Đề tài Công cuộc chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa giành chính quyền ở Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên từ 1939 đến 1945

Trong lịch sử hằng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những trang sử chói lọi, là một biến cố vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó lật đổ chế độ phong kiến, đập tan xiềng xích nô lệ của phát xít Nhật và thực dân Pháp. Đưa nhân dân ta từ địa vị nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, đưa Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành Đảng hoạt động công khai, hợp pháp. Thành công của cách mạng tháng Tám có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh và tinh thần đoàn kết, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của nhâ n dân ta. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là kết quả của quá trình chuẩn bị lực lượng lâu dài, chu đáo của toàn Đảng, toàn dân ta qua 3 phong trào cách mạng: phong trào (1930 - 1931), phong trào (1936 - 1939) và trực tiếp là phong trào (1939 - 1945). Ngày 20/8/1945, cách mạng tháng Tám thành công tại Thái Nguyên. Cùng với nhân dân toàn tỉnh, ngày 19/8/1945 nhân dân các dân tộc huyện Phổ Yên đồng loạt đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng lợi của nhân dân huyện Phổ Yên đã góp phần tạo điều kiệ n cho quá trình giành chính quyền ở tỉnh lỵ Thái Nguyên và các địa phương trong khu vực. Có đựơc thành công nhanh chóng là do nhân dân Phổ Yên đã có quá trình chuẩn bị lực lượng sẵn sàng cho tổng khởi nghĩa.

pdf91 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công cuộc chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa giành chính quyền ở Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên từ 1939 đến 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®¹i häc th¸i nguyªn TRƯỜNG ®¹i häc SƯ ph¹m ---------------------------- Lª thÞ quúnh liu C«ng cuéc chuÈn bÞ lùc LƯỢNG vµ khëi nghÜa giµnh chÝnh quyÒn ë phæ yªn tØnh th¸i nguyªn (tõ 1939 ®Õn 1945) Chuyªn ngµnh: LÞch sö ViÖt Nam M· sè: 60.22.54 LuËn V¨n th¹c sÜ khoa häc lÞch sö NGƯỜI HƯỚNG dÉn khoa häc: TS. NguyÔn Duy TiÕn Th¸i Nguyªn – 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử hằng ngàn năm dựng nước và giữ nước, cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những trang sử chói lọi, là một biến cố vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó lật đổ chế độ phong kiến, đập tan xiềng xích nô lệ của phát xít Nhật và thực dân Pháp. Đưa nhân dân ta từ địa vị nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, đưa Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí mật, bất hợp pháp trở thành Đảng hoạt động công khai, hợp pháp. Thành công của cách mạng tháng Tám có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh và tinh thần đoàn kết, quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do của nhân dân ta. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám là kết quả của quá trình chuẩn bị lực lượng lâu dài, chu đáo của toàn Đảng, toàn dân ta qua 3 phong trào cách mạng: phong trào (1930 - 1931), phong trào (1936 - 1939) và trực tiếp là phong trào (1939 - 1945). Ngày 20/8/1945, cách mạng tháng Tám thành công tại Thái Nguyên. Cùng với nhân dân toàn tỉnh, ngày 19/8/1945 nhân dân các dân tộc huyện Phổ Yên đồng loạt đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng lợi của nhân dân huyện Phổ Yên đã góp phần tạo điều kiện cho quá trình giành chính quyền ở tỉnh lỵ Thái Nguyên và các địa phương trong khu vực. Có đựơc thành công nhanh chóng là do nhân dân Phổ Yên đã có quá trình chuẩn bị lực lượng sẵn sàng cho tổng khởi nghĩa. Về quá trình chuẩn bị lực lượng, tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Phổ Yên đã được một số cơ quan, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên còn có những nội dung cần được tiếp tục bổ sung, làm rõ hơn như: vị trí, vai trò của Phổ Yên trong quá trình xây dựng An toàn khu của TW; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 việc đảm bảo giao thông liên lạc giữa phong trào cách mạng các tỉnh miền xuôi với chiến khu. Lịch sử dân tộc bao gồm lịch sử các địa phương, muốn nghiên cứu lịch sử của dân tộc một cách toàn diện thì không thể không tìm hiểu lịch sử của các địa phương. Việc nghiên cứu lịch sử địa phương sẽ góp phần làm sáng rõ, bổ sung, làm phong phú thêm lịch sử dân tộc và khẳng định vị trí không thể tách