Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước
chuyển biến tích cực từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước. Cũng như các đơn vị kinh tế quốc doanh
khác, công ty Thương Mại quận Cầu Giấy gặp rất nhiều khó khăn trong
giai đoạn này. Tuy vậy, đội ngũ cán bộ - công nhân viên trong công ty
đã không ngừng tìm tòi sáng tạo, áp dụng những cách thức làm ăn mới,
nhờ đó công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Góp phần lớn vào những thành tựu đó là công cụ quản lý kinh tế sử
dụng trong điều hành, quản lý công ty - quá trình hạch toán kế toán và
phân tích hoạt động kinh doanh.
Quá trình thực tập tại công ty Thương Mại quận Cầu Giấy đã giúp
em giải quyết mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tế, bổ sung thêm nhiều
kiến thức về quá trình hạch toán kế toán nói riêng và về kinh tế nói
chung.
Báo cáo tổng hợp của em gồm những nội dung sau:
I-/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY.
II-/ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY.
III-/ NHẬN XÉT CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG
TY.
21 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đặc điểm tổ chức kế toán của công ty thương mại quận Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ
TOÁN CỦA CÔNG TY
THƯƠNG MẠI QUẬN CẦU
GIẤY
2
BÁO CÁO TỔNG HỢP
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước
chuyển biến tích cực từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước. Cũng như các đơn vị kinh tế quốc doanh
khác, công ty Thương Mại quận Cầu Giấy gặp rất nhiều khó khăn trong
giai đoạn này. Tuy vậy, đội ngũ cán bộ - công nhân viên trong công ty
đã không ngừng tìm tòi sáng tạo, áp dụng những cách thức làm ăn mới,
nhờ đó công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Góp phần lớn vào những thành tựu đó là công cụ quản lý kinh tế sử
dụng trong điều hành, quản lý công ty - quá trình hạch toán kế toán và
phân tích hoạt động kinh doanh.
Quá trình thực tập tại công ty Thương Mại quận Cầu Giấy đã giúp
em giải quyết mối liên hệ giữa lý thuyết và thực tế, bổ sung thêm nhiều
kiến thức về quá trình hạch toán kế toán nói riêng và về kinh tế nói
chung.
Báo cáo tổng hợp của em gồm những nội dung sau:
I-/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY.
II-/ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY.
III-/ NHẬN XÉT CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG
TY.
3
I-/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CÔNG TY
1-/ Đặc điểm thành lập của công ty
Công ty Thương Mại quận Cầu Giấy là một doanh nghiệp Nhà nước
có bề dày lịch sử đã đóng góp đáng kể vào sự hoàn thiện của hệ thống
Thương mại Hà Nội.
Sau khi tổng kết kinh nghiệm ở các hợp tác xã mua bán thí điểm,
tháng 11-1955 Ban Bí thư TW Đảng ra Chỉ thị số 47 quyết định thành
lập Hợp tác xã mua bán ở nông thôn và Hợp tác xã tiêu thụ ở thành thị.
Hợp tác xã mua bán của Quận 5 và Quận 6 được thành lập.
Đến tháng 3-1956, tất cả 13 xã của Quận 5 và 12 xã của Quận 6 đã
thành lập Hợp tác xã mua bán với số xã viên là 7.761 và số vốn cổ phần
là 23.248 (đồng). Nhiệm vụ của hợp tác xã được giao là: Thu mua nông
sản, hàng hoá cho mậu dịch quốc doanh, phân phối tư liệu sản xuất và
quản lý thị trường nông thôn.
Quyết định 78/CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 5-1961
về việc mở rộng thành phố Hà Nội, huyện Từ Liêm được thành lập. Vì
vậy, hợp tác xã mua bán Quận 5 và Quận 6 đã sáp nhập thành hợp tác xã
mua bán huyện Từ Liêm. Từ 1-1-1980, huyện chỉ đạo tách phòng chỉ
đạo xã và thu mua hàng ngoài kế hoạch giao về ban quản lý hợp tác xã
mua bán huyện và thành lập công ty bán lẻ tổng hợp công nghệ phẩm Từ
Liêm. Tháng 3-1981, công ty nhận bàn giao hai cửa hàng chuyên doanh
của công ty Vật liệu kiến thiết Hà Nội và công ty Chất đốt Hà Nội để
trực tiếp quản lý kinh doanh theo chủ trương phân cấp quản lý của thành
phố. Cuối năm 1992, công ty từ chỗ do Sở Thương nghiệp quản lý về
nghiệp vụ kinh doanh được giao về cho UBND huyện quản lý toàn diện.
