ưu đãi,thu hút đầu tư,thu hút kiều hối..).
Chính sách tiền tệ góp phần nhiều vào việc thực hiện các mục tiêu trên lại
mâu thuẫn nhau. cụ thể chỉ có thể đạt được một mục tiêu khi chấp nhận sự cắt
giảm nhất định đối với mục tiêu khác. Chẳng hạn muốn kiềm chế lạm phát thì sẽ
phải chấp nhận nạn thất nghiệp tăng lên... Vì vậy tuỳ theo việc hướng vào mục
tiêu nào là chính mà người ta có thể coi chính sách tiền tệ là chính sách ổn định
giá cả, chính sách tạo việc làm, chính sách cân bằng cán cân thanh toán hay
chính sách tăng trưởng kinh tế.
Để đạt được những mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ NHTW phải
xác định các mục tiêu trung gian. Bởi lẽ NHTW sử dụng các mục tiêu trung gian
để có thể xét đoán nhanh chóng được tình hình hoạt đoọng của mình phục vụ
cho các mục tiêu cuối cùng, hơn là chờ cho đến khi thấy được kết quả cuối cùng
của các mục tiêu đó. Mục tiêu trung gian là điều tiết cung tiền thông qua chi
phối dòng tiền chu chuyển và khối lượng tiền.Tuỳ theo đIều kiện cụ thể của từng
nước mà các khối tiền tệ có thể là M1, M2, M3.
I.1.7. Quan hệ giữa các mục tiêu.
Mặc dù đều là các mục tiêu của các chính sách tiền tệ nhưng không phải
lúc nào các mục tiêu trên cũng nhất trí với nhau, đặc biệt là trong dài hạn.
.
Trước hết, việc giảm tỷ lệ lạm phát đồng nghĩa với việc thực hiện chính sách
tiền tệ thắt chặt, lãi suất tăng lên làm giảm các nhân tố cấu thành tổng cầu và do
đó đến tổng cầu của nền kinh tế. Thất nghiệp vì thế có xu hướng tăng lên. Mặt
khác, việc duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn thường kéo theo chính sách tiền
tệ mở rộng và sự tăng giá.
Thứ hai, mục tiêu công ăn việc làm mâu thuẫn với mục tiêu ổn định giá cả
còn thể hiện thông qua sự phản ứng của Ngân hàng trung ương đối với các cú
shock cung nhăm đảm bảo mức cầu tiền thực tế, kết quả là giá tăng lên.
10
Thứ ba, mâu thuẫn này còn được thể hiện thông qua định hướng điều chỉnh
tỷgiá: bằng việc hạ giá đồng bản tệ các ngành công nghiệp xuất khẩu có khả
năng mở rộng. Tỷ lệ thất nghiệp vì thế giảm thấp kèm theo sự tăng lên của mức
giá chung. Như vậy, việc duy trì một mức tỷ giá ổn định và thích hợp sẽ làm
giảm tỷ lệ việc làm, trong khi một mức tỷ giá cao hơn sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ
đó.
I.3. Nội dung của chính sách tiền tệ.
Xét cho cùng NHTW có thể thực thi hai loại chính sách tiền tệ phù hợp với
tình hình thực tiễn của nền kinh tế:
- Chính sách mở rộng tiền tệ: là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế
nhằm khuyến khích đầu tư phát triển sản xuát tạo công ăn việc làm.
Chính sách này được đưa ra trong trường hợp nền KT trì trệ,tăng trưởng
thấp.Nó tạo ra không khí tiêu dùng mạnh mẽ kích thích đầu tư và tăng trưởng
KT.
- Chính sách thắt chặt tiền tệ: là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế
nhằm khuyến khích đầu tư, ngăn chặn sự phát triển quá đà của nền kinh tế và
kiềm chế lạm phát. Chính sách này được đưa ra nhằm ngăn trặn tình trạng phát
triển quá nóng của nền KT. Nó tạo ra sự khan hiếm về tiền, sự đắt đỏ về chi phí,
làm giảm tốc độ tăng trưởng quá nhanh, tạo ra một sự phát triển bền vững.
Trong nền KT thị trường, CSTT bao gồm 3 thành phần cơ bản gắn liền với
3 kênh dẩn nhập tiền vào lưu thông. Đó là:
+Chính sách tín dụng
+Chính sách ngoại hối
+Chính sách đối với ngân sách nhà nước
a. Chính sách tín dụng:
Thực chất CSTD là cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế quốc
dân, thông qua các nghiệp vụ ngân hàng, dựa trên các quỹ cho vay được tạo lập
11
từ các nguồn tiền gửi của XH và với một hệ thống lãi suất mềm dẻo, phù hợp
với sự vận động của cơ chế thị trường.
b. Chính sách ngoại hối:
Nhằm đảm bảo việc sử dụng co hiệu quả các tài sản có giá trị thanh toán
đối ngoạiphục vụ cho việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng KT bền vững và
gia tăng việc làm trong xã hội,đảm bảo chủ quyền tiềntệ của đất nước.
c. Chính sách đối với ngân sách nhà nước:
Nhằm đảm bảo phương tiện thanh toán cho chính phủ trong trường hợp
Ngân sách nhà nước bị thiếu hụt. Phương thức tối ưu là NHTW cho ngân sách
nhà nước vay theokỳ hạn nhất định, Dần dần tiến tới loạI bỏ hoàn toàn phát hành
tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách.
Ngân sách nhà nước có thể ở ba trạng thái,đó là thâm hụt ngân sách, cân
bằng ngân sách & thặng dư ngân sách.
- Trong trường hợp NSNN bị thiếu hụt, chênh lệch giữa thu và chi ngân
sách sẽ có những tác dụng khác nhau đến nền KT, tuỳ theo các tác động đó mà
có các cách thức để giảm bớt sự thiếu hụt:
Một làvay dân cư ;
Hai là vay từ hệ thống tín dụng và thị trường TC trong nước;
Ba là vay NHNN;
Bốn là vay nước ngoài;
Việc vay của NHTW& vay nước ngoài sẽ làm tăng mạnh khối tiền tệ gây
ra các áp lực tiềm tàng về sau. Vay của dân cư& của các NHTM trong nước sẽ
làm cho các nguy cơ trên giảm đi. Hiện nay, áp lực lạm phát tại các nước đang&
kém phát triển cao hơn so với các nước phát triển do họ bù đắp thâm hụt ngân
sách chủ yếu bằng các biện pháp phát hành tiền& vay nợ nước ngoài.
- Trong trường hợp NSNN cân bằng, khi chính phủ thu thuế tức là đã lấy ra
khỏi lưu thông một lượng tiền và chi tiêu trở lại số tiền đó vào bộ may kinh
tế.khối lượng tiền không thay đổi vì nó được tăng giảm một lượng như nhau.Tuy
12
nhiên, nó có thể làm thay đổi kết cấu giữa tiêu dùng và tiết kiệm, chẳng hạn nếu
tầng lớp chịu thuế không giảm tiêu thụ mà giảm tiết kiệm, trong khi đó CP phải
dùng số thuế thu được trợ cấp cho những người có thu nhập thấp thì số tiêu thụ
chung lạI gia tăng, số đầu tư giảm và kết quả là làm tăng khả năng tăng vật