Trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa thương nhân của các quốc gia với
nhau đã có lịch sử phát triển hàng nghìn năm, ngày nay nó có vị trí quan
trọng bậc nhất trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Một hình thức pháp lý cơ
bản của trao đổi hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán ngoại thương hay
còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu.
Sự phát triển thương mại trên thế giới luôn đi liền với tranh chấp
thương mại, bởi thế, khi ký kết và thực hiện hợp đồng các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu luôn phải lưu ý những đặc điểm cơ bản nhất của hợp đồng
mua bán ngoại thương. Một doanh nghiệp khi tham gia vào thi trường thế
giới rộng lớn cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề ký kết hợp đồng và thực
hiện hợp đồng mua bán. Quan tâm nhiều đến vấn đề ký kết hợp đồng sẽ giúp
cho doanh nghiệp tránh được những tranh chấp, thiệt hại không đáng có.
Do vậy, việc nghiên cứu về đặc điểm hợp đồng mua bán ngoại
thương là một trong những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp xuất nhập
khẩu luôn cấp bách và mang tính thời sự. Có nghiên cứu các đặc điểm đó
thì các doanh nghiệp mới có kiến thức pháp lý vững vàng để tham gia vào
kinh thương mại quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân
doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung. Từ đó rút ra những kinh
nghiệm quý báu góp phần tăng hiệu quả xuất nhập khẩu. Từ những lý do
trên nên em đã chon đề tài “Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại
thương. Trình bày một bản hợp đồng ký giữa công ty nước ta với công ty
nước ngoài mà sinh viên biết”.
17 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3036 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương, lấy ví dụ cụ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đặc điểm của hợp đồng
mua bán ngoại thương.
Trình bày một bản hợp
đồng ký giữa công ty nước
ta với công ty nước ngoài
mà sinh viên biết
LỜI NÓI ĐẦU
Trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa thương nhân của các quốc gia với
nhau đã có lịch sử phát triển hàng nghìn năm, ngày nay nó có vị trí quan
trọng bậc nhất trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Một hình thức pháp lý cơ
bản của trao đổi hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán ngoại thương hay
còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu.
Sự phát triển thương mại trên thế giới luôn đi liền với tranh chấp
thương mại, bởi thế, khi ký kết và thực hiện hợp đồng các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu luôn phải lưu ý những đặc điểm cơ bản nhất của hợp đồng
mua bán ngoại thương. Một doanh nghiệp khi tham gia vào thi trường thế
giới rộng lớn cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề ký kết hợp đồng và thực
hiện hợp đồng mua bán. Quan tâm nhiều đến vấn đề ký kết hợp đồng sẽ giúp
cho doanh nghiệp tránh được những tranh chấp, thiệt hại không đáng có.
Do vậy, việc nghiên cứu về đặc điểm hợp đồng mua bán ngoại
thương là một trong những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp xuất nhập
khẩu luôn cấp bách và mang tính thời sự. Có nghiên cứu các đặc điểm đó
thì các doanh nghiệp mới có kiến thức pháp lý vững vàng để tham gia vào
kinh thương mại quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân
doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung. Từ đó rút ra những kinh
nghiệm quý báu góp phần tăng hiệu quả xuất nhập khẩu. Từ những lý do
trên nên em đã chon đề tài “Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại
thương. Trình bày một bản hợp đồng ký giữa công ty nước ta với công ty
nước ngoài mà sinh viên biết”.
Phần I
KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG MUA BÁN
NGOẠI THƯƠNG
1. Khái niệm hợp đồng mua bán ngoại thương
Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận bằng văn bản
giữa các bên, trong đó người bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng
hóa cho người mua, còn người mua có nghĩa vụ trả cho người bán một
khoản tiền ngang giá trị hàng hóa bằng các phương thức thanh toán quốc tế.
2. Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương
Trong thực tiễn thương mại quốc tế, hợp đồng mua bán ngoại
thương được phân chia thành một số dạng, tùy theo tính chất giao hàng
hoặc tùy theo hình thức thanh toán tiền hàng.
* Theo tính chất giao hàng
Theo tính chất giao hàng người ta chia thành:
- Hợp đồng giao hàng một lần qui định tới một thời hạn nhất định
trong hợp đồng, một bên phải giao cho bên kia một số lượng hàng hóa mà
các bên đã thỏa thuận.
