Đất nước đã bước sang thế kỉ XXI- Thế kỉ của những thành tựu kì diệu
của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, thế kỉ của nền kinh tế tri
thức. Trước mắt chúng ta là rất nhiều cơ hội và thách thức. Liệu chúng ta có tận
dụng được các cơ hội đó để đưa đất nước không những đuổi kịp mà còn vượt lên
hàng đầu trong cuộc chạy ma-ra-tông với các cường quốc kinh tế trên thế giới hay
không? Đó là một câu hỏi lớn mà cả dân tộc phải đưa ra lời giải đáp. Nó bắt đầu
từ sự cố gắng nỗ lực của mỗi cá nhân. Điều đó đòi hỏi mỗi người phải dày công
nghiên cứu, tìm tòi nắm vững kiến thức khoa học hiện đại, rèn luyện kỹ năng thực
hành và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh đất nước và con người Việt Nam, trở
thành những tài năng trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vận mệnh dân
tộc phụ thuộc vào sự cố gắng nỗ lực đó của mỗi cá nhân.
Việt Nam đang dần có những biến chuyển tích cực trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội, đặc biệt là trong kinh tế. Trong khi kinh tế thế giới có nhiều
bất ổn, nhiều nền kinh tế lớn có biểu hiện suy thoái thì nước ta lại giữ vững được
mức tăng trưởng khá cao 7%. Cả nước đang hăng hái thi đua, quyết tâm hoàn
thành tốt các mục tiêu mà Đảng và nhà nước đề ra, nhằm mục tiêu hoàn thành
Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đưa đất nước tiến vào kinh tế tri thức, thu hẹp dần
khoảng cách với các nước phát triển trong quá trình toàn cầu hóa.
21 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại-yếu tố tiền đề chủ yếu của kinh tế tri thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại – Yếu tố tiền đề chủ
yếu của kinh tế tri thức
Nội dung
I. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại – Yếu tố tiền đề chủ
yếu của kinh tế tri thức
Các Mác từng nói: “ Khoa học là tinh hoa của tiến trình phát triển chung
của lịch sử. Hơn thế nữa, đó là đòn bẩy mạnh mẽ của lịch sử, là một lực lượng
cách mạng, theo ý nghĩa chính xác nhất của từ đó”. Lịch sử phát triển của xã hội
loài người đã chứng minh điều đó là đúng.
Ngay từ thế kỉ XVII, khoa học đã từng bước đưa ngành trồng trọt chăn nuôi
trở thành cốt lõi của nền kinh tế nông nghiệp, phát triển chủ yếu dựa vào tài
nguyên thiên nhiên. Đến giữa thế kỉ XVII, nền kinh tế công nghiệp bắt đầu được
hình thành. Từ đó đã có hai cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra nhờ sự phát triển
vượt bậc của khoa học kĩ thuật, được đánh dấu bằng sự ra đời của máy hơi nước
và máy phát điện. Và đặc biệt, với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đầu thế kỉ
XX, loài người đã đi sâu nghiên cứu thế giới từ vi mô đến vĩ mô, tất cả những sự
vật nằm ngoài khả năng quan sát của giác quan con người. Hàng loạt những phát
kiến vĩ đại về phân tử, nguyên tử, hạt nhân, các hạt cơ bản... đến những hiểu biết
về vũ trụ: các vì sao, thiên hà, đại thiên hà, sự giãn nở của vũ trụ... Người ta ước
tính rằng trong thế kỉ XX toàn bộ lượng thông tin, tri thức tăng thêm khoảng 1000
lần so với đầu thế kỉ và vượt trội tất cả các tri thức mà loài người tích lũy được
trong suốt lịch sử phát triển từ thế kỉ XIX trở về trước. Cuộc cách mạng khoa học
kĩ thuật đó tất yếu sẽ dẫn đến cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất mà ngày nay
chúng ta gọi là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, bắt đầu vào
khoảng từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được mở đầu bằng công
nghệ thông tin (CNTT). CNTT là nhân lõi của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ hiện đại, nó phản ánh giai đoạn phát triển mới về chất của sản xuất trong đó
hàm lượng trí tuệ là thành phần chủ yếu trong sản phẩm.
