Chính sách đổi mới mở cửa nền kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã làm cho nền kinh tế Việt Nam
chuyển biến mạnh mẽ. Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi mà nền kinh tế
hàng hoá ngày càngphát triển mạnh, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt,
quyết liệt thì sự đứng vững và khẳng định vị thế của một doanh nghiệp trên
thị trường là một điều cực kỳ khó khăn.
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh trong cơ chế thị trường đều phải chịu tác động của các quy luật kinh tế
khách quan, trong đó có quy luật cạnh tranh. Theo quy luật này, mỗi doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trên thị trường thì phải không ngừng
nỗ lực áp dụng khoa học kỹ thuật để nângcao chất lượng, giảm giá thành sản
phẩm… Có như vậy, doanh nghiệp mới thu hút được khách hàng đồng thời
chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, vấn đề nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đã trở thành một vấn đề quan trọng
hàng đầu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm.
Với ý nghĩa đó và sau một thời gian thực tập tại công ty Bóng đèn
Phích nước Rạng Đông, tôi đã chọn và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của
mình với đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
của công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông”.
Nội dung luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về khả năng cạnh tranh của một
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty Bóng đèn
Phích nước Rạng Đông.
Chương 3: Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh của công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của TS. Phan Tố Uyên và
các cô chú, anh chị trong công ty Bóng đ èn Phích nước Rạng Đông đặc biệt là
Phòng thị trường đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.
117 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá khả năng cạnh tranh và một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
…………..o0o…………..
Luận văn
Đánh giá khả năng cạnh
tranh và một số biện pháp
nâng cao khả năng cạnh
tranh của công ty Bóng
đèn Phích nước Rạng
Đông
LuËn v¨n tèt nghiÖp Trêng §H Kinh tÕ Quèc d©n
Sinh viªn: Lª Quèc Uy Líp: Th¬ng m¹i 42B
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
MỘT DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ...............................
I. Cạnh tranh và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân........................
1. Quan niệm về cạnh tranh..............................................................................
2. Vai trò của cạnh tranh..................................................................................
II. Khái niệm về khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường ..........................................................................................
1. Khái niệm về cạnh tranh và khả năng của một doanh nghiệp .......................
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường .......................................................................................
3. Các công cụ sử dụng để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. .
4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp .....................
III. Nội dung hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường ......
1. Nghiên cứu thị trường, xác định đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp .......
2. Nghiên cứu tiềm năng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ..............
3. Xác định mục tiêu cạnh tranh của doanh nghiệp .........................................
4. Lập các chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp........................................
5. Tổ chức thực hiện các chiến lược cạnh tranh ..............................................
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BÓNG
ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG.................................................................................
I. Khái quát về công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông ..........................
1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................
2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty............................
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (1998 – 2003) ................................
II. Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty Bóng đèn Phích nước
Rạng Đông trên thị trường ............................................................................
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh chủ yếu có ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh của công ty trên thị trường......................................................................
LuËn v¨n tèt nghiÖp Trêng §H Kinh tÕ Quèc d©n
Sinh viªn: Lª Quèc Uy Líp: Th¬ng m¹i 42B
2. Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty Bóng đèn Phích nước Rạng
Đông ................................................................................................................
3. Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
trên thị trường ..................................................................................................
III. Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty Bóng đèn Phích nước
Rạng Đông những năm qua ...........................................................................
1. Những kết quả đạt được ...............................................................................
2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân. ......................................................
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG .........................
I. Phương hướng phát triển của công ty từ nay đến năm 2010....................
II. Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty
Bóng đèn Phích nước Rạng Đông .................................................................
1. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường thích hợp ....................................
2. Tăng cường công tác khuyếch trương sản phẩm và kích thích tiêu thụ .........
3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm .............................................
4. Tổ chức và quản lý có hiệu quả mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ......................
5. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để xác định chiến lược cạnh tranh của
doanh nghiệp ..................................................................................................
6. Xây dựng chính sách giá hợp lý....................................................................
7. Tăng cường các hoạt động dịch vụ ...............................................................
8. Tăng cường đầu tư cho đào tạo, khoa học kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng
quản lý .............................................................................................................
9. Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu doanh nghiệp cũng như các
sản phẩm của công ty. ......................................................................................
III. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Bộ Công nghiệp.........................
1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước ..............................................................
2. Một số kiến nghị đối với Bộ Công nghiệp .....................................................
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................
LuËn v¨n tèt nghiÖp Trêng §H Kinh tÕ Quèc d©n
Sinh viªn: Lª Quèc Uy Líp: Th¬ng m¹i 42B
LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách đổi mới mở cửa nền kinh tế, xoá bỏ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã làm cho nền kinh tế Việt Nam
chuyển biến mạnh mẽ. Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi mà nền kinh tế
hàng hoá ngày càng phát triển mạnh, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt,
quyết liệt thì sự đứng vững và khẳng định vị thế của một doanh nghiệp trên
thị trường là một điều cực kỳ khó khăn.
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh trong cơ chế thị trường đều phải chịu tác động của các quy luật kinh tế
khách quan, trong đó có quy luật cạnh tranh. Theo quy luật này, mỗi doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trên thị trường thì phải không ngừng
nỗ lực áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản
phẩm… Có như vậy, doanh nghiệp mới thu hút được khách hàng đồng thời
chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, vấn đề nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đã trở thành một vấn đề quan trọng
hàng đầu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm.
Với ý nghĩa đó và sau một thời gian thực tập tại công ty Bóng đèn
Phích nước Rạng Đông, tôi đã chọn và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của
mình với đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
của công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông”.
Nội dung luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về khả năng cạnh tranh của một
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Chương 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty Bóng đèn
Phích nước Rạng Đông.
Chương 3: Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh của công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của TS. Phan Tố Uyên và
các cô chú, anh chị trong công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đặc biệt là
Phòng thị trường đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Trêng §H Kinh tÕ Quèc d©n
Sinh viªn: Lª Quèc Uy Líp: Th¬ng m¹i 42B
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MỘT
DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. Cạnh tranh và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân
1. Quan niêm về cạnh tranh
Bước vào thời đại kinh tế tri thức, từ văn hoá tới tư tưởng của toàn thế
giới tất sẽ thay đổi lớn và sâu sắc chưa từng thấy. Theo đó, lý luận về kinh tế
cũng có xu thế phát triển mới, đồng thời lý luận cạnh tranh cũng có bước phát
triển mới.
Lý luận kinh tế truyền thống là cơ sở lý luận trong nền kinh tế công
nghiệp, do đó nó mang đặc điểm của thời đại kinh tế công nghiệp. Kinh tế
công nghiệp lấy sản xuất vật chất và năng lượng làm trọng tâm, các ngành
phần lớn là những ngành sử dụng nhiều tư bản, là nền kinh tế công nghiệp gia
công có quy mô lớn và công nghiệp nặng.
Theo quan điểm của nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh Alfred
Masshall, nền kinh tế thời đại này cân đối, ổn định, do đó mà có trật tự, có thể
dự đoán được. Trong nền kinh tế công nghiệp sản xuất có khuynh hướng lặp
đi lặp lại, cạnh tranh có nghĩa là phải làm cho sản phẩm có chất lượng cao, giá
rẻ. Do đó, phải cải tiến chất lượng, hạ giá thành, đi đến giới hạn cuối cùng là
giá thành tăng lên hoặc lợi nhuận giảm xuống.
Lý luận kinh tế truyền thống cho rằng loài người sống trong một thế
giới khan hiếm tài nguyên, tính chất khan hiếm tài nguyên biểu hiện ở chỗ thù
lao giảm dần. Quy luật thù lao giảm dần khiến mọi người có quan điểm bi
quan đối với mong đợi kinh tế tăng trưởng bền vững và liên tục. Trong nền
kinh tế tri thức thì thù lao tăng dần. Nhà kinh tế học người Mỹ W.B Arthur
cho rằng thù lao tăng dần phản ánh xu hướng sau: Dẫn đầu thì lại dẫn đầu hơn
nữa, mất lợi thế thì sẽ mất lợi thế hơn nữa.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Trêng §H Kinh tÕ Quèc d©n
Sinh viªn: Lª Quèc Uy Líp: Th¬ng m¹i 42B
Ông tổ của lý luận kinh tế phương Tây, Adam Smith cho rằng cạnh
tranh có thể làm giảm chi phí và giá cả sản phẩm, từ đó khiến cho toàn bộ xã
hội được lợi do năng suất của các doanh nghiệp tăng lên tạo ra. Hơn 200 năm
sau thời Adam Smith, quan điểm cho rằng cạnh tranh có thể nâng cao năng
suất làm cho xã hội được lợi ăn sâu vào toàn bộ lý luận kinh tế phương Tây.