rời của lịch sử các địa phương Hiện nay, trước những yêu cầu cải tạo kinh tế, xã hội nhiều địa phương đã đẩy mạnh quá trình nghiên cứu lịch sử địa phương, đúc kết những bài học kinh nghiệm quý, phát huy những truyền thống tốt đẹp nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế, xã hội địa phương, xây dựng chế độ mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. Qua đó, tìm ra những nhược điểm để khắc phục. Lịch sử Phổ Yên là một bộ phận của lịch sử tỉnh Thái Nguyên, và là một bộ phận của lịch sử dân tộc Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu về lịch sử Phổ Yên từ năm 1939 đến năm 1945 sẽ góp phần làm sáng rõ lịch sử dân tộc giai đoạn này. Nghiên cứu công cuộc vận động xây dựng lực lượng cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở huyện Phổ Yên sẽ giúp chúng ta bổ sung thêm nguồn tư liệu lịch sử, phục dựng chân xác hoạt động chuẩn bị lực lượng cách mạng ở huyện Phổ Yên. Việc nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử của địa phương sẽ góp phần khơi dậy giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước và nâng cao niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa cho mọi thế hệ nhân dân Phổ Yên hôm nay và mai sau. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn vấn đề “Công cuộc chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa giành chính quyền ở Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên từ 1939 đến 1945” làm đề tài luận văn Thạc sĩ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm qua, công cuộc chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên đã được một số tác giả, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 cơ quan nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, được trình bày trong một số cuốn lịch sử địa phương và tản mạn ở nhiều tài liệu. Năm 1970, cuốn “Lịch sử thời kỳ vận động cách mạng tháng Tám tỉnh Thái Nguyên 1939 – 1945” của Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng, các tác giả đã phân tích về hoạt động chuẩn bị lực lượng cho cách mạng tháng Tám ở tỉnh Thái Nguyên, trong đó có trình bày sơ lược về hoạt động cách mạng ở huyện Phổ Yên trước cách mạng tháng Tám. Cuốn “Lịch sử cách mạng tháng Tám Bắc Thái” xuất bản năm 1978, đã viết về hoạt động cách mạng ở Phổ Yên, ATK II và vai trò của nó đối với cách mạng tháng Tám, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nêu các sự kiện. Với đề tài “Hoạt động của các chiến sĩ cộng sản ở trại tập trung Bá Vân thời kỳ 1941 – 1945” tác giả Nghiêm Xuân Thạo với sự hướng dẫn của Giáo sư Lê Mậu Hãn đã nghiên cứu những hoạt động của các chiến sĩ cộng sản trong Căng Bá Vân, nhưng chủ yếu dừng lại ở việc thu thập tài liệu. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Phổ Yên”, tập I (1930 – 1954), xuất bản năm 1990, mở đầu các tác giả đã khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, con người và truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện Phổ Yên trong quá trình xây dựng bảo vệ đất nước. Trong phần thứ nhất, với tiêu đề Xây dựng cơ sở Đảng, cuốn sách đã trình bày quá trình Pháp xâm lược nước ta và cuộc đấu tranh của nhân dân Phổ Yên chống thực dân Pháp, từng bước hình thành cơ sở cách mạng đầu tiên ở tổng Tiên Thù (xã Tiên Phong ngày nay), đường dây hoạt động cách mạng từ Căng Bá Vân lan ra Xuân Lãng, Phúc Thuận, Phi Đơn, Niệm Cuông, Mỏ Chè, Phố Cò…Phần thứ hai, các tác giả phân tích tình hình thế giới, trong nước và quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, sách lược cách mạng của Đảng đã góp phần định hướng thúc đẩy phong trào cách mạng ở huyện Phổ Yên. Cuốn sách đã dành nhiều trang để phân tích, trình bày phong trào cách mạng ở tổng Tiên Thù và những hoạt động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 du kích liên quan đến hoạt động của các chiến sĩ cách mạng ở “Căng Bá Vân”. Về hoạt động chuẩn bị lực lượng trực tiếp cho tổng khởi nghĩa trong cao trào kháng Nhật, các tác giả đã trình bày về quá trình chuẩn bị lực lượng chính trị, vũ trang và chớp thời cơ giành chính quyền ở huyện lỵ Phổ Yên. Tuy cuốn sách đã dành nhiều trang trình bày về hoạt động chuẩn bị lực lượng, nhưng chưa hệ thống, chỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động chuẩn bị lực lượng vũ trang, có nhiều sự kiện lịch sử chưa chính xác. Cuốn sách chưa phân tích và trình bày được vai trò, vị trí của công cuộc chuẩn bị lực lượng tiến