4
Ngày 21-12-1992, công ty được cấp giấy phép thành lập công ty Thương
mại Từ Liêm thuộc UBND huyện Từ Liêm - Hà Nội. Đây là một doanh
nghiệp Nhà nước với ngành nghề kinh doanh là hàng bách hoá, điện
máy, vật liệu xây dựng và thực phẩm công nghệ. Lúc đó, vốn kinh doanh
của công ty là 810.300.000đ. Trong đó, vốn cố định là 583.000.000đ,
vốn lưu động là 183.000.000đ, vốn khác là 89.300.000đ. Và cơ cấu
nguồn cung cấp vốn là: Vốn ngân sách cấp là 142.400.000, vốn tự bổ
sung là 667.900.000đ. Ngày 25-5-1995, công ty được bổ sung thêm
nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu.
Đầu năm 1999, quận Cầu Giấy được thành lập. Ngày 5-2-1999,
UBND quận Cầu Giấy đã ban hành Quyết định số 705/QĐ-UB đổi tên
công ty Thương mại Từ Liêm thành công ty Thương mại thuộc UBND
quận Cầu Giấy. Ngày 7-1-2000, công ty được bổ sung thêm nhiệm vụ
kinh doanh mặt hàng rượu, bia, thuốc lá theo Quyết định số 66/QĐ-UB.
Như vậy sau quá trình hơn 40 năm hình thành và phát triển, công ty
Thương mại quận Cầu Giấy đã phát triển khá rộng lớn với nhiều mặt
hàng kinh doanh như bách hoá, điện máy, thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá,
hàng công nghiệp nhẹ, hàng mỹ nghệ,... Chính vì thế, công ty đã đạt
được những thành tựu đáng kể về nhiều mặt và là một mắt xích quan
trọng trong sự phát triển của mạng lưới Thương mại Hà Nội.
5
BẢNG THEO DÕI KẾT QUẢ LỖ - LÃI
Đơn vị: đồng
6
Chỉ tiêu 1997 1998 1999
Tổng doanh thu 16.138.580.872
17.915.734.93
3
29.904.085.51
4
Các khoản giảm trừ 228.620.700 262.756.270
Doanh thu thuần 15.909.960.172
17.652.978.66
3
29.904.085.51
4
Giá vốn hàng bán 14.391.706.610
15.805.801.80
1
27.927.579.26
8
Lãi gộp 1.518.253.562 1.847.176.862 1.976.506.246
Chi phí bán hàng 1.336.066.889 1.629.418.449 1.417.129.650
Chi phí quản lý DN 139.021.647 168.647.668 459.980.293
Lãi thuần hoạt động
KD 13.165.026 49.110.745 99.396.303
Lãi hoạt động tài
chính (32.075.108)
Lãi hoạt động bất
thường 38.119.974 5.853.116 1.717.328
Tổng lãi trước thuế 51.285.000 54.963.906 69.038.532
Thuế thu nhập DN
(thuế lợi tức) 23.078.000 24.733.755 22.092.328
Lãi sau thuế 28.207.000 30.230.151 46.946.195
7
BẢNG THEO DÕI NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC
Đơn vị: đồng
Loại thuế 1997 1998 1999
VAT (thuế doanh
thu)
228.620.700 262.756.270 2.776.663.39
8
Thuế thu nhập DN 23.078.000 24.733.755 22.092.328
Thu trên vốn 16.695.000 16.695.000
Thuế nhà đất 74.703.500 85.034.700 251.937.300
Thuế khác 6.350.000 6.350.000 6.350.000
Qua bảng theo dõi kết quả lỗ - lãi ta thấy, tổng doanh thu tăng dần
từ năm 1997, 1998 đến năm 1999. Hoạt động bất thường của năm 1999
và 1998 đều kém hiệu quả so với năm 1997. Bên cạnh đó, hoạt động tài
chính của năm 1999 làm thiệt hại cho công ty hơn 32.000.000đ. Tuy
nhiên, năm 1999, nhờ việc giám sát, quản lý, thanh tra thị trường hiệu
quả hơn nên công ty đã loại hẳn các khoản giảm trừ. Do vậy, lợi nhuận
sau thuế năm 1999 của công ty cũng tăng vọt so với năm 1998 và năm
1997 (46.946.195đ so với 30.230.151đ và 28.207.000đ).
