Công nghiệp hoá hiện đại hoá là một chủ trương lớn của Đảng, chính phủ nước
ta hiện nay, đang thực sự trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo,
các nhà nghiên cứu, của mọi doanh nghiệp và của toàn xã hội.
ở nước ta vấn đề công nghiệp hoá nền kinh tế được đặt ra từ năm 1960 trong
văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III. Nhưng sau đó chúng ta phải tập trung
nhân, tài, vật lực cho việc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân giải
phóng miền nam thống nhất đất nước, chống chiến tranh phá hoại miền bắc của đế
quốc mỹ, nên việc thực hiện chủ trương công nghiệp hoá chưa được bao nhiêu, mặt
khác trong tổ chức chỉ đạo thực hiện công nghiệp hoá đã có những biểu hiện nôn nóng
muốn đốt cháy giai đoạn, chưa xuất phát từ đặc điểm tình hình của nước ta là một
nước nông nghiệp lạc hậu trên 90% dân số sống ở nông thôn.
Sau khi đất nước hoà bình thống nhất cùng đi lên CNXH, chủ trương công
nghiệp hoá tiếp tục triển khai thực hiện được được thể hiện ở văn kiện đại hội IV, V,
VI Đảng cộng sản Việt Nam. Đặc biệt văn kiện đại hội V, đại hội VI chỉ rõ: Tập trung
sức phát triển nông nghiệp coi nông nghiệp là mật trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một
bước lên sản xuất lớn, chủ trương trên đánh dấu một giai đoạn mới quá trình công
nghiệp hoá nước ta. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển
nhanh chóng, quá trình công nghiệp hoá ở nước ta không những thực hiện nội dung
của cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất chuyển lao động thủ công năng suất thấp
thành lao động sử dụng máy móc có năng suất cao mà còn phải “đi tắt”, “đón đầu” ứng
dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Vì vậy văn
kiện đại hội Đảng lần thứ VII đưa ra cụm từ công nghiệp hoá, hiên đại hoá, dến đại hội
Đảng lần thứ VIII, lần thứ IX khẳng định nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá hiên đại hoá đất nước.
Vì vậy cần làm rõ tính quan trọng của quá trình công nghiệp hoá, hiên đại hoá
trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta như thế nào cho đúng, và công nghiệp hoá,
hiên đại hoá có vai trò vị trí như thế nào trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.
16 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2205 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Công ng hiệp hoá, hiện đại hoá - vai
trò của nó đối với sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa ở nước
A - Đặt vấn đề
Công nghiệp hoá hiện đại hoá là một chủ trương lớn của Đảng, chính phủ nước
ta hiện nay, đang thực sự trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo,
các nhà nghiên cứu, của mọi doanh nghiệp và của toàn xã hội.
ở nước ta vấn đề công nghiệp hoá nền kinh tế được đặt ra từ năm 1960 trong
văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III. Nhưng sau đó chúng ta phải tập trung
nhân, tài, vật lực cho việc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân giải
phóng miền nam thống nhất đất nước, chống chiến tranh phá hoại miền bắc của đế
quốc mỹ, nên việc thực hiện chủ trương công nghiệp hoá chưa được bao nhiêu, mặt
khác trong tổ chức chỉ đạo thực hiện công nghiệp hoá đã có những biểu hiện nôn nóng
muốn đốt cháy giai đoạn, chưa xuất phát từ đặc điểm tình hình của nước ta là một
nước nông nghiệp lạc hậu trên 90% dân số sống ở nông thôn.
Sau khi đất nước hoà bình thống nhất cùng đi lên CNXH, chủ trương công
nghiệp hoá tiếp tục triển khai thực hiện được được thể hiện ở văn kiện đại hội IV, V,
VI Đảng cộng sản Việt Nam. Đặc biệt văn kiện đại hội V, đại hội VI chỉ rõ: Tập trung
sức phát triển nông nghiệp coi nông nghiệp là mật trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một
bước lên sản xuất lớn, chủ trương trên đánh dấu một giai đoạn mới quá trình công
nghiệp hoá nước ta. Trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển
nhanh chóng, quá trình công nghiệp hoá ở nước ta không những thực hiện nội dung
của cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất chuyển lao động thủ công năng suất thấp
thành lao động sử dụng máy móc có năng suất cao mà còn phải “đi tắt”, “đón đầu” ứng
dụng những thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Vì vậy văn
kiện đại hội Đảng lần thứ VII đưa ra cụm từ công nghiệp hoá, hiên đại hoá, dến đại hội
Đảng lần thứ VIII, lần thứ IX khẳng định nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá hiên đại hoá đất nước.
