Việc nghiên cứu lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về nền kinh tế thị trường
là cần thiết không chỉ đối với những người nghiên cứu khoa học kinh tế, đối với cán
bộ quản lý kinh doanh, với những người có nhiệm vụ hoạch định đường lối phát triển
kinh tế của đất nước, mà nó rất cần thiết đối với mỗi con người, mỗi gia đình trong xã
hội.
Lý thuyết về nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa Mác Lênin là một nội dung
hết sức to lớn và rất quan trọng trong học thuyết của chủ nghĩa Mác Lênin. Trong
điếu văn đọc trước mộ Mác-ăng ghen đã khẳng định, cùng với lý luận về giá trị thặng
dư, học thuyết hình thái kinh tế xã hội, thì lý thuyết về nền kinh tế thị trường là một
phát kiến vĩ đại của Mác mà sau này đã được Lênin phát triển và hoàn thiện, nó là
hòn đá tảng của chủ nghĩa Mác Lênin, lý thuyết này vẫn ngời sáng, cho đến cả ngày
hôm nay và mai sau.
Trong bối cảnh đầy biến động của thị trường thế giới nói chung cũng như thị
trường Việt Nam nói riêng. Đảng ta vẫn kiên định mục tiêu độ lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Để có cơ sở hiểu hơn lý thuyết của
Mác-Lênin, có cơ sở cho thống nhất cao hơn đường lối của Đảng ta, vấn đề nghiên
cứu, nắm vững lý thuyết về nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa Mác Lênin là hết sức
cần thiết.
27 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa
a.phần mở đầu
Việc nghiên cứu lý thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về nền kinh tế thị trường
là cần thiết không chỉ đối với những người nghiên cứu khoa học kinh tế, đối với cán
bộ quản lý kinh doanh, với những người có nhiệm vụ hoạch định đường lối phát triển
kinh tế của đất nước, mà nó rất cần thiết đối với mỗi con người, mỗi gia đình trong xã
hội.
Lý thuyết về nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa Mác Lênin là một nội dung
hết sức to lớn và rất quan trọng trong học thuyết của chủ nghĩa Mác Lênin. Trong
điếu văn đọc trước mộ Mác-ăng ghen đã khẳng định, cùng với lý luận về giá trị thặng
dư, học thuyết hình thái kinh tế xã hội, thì lý thuyết về nền kinh tế thị trường là một
phát kiến vĩ đại của Mác mà sau này đã được Lênin phát triển và hoàn thiện, nó là
hòn đá tảng của chủ nghĩa Mác Lênin, lý thuyết này vẫn ngời sáng, cho đến cả ngày
hôm nay và mai sau.
Trong bối cảnh đầy biến động của thị trường thế giới nói chung cũng như thị
trường Việt Nam nói riêng. Đảng ta vẫn kiên định mục tiêu độ lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Để có cơ sở hiểu hơn lý thuyết của
Mác-Lênin, có cơ sở cho thống nhất cao hơn đường lối của Đảng ta, vấn đề nghiên
cứu, nắm vững lý thuyết về nền kinh tế thị trường của chủ nghĩa Mác Lênin là hết sức
cần thiết.
Em chọn đề tài: Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
B.Phần nội dung
I.Lịch sử hình thành và phát triển của kinh tế thị trường
1. Quá trình chuyển hoá từ kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hoá
a. Những khái quát chung về kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá
Trong lịch sử nền kinh tế tự nhiên và nền kinh tế hàng hoá là hai hình thức tổ
chức kinh tế - xã hội đã tồn tại từ lâu. Hai hình thức này được hình thành trên cơ sở
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, trình độ phân công lao động xã hội,
trình độ phát triển và phạm vi của quan hệ trao đổi.
Với nền kinh tế tự nhiên, người sản xuất cũng đồng thời là người tiêu dùng. Từ
sản xuất tự tiêu dùng là đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế tự nhiên. Mục đích của
là tạo ra những giá trị sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân
người sản xuất, chính vì thế có thể nói quá trình sản xuất của nền kinh tế tự nhiên chỉ
gồm 2 khâu. Đó chính là khâu tự nhiên đều mang chung một hình thái hiện vật.
