Đề tài Côn trùng

Côn trùng chiếm một vị trí quan trọng số một trong đa dạng sinh học và cân bằng của mỗi hệ sinh thái. Côn trùng là lớp động vật nhiều loài nhất, côn trùng có số loài và số cá thể từng loài nhiều, phân bố rộng. Côn trùng là một mắt xích quan trọng trong dòng năng lượng và chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng. Côn trùng là động vật không xương sống, cơ thể côn trùng đươc bao bọc bởi một lớp da có cấu tạo đặc biệt giúp cho chúng có thể thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của ngoại cảnh. Chúng có cánh nên có thể bay để tìm thức ăn, tìm đôi giao phối, trốn tránh kẻ thù, lựa chọn nơi đẻ trứng và tìm nơi sinh sống tốt nhất, có thể di cư và mở rộng vùng phân bố dễ dàng. Cơ thể côn trùng nhỏ bé khiến cho chúng có thể ẩn náu mọi nơi, với một lượng thức ăn ít ỏi cũng đủ để hoàn thành một thế hệ và sinh ra các thế hệ sau. Côn trùng có sức sinh sản lớn, sinh sản bằng nhiều hình thức và vòng đời ngắn nên sức tăng mật độ cao. Côn trùng có sức sống và khả năng thích nghi cao với những biến đổi của điều kiên ngoại cảnh, khiến chúng vượt xa các nhóm loài khác trong giới động vật về tính đa dạng.

docx18 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2468 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Côn trùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Đặt vấn đề Côn trùng chiếm một vị trí quan trọng số một trong đa dạng sinh học và cân bằng của mỗi hệ sinh thái. Côn trùng là lớp động vật nhiều loài nhất, côn trùng có số loài và số cá thể từng loài nhiều, phân bố rộng. Côn trùng là một mắt xích quan trọng trong dòng năng lượng và chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng. Côn trùng là động vật không xương sống, cơ thể côn trùng đươc bao bọc bởi một lớp da có cấu tạo đặc biệt giúp cho chúng có thể thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của ngoại cảnh. Chúng có cánh nên có thể bay để tìm thức ăn, tìm đôi giao phối, trốn tránh kẻ thù, lựa chọn nơi đẻ trứng và tìm nơi sinh sống tốt nhất, có thể di cư và mở rộng vùng phân bố dễ dàng. Cơ thể côn trùng nhỏ bé khiến cho chúng có thể ẩn náu mọi nơi, với một lượng thức ăn ít ỏi cũng đủ để hoàn thành một thế hệ và sinh ra các thế hệ sau. Côn trùng có sức sinh sản lớn, sinh sản bằng nhiều hình thức và vòng đời ngắn nên sức tăng mật độ cao. Côn trùng có sức sống và khả năng thích nghi cao với những biến đổi của điều kiên ngoại cảnh, khiến chúng vượt xa các nhóm loài khác trong giới động vật về tính đa dạng. Hầu hết các loài côn trùng đều có lợi cho con người,chỉ khoảng 0,1% là có hại.nhiều loài côn trùng có hại  vì chúng truyền bệnh (ruồi, muỗi), phá hủy các công trình (mối), hay làm hỏng các sản phẩm lương thực (mọt) côn trùng có lợi về nhiều mặt khác nhau như  Một số loàithụ phấn