Vì vậy cần làm rõ tính quan trọng của quá trình công nghiệp hoá, hiên đại hoá
trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta như thế nào cho đúng, và công nghiệp hoá,
hiên đại hoá có vai trò vị trí như thế nào trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta.
B - Nội dung
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
XHCN ở nước ta
1. Khái niệm về công nghiệp hoá hiện đại hoá và các vấn đề cơ bản
1.1Khái niệm công nghiệp hoá hiện đại hoá
Công nghiệp hoá và hiện đại hoá là một quá trình có tính chất lịch sử. Tất cả
các nước công nghiệp phát triển đều trải qua quá trình công nghiệp hoá ở các thời
điểm khác nhau, với những quy mô tốc độ khác nhau trong những điều kiện lịch sử
kinh tế xh khác nhau. Với hầu hết các nước phát triển hiện nay công nghiệp hoá là một
trong những chính sách chủ yếu và là một thách thức lớn. Tuy nhiên, chính sách công
nghiệp hoá trong giai đoạn hiên nay có nhiều khác biệt lớn so với các nước công
nghiệp hoá giai đoạn trước đây . Chính điều này đã làm cho chính sách ở các nước, ở
các thời kỳ thêm đa dạng.
Kết hợp quan niệm truyền thống với quan niệm hiện đại và vận dụng vào điều
kiện cụ thể của Việt Nam, hội nghị lần thứ VII ban chấp hành TW Đảng khoá VII đã
đưa ra quan niệm mới về công nghiệp hoá hiện đại hoá và đây cungx chính là quan
niệm được sử dụng một cách phổ biến ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Theo tư
tưởng này, công nghiệp hoá hiện đại hoá là qúa trình chuyển đổi căn bản toàn diện các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao
động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công
nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công
nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao
1.2. Vai trò và những mục tiêu nhiệm vụ của công nghiệp hoá hiện đại hoá
* Vai trò của công nghiệp hoá
Một là phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế, khắc phục nghuy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế
giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần ổn định và nâng
cao đời sống của nhân dân.
Hai là, củng cố và tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước, nâng cao năng lực
tích luỹ, tạo công ăn việc làm khuyến khích sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi cá
nhân.
Ba là, tạo điều kiện vật chất cho việc tăng cường củng cố an ninh quốc phòng.
Bốn là, tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ
sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế.
Mục tiêu nhiệm vụ của công nghiệp hoá hiện đại hoá:
Do vị trí và tầm quan trọng của các tác dụng nói trên của công nghiệp hoá và
hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, nên qua tất cả các kỳ đại hội Đảng ta luôn luôn xác
định công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm trong suốt quá trình quá độ lên CNXH ở
nước ta. Đại hội lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam lại một lần nữa xác định
mục tiêu của công nghiệp hoá hiện đại hoá là: “xây dựng nước ta thành một nước công
nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiên đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến
bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sóng vật chất và tinh
thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn
minh. Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước
công nghiệp”.
1.3.Cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH
Lịch sử phát triển của sản xuất xã hội đã chứng minh: mỗi phương thức sản
xuất của xã hội chỉ có thể xác lập một cách vững chắc trên cơ sở vật chất kỹ thuật
thích ứng, và chính cơ sở này là một trong những nhân tố quan trọng nhất xác định
phương thức sản xuất đó thuộc loại hình xã hội- lịch sử nào và thuộc thời đại kinh tế
nào.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của một phương thức sản xuất của xã hội là tổng thể
hữu cơ các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất đạt được trong những điều kiện lịch
sử nhất định của sự tiến bộ khoa học – kỹ thuật, dựa trên đó lực lượng lao động của xã
hội ấy sản xuất ra của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu vật chất của xã hội.
Do trong lịch sử xã hội đã hình thành và tồn tại những mối liên hệ tất yếu, nên
phương thức sản xuất ra đời sau bao giờ cũng kế thừa những yếu tố của cơ sở vật chất
– kỹ thuật của phương thức sản xuất trước đó, trên cơ sở đó cải tạo và phát triển thành
cơ sở vật chất – kỹ thuật của bản thân mình
Phương thức sản xuất TBCN tuy xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ XVI , nhưng nó
chỉ trở thành phương thức sản xuất thống trị khi đã tạo ra được nền đại công nghiệp cơ
khí ra đời từ cuộc cách mạng công nghiệp và quá trình công nghiệp hoá TBCN thế kỷ
XVIII – IXX. Tiếp sau đó nó được hiện đại hoá ngày càng cao trên cơ sở của những
thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là những thành tựu mới của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật hiện đại.