Là một doanh nghiệp Nhà nước, ngoài việc chịu sự quản lý trực tiếp
về vốn của Nhà nước, công ty còn chịu sự quản lý gián tiếp của Nhà
nước thông qua các loại thuế như tất cả các doanh nghiệp khác. Từ bảng
theo dõi nghĩa vụ đối với Nhà nước trong 3 năm 1997, 1998 và 1999 ta
thấy công ty chấp hành rất đầy đủ các khoản phải nộp cho Nhà nước.
Năm 1999, thuế VAT bắt đầu được áp dụng, công ty là đơn vị tính VAT
8
theo phương pháp khấu trừ nên phần thuế phải nộp trội hơn hẳn so với
mức thuế doanh thu của năm 1998 và 1997. Qua việc thực hiện nghĩa vụ
nộp thuế đối với Nhà nước cũng nói lên rằng công ty đang ở giai đoạn
làm ăn phát triển.
2-/ Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty Thương mại quận Cầu Giấy sau quá trình sáp nhập, tách rời
cùng với bề dày lịch sử tồn tại và phát triển, đến nay công ty bao gồm
mạng lưới với 9 cửa hàng.
Tất cả các cửa hàng của công ty được phân bố đều trên địa bàn
quận Cầu Giấy và có cùng chức năng là kinh doanh các loại mặt
hàng điện máy, thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, hàng công nghiệp
Công ty Thương
mại Cầu giấy
CHTM
Cầu giấy
CHTM
Số 1
CHTM
Số 2
CHTM
Láng
ượ
CHTM
Số 4
CHTM
Cổ Nhuế
CHTM
Mai Dịch
CHTM
Đại Mỗ
CHTM
Nhổn
9
nhẹ,... Trong 9 cửa hàng của công ty, cửa hàng Thương mại Cầu
Giấy là cửa hàng lớn nhất và là nơi Bộ máy tổ chức và quản lý của
công ty làm việc. Theo định kỳ, các cửa hàng nhập các loại mặt
hàng theo nhu cầu và theo sự quản lý, định hướng của công ty.
Hàng tháng, các cửa hàng lên bảng kê số 4 và nộp các chứng từ kế
toán cũng như báo cáo tình hình chung lên công ty. Là cửa hàng
của cùng một công ty, do vậy, các cửa hàng luôn hỗ trợ, giúp đỡ
nhau trong kinh doanh để cùng hoàn thành mục tiêu của công ty
đặt ra và đạt được mục đích chung là giúp công ty ngày càng phát
triển.
3-/ Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty.
Tuy có bề dày lịch sử gần 50 năm nhưng do đặc thù là kinh doanh,
buôn bán nhỏ nên Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty khá đơn giản,
gọn nhẹ và vẫn đảm bảo hoàn thành tốt công việc của công ty.
Công ty Thương Mại quận Cầu Giấy là một đơn vị hạch toán kinh
tế độc lập, tổ chức quản lý theo mô hình một cấp. Ban giám đốc công ty
lãnh đạo và trực tiếp chỉ đạo kinh doanh của từng cửa hàng. Các phòng
ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý của công ty, chịu sự
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng kế toán tài vụ Phòng tổ chức hành chính, bảo vệ, thanh
10
chỉ đạo trực tiếp và giúp việc cho Ban giám đốc đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh của công ty được thông suốt.
Phòng kế toán tài vụ lập kế hoạch thu - chi, quản lý quá trình kinh doanh
bằng tiền, đáp ứng kịp thời vốn cho các cửa hàng và các hoạt động khác.
Đồng thời, phòng có nhiệm vụ làm việc với ngân hàng và thanh toán với các
bạn hàng.