cho các loài thực vật có hoa (ví dụ ong, bướm, kiến...). Sự giao phấn (pollination) là sự trao đổi (hạt phấn) giữa các thực vật có hoa để sinh sản. Các loài côn trùng khi lấy mật và phấn hoa đã vô tình tiến hành giao phấn, Một số côn trùng cũng sinh ra những chất rất hữu ích như mật, sáp, tơ.. Thực ra đây cũng là một nguồn protein trong dinh dưỡng của loài ngườiNhiều côn trùng, đặc biệt là các loài cánh cứng là những bọn ăn xác thối, chúng ăn các xác động vật chết, các cây bị gãy mục, trả lại môi trường các dạng hữu ích cho các sinh vật khác sử dụng.nhiều loài côn trùng thường có mắt xích với nhau ,Sự quan tâm của với việc kiểm soát dịch hại bằng thuốc trừ sâu có thể có tác dụng phản lại, thực tế thì chúng ta đã không nhận ra rằng chính côn trùng đã tự kiểm soát lẫn nhau và cả các quần thể có hại. Vì vậy, kiểm soát bằng thuốc độc thậm chí có thể dẫn đến sự bùng phát một loạt dịch hại nào đó. Chính vì những lợi ích cũng như những ảnh hưởng của côn trùng đến con người và thiên nhiên nên cần phải nghiên cứu,điều chỉnh hợp lý số lượng của mỗi loài nhằm đáp ứng tốt sự đa dang sinh thái chung. II.Mục tiêu Mục tiêu Phần 1 sưu tầm và tư liệu hóa mẫu vật Nắm bắt được Tên mẫu vật (tên thường gọi, tên VN và KH về Bộ, họ, giống, loài nếu xác định được); Mô tả mẫu vật: + mô tả kích thước của cơ thể + mô tả kích thước của các bộ phận theo thứ tự từ đầu xuống Nắm được pha phát triển, giới tính của loài thu mẫu Một số đặc điểm sinh thái của loài: môi trường sống, đối tượng thức ăn, kẻ thù tự nhiên… Vai trò của loài trong tự nhiên và mối quan hệ đối với lợi ích của con người Đề xuất hướng quản lý loài mục tiêu phần 2 côn trùng hại gỗ: Nắm được tên thường gọi, tên khoa hoc,tên họ của các loài Mô tả hình dạng từng loài Nắm được đặc điểm sinh học và sinh thái học Ý nghĩa sinh hoc và sinh thái học Nắm được đối tượng gây của côn trùng Đề ra hướng quản lý III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1 Phương Pháp thực hiện + thu thập thông tin thứ cấp liên quan đến nội dung nghiên cứu (internet, tài liệu chuyên nghành …) + thu thập thông tin sơ cấp:thầy cô và thông qua sự hiểu biết của các thành viên trong nhóm 3.2 Nội Dung Phần 1 Sưu tầm mẫu vật và tư liệu hóa kết quả của cá nhân Mẫu 1 Dế dũi ( Gryllotolpa airicana Palisot de Beauvois) Họ dế dũi Gryllotalpidae Bộ cánh thẳng Orthoptera Thông tin chung về mẫu vật: Số hiệu mẫu vật : 01 Thời gian thu mẫu: 20/09/2012. Địa điểm thu mẫu: Hương Lâm, A lưới, Thừa Thiên Huế Sinh cảnh nơi thu mẫu: Đồng ruộng. Trạng thái, hoạt động của mẫu vật trước khi thu: Đào hang. Phương pháp và dụng cụ thu mẫu: Cuốc Mô tả mẫu vật Bộ Phận Đặc điểm Đầu Ngực Bụng Kích thước, Số đốt 31 mm Màu sắc Màu nâu vàng Màu nâu Màu nâu Các bộ phận Đầu miệng dưói Râu sợi chỉ Miệng gặm nhai Mắt kép nhỏ Chân