- Hợp đồng giao hàng định kỳ qui định một số lượng hàng hóa đã
được thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giao một cách thường xuyên (định
kỳ) trong thời hạn của hợp đồng. Thời hạn đó có thể ngắn (khoảng một
năm) và dài (trung bình 5 - 10 năm, có thể lên tới 15 - 20 năm).
* Theo hình thức thanh toán tiền hàng
Theo hình thức này người ta chia thành:
- Hợp đồng thanh toán bằng tiền qui định việc thanh toán tiền hàng
bằng một đồng tiền nhất định
- Hợp đồng thanh toán bằng hàng hóa là hợp đồng trong đó việc bán
một số hàng hóa đồng thời liên kết với việc mua một hàng hóa khác và
không có thanh toán ngoại tệ.
Phần II
ĐẶC ĐIỂM HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG
Hợp đồng mua bán ngoại thương là loại văn bản giao dịch chủ yếu,
quan trọng nhất và phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Hợp đồng mua bán ngoại thương là loại hợp đồng mua bán, vì vậy,
nó có những đặc điểm như mọi hợp đồng mua bán khác. Sự khác nhau giữa
hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng mua bán nói chung là ở chỗ,
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có tính chất quốc tế (có yếu tố nước
ngoài). Tính chất quốc tế của loại hợp đồng mua bán này được thể hiện qua
một trong các dấu hiệu sau đây:
1. Đặc điểm về chủ thể tham gia ký kết
Chủ thể ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương là thương nhân
thường trú có trụ sở thương mại đặt ở các quốc gia khác nhau. Thương nhân có
thể là thể nhân hoặc pháp nhân. Thương nhân thường được xác định theo luật
mà thương nhân đó mang quốc tịch. Nếu thể nhân muốn ký kết hợp đồng
mua bán ngoại thương cần phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự đầy đủ theo luật mà thương nhân đó mang quốc tịch. Thương nhân
là tổ chức phải có tư cách pháp nhân.
2. Đặc điểm về đối tượng
Đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương là hàng hóa được
phép chuyển qua biên giới, hoặc chuyển từ khu chế xuất vào thị trường nội
địa và ngược lại thep qui định của pháp luật.
3. Đặc điểm về đồng tiền thanh toán
Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương có thể
là ngoại tệ đối với một bên, là ngoại tệ, hoặc nội tệ đối với cả hai bên, cũng
có trường hợp đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương là
nội tệ đối với hai bên tham gia ký kết hợp đồng. Như vậy, đồng tiền thanh
toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương phụ thuộc hoàn toàn vào sự
thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng, nó có thể là đồng tiền của nước
xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc có thể là đồng tiền của một nước thứ ba
miễn sao sự lựa chọn đồng tiền thanh toán đảm bảo được lợi ích của các
bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.
4. Đặc điểm về cơ quan giải quyết tranh chấp
Theo nguyên tắc chung của Tư pháp quốc tế, các bên kí kết hợp
đồng có quyền tự do thỏa thuận lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng mua bán ngoại thương. Thông thường người ta qui
định thành một điều khoản trong hợp đồng. Nếu các bên không ghi trong
hợp đồng về điều khoản trọng tài hay tòa án thì họ vẫn có quyền thỏa thuận
lựa chọn bất cứ một cơ quan trọng tài hay một tòa án nào đó để giải quyết
tranh chấp, thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản.
5. Đặc điểm về trình tự ký kết hợp đồng
Trình tự ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương rất đa dạng, phong
phú hơn và có những điểm khác so với hợp đồng mua bán hàng hóa trong
nước.
a. Hình thức ký kết
Đối với hợp đồng mua bán ngoại thương, nếu các bên gặp nhau trực
tiếp để thỏa thuận và ký kết sẽ rất tốn kém về tiền bạc và thời gian nhiều
hơn so với trường hợp đàm phán ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong
nước. Vì vậy, hình thức ký kết hợp đồng gián tiếp thường được sử dụng phổ
biến hơn hình thức ký kết hợp đồng trực tiếp. Hình thức ký kết hợp đồng
gián tiếp được thông qua thư tín, fax, telex, đơn chào hàng, đơn chấp nhận
hàng, đơn đặt hàng v.v..
b. Chào hàng
Về phương diện pháp lý, đó là đề nghị của một bên (người mua hay
người bán) gửi cho bên kua biểu thị ý muốn bán hoặc muốn mua một mặt
hàng nhất định. Một đơn chào hàng phải đảm bảo những tiêu chuẩn pháp lý
nhất định theo qui định của pháp luật như điều kiện có hiệu lực của đơn
chào hàng, nội dung của nó của gồm các điều khoản chủ yếu của một hợp
đồng, trong đơn chào hàng phải nêu rõ thời gian có hiệu lực và điều kiện
hủy bỏ đơn chào hàng.