Phòng tổ chức hành chính - bảo vệ - thanh tra có chức năng tiếp cận
thị trường, chủ động tìm kiếm mặt hàng, tổng hợp cân đối và đề xuất ý
kiến về nâng bậc lương cho cán bộ - nhân viên trong công ty hàng năm;
căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ, có kế hoạch đào tạo, ký hợp đồng lao động
theo thời vụ hoặc lâu dài, tiếp nhận, điều động cán bộ - công nhân viên;
theo dõi và lập kế hoạch đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tiếp nhận
và chuyển công văn chính xác, quản lý con dấu chặt chẽ, đúng nguyên
tắc, quản lý sử dụng xe của công ty; thanh tra, bảo vệ quyền lợi chính
đáng cho công ty. Ngoài ra, phòng còn có một thủ quỹ với chức năng
nhập - xuất tiền khi đã có đủ hoá đơn, chứng từ phòng kế toán tài vụ
chuyển sang.
Bên cạnh đó, để đảm bảo yêu cầu phát triển của công ty, công ty rất
coi trọng đến chất lượng lao động trong quá trình tổ chức quản lý. Để
phục vụ mục đích lâu dài, công ty luôn chú trọng việc đào tạo cán bộ -
nhân viên, tiếp nhận những tài năng trẻ và đặc biệt tạo điều kiện cho bộ
đội phục viên, chuyển ngành và những người chưa có công ăn việc làm.
11
BẢNG BÁO CÁO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CÓ MẶT ĐẾN 30-
9-1998
Đơn vị
Công ty Thương mại Từ
Liêm: 1998 đến 9-1999
(24 năm, 115 nữ)
Công ty Thương mại
Cầu Giấy: 9-1999 đến
2000
(29 nam, 122 nữ)
Đảng viên 43 46
Bộ đội chuyển
ngành 10 10
Bộ đội phục viên 10 14
Đại học 14 16
Trung cấp 47 55
Sơ cấp 59 50
Chuyên môn kế
toán 7 6
Tuổi 50-60
Nam 4 4
Nữ 6 5
Tuổi 35-49
Nam 14 17
Nữ 81 80
Tuổi 25-34
Nam 6 8
Nữ 25 31
12
Tuổi 18-24
Nam
Nữ 3 6
13
14
BÁO CÁO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CÓ MẶT
VÀ NGHỈ KHÔNG LƯƠNG ĐẾN 1-1-2000
Tên đơn vị
Tổn
g
số
lao
động
Lao
động
Nghỉ
không
lương Địa chỉ cửa
hàng
Na
m Nữ
Na
m Nữ
Ban giám đốc 2 1 1 139-đường Cầu Giấy
Phòng TCHC, bảo vệ,
thanh tra 13 8 5 1
139-đường Cầu
Giấy
Phòng kế toán 4 4 139-đường Cầu Giấy
Cửa hàng TM Cầu Giấy 33 4 29 139-đường Cầu Giấy
Cửa hàng TM số 1 7 1 6 139-đường Cầu Giấy
Cửa hàng TM số 2 14 14 1 1 139-đường Cầu Giấy
Cửa hàng TM Láng
Thượng 15 2 13 1 1
1174-Láng
Thượng
Cửa hàng TM số 4 12 3 9 1 229-Đường Cầu Giấy
Cửa hàng TM Đại Mỗ 4 4 2 Xã Đại Mỗ - Từ Liêm
Cửa hàng TM Cổ Nhuế 28 7 21 1 Đường 69-xã Cổ Nhuế
15
Cửa hàng TM Nhổn 8 2 6 1 34 - Phố Nhổn
Cửa hàng TM Mai Dịch 11 1 10 Thị trấn Mai Dịch
Tổng 151 29 122 3 7
II-/ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
Giúp việc và hỗ trợ đắc lực cho ban giám đốc trong việc quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh của công ty là phòng kế toán tài vụ.
Phòng có 4 nhân viên với 4 chức năng.
Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành hoạt động của toàn bộ
phòng, hàng tháng báo cáo lên Ban giám đốc và chịu trách nhiệm chính
trong công việc. Hàng ngày, kế toán trưởng duyệt các tờ kê và đối chiếu.
Sau đó, từ sổ cái và nhật ký nhận ở 3 kế toán cấp dưới lên báo cáo.
