Đất nước ta sau khi bước qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt cũng là lúc
hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân , nhận biết rõ về tình
hình Đảng và Nhà nước ta chủ trương bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH .Một
trong những nhiệm vụ quan trọng của thời kỳ này chính là thực hiện nhất quán
,lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm mục tiêu hàng
đầu là giải phóng sức lao động , động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và
bên ngoài cho Công nghiệp hoá_Hiện đại hoá nâng cao hiệu quả kinh tế va xã
hội, cải thiện đời sống nhân dân.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của thời kỳ quá độ nước
ta đã gặp phải một số khó khăn như : chúng ta xuất phát từ một nền kinh tế lạc
hậu ,cơ sở vật chất yếu kém . Bên cạnh đó thực tiễn vẫn còn tồn tại một số vấn
đề đòi hỏi phaỉ tiếp tục đúc kết hệ thống lý luận ,đổi mới tư duy ,vì vậy em lựa
chọn đề tài “ Cơ sở tồn tại và sự vận động của cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam”. Để có cơ sở
khoa học để tiếp cận và có được những nhận thức đúng về nhiệm vụ trong thời
kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
30 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2351 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cơ sở tồn tại và sự vận động của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Những luận điểm của Chủ nghĩa Mac-Lênin
và quan điểm của Đảng ta về vấn đề tồn tại
nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ
quá độ lên CNXH ở Việt Nam
A_ Đặt vấn đề
Đất nước ta sau khi bước qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt cũng là lúc
hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân , nhận biết rõ về tình
hình Đảng và Nhà nước ta chủ trương bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH .Một
trong những nhiệm vụ quan trọng của thời kỳ này chính là thực hiện nhất quán
,lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm mục tiêu hàng
đầu là giải phóng sức lao động , động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và
bên ngoài cho Công nghiệp hoá_Hiện đại hoá nâng cao hiệu quả kinh tế va xã
hội, cải thiện đời sống nhân dân.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của thời kỳ quá độ nước
ta đã gặp phải một số khó khăn như : chúng ta xuất phát từ một nền kinh tế lạc
hậu ,cơ sở vật chất yếu kém .. Bên cạnh đó thực tiễn vẫn còn tồn tại một số vấn
đề đòi hỏi phaỉ tiếp tục đúc kết hệ thống lý luận ,đổi mới tư duy ,vì vậy em lựa
chọn đề tài “ Cơ sở tồn tại và sự vận động của cơ cấu kinh tế nhiều thành
phần trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam”. Để có cơ sở
khoa học để tiếp cận và có được những nhận thức đúng về nhiệm vụ trong thời
kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
B_ Nội Dung
1.Những luận điểm của Chủ nghĩa Mac-Lênin và quan điểm của
Đảng ta về vấn đề tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá
độ lên CNXH ở Việt Nam.
1.1.Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở
Việt Nam là một tất yếu khách quan.
1.1.1.Quan niệm về thành phần kinh tế
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dược đặc
trưng bởi hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.Bởi vậy thành phần
kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định , trong đó, căn cứ
vào quan hệ sản xuất (mà hạt nhân la quan hệ sở hữu)nào thống trị để xác định
từng thành phần kinh tế cụ thể.
Vì các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập với nhau mà có liên hệ
chặt chẽ , tác động lẫn nhau nên cơ cấu kinh tế thống nhất phải bao gồm nhiều
thành kinh tế.
1.1.2.Sự tồn tại khách quan của kinh tế nhiều thành phần trong thời
kỳ quá độ.
Thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử đặc biệt , trong đó kết cấu kinh tế
xã hội vừa bao hàm những yếu tố của xã hội cũ đang suy thoái dần , vừa bao
hàm những yếu tố của xã hội mới ra đời , đang lớn lên từng bước nhưng chưa
giành toàn thắng.Điều đó có nghĩa là nó mang tính chất quá độ.V.I.Leenin
viết:”danh từ quá độ có nghĩa là gì?Vận dụng vào kinh tế , có phải nó có nghĩa
là trong chế độ hiện nay có những thành phần , những bộ phận, những mảnh
của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không?Bất cứ ai cũng đều thừa nhận
là có”.