đến khởi nghĩa giành chính quyền của huyện Phổ Yên. Từ năm 1990 đến năm 1995, trên cơ sở những ý kiến đóng góp của các cán bộ lão thành cách mạng, của đông đảo cán bộ, đảng viên trong toàn huyện, Ban thường vụ huyện uỷ Phổ Yên đã thẩm định và xác minh làm rõ nhiều vấn đề lịch sử trong thời kỳ 1930 – 1954 và quyết định biên soạn lại cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ Phổ Yên”. Trên cơ sở phê phán các loại tư liệu lịch sử, cuốn sách đã chỉnh lý bổ sung một số sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, nội dung cuốn “Lịch sử Đảng bộ Phổ Yên” xuất bản năm 1995 không có gì thay đổi lớn so với cuốn “Lịch sử Đảng bộ Phổ Yên” xuất bản năm 1990. Bài viết “Khởi nghĩa từng phần ở Bắc Thái” của tác giả Phạm Tất Quynh in trong tạp chí Lịch sử Đảng số 4/1995, đã trình bày về quá trình khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Thái Nguyên từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945). Trong đó, đã trình bày và phân tích một số sự kiện lịch sử diễn ra tại ATKII, trong đó có Phổ Yên. Năm 1997, Huyện uỷ Đồng Hỷ xuất bản cuốn sách “Sơ thảo lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Hỷ 1930 – 1995”, do Tiến sĩ Nguyễn Xuân Minh làm Chủ biên đã viết về một số sự kiện cách mạng diễn ra ở nam Đồng Hỷ, bắc Phổ Yên. Đây là nguồn tài liệu quý để nghiên cứu về lịch sử Phổ Yên và mối quan hệ giữa lịch sử lịch sử Phổ Yên với các địa phương khác trong khu vực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Năm 1998, cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ thị xã Sông Công 1985 – 1995” đã dành phần mở đầu chương I để viết về phong trào cách mạng trên địa bàn huyện Phổ Yên trước cách mạng tháng Tám, nhưng chỉ khái quát những nét chung chưa trình bày cụ thể, hệ thống về quá trình chuẩn bị lực lượng trong thời kì 1939 – 1945. Năm 1999, cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ xã Kha Sơn 1938 – 1995” do Tiến sĩ Nguyễn Xuân Minh làm chủ biên, đã có trình bày về mối quan hệ giữa các địa phương trong ATK II và mối quan hệ giữa ATK II với các địa phương khác. Năm 1999, trong cuốn sách “Thái Nguyên Lịch sử đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống Pháp 1941 -1954” của Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên, nhóm tác giả cũng đã trình bày khái quát về hoạt động cách mạng ở huyện Phổ Yên thời kỳ 1939 – 1945. Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên”, tập I (1936 -1965) xuất bản năm 2003, trong phần mở đầu và chương I nhóm tác giả đã có đề cập đến tình hình Phổ Yên trước cách mạng tháng Tám, nhưng chủ yếu là những thủ đoạn cai trị của thực dân Pháp. Các tác giả mới chỉ nêu những nét chung về phong trào cách mạng ở Phổ yên chưa nêu cụ thể, hệ thống về phong trào cách mạng ở huyện Phổ Yên. Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ Phú Bình 1930 - 2005”, các nhà nghiên cứu đã có phân tích vị trí, mối quan hệ, vai trò của ATK II với các địa phương khác trong đó có hoạt động trước cách mạng tháng Tám ở huyện Phổ Yên. Tóm lại, cho đến nay chưa có công trình nào trình bày đầy đủ và hệ thống về công cuộc chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Phổ Yên từ 1939 đến 1945. Tuy nhiên, những tài liệu nêu trên là nguồn tư liệu lịch sử có giá trị khoa học, đó là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu, hoàn thiện luận văn của mình. 3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Đề tài nghiên cứu công cuộc chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên từ 1939 đến 1945. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: chủ yếu huyện Phổ Yên (sau năm 1985 là huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công). Phạm vi thời gian: từ 1939 đến cách mạng tháng Tám năm 1945. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đi sâu vào nghiên cứu công cuộc chuẩn bị lực lượng (lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa) và khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Phổ Yên. Khôi phục chân xác công cuộc chuẩn bị lực lượng và diễn biến Cách mạng tháng Tám năm 1945 tại huyện Phổ Yên. Từ đó, nêu rõ vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa công cuộc chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa ở Phổ Yên với các địa phương khác. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám là cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi khai thác triệt để các nguồn tư liệu lịch sử, tài liệu lịch sử liên quan đến công cuộc chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám tại huyện lỵ Phổ Yên. Các công trình nghiên cứu Lịch sử có liên quan đến quá trình chuẩn bị lực lượng cách mạng cho cách mạng tháng Tám tại huyện Phổ Yên: Lịch sử Đảng bộ, Huyện bộ, Chi bộ, Lịch sử quân sự,… Các tập hồi ký của các đồng chí lãnh đạo Đảng, cán bộ lão thành cách mạng. Ngoài các tư liệu, tài liệu thành văn, những lời kể của các nhân chứng lịch sử là nguồn tư liệu quý, góp phần làm sáng rõ, cụ thể về công cuộc chuẩn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 bị lực lượng và khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám trên quê hương Phổ Yên. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc để phục dựng lại công cuộc chuẩn bị lực lượng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. - Phương pháp thống kê, so sánh để thấy được sự phát triển của phong trào cách mạng ở Phổ Yên so với các địa phương khác. - Phương pháp phân tích, tổng hợp để thấy được vai trò, vị trí và mối liên hệ giữa phong trào cách mạng ở Phổ Yên với các địa phương khác. - Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp điền dã, phỏng vấn. 5. Đóng góp của luận văn - Khôi phục chân thực toàn cảnh quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới giành chính quyền ở Phổ Yên trong cách mạng tháng Tám (từ 1939 đến 1945). - Phân tích, đánh giá vai trò của công cuộc chuẩn bị lực lượng trước cách mạng tháng Tám ở huyện Phổ Yên. - Luận văn làm rõ vai trò của Phổ Yên trong quá trình tham gia xây dựng An toàn khu của TW và vai trò “cầu nối liên lạc” giữa phong trào cách mạng các tỉnh miền xuôi với khu giải phóng. - Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là nguồn tài liệu phục vụ cho quá trình giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc. 6. Bố cục nội dung luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn được xây dựng thành 3 chương. Chương 1. Vài nét về mảnh đất con người và truyền thống lịch sử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Chương 2. Công cuộc xây dựng lực lượng cách mạng (từ 1939 đến 3/1945) Chương 3. Phổ Yên trong cao trào kháng Nhật cứu nước và khởi nghĩa giành chính quyền (từ tháng 3 đến 8/1945) Chương 1 VÀI NÉT VỀ MẢNH ĐẤT CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ 1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên Phổ Yên (nay là huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công) là một huyện trung du, nằm phía nam tỉnh Thái Nguyên, phía đông giáp huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) và huyện Phú Bình, phía nam giáp Sóc Sơn (Hà Nội), phía tây và tây bắc tiếp giáp với dãy Tam Đảo (Phúc Yên) và huyện Đại Từ, phía bắc giáp thị xã Thái Nguyên. Trung tâm của huyện là thị trấn Ba Hàng. Phổ Yên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô rất thuận lợi cho việc phát triển, thâm canh cây trồng theo mùa. Bên cạnh những thuận lợi, khí hậu Phổ Yên thường xuyên gây ra tình trạng lũ lụt, đặc biệt là khu vực phía nam của huyện. Vì vậy, nhân dân Phổ Yên thường xuyên phải kiên cường dũng cảm đương đầu với khó khăn của thiên nhiên và cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, xây dựng, bảo vệ quê hương từ đó đã tạo nên truyền thống đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Diện tích tự nhiên của huyện khoảng 300 km2, thấp dần về phía nam và đông nam, tạo thành hai vùng với đặc điểm địa hình khác nhau, phía bắc và tây bắc của huyện là vùng đồi núi, xen kẽ với những dải đồng bằng hẹp, thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp (chè, lạc,…), cây ăn quả lâu năm (vải, nhãn, trám,…) và chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò). Phía đông nam và tây nam chủ yếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 là đồng đất tương đối bằng phẳng, liền kề với sông Cầu và sông Công, đất đai dễ canh tác, thuận tiện cho việc tưới tiêu, phù hợp với trồng lúa nước và các loại rau màu (su hào, cải bắp, cà chua đặc biệt là khoai lang và sắn). Ở vị trí trung tâm khu vực miền núi phía bắc, nên ngoài mạng lưới các tuyến đường liên huyện, liên xã đã được xây dựng và phát triển trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, trên địa bàn Phổ Yên còn có hai tuyến đường quốc gia. Đó là đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội đi Cao Bằng, đoạn đi qua huyện dài tới 30 km