Chào hàng phải được gửi đến đích danh cho một hoặc nhiều người
với nội dung rõ ràng về tên hàng, số lượng, phẩm chất, quy cách và giá cả
của hàng hóa. Chào hàng có hai loại:
- Chào hàng tự do (chào hàng không cam kết) là loại chào hàng gửi
cho nhiều bạn hàng cùng một lúc. Nó không ràng buộc trách nhiệm người
phát ra đơn chào hàng, họ có quyền sửa đổi, rút lại bất cứ lúc nào trước khi
có sự chấp nhận chào hàng. Việc người được chào hàng chấp nhận hoàn
toàn các điều kiện của chào hàng tự do không có ý nghĩa là hợp đồng đã
được ký kết. Muốn có hợp đồng đòi hỏi phải có sự chấp nhận của người
phát ra đơn chào hàng.
- Chào hàng cố định (chào hàng có cam kết) là việc người chào bán
một lô hàng bị ràng buộc vào lời đề nghị của mình. Trong thời gian này nếu
người mua chấp nhận vô điều kiện chào hàng đó thì coi như hợp đồng đã
được ký kết. Nếu như trong đơn chào hàng cố định, người chào hàng không
nói rõ thời gian có hiệu lực thì thời hạn được tính theo thời hạn hợp lý tùy
theo tính chất loại hàng, tùy theo độ xa cách giữa người bán và người mua
và tùy theo tập quán của từng nước.
c. Chấp nhận chào hàng
Là sự trả lời chào hàng và có tính chất ràng buộc tùy theo tính chất
của chào hàng và chấp nhận chào hàng. Nếu chấp nhận chào hàng hoàn
toàn (vô điều kiện) theo nội dung một chào hàng tự do, thì chấp nhận chào
hàng mới chỉ là chào hàng mới. Nếu chấp nhận chào hàng có bổ sung vào
nội dung của chào hàng cố định, thì chấp nhận chào hàng cũng trở thành
chào hàng mới. Nếu chấp nhận chào hàng hoàn toàn nhất trí (vô điều kiện)
với nội dung của chào hàng cố định thì hợp đồng mua bán ngoại thương coi
như được ký kết.
Một đơn chấp nhận chào hàng muốn có hiệu lực về mặt pháp luật
phải thỏa mãn những điều kiện sau:
- Phải được chính người chào hàng chấp nhận
- Phải đồng ý toàn bộ và vô điều kiện mọi điều khoản của đơn chào
hàng
- Phải chấp nhận trong thời hạn có hiệu lực của đơn chào hàng
- Chấp nhận phải được truyền đạt đến người phát ra đơn chào hàng
Hợp đồng được coi là ký kết khi:
- Các bên có mặt trực tiếp ký vào hợp đồng
- Chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng phải gửi trong
thời gian có hiệu lực của chào hàng (trường hợp chào hàng cố định).
- Chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng phải được
người chào hàng chấp nhận (trường hợp chào hàng tự do).
d. Xác định ngày và nơi ký hợp đồng the phương thức chào hàng và
chấp nhận
Việc xác định ngày ký hợp đồng rất quan trọng vì nó liên quan đến
việc xác định thời hạn giao hàng, chuyển rủi ro xảy ra cho hàng hóa còn
lưu tại kho người bán nếu đấy là hàng đặc định hay là hàng đồng loạt đã
được đặc định hóa.
6. Đặc điểm về pháp luật
Do hợp đồng mua bán ngoại thương là loại hợp đồng có yếu tố
nước ngoài, nên luật áp dụng cho loại hợp đồng này phức tạp hơn so với
luật áp dụng cho hợp đồng mua bán trong nước, gồm:
a. Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là nguồn luật quốc tế nhất của tư pháp quốc tế.