Leenin cũng chỉ ra rằng , ở các nước đi lên chủ nghĩa xã hội phổ biến có
ba thành phần kinh tế cơ bản:kinh tế xã hội chủ nghĩa , kinh tế tư bản chủ nghĩa
và kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ.Song thành phần kinh tế khác phương thức
sản xuất ở chỗ khi nó chưa đóng vai trò thống trị nhưng cũng không ở vào vị trí
chi phối , nó tồn tại như một bộ phận tương đối độc lập , đan xen với các bộ
phận khác của kết cấu kinh tế xã hội.Bởi ý nghĩa này , nền kinh tế nhiều thành
phàn là đặc trưng riêng có của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở nước ta trong thời kỳ quá độ là tát
yếu khách quan.Tính tất yếu đố được quy định bởi các điểm sau:
Một là do lực lượng sản xuất phát triển không đồng đều giữa các
vùng, các ngành và trong nội bộ từng vùng , dẫn tới trình độ khác nhau của lực
lượng sản xuất , tất yếu phải tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất
và nhiều thành phần kinh tế.
Hai là do tính chất quá độ từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đi
lên chủ nghĩa xã hội , không qua chế độ tư bản chủ nghĩa ,nước ta tất yếu còn
có kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể của nông dan, thợ thủ công , người làm
thương nghiệp , dich vụ và kinh tế tự nhiên. Để phát triển kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa , các thành phần kinh tế
không thể “xoá bỏ” hay “ chuyển đổi” một cach chủ quan duy ý chí mà phải
căn cứ vào trình độ phát triển của từng ngành nghề mà từng bước hình thành
quan hệ sản xuất mới từ thấp tới cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu .
Ba là trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ dần dần xuất
hiện những thành phần kinh tế mới như kinh tế nhà nước , kinh tế tập thể,kinh
tế tư bản nhà nước.
Từ khi tiến hành đổi mới nước ta không chỉ thừa nhận sự tồn tại khách
quan nhiều thành phần kinh tế mà còn phải thực hiện nhất quán chính sách cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2.Luận điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin về vấn đề tồn tại nhiều
thành phần kinh tế
Lịch sử nhân loai đã chứng minh rằng sản xuất nhỏ tất yếu sẽ tiến lên
sản xuất lớn hiện đại. Xét về hình thái tổ chức sản xuất và trao đổi sản phẩm
thì chủ nghĩa tư bản ngày nay đã đạt tới đỉnh cao của nền kinh tế thị trường .
Song về bản chất kinh tế – xã hội thì nó vẫn là một chế độ người bóc lột người
tinh vi nhất trong lịch sử nhân loai và sớm muộn tát yếu sẽ bị xã hội loài
người xoá bỏ thay thế bằng một xã hội tiến bộ và văn minh hơn đó là xã hội xã
hội chủ nghĩa.
Ơ thời đại ngày nay nền kinh tế hàng hoá phát triển hay còn gọi là kinh
tế thị trường theo mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn
minh,moi người đều được hưởng hạnh phúc dang là xu thế khách quan và
mong muốn phát triển của nhân loại nói chung, cũng như các nước lạc hậu
đang ở thời kì phát triển nói riêng . Sở dĩ nó trở thành xu thế khách quan bởi
các lẽ sau đây :
Một là,nền kinh tế thị trường tuy có những mặt tiêu cực và hạn chế
,song xét về ưu thế hiệu quả kinh tế đem lại cho xã hội thì có nhiều ưu điểm
hơn các hình thái kinh tế xã hội đã từng tồn tại trong xã hội loài người từ trườc
tới nay .
Hai là , chủ nghĩa tư bản ngày nay đã bộc lộ rõ tất cả những mặt xấu xa
và lỗi thời của nó, không còn là “hình mẫu” hấp dẫn để các nước lạc hậu noi
theo.