*Những ưu điểm của kinh tế hàng hoá so với kinh tế tự nhiên.
- Trong nền kinh tế hàng hoá do sự phát triển của phân công lao động thị
trường thì ngày càng được mở rộng. Chính điều đó tạo điều kiện phát huy lợi thế so
sánh của mỗi vùng, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy việc cải tiến công cụ
lao động, nâng cao trình độ kỹ thuật, học hỏi, áp dụng kết quả khoa học kỹ thuật, mở
rộng phạm vi sản xuất; thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Trong nền kinh tế hàng hoá, mục đích của sản xuất không phải là để tiêu
dùng cho chính bản thân người sản xuất mà là để thoả mãn nhu cầu càng tăng của thị
trường đã tạo nên động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của sản xuất hàng hoá. Đối
với sản xuất hàng hoá thì người tiêu dùng được coi là “Thượng đế” được quyền tự do
lựa chọn những hàng hoá phù hợp với nhu cầu và có khả năng thanh toán và thị hiếu
của mình trên cơ sở là chất lượng và giá cả của hàng hoá. Nhu cầu tiêu dùng ngày
càng cao thì kích thích sản xuất phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Kinh tế hàng hoá cạnh tranh ngày càng gay gắt. yêu cầu của cạnh tranh
đòi hỏi những đơn vị sản xuất hàng hoá phải thường xuyên quan tâm tới tăng năng
suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm để hạ giá thành... mục đích thu lợi
nhuận được nhiều hơn. cũng chính từ cạnh tranh, chạy theo lợi nhuận sẽ làm cho lực
lượng sản xuất có những bước tiến bộ lâu dài và vững chắc trong quá trình sản xuất.
- Cũng trong nền kinh tế hàng hoá, do sản xuất xã hội ngày càng phát
triển, quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng mở rộng, cho nên sản phẩm hàng hoá ngày
càng phong phú và đa dạng, việc giao lưu văn hoá, kinh tế giữa các vùng, các địa
phương, các đơn vị kinh tế và các quốc gia ngày càng phát triển. Đời sống vật chất,
tinh thần và văn hoá của nhân dân ngày một được nâng cao.
b. Những tiền đề tạo cơ sở cho quá trình chuyển từ nền kinh tế tự nhiên lên
kinh tế hàng hoá
Qua những ưu điểm của nền kinh tế hàng hoá ta thấy sự ra đời và phát triển của
kinh tế hàng hoá là quá trình kinh tế khách quan. Nó bắt đầu khi kinh tế tự nhiên phát
triển đến trình độ là xuất hiện những tiền để của kinh tế hàng hoá. Trong lịch sử,
những quan hệ hiện vật, tự nhiên và quan hệ hàng hoá -tiền tệ tồn tại đan xen và mâu
thuẫn với nhau. Sự xuất hiện của kinh tế hàng hoá cũng chính là sự xuất hiện những
tiền đề phủ định kinh tế tự nhiên và khẳng định kinh tế hàng hoá. Mỗi bước nhảy vọt
của kinh tế hàng hoá là một bước đẩy lùi kinh tế tự nhiên. Như vậy, trong quá trình
vận động và phát triển, kinh tế hàng hoá đã phủ định dần kinh tế tự nhiên va khẳng
định mình là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội độc lập.
Quá trình xuất hiện, vận động và phát triển của kinh tế hàng hoá diễn ra với sự
tác động mạnh mẽ của những tiền đề sau:
+Phân công lao động xã hội.
+Sự độc lập tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất
+Lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ.
+Hệ thống thông tin và giao thông vận tải
Phân công lao động xã hội đã tạo ra những ngành nghề sản xuất khác nhau. Do
phân công lao động xã hội cho nên mỗi người chuyên làm một việc trong một ngành
nghề nhất định và chuyên sản xuất ra một hoặc một số sản phẩm nhất định. Những
nhu cầu tiêu dùng của họ lại cần nhiều loại sản phẩm khác nhau cho cuộc sống. Để
thoả mãn nhu cầu của mình, những người sản xuất phải nương tựa vào nhau, trao đổi
và quan hệ với nhau. Phân công lao động xã hội làm nảy sinh những mối quan hệ
kinh tế giữa những người sản xuất với nhau.