CNTT bao gồm từ phần cứng như chế tạo các mạch vi điện tử, các máy vi
tính, máy siêu tính... các dây chuyền sản xuất tự động hóa, các thiết bị ngoại vi
cho đến các phần mềm ứng dụng và các phần mềm hệ thống. Một phần quan trọng
nữa trong CNTT phải kể đến là các loại thiết bị viễn thông, điện tử công nghiệp,
điện tử tiêu dùng... Mạng máy tính và internet đã và đang trở thành hệ thống huyết
mạch quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội. Năm 1993 đã có 1
triệu người nối mạng, đến tháng 3 – 2000 số người dùng đã lên tới 280 triệu. Rõ
ràng là mạng internet không còn là một phương tiện kĩ thuật thuần túy mà đã
thành một môi trường mới cho mọi hoạt động của con người và có tác động rất
lớn đến sự chuyển biến nhanh chóng của đời sống con người trên khắp hành tinh.
Thứ đến là công nghệ sinh học (CNSH), đây là một bước đột phá vào thế
giới đầy bí ẩn của sự sống. Nó bắt đầu bằng việc khám phá ra các phân tử hình
xoắn kép (ADN). Công nghệ cao này đã tạo ra một tiềm năng vô tận cho sản xuất
ra các loại lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và các vật liệu công nghiệp
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Cùng với CNTT và CNSH là một loạt các công nghệ cao khác: công nghệ
vật liệu mới, công nghệ năng lượng công nghệ hàng không – vũ trụ... Nhiều loại
vật liệu mới với các tính năng ưu việt không thể tìm thấy trong tự nhiên đã được
tạo ra: vật liệu tổ hợp, vật liệu com-pô-zit, các chất bán dẫn... Nhiều nguồn năng
lượng mới được tạo ra để thay thế các nguồn năng lượng tự nhiên sắp cạn kiệt, đặc
biệt là năng lượng nguyên tử. Đáng chú ý là công nghiệp hàng không-vũ trụ với
triển vọng đưa con người đến với các hành tinh khác trong vũ trụ....
Nhờ các công nghệ cao đó, nền kinh tế thế giới đạt mức tăng trưởng chưa
từng có. Ngày nay, tổng sản phẩm của thế giới ước tính khoảng 30.000 tỉ USD
nghĩa là gấp khoảng 123 lần so với tổng sản phẩm thế giới những năm 50 (1300 tỉ
USD). Có thể nói, bộ phận cách mạng nhất tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư
của lực lượng sản xuất to lớn của loài người ngày nay là khoa học công nghệ. Các
Mác đã dự báo rằng khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và đã trở
thành hiện thực. Chính điều đó đã tạo tiền đề cho sự hình thành kinh tế tri thức.
II. Một số vấn đề chung về nền kinh tế tri thức
1. Khái niệm kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức là một sản phẩm trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại. Nền kinh tế đó đang dần được hình thành, có nhiều tên gọi
khác nhau nhưng phổ biến hơn cả là thuật ngữ “kinh tế tri thức”(knowledge
economy) hay “kinh tế dựa trên tri thức”(knowledge based economy).
Theo cách định nghĩa của tổ chức quốc tế về hợp tác và phát triển kinh tế
(viết tắt là OECD): Kinh tế tri thức là một dạng hình kinh tế trong đó sự sản sinh,
phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của
nền kinh tế nhằm tạo ra của cải vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống con
người.
Cũng có thể định nghĩa đơn giản hơn: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong
đó khoa học, kĩ thuật và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố
hàng đầu quyết định việc sản xuất ra của cải, sức cạnh tranh và triển vọng phát
triển.
Như vậy trong nền kinh tế tri thức, vấn đề không chỉ ở việc tạo ra tri thức,
mà phải thu nhận, sử dụng và truyền bá tri thức. Kinh tế tri thức không chỉ bao
hàm duy nhất các lĩnh vực lao động với công nghệ cao, sử dụng lao động có tri
thức và lao động có kĩ năng cao là chính, mà còn quá trình tri thức xâm nhập và
chi phối tất cả mọi hoat động kinh tế. Nghĩa là không phải tất cả các ngành đều
phải dựa trên nền tảng công nghệ kĩ thuật cao, song điều chắc chắn là tất cả các
ngành đều hoạt động dưới sự chi phối của tri thức. Tóm lại, tri thức vừa là nội
dung vừa lầ động lực của nền kinh tế.