Ba là , bản thân giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư
bản phát triển hiệnnay cung đều tự thấy rằng chủ nghĩa tư bản đã đến lúc phải bị
xoá bỏ đẻ thay thế bằng một xã hội mới tiến bộ và văn minh hơn ,dảm bảo công
bằng về kinh tế chính trị,văn hoá và xã hội cho tất cả moi ngưòi. Chủ nghĩa
Mac-lênin gọi đó là chủ nghĩa ccộng sản mà giai đoạn thấp của nó là xã hội xã
hội chủ nghĩa.Xã hội này hàm chứa trong dó những nhân tố kinh tế ,chính trị
văn hoá và xã hội gắn với mục tiêu độc lập chủ quyền dân tộc giải phóng giai
cấp và giải phóng con người.
Sự nghiệp cách mạng của đảng ,nhà nước ta trước đây,hiện nay và mẫi
sau này là nhằm phấn đấu xây dựng một xã hội như thế ở nước ta để nhân dân ta
được đời đời được ấm no hạnh phúc.
Điều đáng lưu ý là xã hội xã hội chủ nghĩa theo Cac- mac thì nó phải ra đời ở
một nước có nền kinh tế phát triển cao khi mà quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phải
phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất tương ứng.
V.I.Lênin cho rằng theo tiến trình lịch sử tự nhiên của sư phát triển lực luợng sản
xuất thì chủ nghĩa xã hội là “một bước tiến liền ngay sau chế độ độc quyền tư bản
nhà nước “vì “chủ nghiã tư bản độc quyền –nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy
đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội ,là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội,là nấc thang lịch
sử mà giưa nó (nấc thang đó ) với nấc thang được gọi là chủ nghĩa xã hội thì không
có một nấc nào ở giữa cả”.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội tất yếu
phải khuyến khích phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá nhưng theo Lê-nin
thì”hễ có trao đổi thì sự phát triển của nền kinh tế nhỏ là một sự phát triển tiểu tư
sản,một sự phát triển tư bản chủ nghĩa …nếu tìm cách ngăn cấm sự phát triển
kinh tế tư bản chủ nghĩa thì chính sách ấy là một sự dại dột và tự sát đối với đảng
nao muốn áp dụng nó .Dại dột vì về phương diện kinh tế chính sách đấy là không
thể nào thực hiên đựơc;tự sát,vì những đảng nào định thi hành một chính sach
mhư thế nhất định sẽ bị phá sản”nên chinh sách cuối cùng có thể áp dụng được
và duy nhất hợp lí là không tìm cách ngăn cấm và chặn đứng sự phát triển của chủ
nghiã tư bản mà tìm cách hướng nó vào chủ nghĩa tư bản nhà nứoc vì “từ chủ
nghĩa tư bản tiểu tư sản đi đến chủ nghĩa tư bản nhà nước vơí qui mô lớn cũng
như đi đến chủ nghĩa xã hội đều trải qua cùng một con đường”.
Như vậy ,định hướng lên chủ nghĩa xã hội ,bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa không có nghĩa là đối lập chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản ,bỏ qua
tất cả những gì đã có trong chủ nghĩa tư bản mà là sử dụng chủ nghĩa tư bản để
xây dựng cơ sở vật chất –kĩ thuât cho chủ nghĩa xã hội, là hướng kinh tế tiểu tư
sản và kinh tế tư bản chủ nghĩa vào con đường của chủ nghĩa tư bản nhà nước
để đi lên chủ nghia xã hội.Bởi vì “chủ nghĩa tư bản là xấu so với chủ nghĩa xã
hội. Chủ nghĩa tư bản lại là tốt so với thời trung cổ ,với nền tiểu sản xuất, với
chủ nghĩa quan liêu do tình trạng phân tán của những ngưòi tiểu sản xuất tạo
nên . Vì chúng ta chưa có điều kiện để chuyển trực tiếp từ nền tiểu sản xuất lên
chủ nghĩa xã hội ,bởi vậy trong một mức độ nào đó chủ nghĩa tư bản là không
thể tránh khỏi ,nó là sản vật tự nhiên của nền tiểu sản xuất và trao đổi.Bởi vậy
chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào con
đường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giũa nền tiểu sản
xuất và chủ nghĩa xã hội ,làm phuơng tiện, con đường, phương pháp ,phương
thức để tăng lực lượng sản xuất lên ”.Đây chính là giai đoạn lịch sử mà chủ
nghĩa Mác-Lênin gọi là thời kì quá độ mà thực chất của thời kì nay là nhà nước
của giai cấp vô sản và nhân dan lao động tự đảm đương nhiệm vụ lịch sử phát
triển sức sản xuất và những quan hệ xã hội tương ứng với những điều kiên vật
chất ấy làm cơ sở hiện thực cho chủ nghĩa xã hội –một nhiệm vụ mà đáng lẽ
giai cấp tư sản phải đảm đưong nếu như đất nước trải qua chế độ tư bản chủ
nghĩa.