Do có phân công lao động xã hội và sự độc lập tương đối về kinh tế giữa
những người sản xuất, cho nên quan hệ giữa những người sản xuất là quan hệ mâu
thuẫn, họ vừa liên hệ, phụ thuộc vào nhau vừa độc lập với nhau. Để giải quyết những
mâu thuẫn này buộc họ phải trao đổi dựa trên cơ sở giá trị, nghĩa là dựa trên cơ sở
trao đổi ngang giá.
Sản xuất hàng hoá ra đới khi trao đổi trở thành tập quán và là mục đích của sản
xuất.
Như ta thấy phân công lao động xã hội phát triển từng nào thì quan hệ trao đổi
cũng được mở rộng và ngày càng phong phú, phức tạp hơn nhiều.
Phân công lao động xã hội phát triển cũng hấp dẫn tới sự ra đời của ngành
thương nghiệp, đôi khi thương nghiệp ra đời thì phân công lao động xã hội và quan
hệ trao đổi có sắc thái mới. Cũng chính nhờ thương nghiệp phát triển làm cho sản
xuất và lưu thông hàng hoá cùng với lưu thông tiền tệ được phát triển nhanh chóng.
Đó là nguyên nhân của sự mở rộng quan hệ trao đổi giữa các vùng, đồng thời liên kết
những người sản xuất lại với nhau, tập trung họ chạy theo sự phát triển nhanh chóng
của kinh tế hàng hoá.
Quan hệ trao đổi được mở rộng và phát triển đòi hỏi hệ thống giao thông vận
tải, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng phải mở rộng và phát triển. Đây
chính là cơ sở vật chất làm tăng thêm các phương tiện trao đổi, mở rộng thị trường.
2.Những bước chuyển biến từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang kinh tế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước.
a.Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá.
Sự khác nhau giữa kinh tế thị trường và kinh tế hàng hoá ở trình độ phát triển.
kinh tế thị trường chính là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hoá. Khi kinh tế
hàng hoá phát triển điều đó có nghĩa là phạm trù hàng hoá, phạm trù tiền tệ và thị
trường được phát triển và được mở rộng. Hàng hoá không chỉ bao gồm những sản
phẩm đầu ra của sản xuất mà còn bao hàm các yếu tố đầu vào của sản xuất. Sức chứa
của thị trường và cơ cấu của thị trường được mở rộng và ngày càng hoàn hảo hơn.
mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều được tiền tệ hoá. Đến khi đó thì kinh tế hàng
hoá mới được coi là kinh tế thị trường.
b.Kinh tế thị trường hình thành trên những điều kiện sau đây
Kinh tế thị trường hình thành và phát triển được là nhờ vào những điều kiện cơ
bản sau đây.
-Sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động và thị trường sức lao động. Chúng ta
phải khẳng định rằng sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động là một sự tiến bộ lịch
sử. Con người lao động được tự do, người lao động có quyền làm chủ khả năng lao
động của mình và là một chủ thể bình đẳng trong các mối quan hệ làm ăn, sản xuất
với người khác.
Sự hoạt động của quy luật giá trị đã từng dẫn tới sự phân hoá những người sản
xuất thành kẻ giàu người nghèo. Sự phân hoá này diễn ra chậm chạp, cho nên cần
phải có sự can thiệp bạo lực của Nhà nước để thúc đẩy sự phân hoá này diễn ra nhanh
hơn. Cũng chính từ sự phân hoá giàu nghèo tới một giới hạn nhất định đã làm nảy
sinh hàng hoá lao động và thị trường sức lao động. Nhờ sự xuất hện của hàng hoá
lao động và thị trường sức lao động mà tiền tệ không chỉ đơn thuần là phương tiện
lưu thông mà còn trở thành phương tiện làm tăng giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế xã hội.
Cùng với sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động dẫn tới sự hình thành thị
trường các yếu tố sản xuất một cách hoàn chỉnh. Khi đó kinh tế thị trường ra đời.
