Quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là quy luật
xuyên suốt mọi quá trình phát triển của lịch sử và nó có thể được áp dụng rộng khắp
mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội. Chính vì vậy đây là quy luật quan trọng
nhất đối với mọi sự phát triển. Bằng việc phân tích lịch sử của 3 PTSX trước chủ
nghĩa tư bản, chúng ta sẽ chứng minh quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát
triển của LLSX như thế nào qua đó vận dụng vào tình hình thực tế ở Việt Nam hiện
nay .
11 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2447 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Chứng minh vai trò của lực lượng sản xuất đối với sự biến đổi của quan hệ sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Quy luật quan hệ sản xuất
lời mở đầu
Quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là quy luật
xuyên suốt mọi quá trình phát triển của lịch sử và nó có thể được áp dụng rộng khắp
mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội. Chính vì vậy đây là quy luật quan trọng
nhất đối với mọi sự phát triển. Bằng việc phân tích lịch sử của 3 PTSX trước chủ
nghĩa tư bản, chúng ta sẽ chứng minh quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát
triển của LLSX như thế nào qua đó vận dụng vào tình hình thực tế ở Việt Nam hiện
nay .
nội dung
I . Lý luận Kinh tế chính trị :
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về LLSX, QHSX, và quy luật QHSX
phù hợp với trình độ phát triển của LLSX .
1. Lực lượng sản xuất ( LLSX ) :
Con người muốn sống phải có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, và các của cải vật chất khác.
Muốn có những của cải vật chất đó thì con người phải sản xuất ra. Vì vậy, sản xuất
ra của cải vật chất là điều kiện sống còn của con người, là nền tảng của đời sống xã
hội. Muốn sản xuất ra của cải vật chất thì con người phải lao động. Lao động là hoạt
động có mục đích của con người tác động vào thiên nhiên, tạo ra những thứ thích ứng
với nhu cầu của mình. Không có lao động thì không có đời sống con người.
Con người cùng với các công cụ sản xuất như dao, búa, cày cuốc, máy móc … tác
động vào đối tượng lao động (những cái mà lao động tác động vào, cải biến nó thành
vật phẩm có ích). Công cụ sản xuất và cả nhà máy, công xưởng, xe cộ … hợp lại
thành tư liệu lao động. Tư liệu lao động và đối tượng lao động hợp thành tư liệu sản
xuất .
LLSX bao gồm tư liệu sản xuất cùng với người lao động với kỹ năng lao động của họ
trong đó tư liệu sản xuất là nhân tố cơ bản nhất.
2. Quan hệ sản xuất ( QHSX ):
QHSX chủ yếu là nói tới :
-Hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.
-Địa vị của các tập đoàn trong sản xuất và quan hệ lẫn nhau giữa các tập đoàn ấy.
-Hình thức phân phối sản phẩm.
Trong hệ thống quan hệ sản xuất thì hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất đóng vai trò
quyết định.
3 . Quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX:
Nội dung quy luật có thể phát biểu như sau:
LLSX và QHSX là hai mặt cấu thành của mỗi PTSX. Chúng có quan hệ biện
chứng với nhau. Nhân tố quyết định thuộc về LLSX. QHSX đó phải phù hợp với
trình độ của LLSX xã hội. Đồng thời QHSX, là hình thức xã hội của quá trình sản
xuất, có khả năng tác động trở lại đối với LLSX hiện có.
Theo Ph.Ăng ghen thì “ Tới một giai đoạn phát triển nào đó, các LLSX vật chất
của xã hội sẽ mâu thuẫn với những QHSX hiện có ” ( C. Mác và Ph.Ăng ghen tập 13,
trang 607, năm 1993 )
II - Ba PTSX trước chủ nghĩa tư bản :
1. Sự phát triển lực lượng sản xuất trong PTSX công xã nguyên thuỷ và vai trò
đối với sự ra đời của chế độ nô lệ:
a. Lực lượng sản xuất ( LLSX ) :
* Tư liệu sản xuất ( TLSX ) :
- Từ những hòn đá và cây gậy có sẵn trong thiên nhiên, con người nguyên thuỷ dần
dần đã biết chế tạo ra công cụ bằng đá.