Các điều ước quốc tế có tác dụng chủ đạo và trực tiếp đối với các hoạt
động ngoại thương là các điều ước quốc tế về trao đổi hàng hóa, về thanh
toán, viện trợ, vay nợ, về điều kiện giao hàng v.v..
+ Đối với những điều ước quốc tế mà nước ta chính thức tham gia,
thì các quy phạm của các điều ước quốc tế đó có giá trị pháp lý cao hơn các
quy phạm pháp lý khác. Nếu hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết
trên cơ sở một điều ước quốc tế đó có thể làm cho quan hệ hợp đồng được
bảo đảm, duy trì, thay đổi hợp đồng hoặc hủy bỏ những điều khoản nào của
hợp đồng trái những qui định của điều ước đó. Tuy nhiên, các điều ước
quốc tế cũng có những quy phạm tùy ý vào các bên đương sự được phép tự
thỏa thuận trong các vấn đề mà các quy phạm tùy ý đó đề cập.
+ Đối với những điều ước quốc tế mà nước ta chưa chính thức tham
gia, nhưng khi ký kết hợp đồng mua bán các bên lại dẫn chiếu đến, thì theo
nguyên tắc phải hiểu đây là điều khoản thỏa thuận tự chọn mà hai bên ký
hợp đồng phải coi trọng và tuân thủ. Nhưng các bên không được áp dụng
những quy phạm trái luật quốc gia. Chính vì vậy, cần hết sức chú ý khi dẫn
chiếu các điều ước quốc tế để khỏi đưa vào hợp đồng những điều khoản
của điều ước quốc tế trái với luật nước mình.
b. Luật quốc gia
Như đã trình bày ở phần trên, chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại
thương là những người có quốc tịch khác nhau nên luật của bất cứ quốc gia
nào được vận dụng và quan hệ hợp đồng đều có thể là luật nước ngoài đối
với bên này hoặc đối với bên kia. Khi áp dụng luật quốc gia để điều chỉnh
các quan hệ phát sinh từ hợp đồng mua bán ngoại thương cần đặc biệt chú
trọng vấn đề luật của những nước nào sẽ được áp dụng. Bên cạnh đó, cũng
cần chú ý đến việc lựa chọn các quy phạm nào của luật quốc gia để áp dụng
và giá trị của luật nước ngoài khi áp dụng vào mối quan hệ hợp đồng.
+ Luật nước người bán: Trong thực tiễn thương mại quốc tế, các
bên đương sự của hợp đồng thường có xu hướng áp dụng luật nước người
bán để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hợp đồng mua bán ngoại
thương.
+ Luật nơi đang ký hợp đồng: Pháp luật của nhiều nước có qui định
một cách nữa để chỉ ra nguồn luật áp dụng đó là luật nơi ký hợp đồng, vì
người ta quan niệm rằng khi cùng nhau ký kết hợp đồng ở đâu thì các bên
đương sự phải biết luật nơi đó và chấp nhận áp dụng luật nơi đó nếu như
trong hợp đồng không có qui định gì khác.
+ Luật nơi thực hiện nghĩa vụ: Trong một số trường hợp người ta
còn chấp nhận áp dụng luật nơi thực hiện nghĩa vụ với quan niệm là các
bên đương sự thực hiện nghĩa vụ ở đâu, thì phải hiểu luật nơi đó, và phải
tôn trọng pháp luật nơi đó (điều này cần đặc biệt lưu ý trong trường hợp
đấu thầu). Việc am hiểu pháp luật nơi có liên quan có ý nghĩa rất to lớn về
mặt thực tiễn, vì rất nhiều trường hợp pháp luật và tập quán có liên quan lại
khác xa nhau.
+ Luật quốc tịch: Việc xác định năng lực pháp lý và năng lực hành
vi của các cá nhân (thể nhân) cũng như xác định địa vị pháp lý của các
pháp nhân được qui định rất khác nhau theo luật của từng nước. Vấn đề cần
lưu ý là cần xác định chính xác quốc tịch của pháp nhân, vì trong hệ thống
luật tư bản chủ nghĩa có một số cách xác định quốc tịch khác nhau.