- Phải tích luỹ được một số tiền nhất định và số tiền đó phải trở thành
vốn đề tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm mục đích có lợi nhuận. Khi có lợi nhuận
thì mới kích thích sự sản xuất phát triển, nó mới trở thành động lực thực sự
- Như ta đã bắt kinh tế thị trường là kinh tế của tiền tệ, cho nên vai trò
của đồng tiền vô cùng quan trọng. Nhưng để hình thành được nền kinh tế thị trường
cần phải có hệ thống tài chính, tín dụng, ngân hàng tương đối phát triển. Không thể
có được kinh tế thị trường nếu như hệ thống tài chính, tín dụng cùng ngân hàng còn
quá yếu ớt và đơn giản. Không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh.
- Sự hình thành nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có hệ thống kết cấu hạ
tầng tương đối phát triển, trên cơ sở đó mới đảm bảo được lưu thông hàng hoá và lưu
thông tiền tệ được thuận lợi dễ dàng, mới tăng được phương tiện vật chất nhằm mở
rộng quan hệ trao đổi.
- Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước. Riêng đối với nước ta đây là
điều kiện có tính quyết định để hình thành nền kinh tế thị trường. Nhờ có ngân hàng
và hàng hệ thống pháp luật đã tạo ra môi trường và hành lang cho thị trường phát
triển lành mạnh. đồng thời Nhà nước sử dụng biện pháp hành chính cần thiết để
phát huy những ưu thế và hạn chế những mặt tích cực của thị trường. Nhà nước thực
hiện chính sách phân phối và điều tiết theo nguyên tắc kết hợp công bằng xã hội
với hiệu quả kinh tế xã hội. Nhà nước còn thực hiện sự điều tiết nhằm giải quyết hài
hoà quan hệ giữa tăng trươngr kinh tế và công bằng xã hội.
Với sự tác động của những tiêu đề trên, nền kinh tế thị trường được xã hội hoá
cao, các quan hệ kinh tế mang hình thái phổ biến là quan hệ hàng hoá tiền tệ và nó
được tiền tệ hoá. Chính vì vậy mà những quy luật của kinh tế thị trường được phát
huy tác dụng một cách đầy đủ.
Những đặc trưng của kinh tế thị trường.
3.Những đặc trưng chung của kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Khi chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa là một yếu cầu khách quan, nhằm phát triển lực lượng sản xuất xã hội.
Quá trình đó phù hợp với xu thế của thời đại và xu thế của nhân dân ta.
Trong quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường thưo định
hướng xã hội chủ nghĩa tất yếu phải đòi hỏi những đặc điểm của mô hình kinh tế
hướng tới.
Đã có nhiều quốc gia phát triển nền kinh tế của mình theo mô hình kinh tế thị
trường. Chẳng hạn, mô hình kinh tế thị trường xã hội của cộng hoà liên bang Đức,
kinh tế thị trường mang màu sắc Trung quốc... khi xxét đều kinh tế thị trường, nền
kinh tế thị trường các nước đang và đã trải qua đều mang những đặc trưng sau đây.
- Một là: Tính tự chủ của các chủ thể kinh tế rất cao. các chủ thể kinh tế
tự bù đắp những chi phí và tự chịu trách nhiệm đối với kết quả sản xuất và kinh
doanh của mình. Các chủ thể được tự do liên kết, liên doanh, tự do tổ chức quá trình
sản xuất theo luật định. đây là một đặc trưng rất quan trọng của kinh tế thị truờng. đặc
trưng này xuất phát từ những điều kiện khách quan của việc tồn tại kinh tế hàng hoá.
đồng thời cũng là biểu hiện và là yêu cầu môij tại của nền kinh tế hàng hoá. Kinh tế
hàng hoá không bao dung hành vi bao cấp. Nó đối lập với bao cấp và đồng nghĩa với
tự chủ, năng động.
- Hai là: trên thị trường hàng hoá rất phong phú. Nguời ta tự do mua, bán hàng
hoá. Trong đó người mua chọn người bán. người bán tìm người mua. Họ gặp nhau ở
giá cả thị trường. đặc trưng này phản ánh tính ư việt hơn hẳn của kinh tế thị trường so
với kinh tế tự nhiên.