- Người nguyên thuỷ đã phát hiện ra lửa và biết được cách dùng lửa. Nhờ có lửa,
người nguyên thuỷ tách hẳn khỏi thế giới động vật .
-Trong khi dùng lửa, con người đã biết cách nung đồ gốm dẫn đến chế tạo các công
cụ bằng đất sét nung .
- Loài người biết nấu quặng, trước là đồng rồi đến sắt.
Cụng cụ bằng kim khí đã nâng cao được năng suất lao động, đưa LLSX pứat triển
tới một giai đoạn mới.
- Trồng trọt các thứ cây nông nghiệp dẫn đến nghề nông nguyên thuỷ xuất hiện.
- Săn bắn phát triển nên cần thiết phải có một lượng thú nuôi ổn định cung cấp
nguồn thịt cho con người dẫn đến ngành chăn nuôi nguyên thuỷ ra đời.
* Người lao động :
- Có bầy người nguyên thuỷ dẫn đến xã hội loài người ra đời.
- Lao động là đặc điểm nổi bật của xã hội loài người. Nó làm cho xã hội loài người
khác hẳn với bầy vượn.
b. Quan hệ sản xuất ( QHSX ) :
- Chế độ sở hữu công xã về tư liệu sản xuất.
- Không có giai cấp và bóc lột.
- Công xã thị tộc: là một tập đoàn người cùng dòng máu, cùng hưởng chung
trong một nền kinh tế lấy chế độ công hữu về TLSX làm cơ sở .
- Phân phối sản phẩm bình quân.
2. Sự phát triển lực lượng sản xuất trong PTSX chiếm hữu
nô lệ và vai trò đối với sự ra đời của chế độ phong kiến:
a. Lực lượng sản xuất ( LLSX ):
* Người lao động: nô lệ .
* Các cuộc phân công lao động xã hội lớn :
- Nghề chăn nuôi tách khỏi nghề nông.
- Thủ công nghiệp trở thành một ngành độc lập.
- Giai cấp thương nhân xuất hiện.
* Tư liệu sản xuất :
- Biết luyện sắt và chế tạo công cụ bằng sắt.
- Bánh xe ra đời dẫn đến vận chuyển hàng hoá đến được những nơi xa xôi.
- Kỹ thuật xây dựng phát triển rất nhanh cộng với lực lượng nô lệ đông đảo
do đã tạo được các công trình thuỷ lợi dẫn đến diện tích trồng trọt tăng lên hàng chục
lần.
- Với công cụ mới dẫn đến chế tạo được những con tàu lớn đi dài ngày trên
biển dẫn đến ngành hàng hải ra đời và phát triển trong thời gian này dẫn đến thương
mại, thị trường quốc tế xuất hiện.
- Chữ viết ra đời dẫn đến hàng loạt những ngành khoa học đó ra đời .
b. Quan hệ sản xuất :
- Xuất hiện chế độ người bóc lột người. Xã hội phân thành 2 giai cấp: giai cấp
bóc lột và giai cấp bị bóc lột.
- Xuất hiện chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất .
- Sản xuất được tiến hành trên quy mô lớn: nô lệ tập trung thành những đơn vị
lớn như các điền trang, xưởng thủ công và bị đàn áp, bóc lột một cách dã man.
- Nô lệ không có quyền gì cả.
- Toàn bộ sản phẩm do nô lệ tạo ra đều thuộc về chủ nô. Chúng chỉ cho nô lệ
một số rất ít tư liệu sinh hoạt vừa đủ sống để làm việc cho chúng
- Xuất hiện Nhà nước của chủ nô nhằm áp bức nô lệ và quần chúng nhân dân,
bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị là giai cấp chủ nô.
3. Sự phát triển lực lượng sản xuất trong PTSX phong kiến và vai trò của sự
phát triển đối với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản:
a. Lực lượng sản xuất :
* Người lao động : nông nô.
* Tư liệu sản xuất :
- Việc cải tiến cách nấu gang và chế biến sắt dẫn tới chỗ cải tiến hơn nữa các
công cụ lao động.