Có thể hình dung một cách cụ thể về nền kinh tế tri thức thông qua bảng so
sánh sau:
Stt
Hình thái
kinh tế Đặc
trưng
Hình thái thứ
nhất
(Kinh tế sức
người)
Hình thái thứ hai
(Kinh tế tài
nguyên)
Hình thái thứ ba
(Kinh tế thị
trường)
1 Định vị
trong sơ đồ
Kinh tế tự nhiên,
tương đương với
nền kinh tế nông
nghiệp và xã hội
nông dân cổ
truyền.
Hình thái thị trường,
tương đương với
nền kinh tế thị
trường của đại công
nghiệp cơ khí và Xã
hội công nghiệp.
Hình thái Cộng
sản chủ nghĩa
(CSCN), tương
đương với nền
kinh tế có tốc độ
phát triển cao và
xã hội tự do chân
chính.
2 Phương thức
tồn tại
Tự cấp tự túc,
khép kín trong
từng cộng đồng
riêng biệt.
Phân công lao động
và trao đổi bị giới
hạn bởi các biên
giới địa phương,
quốc gia.
Phân công và
trao đổi phổ biến
thông qua mạng
kiên kết toàn cầu
không biên giới.
3 Lợi thế phát
triển chủ yếu
Tài nguyên thiên
nhiên
Công cụ kĩ thuật Tri thức của con
người (Khoa học
– Công nghệ), kĩ
năng lao động.
4 Tầm quan
trọng của
khoa học
Nhỏ Lớn Rất lớn
5 Tỷ lệ đóng
góp của khoa
học - công
nghệ cho
Dưới 10% Trên 40 % Trên 70%
tăng trưởng
kinh tế
6 Tầm quan
trọng của
giáo dục
Nhỏ Lớn Rất lớn
7 Bình quân
trình độ văn
hóa
Tỷ lệ mù chữ cao Trung học Trung học
chuyên nghiệp
8 Kết cấu công
nghệ:
- Công nghệ
thông tin
3 -5% 15%
-Công nghệ
sinh học
2% 10%
-Công nghệ
năng lượng
2% 10%
-Công nghệ
biển
2% 10%
- Công nghệ
sạch
1% 5%
- Công nghệ
vật liệu mới
1% 5%
- Công nghệ
không gian
5%
Công nghệ
mềm
5%
9 Vai trò của
truyền thống
Không lớn Lớn Rất lớn
10 Kết cấu sức
lao động:
- Nông
nghiệp
Trên 50% 10 – 20% Dưới 10%
- Công
nghiệp
Khoảng 15 -20% Trên 30% Dưới 20%
- Công nghệ
cao
10 -15% Trên 40%
11 Trình độ tổ
chức xã hội
Đơn giản Phức tạp Rất phức tạp
12 Mức độ toàn
cầu hóa kinh
tế thế giới
Thấp Khá cao Rất cao
2. Một số phạm trù trong kinh tế thị trường
Mỗi một hình thái kinh tế mới ta đời đều có những phạm trù kinh tế riêng
đặc trưng cho nó. Đối với nền kinh tế tri thức, chúng ta có thể tìm hiểu một số
phạm trù sau đây.
Thông tin và tri thức:
- Đây là hai nguồn lực chủ yếu của kinh tế tri thức. Vấn đề đặt ra là
phải phân biệt hai phạm trù này vì như John Naribett nói: “ Chìm ngập trong
thông tin mà vẫn thiếu tri thức”.
+ Thông tin là dữ liệu được xếp thành trật tự có nghĩa, có thể thu nhận
được, có thể dùng hoặc không.
+ Tri thức là thông tin đã được thu thập, xử lí và nhận thức, là việc áp dụng
và sử dụng một cách có ích các thông tin.
Theo quan điểm triết học, tri thức được hiểu là kết quả của quá trình nhận
thức, là phản ánh trung thực của thực tiễn vào tư duy con người, tính đúng đắn của
nó thể hiện bằng sự kiểm nghiệm thực tế, đồng thời phù hợp với các nguyên lí của
lí luận về nhận thức trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng.
- Thông tin là nội dung của tri thức được truyền đạt nhưng khi tri thức
được hệ thống hóa lại trở thành thông tin. Thông tin là đầu vào của quá trình sản
xuất ra tri thức.
Sản phẩm tri thức:
Tri thức là sản phẩm của lao động, là biểu hiện cụ thể về năng lực tư duy
mà chỉ duy nhất loài người mới có. Sản phẩm tri thức có nhiều tính chất đặc biệt
khác với vật thể thông thường:
- Vì tri thức thuộc phạm trù tinh thần nên nó luôn được mang, chứa
trong những hình thức hiện vật nhất định: bộ nhớ trong não, băng từ, đĩa...