- Ba là: giá cả được hình thành ngay trên thị trường. Giá cả thị trường vừa là sự
biểu hiện thành tiền của giá trị thị trường, vừa chịu sự tác động của quan hệ cạnh
tranh và quan hệ cung cầu hàng hoá dịch vụ. Trên cơ sở giá trị thị trường, giá cả là
kết quả của sự thương lượng và thoả thuận giữa người mua và người bán. đặc trưng
này phản ánh yêu cầu của quy luật lưu thông hàng hoá. Trong quá trình trao đổi mua
bán hàng hoá, người bán luôn bán với giá cao, người mua lại luôn muốn mua với giá
thấp. đối với người bán, giá cả phải bù đắp được chi phí và có doanh lợi. Chi phí sản
xuất là giới hạn dưới, là phần cứng của giá cả, cón danh lợi càng nhiều càng tốt. Đối
với người bán, giá cả phải phù hợp ới lợi ích giới hạn của họ.
- Bốn là: cạnh tranh là một tất yếu cuẩ kinh tế thị trường. Nó tồn tại trên cơ sở
những đưon vị sản xuất hàng hoá độc lập và khác nhau về lợi ích kinh tế. Theo yêu
cầu của quy luật giá trị, tất cả các đơn vị sản xuất hàng hoá đều phải sản xuất và kinh
doanh trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong điều kiện đó, muốn có
nhiều lợi nhuận các đơn vị sản xuất kinh doanh phải đua nhau cải tiến kỹ thuật, áp
dụng kỹ thuật mới vào sản xuất để nhằm thu lợi nhuận sưu ngạch.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh diễn ra một cách phổ biến trong cả lĩnh
vực sản xuất và trong cả lĩnh vực lưu thông.
- Năm là: kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế mở. Nó rất đa dạng, phức tạp và
được điều hành bởi hệ thống tiền tệ và hệ thống pháp luật của Nhà nước.
- Mỗi đặc trưng trên đây phản ánh một khía cạnh của mô hình kinh tế thị
trường.
II. Thị truờng và cơ chế thị trường
1.Thị trường và cạnh tranh thị trường.
a.Thị trường:
Thị trường gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, nó ra đời và
phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Do đó mà có nhiều cách thức định
nghĩa về thị trường. Theo nghĩa ban đầu thì thị trường gắn liền với một địa điểm nhất
định. Nó là nơi diễnn rra quấ trình trao đổi, mua bán hàng hoá. Thị trường có tính
không gian vàthời gian. Theo nghĩa này, thị trường có thhể là hội chợ các địa dư hoặc
các khu tiêu thụ phân theo các mặt hàng, ngành hàng. Sản xuất hàng hoá ngày càng
phát triển, lượng sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường ngày càng dồi dào và
phong phú; thị trường được mở rộng. Nếu hiểu theo nghĩa đầy đủ hơn. nó là lĩnh vực
trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ làm mội giới. Tại đây người mua và người bán tác
động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá lưu thông trên thị
trường.
Khi nói tới thị trường chúng ta phải nói tới các yếu tố cấu thành thị trường đó
là hàng và tiền (H và T) người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau. Từ đó
hình thành các quan hệ hàng hoá tiền tệ, mua bán, cung cầu và giá cả hàng hoá.
Nói tới thị trường là nói tới tự do kinh doanh, tự do mua bán, thuận mua vừa
bán, tự do giao dịch. Quan hệ giữa các chủ thể kinh tế bình đẳng.
Nhưng trong thực tế thì có nhiều thuật ngữ để biểu hiện khaí niệm thị trường
như: thị trường bán buôn, thị trường bán lẻ, thị trường hàng tieu dùng, thị trường tư
liệu sản xuất, thị trường sức lao động ...