- Dùng sức gió và nước trong sản xuất dẫn đến cối xay gió ra đời .
- Dùng súc vật để cày, kéo trong nông nghiệp và sinh hoạt ( ngựa ) .
- Nông nghiệp: Kỹ thuật canh tác được cải tiến hơn nữa do đó xuất hiện chế
độ thâm canh, hưu canh. Hình thành những vùng chuyên canh.
- Thời kỳ này đó phát minh ra máy in dẫn đến nghề in ra đời.
- Phát minh ra khung cửi dẫn đến nghề dệt ra đời.
- Đồng hồ đó được phát minh.
- Thuốc nổ đó được phát minh.
b. Quan hệ sản xuất :
- Chế độ chiếm hữu phong kiến về ruộng đất: bọn chúa phong kiến nắm toàn bộ
ruộng đất, tức là những tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Phân phối sản phẩm: diễn biến qua 3 giai đoạn
+ Địa tô lao dịch .
+ Địa tô hiện vật .
+ Địa tô tiền tệ .
- Xã hội phong kiến chia làm 2 giai cấp lớn: địa chủ phong kiến và nông nô.Giai cấp
địa chủ phong kiến có quyền sở hữu không đầy đủ đối với nông nô.
III - Một số dẫn chứng thực tế ở Việt Nam về vai trò của LLSX đối với sự biến
đổi của QHSX:
1 .Chứng minh :
Chúng ta có thể giải thích như sau: LLSX năng động, phát triển liên tục, từ thấp
lên cao. QHSX phát triển từng bậc, nhảy cóc, tiến vọt. Do đó, ở giai đoạn đầu của
mỗi PTSX, QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX dẫn đến sản
xuất phát triển. Nhưng càng về sau, do LLSX phát triển liên tục, QHSX tiến không
kịp nên kìm hãm sản xuất. Muốn cho sản xuất phát triển, QHSX phải tiến vọt để tạo
sự phù hợp mới dẫn đến hình thành một PTSX mới. Chúng ta có thể thấy điều đó qua
lịch sử ba PTSX trước chủ nghĩa tư bản. Đầu tiên là PTSX công xã nguyên thuỷ.
Trong PTSX này, chúng ta thấy rằng khi xã hội loài người mới ra đời, LLSX phát
triển từ những cành cây, hòn đá có sẵn trong thiên nhiên rồi đến những công cụ bằng
đá. Còn về QHSX, các sản phẩm sản xuất ra đều được dùng chung và phân phối bình
quân, xã hội không có giai cấp và bóc lột. Và khi LLSX phát triển đến giai đoạn là
người lao động biết luyện sắt và chế tạo công cụ bằng sắt, là giai đoạn phát triển cao
nhất của LLSX công xã nguyên thuỷ, và cũng là điểm xuất phát của một chế độ mới,
cao hơn, đó là chế độ chiếm hữu nô lệ. Vậy là QHSX công xã nguyên thuỷ dần dần
tan rã vì nó không còn phù hợp với trình độ phát triển mới của LLSX do đó QHSX
mới phải ra đời. Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, chiến tranh xảy ra liên miên và nguồn
bổ sung nhân công rẻ mạt trở nên cạn kiệt. Tình hình trên dẫn đến: ruộng đất bị bỏ
hoang, nghề thủ công suy đồi, thương nghiệp đình đốn. Điều đó chứng tỏ rằng QHSX
chiếm hữu nô lệ đó trở nên lỗi thời, kìm hãm sự phát triển hơn nữa của LLSX. Lịch
sử đòi hỏi phải có một QHSX mới có thể cải thiện được LLSX cơ bản của xã hội là
quần chúng lao động, đó là QHSX phong kiến. Dưới chế độ này, QHSX phát triển
đến một giai đoạn nhất định đó trở nên lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của LLSX
dẫn đến sự ra đời của một PTSX mới tiến bộ hơn, đó là chủ nghĩa tư bản.
2.Dẫn chứng thực tế ở Việt Nam
a. Kinh tế Việt Nam trước thời kỳ đổi mới ( 1986 ) : LLSX lạc hậu.