đào Cánh da Bụng phân thành 7 đốt Chân gồm 5 phần đốt, gồm có: chậu, đốt chuyển, đốt đùi, đốt chày, bàn chân…2 chân trước có bàn chân bè, có gai, cuối bàn chân có móng, đốt chày và đốt đùi có gai… Chức năng dùng để đào bới. Một số ý kiến, nhận định về cá thể và loài: Pha phát triển: Đang trưởng thành. Giới tính của cá thể thu mẫu : Con đực. Một số đặc điểm sinh thái của loài: Môi trường sống: Dưới mặt đất. Đối tượng thức ăn: thuộc loại côn trùng tạp thực, chúng rất thích các loại phân gia súc, đồng thời chúng cũng ăn các loại cỏ, chồi non, rễ cây,... Kẻ thù tự nhiên : Cóc, thằn lằn, chim… Vai trò của loài trong tự nhiên và mối quan hệ đối với lợi ích của con người : Tham gia vào chuỗi thức ăn trong tự nhiên, góp phần làm đa dạng loài, cân bằng hệ sinh thái. Đào xới đất, tăng năng suất cây trồng Đề xuất hướng quản lý loài : Lập các khu, dự án bảo tồn Mẫu 2:bọ cánh cam Họ : Bộ :cánh cứng (coleoptera) Thông tin chung về mẫu vật: Số hiệu mẫu vật : 02 Thời gian thu mẫu: 24/09/2012. Địa điểm thu mẫu: 102 phùng hưng,tp huế Sinh cảnh nơi thu mẫu: Đồng cỏ. Trạng thái, hoạt động của mẫu vật trước khi thu : Đang bay. Phương pháp và dụng cụ thu mẫu : Vợt côn trùng. Bộ Phận Đặc điểm Đầu Ngực Bụng Kích thước, Số đốt 18 mm Màu sắc Màu xanh Màu xanh Màu xanh đen Các bộ phận Đầu miệng dưói Râu sợi chỉ Miệng gặm nhai Mắt kép nhỏ Chân bò Cánh da Bụng phân thành 6 đốt Miệng gặm nhai. Cánh trước hóa cứng bằng chất sừng hoặc chất da, cánh sau là chất màng thường dài hơn cánh trước. Chân là dạng chân đi. Râu đầu có nhiều dạng khác nhau.Nhộng trần Mô tả mẫu vật Một số ý kiến, nhận định về cá thể và loài: Pha phát triển: Đang trưởng thành. Giới tính của cá thể thu mẫu : Con cái. Một số đặc điểm sinh thái của loài: Môi trường sống: Sinh sống bên các hồ nhỏ, sông chảy chậm. Đối tượng thức ăn : Các loài sinh vật nhỏ. Kẻ thù tự nhiên : Các loài chim. Vai trò của loài trong tự nhiên và mối quan hệ đối với lợi ích của con người : Tham gia vào chuỗi thức ăn trong tự nhiên, góp phần làm đa dạng loài, cân bằng hệ sinh thái. Đề xuất hướng quản lý loài : Lập các khu, dự án bảo tồn loài Mẫu 3 Bọ xít ( chinadaysnus orientalis) Họ bọ xít coreidea Bộ cánh nửa hemiptera Thông tin chung về mẫu vật: Số hiệu mẫu vật : 03. Thời gian thu mẫu: 18/09/2012. Địa điểm thu mẫu: Hương Lâm, A lưới, Thừa Thiên Huế Sinh cảnh nơi thu mẫu: thảm cỏ Trạng thái, hoạt động của mẫu vật trước khi thu: Đang đậu Phương pháp và dụng cụ thu mẫu : vượt bắt côn trùng Mô tả mẫu vật Bộ Phận Đặc điểm Đầu Ngực Bụng Kích thước, Số đốt 17 mm Màu sắc Màu trắng chấm nâu Màu nâu Màu nâu Các bộ phận Đầu miệng dưói Râu sợi chỉ Miệng gặm nhai Mắt kép nhỏ Chân bò Cánh da Bụng phân thành 6 đốt Chân gồm 5 phần đốt, gồm có: chậu, đốt chuyển, đốt đùi, đốt chày, bàn chân…bàn chân chia làm 3 đốt, cuối