Ngoài ra mỗi loại hàng hoá lại có thị trường riêng của nó: như thị trường gạo,
thị trường muối, thị trường lãi ... sở dĩ như vậy là vì trao đổi trở nên thường xuyên,
phạm vi và quy mô ngày càng mở rộng. Mọi hàng hoá đều phải thông qua trao đổi
mới đến được tiêu dùng. Có trao đổi, có cung, cầu là có thị trường. Mỗi loại hàng hoá
hoặc dịch vụ đều Có một thị trường tương ứng. ở mỗi thị trường này người ta có thể
đưa ra các số liệu thống kê về tổng cung, tổng cầu và giá cả thị trường.
Trong lịch sử đã xuất hiện nhiều cách phân loại thị trường khác nhau. Chẳng
hạn, dựa vào các hình thức lưu thông hàng hoá, người ta đã phân chia thị trường
thành: thị trường vật tư cung ứng kỹ thuật, thị trường hàng tiêu dùng. Dựa vào quan
hệ sở hữu, người ta chia thị trường thành thị trường có tổ chức và thị trường tự do.
Chúng ta có thể sơ lược về cách phân chia thị trường như sau:
- Thị trường thứ nhất là thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ: ở thị
trường này người ta mua bán những tư liệu sinh hoạt như lương thực, thực phẩm, vải
vóc, quần áo, các phương tiện sinh hoạt trong gia đình...Những hàng hoá tiêu dùng
ngày càng chiều theo đà phát triển của kinh tế hàng hoá. Ngoài những hàng hoá hữu
hình còn có những hàng hoá vô hình được coi là dịch vụ như: sửa chữa, may vá. Nhìn
chung, ở thị trường hàng hoá và dịch vụ người ta mua bán những sản phẩm là kết quả
của sản xuất, nên thị trường này được gọi là thị trường đầu ra.
- Thị trường thứ hai là thị trường các yếu tố sản xuất. Trên thị trường này
người ta mua, bán các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất như các loại nguyên vật
liệu, thiết bị máy móc, sức lao động... Thị trường này được gọi là thị trường đầu vào.
Để phân chia được như trên là dựa trên cơ sở chủng loại hàng hoá đưa ra trao
đổi trên thị trường, dựa vào sự phát triển của phạm trù hàng hoá. Hàng hoá phát triển
và mở rộng đến đâu thì thị trường phát triển và mở rộng đến đến đó.
Khi nói đến thị trường thì chúng ta phải nói đến vai trò của nó. Như phần trên
đã nghiên cứu thì kinh tế hàng hoá gắn liền với thị trường, sản xuất cho thị trường,
tiêu dùng phải thông qua thị trường. Thị trường là trung tâm của quá trình tái sản
xuất.
Sản xuất là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất và sức lao động theo quan hệ tỉ lệ
nhất định. Quan hệ tỉ lệ này tuỳ thuộc vào trình độ kỹ thuật của sản xuất. Nếu kỹ
thuật tiến bộ thì một lượng sức lao động nhất định sẽ vận hành được nhiều tư liệu sản
xuất hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn. Để sản xuất cần có các yếu tố sản xuất. Thị
trường chính là nơi cung cấp các yếu tố đó đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến
hành bình thường. Sản xuất hàng hoá là sản xuất để trao đổi, để bán. Thị trường lại là
nơi tiêu thụ các hàng hoá cho các doanh nghiệp. Thông qua thị trường giá trị hàng
hoá được thực hiện và các doanh nghiệp thu hồi được vốn.
b. Sự cạnh tranh trên thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra một cách phổ biến trong cả
lĩnh vực sản xuất và trong cả lĩnh vực lưu thông. Cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất
bao gồm: cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau. Cạnh tranh
trong lĩnh vực lưu thông bao gồm. Cạnh tranh giữa những người tham gia trao đổi
hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, người bán với những người bán, người mua với
những người mua. Hình thức và biện pháp của cạnh tranh có thể rất phong phú nhưng
động lực và mục đích cuối cùng của cạnh tranh chínhh là lợi nhuận. Sự ganh đua giữa
các chủ thể kinh tế nhằm dành phần sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có lợi cho mình để
thu lợi nhuận cao. Cạnh tranh là môi trường tồn tại của nền kinh tế thị trường. Nó đòi
hỏi chủ thể kinh tế phải chuẩn bị cho mình khả năng thắng lợi trên thị trường.
Đối với nước ta việc cạnh tranh trên