Chính sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí với sản xuất ngày càng xã
hội hoá đã tự phát tạo ra tiền đề vật chất khách quan cho sự ra đời của phương thức sản
xuất mới: phương thức sản xuất cộng sản chủ nghiã mà giai đoạn đầu của nó là
CNXH. tính tất yếu đó đã được chứng minh trong sự phát triển của lịch sử xã hội:
Nước Nga XHCN xuất hiện từ cách mạng tháng 10 năm 1917 mở đầu một thời đại
mới; thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH. Như vậy, do mối liên hệ tất yếu
của lịch sử, cơ sở vật chất – kỹ thuật của XHCN – giai đoạn đầu của phương thức sản
xuất cộng sản chủ nghĩa phải là nền đại công nghiệp cơ khí hiên đại.
Các Mác và Ph.Ăng – ghen, Lênin đã nói nhiều về vấn đề nền đại công nghiệp
cơ khí hiện đại là cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH.
Tại đại hội III quốc tế cộng sản năm 1921 Lênin đã chỉ rõ: “cơ sở vật chất duy
nhất của CNXH chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông
nghiệp nhưng không tghể đóng khung ở nguyên lý chung đó. cần phải cụ thể hoá
nguyên lý đó. Một nền đại công nghiệp ở vào trình độ kỹ thuật hiện đại và có khả
năng cải tạo cả nông nghiệp, đó là diện khí hoá cả nước”. Lênin còn nói “Một lần nữa
tôi phải nhấn mạnh rằng cơ sở kinh tế duy nhất có thể có được của CNXH là nền đại
công nghiệp cơ khí. ai quên điều đó người đó không phải là người cộng sản. Chúng tôi
phải đặt vấn đề một cách thực tiễn đại công nghiệp hiện đại là thế nào?Đại công
nghiệp hiện đại có nghĩa là điện khí hoá toàn nước Nga”.
Tóm lại, cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH là nền đại công nghiệp cơ khí hiện
đại có khả năng cải tạo nông nghiệp. luận điểm trên của chủ nghĩa mác Lênin cần phải
được vận dụng môt cách thích hợp với đặc điểm của thời đại cách mạng khoa học kỹ
thuật và đặc điểm cụ thể của mỗi nước.
Ngày nay trong điều kiện của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại với 5 nội
dung: tự động hoá đồng bộ, năng lượng nguyên tử, vật liệu mới, công nghệ sinh học,
điện tử – tin học. Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa mác – Lênin cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: xã
hội – XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa
trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Do đó, cho phép chúng ta hiểu rằng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH ở nước
ta, phải là nền đại công nghiệp cơ khí ứng dụng những thành tựu mới nhất của cuộc
cách mạng khoa học công nghệ vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội.
2. Hoàn cảnh nước ta và yêu cầu khách quan của quá trình công nghiệp
hoá hiện đại hoá
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên CNXH trên toàn thế giới, ở nước ta khi
đất nước hoà bình thống nhất cả nước đi lên CNXH “Đây là sự lựa chọn duy nhất đúng
đắn của Đảng và nhân dân ta”. Nước ta quá độ đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp
lạc hậu điều dó cũng có nghĩa là nước ta bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. nhưng
người ta chỉ bỏ việc xác lập phương thức sản xuất TBCN, chứ không thể bỏ qua việc
phát triển lực lượng sản xuất. Cái thiếu nhất của đất nước ta là thiếu một lực lượng sản
xuất phát triển. đất nước ta chưa có một cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với CNXH.