1.3.Quan điểm của Đảng ta
Xác định đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một hướng đi đúng đắn
phù hợp với xu thế thời đại và nguyện vong của nhân dân ta. Song đi lên chủ
nghĩa xã hội không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa nên nước ta thiếu cái “cốt
vật chất” của một nền kinh tế phát triển , cơ cấu hạ tầng vật chất thấp, kém khả
năng cạnh tranh ,sản xuất phân tán nhỏ lẻ,phân công lao động chưa sâu
sắc,trình độ lao động không cao, thị trường còn sơ khai. Trước tình hình đó
Đảng ta xác định :để đi tới chủ nghiã xã hội nước ta đương nhiên phải trải qua
những bước quá độ lich sử đặc biệt với mô hình tổ chức quá độ, với các hình
thức kinh tế quá độ ,với các bước đi và khâu trung gian quá độ để có thể rút
ngắn đáng kể thời gian thực hiện các trình tự phát triển tự nhiên và đạt được
những mục tiêu định hướng đã chọn.Đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
đảng Cộng sản Việt Nam vạch ra đường lối đổi mới xuất phát từ tất yếu đó.
Kinh tế nhiều thành phần là thể hiện và đảm bảo sự phù hợp của quan hệ sản
xuất với trình độ thấp và không đều của lực lượng sản xuất , đồng thời khơi
dậy tiềm năng của từng thành phần kinh tế trong nèn kinh tế quốc dân.Ngoài ra
,việc chuyển cơ chế quản lí hành chính ,tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế
quản lí thị trường là đảm bảo sự thích ứng của quan hệ sản xuất với điểm xuất
phát thấp của lực lượng sản xuất ở nước ta. Sự chuyển đổi này đã làm cho cơ
chế quản lí từ bảo thủ ,trì trệ thành sự quản lí năng động và hiệu quả , chuyển
chế độ sở hữu từ một hình thức (quốc doanh và tập thể )sang đa chủ thể sở hữu
về tư liệu sản xuất .Điều này đã khắc phục được sự trì trệ tư duy của “ông chủ
tập thể”,khơi dậy tiềm năng sáng tạo của từng chủ sở hữu .Mọi người lao động
, từng ông chủ sở hữu trăn trở tìm tòi sáng tạo tìm cách làm giàu cho mình và
cho toàn xã hội .quan điểm dân giàu nước mạnh là hoàn toàn biện chứng .Dân
có giàu thì nước mới mạnh .Việc chuyển phương thúc phân phối “cào bằng”
bình quân triệt tiêu động lực lợi ích của người lao động sang phương thức phân
phối theo lao động và và hiệu quả đã tạo chất men kích thích lợi ích chính
đáng của toàn thể người lao động . Phân phối theo lao động và hiệu quả của sản
xuất –kinh doanh không chỉ khơi dậy động lực lợi ích mà còn tạo ra nhu cầu
khơi dậy đông lực lợi ích .Đây là hai yếu tố hết sức quan trọng quyết định sự
tăng trưởng kinh tế .