bàn chân có 2 móng, đốt chày và đốt đùi có gai… Chức năng dùng để bò. Một số ý kiến, nhận định về cá thể và loài: Pha phát triển: Đang trưởng thành. Giới tính của cá thể thu mẫu : Con cái. Một số đặc điểm sinh thái của loài: Môi trường sống: Sinh sống bên các hồ nhỏ, sông chảy chậm. Đối tượng thức ăn : Các loài sinh vật nhỏ. Kẻ thù tự nhiên : Các loài chim. Vai trò của loài trong tự nhiên và mối quan hệ đối với lợi ích của con người : Tham gia vào chuỗi thức ăn trong tự nhiên, góp phần làm đa dạng loài, cân bằng hệ sinh thái. Đề xuất hướng quản lý loài : Lập các khu, dự án bảo tồn loài Mẫu 4 chuồn chuồn ngô (anax imperator) Họ chuồn chuồn aeshnidea Bộ chuồn chuồn odonata Thông tin chung về mẫu vật: Số hiệu mẫu vật : 04 Thời gian thu mẫu: 24/09/2012. Địa điểm thu mẫu: Hương Lâm, A lưới, Thừa Thiên Huế. Sinh cảnh nơi thu mẫu: Đồng cỏ. Trạng thái, hoạt động của mẫu vật trước khi thu : Đang bay. Phương pháp và dụng cụ thu mẫu : Vợt côn trùng. Mô tả mẫu vật: Bộ Phận Đặc điểm Đầu Ngực Bụng Kích thước, Số đốt 87 mm Màu sắc Màu xanh đen Màu xanh lục Màu xanh lục Các bộ phận Đầu miệng dưói Râu lông cứng Miệng gặm nhai Mắt kép lớn Chân bò Cánh màng Bụng phân thành 6 đốt Chân gồm 5 phần đốt, gồm có: chậu, đốt chuyển, đốt đùi, đốt chày, bàn chân…bàn chân chia làm 3 đốt, cuối bàn chân có 2 móng, đốt chày có gai… Chức năng dùng để bò. Một số ý kiến, nhận định về cá thể và loài: Pha phát triển: Đang trưởng thành. Giới tính của cá thể thu mẫu : Con cái. Một số đặc điểm sinh thái của loài: Môi trường sống: Sinh sống bên các hồ nhỏ, sông chảy chậm. Đối tượng thức ăn : Các loài sinh vật nhỏ. Kẻ thù tự nhiên : Các loài chim. Vai trò của loài trong tự nhiên và mối quan hệ đối với lợi ích của con người : Tham gia vào chuỗi thức ăn trong tự nhiên, góp phần làm đa dạng loài, cân bằng hệ sinh thái. Đề xuất hướng quản lý loài : Lập các khu, dự án bảo tồn loài Mẫu 5 Ong đen (xylocopa disimilis lep) Họ ong đen xylocopidae Bộ cánh màng hymenoptera Thông tin chung về mẫu vật: Số hiệu mẫu vật : 05 Thời gian thu mẫu: 18/09/2012. Địa điểm thu mẫu: Hương Lâm, A lưới, Thừa Thiên Huế Sinh cảnh nơi thu mẫu: Rừng tự nhiên Trạng thái, hoạt động của mẫu vật trước khi thu: Đang bay. Phương pháp và dụng cụ thu mẫu: Vợt côn trùng. *Mô tả mẫu vật Bộ Phận Đặc điểm Đầu Ngực Bụng Kích thước, Số đốt 22 mm Màu sắc Màu đen Màu đen Có cánh màu đen óng ánh Màu đen Các bộ phận Đầu miệng dưới Râu sợi chỉ Miệng gặm nhai Mắt kép nhỏ Chân lấy phấn Cánh màng Bụng phân thành 5 đốt Chân gồm 5 phần đốt, gồm có: chậu, đốt chuyển, đốt đùi, đốt chày, bàn chân…Ở các đốt chân có lông mịn. Chức năng dùng để lấy phấn. Một số ý kiến, nhận định về cá thể và loài: Pha phát triển: Đang trưởng thành. Giới tính của cá thể thu mẫu : Con cái. Một số đặc điểm sinh thái của loài: Môi trường sống: Trên cành cây. Đối tượng thức ăn : Phấn hoa. Kẻ thù tự nhiên : Chim… Vai trò của loài trong tự nhiên và mối quan hệ đối với lợi ích của con người : Tham gia vào chuỗi thức ăn trong tự nhiên, góp phần làm đa dạng loài, cân bằng hệ sinh thái. Giúp cây thụ phấn, làm thuốc chữa bệnh, lấy mật Đề xuất hướng quản lý loài: Lập các khu, dự án bảo tồn loài Mẫu 6 ong vàng Họ apidae Bộ cánh màng hymenoptera Thông tin chung về mẫu vật: Số hiệu mẫu vật : 06 Thời gian thu mẫu: 24/09/2012 Địa điểm thu mẫu: Hương Lâm, A lưới, Thừa Thiên Huế Sinh cảnh nơi thu mẫu: Rừng tự nhiên Trạng thái, hoạt động của mẫu vật trước khi thu: Đang bay. Phương pháp và dụng cụ thu mẫu: Vợt côn trùng. Mô tả mẫu vật: Bộ Phận Đặc điểm Đầu Ngực Bụng Kích thước, Số đốt 18 mm Màu sắc Màu vàng Màu vàng Màu vàng Các bộ phận Đầu miệng dưói Râu đầu gối Miệng gặm nhai Mắt kép nhỏ Chân bò Cánh màng Bụng phân thành 6 đốt Có nọc chích phía cuối bụng Chân gồm 5 phần đốt, gồm có: chậu, đốt chuyển, đốt đùi, đốt chày, bàn chân…bàn chân chia làm 3 đốt, cuối bàn chân có 2 móng, đốt chày và đốt đùi có gai… Chức năng dùng để bò. Một số ý kiến, nhận định về cá thể và loài: Pha phát triển: Đang trưởng thành Giới tính của cá thể thu mẫu : Con Cái Một số đặc điểm sinh thái của loài: Môi trường sống: trên các cành cây Đối tượng thức ăn : phấn hoa Kẻ thù tự nhiên : chim …. Vai trò của loài trong tự nhiên và mối quan hệ đối với lợi ích của con người : Tham gia vào chuỗi thức ăn trong tự nhiên, góp phần làm đa dạng loài, cân bằng hệ sinh thái. Thụ phấn cho cây, lấy mật, làm thuốc chữa bệnh Đề xuất hướng quản lý loài : Lập các khu, dự án bảo tồn loài .Phần 2:Côn trùng hại gỗ Các loài côn trùng phá hoại gỗ bao gồm các loại bọ đục gỗ. Các loại này đục phá và ăn gỗ các loại. Các loài côn trùng này tấn công và phá hoại các đồ cổ và cả cấu trúc ngôi nhà. Các loài côn trùng phá hại này có số lượng phong phú và sinh trưởng tốt ngay cả trong những thân cây gỗ khô. Một gỗ Tên thường gọi:một gỗ Tên khoa học: Euophryum sp Họ : Vòi voi(Curculioiadae) Bộ : Cánh cứng(Coleoptera) Hình dạng Con trưởng thành dài từ 2.5 đến 5 mm. Có màu nâu đỏ cho đến đen. Có đầu vòi dài, thân hình trụ, chân ngắn. Ấu trùng có hình chữ C màu kem, nhăn nhúm và không có chân. Đặt điểm sinh vật học và sinh thái học: phân bố trong các loại gỗ cây mục ,vòng đời từ khi nở đến trưởng thành khoảng một năm Ý nghĩa sinh thái và kinh tế: Gây hại ở các cây ẩm và đang mục, đặc biệt là các thân gỗ đã bị nấm tấn công. Có thể lây sang cho cây lành. Hướng quản lý:cần kiểm sát tránh lây sang những cây lành Bọ bột gỗ Tên thường gọi:bọ bột gỗ Tên khoa học: Lyctus brunneus Họ : Bộ : cánh cứng (coleopteran) Hình dạng: Con trưởng thành dài khoảng 5 mm. Màu nâu đỏ, thân nhỏ và hơi dẹp. Ấu trùng màu kem và có thể đạt đến kích thước tối đa 6 mm khi trưởng thành. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học:sống ở những cây gỗ khô đồ nội thất,vòng đời từ 4-10 năm Trong 4 pha tiến hóa thì ấu trùng là giai đoạn gây thiệt hại nhất. Chúng đục khoét thân cây trong vòng từ 1 đến 2 năm. Hướng quản lý:các đồ gỗ cần bảo vệ đúng qui trình không tạo điều kiện cho loài xâm hại, Bọ cánh xanh Tên thường gọi:bọ cánh xanh Tên khoa học : Korynetes caeruleus Họ : Bộ : cánh cứng(coleopteran) Hình dáng: Con trưởng thành – 4mm.Màu xanh bóng. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái hoc: Là động vật ăn mọt gỗ thông thường và mọt gỗ - do đó sự có mặt của nó cho thấy có một sự tấn công nặng nề của côn trùng khoan gỗ khác.đẻ trứng trên bề mặt gỗ và đục các lỗ trên bề mặt gỗ đẻ trứng Hướng quản lý:kiểm soát không tạo điều kiện cho chúng sinh sản và phát triển Sâu đục gỗ Tên thường gọi:sâu đục gỗ Tên khoa học : Nacerdes malamura Họ : Bộ :cánh cứng(coleopteran) Hình dáng : Dài 7–14mm.Màu nâu vàng có đầu cánh cứng màu đen.có 3 sống dọc theo chiều dài của cánh cứng. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học : Trứng được đẻ trong gỗ ẩm ướt, mục rữa.Ấu trùng khoan xuyên qua gỗ trong vòng 9 tháng sau đó xuất hiện vào mùa hè. Hai nguồn tấn công chính trong các toà nhà – các khúc gỗ xây dựng bị nước mưa thấm, và các miếng gỗ chôn dưới nền bê tông, Hướng quản lý:không tạo điều kiện cho chúng sinh sống Sâu đục vỏ cây Tên thường gọi :sâu đục vỏ cây Tên khoa học: Ernobius mollis Họ : Bộ :cánh cứng(coleopteran) Hình dáng : Con trưởng thành – 3-6mm. Màu đỏ hay nâu hạt dẻ có lông tơ vàng trên thân. Đặc điểm sinh vật học và sinh tháihọc: Con cái đẻ 20-30 trứng trong các kẽ hở của vỏ cây, sau đó nở thành ấu trùng trong vòng hai đến ba tuần.Giai đoạn nhộng vào mùa xuân hay đầu mùa hè, kéo dài một đến hai tuần.Con trưởng thành xuất hiện từ tháng Năm đến tháng Tám. Chỉ phá hoại cây gỗ mềm bị tước vỏ, không gây hư hỏng về cấu trúc. Xuất hiện trên giàn dây leo, cấu trúc nhám, cột hàng rào và nơi ở gia súc trong vườn. Hướng quản lý:không tạo điều kiện cho chúng sinh sống Xén tóc Tên việt nam : xén tóc Tên khoa học : Aristobia testudo Họ : Xén tóc(Cerambycydae) Bộ : Cánh cứng(Coleoptera) Đặc điểm chung của bộ: Bộ này có nhiều loài nhất. kích thước từ 0.5mm đến 17cm. Đầu phát triển thường rụt vào đốt ngực trước hay kéo dài thành ống đầu. Miệng gặm nhai. Cánh trước hóa cứng bằng chất sừng hoặc chất da, cánh sau là chất màng thường dài hơn cánh trước. Chân là dạng chân đi. Râu đầu có nhiều dạng khác nhau.Nhộng trần. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học: phân bố rộng. Sống chủ yêu trên cạn, trên cành, lá cây bạch đàn để gây hại. Ý nghĩa sinh thái và kinh tế: Là loài gây hại, cần có biện pháp xử lý. Mọt gỗ thông thường Tên thường gọi:mọt gỗ Tên khoa học : Xestobium rufovillosum Họ : Bộ :cánh cứng(coleopteran) Hình dạng: Con trưởng thành – dài 3-4mm. Ngực có bướu lớn che phần đầu.