chạy theo hướng bắc nam và tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều, có ga đỗ tại trung tâm huyện lỵ. Hai tuyến đường này, cùng hệ thống đường liên huyện, liên xã trở thành mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, thúc đẩy kinh tế, văn hoá địa phương phát triển. Ngoài các tuyến đường bộ, sông Cầu và sông Công cùng với hệ thống kênh máng, ao, hồ không chỉ thuận lợi cho việc tưới tiêu, là nguồn cung cấp thuỷ sản cho nhân dân trong huyện mà còn là hệ thống giao thông đường thuỷ hết sức quan trọng. Quan trọng nhất là sông Cầu và sông Công, từ thị xã Thái Nguyên sông Cầu chảy xuống phía đông và đông nam của huyện Phổ Yên, tạo thành danh giới tự nhiên với huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang). Sông Công chảy theo hướng bắc xuống nam, chia Phổ Yên thành hai phần. Hai con sông hợp lưu tại ngã ba Vát (thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành). Với lưu lượng nước tương đối lớn, hai con sông đã mang nhiều phù sa, nguồn lợi về cho huyện và góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Trong lịch sử sông Cầu không chỉ là biên giới tự nhiên bảo vệ phía bắc kinh thành Thăng Long mà còn là tuyến đường huyết mạch giao lưu kinh tế nối đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc. Trên địa bàn huyện Phổ Yên, bến Đại Phùng xưa (nay là chợ Chã) đã từng là trung tâm giao lưu buôn bán trên bến dưới thuyền lớn nhất trong khu vực, từ đây hàng hoá ngược lên bến Thượng, Thái Nguyên và xuôi đến tận Hải Phòng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, cho nên trong suốt quá trình lao động, chống giặc ngoại xâm tộc người Kinh đã đoàn kết với các tộc người Tày, Nùng, Sán Dìu,…cùng xây dựng, bảo vệ quê hương Phổ Yên. Sau khi giành được quyền độc lập tự chủ, các triều đình phong kiến nước ta đã chọn Thái Nguyên để xây dựng tuyến phòng ngự chống lại giặc phương Bắc. Với vị trí nằm ở cực nam của tỉnh Thái Nguyên, cho nên Phổ Yên luôn là phên dậu quan trọng bảo vệ phía Bắc kinh thành Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ. Nhìn chung, địa hình Phổ Yên là bán sơn địa, có nhiều đồi núi đất. Trước cách mạng tháng Tám năm 1945 còn có nhiều rừng rậm rất thuận lợi cho hoạt động bí mật, xây dựng các cơ sở cách mạng, chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền. 1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội huyện Phổ Yên Do đặc điểm điều kiện tự nhiên, cho nên kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp mang tính chất tự cung tự cấp, đa số dân cư đã biết làm thuỷ lợi để phát triển nông nghiệp trồng lúa nước, ngoài ra cư dân trong huyện còn trồng xen canh các loại cây hoa màu khác (khoai lang, sắn, ngô) và chăn nuôi các loại gia súc gia cầm. Tại Phổ Yên, nghề thủ công đan lát khá phát triển, trong đó nghề truyền thống đan lát ở thôn Yên Trung, xã Tiên Phong với sản phẩm chủ yếu là: thúng, dần, sàng, nong, giỏ, nơm…không chỉ phục vụ cho nhân dân trong huyện, đã có nhiều lái buôn từ các nơi về cất hàng đem bán cho các địa phương trong khu vực. Thương nghiệp trong huyện nhìn chung không phát triển, chỉ được coi là nghề phụ, phần lớn được tiến hành vào lúc nông nhàn hoặc chỉ là sự trao đổi những nông sản dư thừa thông qua hệ thống chợ làng, ngoại trừ một vài cửa hàng buôn bán tại chợ Ba Hàng và chợ Chã, mặt hàng trao đổi chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu như muối, diêm,… Theo dư địa chí của Nguyễn Trãi, Phổ Yên là một trong tám huyện thuộc phủ Phú Bình, Đạo Thái Nguyên (Bắc Đạo). Địa danh Phổ Yên đã phát triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 cùng quá trình xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Qua các thời kỳ lịch sử, Phổ Yên vẫn thuộc phủ Phú Bình. Năm 1887, thi hành chính sách chia để trị của thực dân Pháp, Đồng Khánh cho thiết lập lại huyện Phổ Yên. Khi thành lập khu tự trị Việt Bắc (8/1956) Phổ Yên được chuyển giao sang cho tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 7/1957, Phổ Yên trở lại là huyện của tỉnh Thái Nguyên. Năm 1932, Phổ Yên có 7 tổng, 38 làng. Cuối năm 1984, Phổ Yên có 19 xã và 4 thị trấn (thị trấn Ba Hàng, Bãi Bông, Phúc Thuận và Mỏ Chè). Tháng 4/1985, Phổ Yên cắt một xã và một thị trấn (xã Cải Đan và thị trấn Mỏ Chè) để thành lập thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên còn lại là 18 xã và 3 thị trấn [42]. Cư trú trên địa bàn huyện Phổ
Tài liệu liên quan