- Đối với sản phẩm thông thường, người mua có quyền sở hữu về nó,
nghĩa là có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Còn đối với sản phẩm tri
thức, người mua chỉ có quyền sở hữu vật mang nó và có quyền sử dụng đối với
nội dung tri thức. Đặc tính này có nguồn gốc sâu xa ở chỗ chỉ duy nhất con người
mới có khả năng tư duy.
- Quá trình tiêu dùng sản phẩm tri thức dù là tiêu dùng sản xuất hay
tiêu dùng cho cá nhân, nói chung đều mang tính chất cuả một quá trình nghiên
cứu, học tập và trực tiếp hoàn thiện sản phẩm tri thức đó. Đôi khi người tiêu dùng
còn phát hiện ra tính năng mà chính tác giả của nó không ngờ tới.
- Việc sản xuất ra các loại sản phẩm tri thức thường tạo ra giá trị gia
tăng rất lớn. Đây là một đặc điểm tạo nên ưu thế vượt trội của sản phẩm tri thức so
với các sản phẩm thông thường khác. Chẳng hạn E. Sanchez và D. Mync sản xuất
bộ phim “ Đồ án Blair Witch” bằng kĩ thuật số, phát hành trên internet, chỉ riêng
trong nước Mĩ đã thu được 140 triệu USD, và chỉ với chi phí 500.000 USD, nghĩa
là có tỷ suất lợi nhuận 280. Theo ước tính, trong ngành chế tạo thiết bị điện tử, tỷ
suất giá trị gia tăng trên giá trị đầu vào là khoảng 300, còn trong ngành công nghệ
phần mềm tỷ suất đó tiến tới vô hạn (!).
Nền kinh tế tri thức được nuôi dưỡng bằng nguồn năng lượng vô tận và
năng động là tri thức nên phát triển nhanh và khả năng bền vững rất cao.
Công nhân tri thức
Phạm trù này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế tri thức,
bởi đây là lực lượng trực tiếp tiếp thu tri thức, khoa học – công nghệ để tiến hành
sản xuất theo phương thức hiện đại. Sự ra đời của công nhân tri thức là tất yếu
khách quan cùng với sự ra đời của nền kinh tế tri thức đồng thời cũng là sự phủ
định có kế thừa của giai cấp công nhân trong nền kĩ thuật - công nghệ hiện đại thế
kỉ XX. Công nhân tri thức có nhiều điểm tiến bộ so với công nhân trước đó, biểu
hiện:
- Công nhân tri thức có sở hữu trí tuệ. Sở hữu này cho phép họ có thu
nhập cao hơn công nhân công nghiệp bình thường khiến họ có tư hữu chứ không
còn là vô sản nữa.
- Công nhân tri thức làm chủ một nền kĩ thuật mà phần lớn các ngành
kĩ thuật đều dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học.
- Giai cấp công nhân có sự tăng tiến cả về mặt số lượng lẫn chất
lượng. Trên cơ sở tri thức khoa học đang dần dần trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp, số lượng công nhân có tri thức, có tay nghề cao ngày càng tăng. Đồng thời
nền kinh tế tri thức mang đặc tính sáng tạo, thích hợp với bản chất của người công
nhân, do đó sẽ kích thích họ không ngừng học hỏi, nghiên cứu nâng cao trình độ
khoa học – kĩ thuật của mình. Như vậy, tri thức sẽ đóng vai trò động lực thúc đẩy
sự phát triển chất lượng người công nhân.
Các ngành kinh tế tri thức
Chúng ta đã đề cập nhiều đến kinh tế tri thức, vậy trong nền kinh tế hiện
nay những ngành kinh tế nào thì được coi là ngành kinh tế tri thức? – Theo giáo
sư, viện sĩ Đặng Hữu: Các ngành sản xuất và dịch vụ do công nghệ cao tạo ra như
các dịch vụ khoa học và công nghệ, dịch vụ tin học, các ngành công nghiệp công
nghệ cao... được gọi là ngành kinh tế tri thức.
Các tiêu chí cơ bản của một nền kinh tế tri thức
- Về cơ cấu GDP: hơn 70% do các ngành sản xuất, dịch vụ và ứng
dụng công nghệ cao.
- Cơ cấu giá trị gia tăng: hơn 70% do lao động trí óc đem lại.
- Cơ cấu lao động: hơn 70% công nhân tri thức.
- Cơ cấu tư bản: hơn 70% là vốn con người.