Ấu trùng – thường ẩn trong gỗ. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học: Điều kiện thuận lợi để phát triển là 22–23°C. Không được xem là loài gây hại sản phẩm dự trữ, nhưng có liên quan đến gỗ. Hướng quản lý: không tạo điều kiện cho chúng phát triển Mối hại gỗ Tên thường gọi:mối Tên khoa học : Họ :mối gỗ (kalotermitidea) Bộ cánh bằng (Isoptera) Hình dạng :chiều dài con trưởng thành khoảng 3 đến 4mm Đặc điểm sinh vật học và hình thái học: hình thái giữa các cá thể trong một quần thể đồng nhất có những biến hoá rất lớn, thời gian tồn tại của một quần thể rất dài, ít cũng mấy năm, thường là mười năm, sống trong các loại gỗ khô,mục ,ăn gỗ và các vật dụng chứa xenlulo Hướng quản lý:không tạo điều kiện cho chúng phát triển,sử dụng thuốc để diệt khi phát hiện sdad Bổ củi Tên thường gọi :bổ củi Tên khoa học : Athous haemorrhoidalis Họ :elateridae Bộ : cánh cứng(Coleoptera) Hình dạng: Con bổ củi chỉ dài chừng 3 Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học:sống trong các loại gỗ mục và ăn gỗ Hướng quản lý: không tạo điều kiện cho loài phát triển Một nhà sừng dài Tên thường gọi :một nhà Tên khoa học : Hylotrupes bajulus Họ : Bộ :cánh cứng(coleopteran) Hình dạng: • Con trưởng thành: dài 8 đến 25mm.Bọ có màu đen hay nâu và có đầy lông màu hơi xám trên phần thân trên và cánh cứng. Chúng có hai đốm đen bóng trên ngực giống như hai con mắt.Ấu trùng có màu trắng xám và có thể dài đến 35mm khi đã phát triển đầy đủ. Đặc điểm sinh vật học và hình thái học: Con cái đẻ trứng vào mùa hè cho đến đầu mùa thu trong các khe nứt và kẽ hở của gỗ. Chúng có màu trắng vàng đến trắng xám, hình elip có các đầu nhọn và nở trong vòng hai đến ba tuần. Ấu trùng phá hoại nhiều nhất, khi chúng đào xuyên qua gỗ từ ba đến mười một năm.Ấu trùng phát triển thành nhộng gần bề mặt gỗ và con trưởng thành xuất hiện sau khoảng ba tuần. • Nó tấn công gỗ mềm khô hay khô một phần. Nó thường phá hoại dác gỗ nhưng gỗ lõi cũng có thể bị tấn công. Hướng quản lý :không tạo điều kiện cho loài phát triển IV.Kết luận Tóm lại, trong số các côn trùng đang sống trên trái đất có rất nhiều loài có ích giúp diệt trừ côn trùng có hại, cải tạo đất, bảovệ môi trường và tạo cân bằng sinhthái. Con người phải biết bảo vệ chúng, tạo điều kiện cho chúng phát triển và phát huy được tác dụng tích cực ở mức cao nhất V.Tài liệu tham khảo: Giáo trình “ Côn trùng rừng đại cương”, GS.TS Nguyễn Viết Tùng Bài giảng “ Côn trùng rừng” , ThS Trần Minh Đạt Trang web: www.google.com.vn Trang web: lamnghiep.tk Trang web: www.vncreatures.net Cẩm nang Lâm Nghiệp Trang web: www.rentokil.vn Trang web: www.vietmyiat.vn