Chừng nào chư tạo ra được cái cốt vật chất – kỹ thuật phù hợp với CNXH thì đất nước
ta chưa có CNXH hiện thực. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật ấy ở nước ta
chính là quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nên kinh tế quốc dân. Văn kiện hội
nghị lầ thứ VII ban chấp hành TW khoá VII khẳng định quá trình công nghiệp hoá
hiện đại hoá ở nước ta là: “Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là
chính sang sử dụng một cách phổ biến sứ lao động cùng với công nghệ, phương tiện
và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của nông nghiệp và tiến bộ
khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Thực chất công nghiệp
hoá,hiện đại hoá ở nước ta là quá trình tạo ra những tiền đề vật chất, kỹ thuật về con
người, công nghệ, phương tiện, phương pháp – những yếu tố cơ bản của lực lượng sản
xuất cho CNXH. Nội dung cốt lõi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cải
biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để
đạt tới năng suất lao động xã hội cao. Xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí hiện đại –
cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH bằng con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó
là một tất yếu khách quan đối với nước ta quá độ lên CNXH xúat phát từ một nên kinh
tế kém phát triển. Tính tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong sự
nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta được thể hiện ở góc độ kinh tế và chính trị xã hội
Về kinh tế: Chỉ có công nghiệp hoá, hiện đại hoá XHCN mới có cơ sở vật chất
– kỹ thuật của CNXH. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta sẽ tạo ra một
sức sản xuất mới bao gồm nhiều loại công cụ mới và các loại tư liệu sản xuất khác,
cùng với những người lao động có tổ chức, tiến hành hiệp tác sản xuất với kỹ năng lao
động ngày càng cao từ đó làm cho năng suất lao động tăng lên cái “Đảm bảo cho sự
thắng lợi của trật tự xã hội này so với xã hội khác”
Do mối quan hệ biện chứng hữu cơ giữa quan hệ sản xuất và cơ sở vật chất – kỹ
thuật nên việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH có tác dụng củng cố hoàn
thiệp quan hệ sản xuất XHCN – dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng cao của
CNXH và quan hệ sản xuất XHCN ngày càng được hoàn thiện, nên sản xuất xã hội sẽ
không ngừng phát triển và đời sống vật chất văn hoá của nhân dân sẽ không ngừng
được nâng cao trên cơ sở phát triển nền sản xuất đó
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá XHCN còn là một tất yếu về chính trị– xã hội
Với cơ sở vật chất – kỹ thuật vừa đạt được trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá giai cấp công nhân tầng lớp trí thức XHCN có thêm nhiều điều kiện để
giúp đỡ nông dân ùng đi lên CNXH. Sự liên minh giữa công nhân, nông dân, tầng lớp
trí thức XHCN ngày càng được củng cố, Nhà nước XHCN được tăng cường. những
thành tựu đạt được trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá tạo ra nhiều khả năng
thực hiện sự bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc, giữa các vùng, các miền của đất
nước. Tình hình đó đưa đến sự thống nhất ngày càng cao về chính trị và tinh thần
trong xã hội – XHCN.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải có sự chuẩn bị vè tư tưởng và văn
hoá nhưng công nghiệp hoá, hiện đại hoá lại có tác dụng thúc đẩy xây dựng nền văn
hoá mới và con người mới XHCN. Việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại và
sản xuất theo phương thức đại công nghiệp đòi hỏi quần chúng lao động phải có trình
độ giác ngộ cách mạng và trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật ngày càng cao. Đồng
thời cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH lạ tạo ra những điều kiện vật chất cần thiết
cho việc xây dựng nền văn hoá mới và con người mới XHCN.
Công nghiệp hoá XHCN còn là một yêu cầu khách quan của quốc phòng.
Nguồn lực quốc phòng của một nước phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, trong đó nền
kinh tế lớn mạnh, sản xuất nhiều loại sản phẩm chế độ chính trị kinh tế và xã hội vững
chắc và việc cung cấp các phương tiện hiện đại hoá quốc phòng có ý nghĩa đặc biệc
quan trọng. Công nghiệp hoá hiện đại hoá có tác dụng trực tiếp trong việc tạo ra các
nhân tố đó.
Công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta là quá trình giai cấp công nhân trưởng
thành về số lượng và chất lượng. Giai cấp công nhân ngày càng đông, kỹ thuật sản
xuất ngày càng cao, đời sống ngày càng được cải thiện, trình độ giác ngộ XHCN được
nâng dần lên. Do đó vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong mọi mặt sinh hoạt
của xã hội ngày càng được củng cố. Chỉ có thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
XHCN nước ta mới xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ và tham gia phân công
hợp tác quốc tế và chủ động hội nhập.
Qua đó có thể khẳng định rằng sự thành công của quá trình công nghiệp hoá
hiện đại hoá XHCN là nhân tố quyết định sự thắng lợi hoàn toàn và triệt để của
XHCN, không làm công nghiệp hoá hiện đại hoá sẽ không có XHCN. xuất phát từ tính
khách quan và tác dụng nhiều mặt trên đây của công nghiệp hoá hiện đại hoá XHCN,
đảng ta coi công nghiệp hoá hiện đại hoá là “Nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kỳ
quá độ lên CNXH”. Chỉ có hoàn thành công nghiệp hoá hiện đại hoá XHCN mới có
cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ khác một cách triệt để và mới có CNXH một cách đầy
đủ
Nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất và để có được quan hệ sản xuất XHCN đồng
thời để mở rộng cho lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động cải
thiện đời sống nhân dân. nhưng, những việc đó chỉ đạt mức cao nhất khi nào cơ sở vật
chất – kỹ thuật của XHCN được xây dựng xong và cũng chỉ lúc đó quan hệ sản xuất
mới được hoàn thiện và củng cố vững chắc. CNXH ở nước ta sẽ được xác lập với các
đặc trưng: có một nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc. Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột và bất công làm theo năng
lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện cá nhân. các dân tộc trong nhận thức rõ tính tất yếu khách quan của quá trìng
công nghiệp hoá hiện đại hoá đối với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta”.
3. Nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá và những biện pháp thực hiện
3.1.Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
Việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý bao giờ cũng phải dựa trên tiền đề là phân
công lại lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hoá lao động, do đó chuyên môn
hoá sản xuất giữa các nghành, trong nội bộ từng nghành và giữa các vùng trong nên
kinh tế quốc dân . phân công lao động có tác dụng rất to lớn. Nó là đòn bẩy của sự
phát triển công nghệ và năng suất lao động. Cùng với cách mạng khoa học va công
nghệ nó góp phần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý. Sự phân công lại lao
động xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải tuân thủ các quá trình
có tính quy luật sau:
Một là, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng và số
tuyệt đối lao động công nghiệp tăng lên.
Hai là, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động trí thức ngày một tăng và chiếm ưu thế
so với lao động giản đơn trong tổng lao động xã hội.
Ba là, tốc độ tăng lao động trong các ngành phi sản xuất vật chất tăng lên nhanh
hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất
ở nước ta phương hướng phân công lại lao động xã hội hiện nay cần triển khai
trên cả hai địa bàn: cả nước và tại chỗ để kết hợp phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu. Xong phải đặc biệc chú ý đến phân công lao động tại chỗ, phải trên cơ sở hợp lý
hoá lao động tại chỗ mà phân bổ lại lao động trên phạm vi cả nước. đi đôi với quá
trình phân công lại lao động xã hội, một cơ cấu kinh tế mới cũng dần dần được hình
thành . Cơ cấu kinh tế của một nước là tổng thể các quan hệ kinh tế hay các bộ phận
hợp thành của nền kinh tế, gắn với vị trí, trình độ kỹ thuật công nghệ, quy mô, tỷ trọng
tương ứng với từng bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận, gắn với điều
kiện kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn phát triển nhất định, nhằm thực hiện các mục
tiêu kinh tế đã được hoạch định. Cấu trúc của cơ cấu kinh tế bao gồm:
Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu vùng kinh tế
Cơ cấu giữa thị tứ, thị xã, thị trấn, thành phố và đô thị
Cơ cấu thành phần kinh tế
Để tối ưu hoá cơ cấu kinh tế được hình thành phải đạt được các yêu cầu sau:
phản ánh được và đúng các quy luật khách quan, trước hết là các quy luật kinh tế, cho
phép khai thác tối đa các tiềm năng kinh tế của đất nước, sử dụng được nhiều lợi thế so
sánh của các nước phát triển muộn về công nghiệp, phù hợp với xu thế của cách mạng
khoa học công nghệ, xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá và đem lại hiệu quả kinh tế
– xã hội cao
Về cơ cấu nghành kinh tế: Trong những năm trước mắt cơ cấu ngành ở nước ta
sẽ được xác lập là cơ cấu công – nông nghiệp - dịch vụ. phương hướng phát triển của
các ngành trong cơ cấu ấy phải đáp ứng được những yêu cầu của mô hình chiến lược,
cụ thể là:
Thứ nhất, khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng về nông lâm ngư nghiệp,
thức đẩy nhanh việc hình thành các vùng tập trung chuyên canh, đưa công nghệ sinh
học và các phương pháp canh tác tiên tiến vào nông nghiệp, thúc đẩy quá trình công
nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, Bảo đảm thoả mãn các yêu cầu lương thực,
thực phẩm trong nước, tao nguồn nguyên liệu vững chắc cho công nghiệp chê biến,
tăng nguồn hạt xuât khẩu, tạo công ăn việc làm, phân công lại lao động xã hội, mở
rông thị trường trong nước cho công nghiệp và dich vụ.
Thứ hai, kết hợp phát triển nông lâm ngư nghiệp với phát triển công nghiệp chế
biến nông lâm thuỷ sản, phát triển công nghiệp chế biến lúa gạo có chất lượng ngày
càng cao đáp ứng nhu cầu trong n