Chúng ta đang tồn tại trong điều kiện quốc tế mới ,thời đai mới –thời đại
lực lượng sản xuất quốc tế hoá. Đại hội Đảng VI cũng khắc phục sự hạn chế
của tư duy “khép kín” ,đóng kín với với thế giới bên ngoài trước đây , chuyển
sang tư duy “mở”-mở cửa ra thế giới ,hội nhập với cộng động nhân loại . Sự
chuyển biến cơ bản này vừa xuất phát từ đặc điểm thời đại và tình hình đất
nước, vừa có tác dụng hội tụ sức mạnh thời đại với sức mạnh Việt Nam .
Đường lối phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở thời kì
quá độ theo định huớng xã hội chủ nghĩa ,vận hành theo cơ chế thị trường có
sự quản lí của nhà nước là một định hướng chiến lược cực kì quan trọng mang
tính khách quan và có khả năng thắng lợi ở nước ta ,bởi vì:
Một là,chỉ có phát triển nền kinh tế nhiều thành phần mới phù hợp với
thực trạng của lực lượng sản xuất chưa đồng đều ở Việt Nam .
Hai là, nó phù hợp với xu thế phát triển khách quan của thời đại ngày
nay –thời đại các nước đều hướng về phát triển kinh tế thị trường có sự quản lí
vĩ mô của nhà nước .Sự phù hợp này sẽ giúp nước ta có thêm thế và lực để phát
triển kinh tế nhanh hơn.
Ba là, phù hợp với mong muốn thiết tha của nhân dân ta là được đem
hết tài năng, sức lực để lao động làm giaù cho đất nước và cho bản thân mình.
Bốn là ,nó cho phép có điều kiện thuận lợi để khai thác có hiệu quả nhất
các tiềm năng hiện có và đang còn tiềm ẩn trong nước , có thể tranh thủ tốt
nhất sự giúp đỡ,hợp tác từ bên ngoài nhằm phát triển nền kinh tế nuớc ta
hướng vào mục tiêu tăng trưởng nhanh và hiện đại hoá . Chỉ có nhiều thành
phần kinh tế , chúng ta mới có khả năng huy động mọi tiềm năng về vốn ,kỹ
thuật, mới phát huy được mọi tiềm năng của con người Việt Nam ,mới áp dụng
nhanh nhạy các thành tựu khoa học và công nghệ, mới vận dụng sáng tạo có
hiệu quả các thành phần kinh tế “các mắt xích trung gian ,các nấc thang hợp lí ,
các nhịp cầu thích hợp” vào trong quá trình quản lý và phát triển kinh tế – xã
hội .
Rõ ràng chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần mà đại hội
VI của Đảng đề ra phù hợp với kinh tế xã hội của đất nước và đặc điểm thời đại
.Chủ trương đó khẳng định sự tồn tai khách quan của nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần ở Việt Nam hiên nay.
2. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên Chủ
Nghĩa Xã Hội.
Căn cứ vào nguyên lí chung và điều kiện cụ thể của Việt Nam ,Đảng
cộng sản Việt Nam xác định : nền kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội Việt Nam có 6 thành phần.Đó là :
-Kinh tế nhà nước .
-Kinh tế tập thể.
-Kinh tế cá thể tiểu chủ.
-Kinh tế tư bản tư nhân.
-Kinh tế tư bản nhà nước .
-Kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài
2.1.Kinh tế Nhà nước(KTNN)
2.1.1.Quan niệm mới về kinh tế Nhà nước.
Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công
cộng(công hữu )về tư liệu sản xuất (sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước ).Kinh
tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước ,các quĩ dự trữ quốc gia , các
quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào
vòng chu chuyển kinh tế.
Với quan niệm trên , KTNN có nội hàm và ngoại diện khá rộng.Quan
niệm này đã là một nhạn thức mới có ý nghĩa lý luận góp phần khắc phục sai
lầm mà một thời chúng ta đã đồng nhất KTNN với khái niệm doanh nghiệp
Nhà nước .Và một khi số doanh nghiệp Nhà nước có những tiêu cực , làm ăn
thua lỗ so với kinh tế tư nhân,làm nảy sinh sự hoài nghi lý luận về vai trò chủ
đạo của thành phần kinh tế này.