Ngoài ra còn có các tiêu chí khác, trong đó có tiêu trí về vai trò rất quan
trọng của giáo dục và bình quân trình độ văn hóa là trung học chuyên nghiệp.
3. Đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức
Là một hình thái kinh tế mới của xã hội loài người, kinh tế tri thức có nhiều
đặc điểm cơ bản khác biệt so với các nền kinh tế trước đó. Những đặc điểm này
còn đang được định hình và tiếp tục phát triển. Nhưng ta có thể thấy điều cốt yếu
trong kinh tế tri thức đó là việc thu thập, sử dụng và truyền bá các thông tin tri
thức. Dưới đây là một số đặc trưng của kinh tế tri thức:
- Tri thức, đặc biệt là khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp. Nhờ cuộc cách mạng khoa học -công nghệ hiện đại, hàng lọat các
công nghệ cao đã được phát minh và ứng dụng ngay vào quá trình sản xuất tạo
nên sự thay đổi rõ rệt cả về số lượng lẫn chất lượng. Các yếu tố vật chất của quá
trình sản xuất cũng như giá trị của hàm lượng vật chất trong các sản phẩm ngày
càng giảm để nhường chỗ cho các yếu tố tri thức. Chính vì vậy trình độ khoa học-
công nghệ và vốn con người trong cuộc đua tranh, cạnh tranh phát triển.
- Sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang các ngành kinh tế tri thức: Nền
kinh tế nông nghiệp dựa trên sản xuất nông nghiệp, nền kinh tế công nghiệp thì
công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu, còn trong nền kinh tế tri thức, các ngành kinh
tế tri thức sẽ chiếm vai trò thống trị, nhất là các dịch vụ trí tuệ (nghiên cứu khoa
học, kĩ thuật, tư vấn thiết kế, y tế, tài chính, thông tin liên lạc....) sẽ trở thành họat
động kinh tế chiếm phần chủ yếu với số người tham gia nhiều nhất.
- Kinh tế tri thức là nền kinh tế mở cao, mang tính chất toàn cầu hóa.
Với sự phát triển cao của CNTT, các tri thức mới, đặc biệt là thành tựu khoa học-
công nghệ được phổ biến và ứng dụng một cách nhanh chóng trên phạm vi toàn
cầu. Hoạt động kinh tế và phân công lao động sẽ vượt ra khỏi biên giới các quốc
gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu. Nền kinh tế thế giới sẽ trở thành
một mạng lưới gồm nhiều quan hệ đan xen giữa các nền kinh tế quỗc gia. Tuy
nhiên, trong mạng kinh tế toàn cầu đó, vẫn tồn tại những mảng, vùng có trình độ
phát triển còn kém xa những mảng, vùng khác. Việc tham gia vào mạng lưới này
có thể giúp các quốc gia kém phát triển tạo được sự bứt phá nhưng đồng thời cũng
đưa đến những rủi ro tụt hậu rất lớn, tùy thuộc vào khả năng của từng quốc gia.
- Kinh tế tri thức là nền kinh tế năng động với tốc độ biến đổi cực kì
cao. Nó thể hiện ở tốc độ sản sinh tri thức tăng theo cấp số nhân, ở tốc độ ứng
dụng các phát minh khoa học vào quá trình sản xuất và ở sự biến đổi của giá cả
trên thị trường. Điều này đòi hỏi các nền kinh tế, các doanh nghiệp không ngừng
sáng tạo, đổi mới công nghệ sản xuất (sáng tạo và đổi mới là linh hồn của nền
kinh tế), nâng cao trình độ quản lí, thực hiện chiến lược đi tắt đón đầu.... để bắt
kịp với tốc độ phát triển chung. Những biến đổi trên cũng đồng thời kéo theo biến
đổi về cấu trúc giai cấp-xã hội ở các quốc gia.
- Kinh tế tri thức phải dựa trên cơ sở pháp luật rõ ràng, có hiệu lực và
có đầy đủ thông tin. Cần tránh hiện tượng lừa đảo, chụp giật, gây nhiễu thông tin.
Kinh nghiệm các nước chỉ rõ rằng CNTT cho phép kiểm soát rất có hiệu quả mọi
giao dịch, giảm bớt tình trạng trốn lậu thuế.