Kế toán
ưở
Kế toán bán Kế toán mua Kế toán ngân
16
Kế toán mua chịu trách nhiệm quản lý về khâu mua hàng. Hàng
tháng, khoảng ngày 5-10 kế toán các cửa hàng lên bảng kê số 4 và nộp
chứng từ cho kế toán mua. Kế toán mua nhận tờ kê, thống kê rồi vào
nhật ký số 5.
Kế toán bán có nhiệm vụ tập hợp các báo cáo bán ra và nhận bảng
kê số 4. Sau đó, vào nhật ký số 8 để cuối tháng nộp cho kế toán trưởng.
Kế toán ngân hàng có nhiệm vụ quản lý tiền vay, tiền gửi của công
ty ở ngân hàng, trực tiếp làm việc với ngân hàng. Ngoài ra, kế toán ngân
hàng còn quản lý chi phí nói chung như chi phí quản lý doanh nghiệp,
các khoản bảo hiểm,... và cả lương. Bên cạnh đó, hàng tháng, kế toán
ngân hàng theo dõi và trích khấu hao cho tài sản cố định của công ty.
Với nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của công ty
nhưng chỉ với 4 người, phòng kế toán tài vụ luôn hoàn thành tốt công
việc. Đạt được điều đó là nhờ việc phân bố, sắp xếp khoa học, nhờ tinh
thần trách nhiệm và khả năng nghiệp vụ của các nhân viên. Hơn nữa, cả 4
phần hành kế toán trong phòng luôn đoàn kết và giúp đỡ nhau để hoàn
thành tốt công việc.
Trong công tác kế toán hệ thống chứng từ mà công ty sử dụng là
toàn bộ các chứng từ về thương mại. Cụ thể:
- Các chứng từ về tiền lương: Bảng chấm công (01-LĐTL), Bảng
thanh toán tiền lương (02-LĐTL), Phiếu nghỉ hưởng BHXH (03-LĐTL),
Bảng thanh toán BHXH (04-LĐTL), Bảng thanh toán tiền thưởng (05-
LĐTL), Phiếu báo làm thêm giờ (07-LĐTL), Biên bản điều tra tai nạn
lao động (09-LĐTL).
17
- Các chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho (01-VT), Phiếu
xuất kho (02-VT), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03-VT),
Biên bản kiểm nghiệm (05-VT), Thẻ kho (06-VT), Phiếu báo vật tư còn
lại cuối kỳ (07-VT), Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (08-
VT).
- Các chứng từ về bán hàng: Hoá đơn bán hàng (01a-BH), Hoá đơn
bán hàng (01b-BH), Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (02-BH), Hoá đơn
cước vận chuyển (03-BH), Hoá đơn dịch vụ (04-BH), Hoá đơn tiền điện
(07-BH), Hoá đơn tiền nước (08-BH), Hoá đơn thu phí bảo hiểm (11-
BH), Hoá đơn cho thuê nhà (12-BH), Phiếu mua hàng (13-BH), Thẻ
quầy hàng (15-BH).
- Các chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu (01-TT), Phiếu chi (02-TT),
Giấy đề nghị tạm ứng (03-TT), Giấy thanh toán tiền tạm ứng (04-TT),
Biên lai thu tiền (05-TT), Bảng kiểm kê quỹ (07a-TT), Bảng kiểm kê
quỹ (07b-TT).
- Các chứng từ về tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ (01-
TSCĐ), Thẻ TSCĐ (02-TSCĐ), Biên bản thanh lý TSCĐ (03-TSCĐ),
Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (04-TSCĐ), Biên
bản đánh giá lại TSCĐ (05-TSCĐ).
Cùng với hệ thống chứng từ thì hệ thống tài khoản mà công ty sử
dụng là toàn bộ các tài khoản về Thương mại mà kế toán cho các doanh
nghiệp Thương mại dùng đến. Đặc biệt, với các loại công cụ - dụng cụ rẻ
tiền như tủ hàng,... thì kế toán theo dõi một nửa giá trị ở TK 153 (khi
xuất kho), nửa giá trị còn lại theo dõi ở TK 141.2 để đỡ gánh nặng cho
các cửa hàng.