Nền kinh tế trong tình trạng kém phát triển, sản xuất nhỏ là phổ biến và nặng
tính tự cấp tự túc, năng suất lao động xã hội rất thấp, cơ cấu kinh tế vẫn mang đặc
trưng của một nước nông nghiệp lạc hậu, mất cân đối về nhiều mặt, cơ chế quản lý
tập trung quan liêu bao cấp để lại nhiều hậu quả tiêu cực.
Trong thời kỳ xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do nóng vội
chủ quan tiến hành quốc hữu hoá, thiếu tính toán cân nhắc dẫn đến tình trạng vô chủ
hoá. Trên thực tế đó hình thành hệ thống QHSX đơn nhất là chế độ công hữu.
Sai lầm trên về cơ bản đó kìm hãm LLSX. Cuộc cải cách kinh tế vì thế bị đẩy lùi.
Điều đó đã vi phạm quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX
thể hiện sự giáo điều, dập khuân, thiếu sáng tạo khi vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin.
b. Kinh tế Việt Nam sau thời kỳ đổi mới :
Chuyển từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ
chế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước.
- Giai đoạn từ 1986 đến 1990 :
Đổi mới tư duy lý luận trước hết là đổi mới tư duy kinh tế. Chúng ta đó xác định
được những mục tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội, xây dựng và hoàn thiện thêm một
bước quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Tuy nhiên các
chính sách mới về kinh tế chưa thể đi ngay vào cuộc sống vì còn có nhiều lực cản:
vẫn còn cách quản lý cũ, trệ trệ, chậm thích nghi.
- Sau năm 1989 :
Các biện pháp đổi mới như áp dụng chính sách lãi suất, xoá bỏ chế độ tem
phiếu,loại bỏ một số khoản chi bao cấp, mở rộng quan hệ thị trường đó thực sự đi vào
cuộc sống và tạo sự chuyển biến rõ rệt dẫn đến QHSX lạc hậu kìm hãm sự phát triển
của LLSX .
- Giai đoạn từ 1991 đến nay :
QHSX có sự chuyển biến vượt bậc để phù hợp với LLSX đó phát triển.
Kết luận
Không một PTSX nào có thể tồn tại lâu dài. Sự chuyển sang một PTSX mới tiến bộ
hơn là một tất yếu lịch sử, khi đó xã hội của PTSX sau luôn tiến bộ hơn PTSX đầu.
Quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX luôn luôn đông qua
lịch sử 3 PTSX trước chủ nghĩa tư bản và đã được chứng minh như trên. Và nó cũng
giữ được tính đúng đắn trong giai đoạn hiện nay.
Mục lục
Lời mở đầu ..................................................................................................................... 1
Nội dung
I . Lý luận Kinh tế chính trị .......................................................................................... 2
1. LLSX ................................................................................................................ 2
2. QHSX ............................................................................................................... 2
3. Quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX .................. 3
II . Ba PTSX trước chủ nghĩa tư bản ............................................................................ 3
1. Sự phát triển lực lượng sản xuất trong PTSX công xã nguyên thuỷ và vai
trò đối với sự ra đời của chế độ nô lệ ............................................................................ 3
2. Sự phát triển lực lượng sản xuất trong PTSX chiếm hữu nô lệ và vai trò
đối với sự ra đời của chế độ phong kiến ....................................................................... 4
3. Sự phát triển lực lượng sản xuất trong PTSX phong kiến và vai trò của
sự phát triển đối với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ................................................... 5
III . Một số dẫn chứng thực tế ở Việt Nam về vai trò của LLSX đối với sự
biến đổi của QHSX ........................................................................................................ 6
1. Chứng minh ...................................................................................................... 6
2. Dẫn chứng thực tế ở Việt Nam ........................................................................ 7
Kết luận 9
Tài liệu tham khảo
1. Đề cương bài giảng môn KTCT (XNBGD)
2. Đề cương bài giảng môn lịch sử kinh tế quốc dân
3. Giáo trình kinh tế học chính trị Mác Lê Nin – NXB KTCT QG