+ Luật lựa chọn: Các bên đương sự có thể chọn bất cứ luật nước
nào để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Điều quan trọng chủ yếu là khi chọn
luật phải biết thật cụ thể luật mà mình chọn, đồng thời cũng cần phải tìm
hiểu xem pháp luật nước nào cho phép áp dụng luật nước ngoài, nước nào
hạn chế và nước nào cho phép áp dụng luật nước ngoài với điều kiện không
được trái với pháp luật quốc gia.
c. Tập quán thương mại
Trong quan hệ buôn bán quốc tế, tập quán thương mại giữ một vai
trò khá quan trọng, mặc dù nó có thể không được đề cập chính thức trong
các văn bản giao dịch nhưng trên thực tiễn mỗi khi có tranh chấp, các tập
quán thương mại lại được dẫn chiếu để áp dụng.
Tập quán thương mại là thói quen thương mại được công nhận, khi
nó đáp ứng được 3 yếu tố sau:
+ Là một thói quen phổ biến, được áp dụng thường xuyên, có tính
chất ổn định;
+ Về từng vấn đề và ở từng địa phương đó là thói quen độc nhất;
+ Là một thói quen có nội dung rõ ràng, được các bên có liên quan
chấp nhận.
Khi sử dụng tập quán thương mại, chúng ta cần chú ý đến giá trị
pháp lý của chúng, vì có sự khác biệt cơ bản giữa các hệ thống pháp luật
của các nước về giá trị pháp lý của tập quán nói chung và tập quán thương
mại nói riêng. Đại đa số các hệ thống pháp luật tư sản đều coi tập quán
pháp là nguồn luật chính, thậm chí có giá trị cao hơn luật quốc gia mặc dù
các tập quán pháp đó không được ghi nhận trong văn bản pháp luật chính
thức. Khi sử dụng tập quán để xác định quyền lợi hay nghĩa vụ cụ thể của
các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương, cần lưu ý rằng,
tập quán thương mại chỉ được áp dụng khi:
+ Hai bên đã thỏa thuận qui định là sẽ áp dụng một tập quán nào đó
trong hợp đồng;
+ Vấn đề phát sinh không được điều chỉnh bằng các điều khoản của
hợp đồng và luật hiện hành điều chỉnh hợp đồng cũng không có quy phạm
nào điều chỉnh vấn đề này.
d. Tư pháp và án lệ
Trong các quan hệ tư pháp quốc tế nói chung và trong quan hệ
ngoại thương nói riêng thực tiễn tư pháp có vị trí rất quan trọng vì mỗi khi
xảy ra tranh chấp người ta thường viện dẫn các bản án, các phán quyết đã
có trước đây và coi như mẫu mực. Sở dĩ thực tiễn tư pháp - án lệ có vai trò
quan trọng như vậy, vì nhìn chung, các tranh chấp ngoại thương thường tập
trung vào một số vấn đề có nhiều trường hợp giống nhau nên cơ quan xét
xử thường tham khảo các phán quyết cũ và có khi căn cứ vào các phán
quyết này để xét xử vụ tranh chấp mới. Ngoài ra, khi phải xử lý một vụ
tranh chấp nào đó, người ta thường phải tham chiếu nhiều ngành luật. Để
giảm nhẹ những khó khăn phức tạp trong việc nghiên cứu, cơ quan xét xử
có thể sử dụng các án lệ tương tự. Xu hướng vận dụng án lệ thường gặp
trong thực tiễn của các nước tư bản. Chính vì vậy, khi giao dịch với thị
trường quốc tế ta cần có nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của án lệ.
e. Pháp thuyết
Pháp thuyết là các quan điểm, ý kiến của các nhà lý luận pháp luật
chuyên nghiệp trên cơ sở tổng hợp nghiên cứu riêng và các quan điểm - ý
kiến ấy được công bố trên các văn bản được phát hành một cách rộng rãi
hay đăng lên các tạp chí chính luận.
Trên thực tế hầu như bao giờ cũng có các trường hợp, nhiều pháp
thuyết khác nhau về cùng một vấn đề, một hiện tượng, nên việc lựa chọn
vận dụng pháp thuyết nào để giải quyết tranh chấp là việc không đơn giản.
Vì vậy, trong giao dịch buôn bán trên thị trường quốc tế việc tìm hiểu pháp
thuyết, biết vận dụng các pháp thuyết một cách đúng đắn là một yêu cầu
quan trọng.
7. Đặc điểm về nội dung hợp đồng
Theo điều 50 của Luật thương mại Việt Nam, nội dung chủ yếu của
hợp đồng mua bán ngoại thương bắt buộc phải có 6 điều khoản chủ yếu,
nếu thiếu một trong 6 điều khoản chủ yếu thì hợp đồng coi như vô hiệu.