18
Về hệ thống sổ kế toán, công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức sổ:
Nhật ký chứng từ. Công ty lựa chọn hình thức này vì nó phù hợp với đặc
điểm của bộ máy kế toán và đặc điểm của công ty - một công ty với số
lượng các nghiệp vụ nhiều, lượng tài khoản sử dụng lớn, yêu cầu quản lý
cao, trình độ nhân viên cao, đồng đều và đặc biệt bộ máy kế toán chủ
yếu là ghi sổ bằng tay. Đây là hình thức có sự kết hợp chặt chẽ việc ghi
chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian với việc hệ thống hoá
các nghiệp vụ kinh tế theo nội dung kinh tế. Đặc điểm của hình thức này
có sự kết hợp rộng rãi với việc hạch toán tổng hợp, hạch toán chi tiết
trên cùng một sổ kế toán trong quá trình ghi chép. Các loại sổ tổng hợp
mà kế toán của công ty sử dụng như:
NK-CT số 1: Dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 111.
NK-CT số 2: Dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 112.
NK-CT số 3: Dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 113.
NK-CT số 4: Dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 311, 315,
341,342
NK-CT số 5: Dùng để tổng hợp tình hình thanh toán và công nợ với
người cung cấp hàng hoá cho công ty.
NK-CT số 8: Dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK
156,157,159,131,511,512,531,532,641,642...
Các bảng kê số 1,2,3,5,10,11 được phòng kế toán sử dụng để
giúp cho công tác kế toán được tốt hơn. Còn về sổ kế toán chi tiết,
công ty sử dụng như sổ kế toán chi tiết phải trả người bán 331, sổ
kế toán chi tiết bán hàng, sổ chi tiết phải thu khách hàng 131,... và
19
các bảng phân bổ như bảng phân bổ tiền lương,... Ngoài ra, phòng
kế toán còn sử dụng một số sổ phụ là sổ mua hàng, sổ vào séc, sổ
lĩnh-chi tiền, sổ quỹ tiền chi phí và bán hàng, danh bạ theo dõi
khấu hao TSCĐ,...
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NK-CT:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra lấy số liệu ghi
trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ
chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, bảng kê, sổ chi tiết,
cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào
Chứng từ gốc và bảng
Nhật ký Bảng kê Sổ KT chi
Sổ Bảng tổng hợp
Báo cáo tài
chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm
tra
20
nhật ký chứng từ. Đối với các loại chi phí kinh doanh phát sinh nhiều lần
hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp
và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó kế toán lây số liệu kết quả
của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan.
Cuối tháng, kế toán trưởng khoá sổ, cộng số liệu trên các nhật ký
chứng từ, đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán
chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của
các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái.
Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết
thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các
sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào đó lập các bảng tổng hợp chi
tiết theo từng tài khoản đối chiếu với sổ cái.
Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một sổ chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký
chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được kế toán trưởng
dùng để lập báo cáo tài chính. Hết một quý hoặc một năm thì phòng kế
toán phải lập hệ thống báo cáo tài chính gồm 4 báo cáo: báo cáo kết quả
kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết
minh báo cá tài chính. Các báo cáo này được gửi đến các cơ quan chủ
quản, cơ quan hữu quan có liên quan như: Cục Thuế, chi cục Tài chính,
phòng Kinh tế Thống kê Tài chính quận, Ngân hàng, chi cục Thống kê
Thành phố, Sở Thương mại Hà Nội.
21
III-/ NHẬN XÉT CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ
Công ty Thương Mại quận Cầu Giấy đã trải qua 45 năm với bao
thăng trầm, công ty đã tạo được uy tín và niềm tin đối với khách hàng
trong thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh ngoài.
Nắm được yêu cầu cấp bách trong nền kinh tế thị trường, công ty
luôn chú trọng đến việc công tác tổ chức và bộ máy quản lý của mình để
có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh tự do.
Một bộ máy quan trọng mà công ty luôn chú trọng - Bộ máy kế
toán. Đây là bộ máy được tinh giản, rất gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm
kinh doanh của công ty, của đặc điểm chung nền kinh tế nước ta. Bộ
máy kế toán sẽ góp phần lớn trong quá trình đưa công ty Thương mại
Cầu Giấy cũng như hệ thống Thương mại Hà Nội vững bước tiến vào
thế kỷ 21.