4. Tác động của xu thế phát triển kinh tế tri thức đến quan hệ kinh tế
quốc tế
Quá trình chuyển từ kinh tế công nghệ công nghiệp sang kinh tế tri thức có
tác động mạnh đến quan hệ kinh tế quốc tế, từ phương thức hoạt động đến nội
dung, cấu trúc các mối quan hệ đó. Có thể đưa ra một số tác động chủ yếu như
sau:
- Kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa, làm cho nó trở
thành xu thế bao trùm quan hệ quốc tế hiện đại. Do kinh tế tri thức chủ yếu dựa
trên việc tạo ra và sử dụng tri thức vốn mang tính chất năng động, lan tỏa không
biên giới, trước hết là khoa học-công nghệ nên lực lượng sản xuất thế giới và các
hoạt động kinh tế của con người ngày càng được đa dạng hóa, đa phương hóa trên
phạm vi toàn cầu.
Trên thực tế, không ít công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng toàn cầu hóa
ngày nay là một xu thế khách quan và phổ biến, được thúc đẩy chủ yếu bởi những
tiến bộ của khoa học và công nghệ. Hiện nay, mỗi ngày tổng giá trị các giao dịch
tài chính quốc tế lên tới 3500 tỉ USD. Trên 50.000 công ty xuyên quốc gia với
khoảng 300.000 công ty con nằm khắp các nước trên thế giới. Các công ty con
cũng ra sức nắm bắt và ứng dụngnhững tiến bộ mới về khoa học và công nghệ để
tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường của mình. Trên phương diện vĩ mô, các
nước đều tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế để tận dụng tối đa các cơ hội và hạn
chế các bất lợi của quá trình toàn cầu hóa.
- Quá trình phát triển kinh tế tri thức làm cho phân công lao động trở
nên sâu sắc và rộng khắp toàn cầu. Cùng với quá trình chuyển từ kinh tế công
nghiệp sang kinh tế tri thức, tri thức mà trước hết là khoa học và công nghệ sẽ
phát triển nhanh chóng, làm cho phân công lao động quốc tế phát triển cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu. Bởi vì trong thời đại kinh tế này, khoa học-công nghệ và con
người sẽ áp đảo các lợi thế về đất đai, tài nguyên.... Một xu thế khác là sự phân
công chuyên sâu trong hợp tác quốc tế cũng được tăng cường theo hướng ngày
càng có nhiều công ty đi chuyên sâu vào sản xuất một mặt hàng, một chi tiết cụ
thể nào đó của một sản phẩm hoặc chỉ cung cấp một dịch vụ chuyên môn nhất
định.
- Phát triển kinh tế tri thức sẽ làm thay đổi sâu sắc cơ cấu kinh tế thế
giới và cấu trúc của quan hệ kinh tế quốc tế. Trong những năm 60, cơ cấu sản
phẩm thế giới với các ngành nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ có tỉ lệ là
10,4%-28,4%-50,4% thì đến những năm 90, cơ cấu này đã có sự thay đổi mạnh
mẽ với tỉ lệ 4,4%-21%-62,4%. Chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu
kinh tế thế giới là các ngành kinh tế dựa vào tri thức. Sự thay đổi trong cơ cấu của
kinh tế các nước và kinh tế thế giới kéo theo sự biến đổi trong cấu trúc kinh tế
quốc tế, thể hiện ở một số khía cạnh sau:
+ Hàng hóa dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao ngày càng chiếm vị trí
chủ chốt trong thương mại quốc tế. Năm 1990, trao đổi kinh tế và công nghiệp
trao đổi khoa học và công nghệ giữa các nước đạt 110 tỉ USD, năm 1995 là 250 tỉ
USD và 500 tỉ USD năm 2000.
+ Thương mại điện tử là lĩnh vực phát triển nhanh nhất và sẽ đóng vai
trò hàng đầu trong thương mại thế giới. Thực tế cho thấy, từ năm 1997 đến năm
2002, thương mại điện tử đã phát triển với tốc độ ghê gớm từ 17 tỉ USD đến gần
1000 tỉ USD.
+ Tình trạng vừa cạnh tranh vừa hợp tác giữa các doanh nghiệp và tính
năng động, linh hoạt trên phạm vi quốc tế của chúng ngày càng tăng. Để tồn tại và
phát triển trong quá trình toàn cầu hóa, các công ty luôn tìm cách đổi mới công
nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh. Hai xu hướng sáp nhập và chia nhỏ các
công ty đang cùng diễn ra, tạo nên sự linh hoạt của nền kinh tế.
+ Lợi thế so sánh của các quốc gia trong thương mại quốc tế thay đổi