- Điều khoản về tên hàng
- Điều khoản về số lượng
- Điều khoản về quy cách, phẩm chất hàng hóa
- Điều khoản về giá cả
- Điều khoản về phương thức thanh toán
- Điều khoản về địa điểm, phương tiện và thời hạn giao nhận hàng
Và em cũng xin nêu ra thêm một số các điều khoản thường lệ sau:
- Điều khoản thỏa thuận về điều kiện cơ sở giao hàng
- Điều khoản về trách nhiệm lập hồ sơ chứng từ cho hàng hóa
- Điều khoản về bảo hành
- Điều khoản về khiếu nại
- Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng.
- Điều khoản về trọng tài.
Sau khi ký kết hợp đồng, các bên tham gia ký kết phải tổ chức thực
hiện hợp đồng đó. Trong quá trình thực hiện, các bên phải tuân theo đầy đủ
các nguyên tắc thực hiện hợp đồng, cũng như tuân theo luật quốc gia, tuân
theo luật quốc tế mà vẫn bảo đảm được quyền và lợi ích của các bên.
HỢP ĐỒNG MUA VÀ BÁN GẠO
Số 018/VNF-GL 2000
Giữa: GALLUCK LIMITED
Phòng A. 3/F, Causeway Tower,
16-22 Đường Causeway Vịnh Causeway HONGKONG
Tel: 8153084, 8955992; Fax: 5764980
Telex: 61355 WSGTC HK (Dưới đây được gọi là Người mua)
Và: Công ty Xuất Nhập khẩu Lương thực Hà Nội
40, đường Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam
Tel: 82576771
Telex: 411526 - VNF VT
Địa chỉ điện tín: VINAFOOD HANOI (Dưới đây được gọi là
Người bán)
Hai bên cùng đồng ý về hợp đồng mua và bán gạo với các điều kiện như
sau:
1. Hàng hóa: Gạo trắng Việt Nam
2. Quy cách phẩm chất:
- Tấm: 35% là tối đa
- Thủy phần: Tối đa 14,5%
- Tạp chất: Tối đa 0,4%
- Gạo vụ mùa 1998-1999
3. Số lượng:
100.000 MT trên dưới 5% theo sự lựa chọn của người bán
4. Giá cả:
124 USD một MT (tịnh)
giao hàng tháng 4 6/2000
a. Lót hàng, cót tính vào khoản của chủ tàu (Người mua)
b. Chi phí kiểm diện ở trên cầu cảng được tính vào tài khoản của
Người bán (Do Người bán chịu)
c. Chi phí kiểm kiện trên tàu được tính vào tài khoản của Người mua
(Chủ tàu)
d. Tất cả các khoản thuế xuất khẩu ở nước xuất xứ do Người bán
chịu
e. Tất cả các khoản thuế nhập, thuế khác ở nước đến v.v.. và ở các
nước bên ngoài Việt Nam sẽ được tính vào tài khoản của Người mua
5. Thời hạn giao hàng: 20 - 25 ngày sau khi mở L/C
6. Bao bì: Gạo phải được đóng trong bao đay đơn mới trọng lượng tịnh mỗi
bao 50 kg, khoảng 50,6 kg cả bì, khâu tay ở miệng bao bằng chỉ đay xe đôi
thích hợp cho việc bốc vác và vận tải đường biển; Người bán sẽ cung cấp
0,2% bao đay mới miễn phí ngoài tổng số bao được xếp lên tàu.
7. Bảo hiểm: Người mua sẽ phải chịu
8. Kiểm tra và xông khói hàng hóa:
a. Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì do Vinacontrol
cấp ở cảng xếp hàng có tính chung thẩm và chi phí do Người bán
chịu.
b. Việc xông khói hàng hóa phải được thực hiện trên boong tàu sau
khi hoàn thành việc bốc hàng với các chi phí do Người bán chịu.
Nhưng các khoản chi tiêu do đội thủy thủ ở trên bờ trong thời gian
xông khói gồm cẩ các chi phí về ăn uống, chỗ ở và đi lại ở khách sạn
chủ tàu phải chịu.
c. Thời gian xông khói không tính là thời gian xếp hàng.
9. Các điều khoản về xếp hàng:
a. Người mua sẽ thông báo ETA của con