Như vậy KTNN là một khái niệm rộng , trong đó doanh nghiệp nhà
nước là một bộ phận rất quan trọng,là chỗ dựa để KTNN có điều kiện giư vai
trò chủ đạo.
2.1.2.Vai trò của KTNN
Kinh tế nhà nước gữi vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là nhân
tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quanh trọng và
công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Các doanh nghiệp nhà nước, bộ phân quan trọng nhất của nền kinh tế
phải giữ vị trí then chốt, phải đi đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ,
nêu gương về năng xuất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp
luật.
Để làm như vậy phải hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ
cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hiện có,
đồng thời phát triển thêm doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ
phần chi phối ở một ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng.
Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo những
hướng sau:
- Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tông công ty
nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Khẩn trương cải thiện
tình hình tài chính và lao động của các doanh nghiệp nhà nước, củng cố và hiện
đại hoá một bước các tổng công ty nhà nước.
- Thục hiên tôt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hóa sở hữu đối với
những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ 100%.
- Giao bán, khoán, cho thuê… các doanh nghiệp loại nhỏ mà nhà nước
không cần nắm giữ.
- Sáp nhập, giải thể, cho phá sản những doanh nghiệp hoạt động không
co hiệu quả và không thực hiện được các biên pháp trên.
Về mặt quản lí kinh tế, nhà nước phải phân biệt quyền của chủ sở hữu
và quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện chế độ quản lí công ty đối
với các doanh nghiệp kinh doanh dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một
chủ sở hữu là nhà nước và công ty cổ phần có vốn nhà nước, giao cho hội đồng
quản trị doanh nghiệp quyền đại diện trực tiếp chủ sở hữu gắn với quyền tự chủ
trong kinh doanh. Tiếp tục đỏi mới cơ chế, chính sách đới với doanh nghiệp
nhà nước để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả theo hướng xoá bỏ
triệt tiêu để bao cấp,doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên tthị trường;tự chịu
trách nhiệm sản xuất kinh doanh. Quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của
các cơ quan quản lí nhà nước đối với các doanh nghiệp .
2.1.3.Thực trạng phát triển
2.1.3.1.Thành tựu.
Khu vực kinh tế nhà nước chiém giữ phần lớn các nguồn lực tài sản, đất
đai đến nguồn vốn tài chính, vốn con người ,đồng thời có những đóng góp
nhiều nhất cho tăng trưởng kinh tế .
Trong năm 2003, khu vực kinh tế nhà nước hiện có khoảng 5175 doanh
nghiệp , chiếm 56,5% tổng vốn đầu tư phát triển và đóng góp hơn 38%
GDP.doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo, thậm chí độc quyền trong
nhiều ngành kinh tế , nhất lá những ngành có vị trí then chốt như bưu chính-
viễn thông, hàng không, điện lực…khu vực này đã sản xuất ra 39,5%giá trị sản
lượng công nghiệp ,trên 50% kim ngạch xuất khẩu và 23,7% tổng thu ngân
sách nhà nước. Hầu hết các hoạt động sản xuất và dịch vụ công ích đều do
doanh nghiệp nhà nước đảm nhiệm
2001 2002 2003
Dóng góp cho GDP(giá trị thực tế) 38.4 38.31 38.22
Đóng góp cho tổng vốn đầu tư và
phát triển (giá trị thực tế)
58.1 56.2 56.5
Đóng góp cho tổng thu ngân sách 22.28 23.37 23.71
Tỷ trong đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước trong nền kinh tế (đơn
vị tính %)
2.1.3.2.Hạn chế.
Tuyvậy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước hiện nay chưa thực sự xuất
phát từ thực lực vượt trội của khu vực này so với các thành phần kinh tế khá và
so vói các doanh nghiệp trên thế giới. đạc điểm này thể hiện rõ ở một số điểm
sau :
Thứ nhất ,năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nhà nước thấp
kém ,nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Nợ của khu vực doanh
nghiệp nhà nước quá lớn ,nợ quá hạn ,nợ khó