Cạnh tranh được coi là động lực giảm giá sản phẩm, cải tiến chất lượng sản
phẩm và sáng tạo ra sản phẩm mới. Trong nền kinh tế tri thức, tầm quan trọng
của cạnh tranh không thay đổi, hơn nữa còn quan trọng hơn rất nhiều.
Có thể nói rằng, công nghiệp truyền thống thiên về thống nhất hoá, nền
nếp hoá và tổ chức hoá sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm đều là một điểm của
“không gian sản phẩm đa hệ”. Trong tác phẩm “lý luận tổ chức ngành” của
mình, Taylor dùng khái niệm không gian sản phẩm để mô tả tính chất phong
phú của sự khác nhau của sản phẩm. Do đó, trong không gian đã định sẵn ấy,
cạnh tranh có nghĩa là làm cho hàng hoá lưu thông nhanh, bằng cách làm thay
đổi những “hàm số sản xuất” tức là hoặc tích cực tăng đầu vào trong điều kiện
giá thành đã ấn định sẵn hoặc tận sức giảm giá thành trong điều kiện đầu ra đã
ấn định sẵn để tối đa hoá lợi nhuận.
Trong nền kinh tế tri thức, cạnh tranh không còn chỉ đơn thuần là thay
đổi “hàm số sản xuất” và mở rộng thị phần, mà là cạnh tranh mở rộng “không
gian sinh tồn”, là tư bản hoá giá trị thời gian của các cá nhân người tiêu dùng
trong không gian thị trường mới. Không gian này lấy tăng trưởng bền vững,
chuyên môn hoá ở trình độ cao và sáng tạo ra hệ thống sinh thái con làm đặc
trưng. Doanh nghiệp cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường là cạnh
tranh tư bản.
Lý luận về kinh tế tri thức được xây dựng trên cơ sở lý luận sinh vật
học, cho rằng nền kinh tế tri thức mãi mãi ở bên lề thời gian, phát triển không
ngừng, kết cấu kinh tế thường xuyên sắp xếp lại. Kinh tế tri thức lấy ngành
nghề kỹ thuật cao làm trụ cột. Do vậy, việc hiểu biết sản phẩm của mình
thuộc hệ sinh thái nào là việc hết sức quan trọng, thành công hay thất bại
LuËn v¨n tèt nghiÖp Trêng §H Kinh tÕ Quèc d©n
Sinh viªn: Lª Quèc Uy Líp: Th¬ng m¹i 42B
không chỉ do bản thân doanh nghiệp quyết định mà còn do mạng lưới của nó
có thành công hay không quyết định. Muốn có lợi thế cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường, doanh nghiệp “phải nắm bắt thời cơ và phương pháp xây
dựng hệ thống sinh thái, có thể điều chỉnh hướng bay trong quá trình phát
triển và cải tiến. Hệ thống sinh thái mới đòi hỏi người lao động có khả năng
vượt lên trên tổ chức truyền thống và giới hạn văn hoá để hình thành quan
điểm cạnh tranh vượt qua giới hạn doanh nghiệp, ngành và quốc gia”. (F.
Moore)
2. Vai trò của cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng,
nó được coi là động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi
doanh nghiệp mà cả nền kinh tế nói chung.
2.1. Đối với doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường, cạnh tranh có những vai trò sau:
Cạnh tranh được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những
doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai
trò cực kỳ to lớn.
Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh
tranh tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh
nghiệp tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt
đầu từ việc nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường từ đó
ra các quyết định sản xuất kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu đó. Bên cạnh
đó, doanh nghiệp phải nâng cao các hoạt động dịch vụ cũng như tăng cường
công tác quảng cáo, khuyến mãi, bảo hành...
Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất
lượng cao hơn để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu
LuËn v¨n tèt nghiÖp Trêng §H Kinh tÕ Quèc d©n
Sinh viªn: Lª Quèc Uy Líp: Th¬ng m¹i 42B
dùng. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học
kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý,
nâng cao trình độ tay nghề của công nhân... từ đó làm cho doanh nghiệp ngày
càng phát triển hơn.
2.2. Đối với người tiêu dùng
Có cạnh tranh, hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã
ngày càng đẹp, phong phú đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu
dùng trong xã hội. Vì vậy, đối với người tiêu dùng, cạnh tranh có các vai trò
sau:
Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản
phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình.
Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao,
thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo
được quan tâm nhiều hơn. Đó chính là những lợi ích mà người tiêu dùng có
được từ việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
2.3. Đối với nền kinh tế
Cạnh tranh được coi như là “linh hồn” của nền kinh tế, vai trò của cạnh
tranh đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau:
Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi
thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xoá bỏ những độc
quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.
Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự
phân công lao động xã hội ngày càng xâu sắc.
Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu
cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh
tế.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Trêng §H Kinh tÕ Quèc d©n
Sinh viªn: Lª Quèc Uy Líp: Th¬ng m¹i 42B
Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho
doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài.
Cạnh tranh giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị
trường, rút ra được những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị
trường của nước ta.
Bên cạnh những tác dụng tích cực, cạnh tranh cũng làm xuất hiện
những hiện tượng tiêu cực như làm hàng giả, buôn lậu trốn thuế… gây nên sự
bất ổn trên thị trường, làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước và của người tiêu
dùng.
Phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh
tranh không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước, doanh nghiệp mà là nhiệm vụ
chung của toàn bộ cá nhân.
II. Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường
1. Khái niệm về cạnh tranh và khả năng của một doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp - các hoạt động sản xuất
kinh doanh đều được chỉ đạo từ trung ương, từ trên xuống dưới. Quan hệ cung
cầu cũng như tất cả các quy luật của kinh tế thị trường không được tồn tại
theo đúng nghĩa của nó. Quan hệ giữa các đơn vị kinh tế hầu như không có
mâu thuẫn về lợi ích. Chính vì vậy mà cạnh tranh không có chỗ đứng trong
nền kinh tế.
Thời điểm đánh đấu công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta bắt đầu từ đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986). Từ đây cơ chế quản lý
kinh tế có bước đổi mới cơ bản, nền kinh tế đã chuyển sang nền kinh tế thị
trường, cạnh tranh xuất hiện. Đặc biệt từ khi nước ta tham gia hội nhập nền
kinh tế thế giới thì cạnh tranh được nhìn nhận theo hướng tích cực hơn. Môi
LuËn v¨n tèt nghiÖp Trêng §H Kinh tÕ Quèc d©n
Sinh viªn: Lª Quèc Uy Líp: Th¬ng m¹i 42B
trường cạnh tranh được mở rộng trên cả thị trường nội địa và thị trường quốc
tế.
Theo Mác: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa (TBCN) là sự ganh đua, sự
đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật các điều kiện thuận
lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Nghiên cứu sâu về nền sản xuất hàng hoá TBCN và cạnh tranh TBCN, Mác
đã phát hiện ra quy luật cạnh tranh cơ bản là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi
nhuận bình quân giữa các ngành.
Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992) ở Anh: “Cạnh tranh
trong cơ chế thị trường được định nghĩa là sự ganh đua kình địch giữa các
nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”.
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một điều kiện và là
yếu tố kích thích kinh doanh, là môi trường động lực thúc đẩy hoạt động sản
xuất kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động tạo sự phát triển của xã
hội nói chung.
Như vậy cạnh tranh là quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá,
là nội dung cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát
triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng nhà cung ứng càng đông thì cạnh
tranh càng gay gắt, kết quả cạnh tranh sẽ tự loại bỏ những doanh nghiệp làm
ăn kém hiệu quả.
Như vậy, hiểu theo một nghĩa chung nhất, cạnh tranh là sự ganh đua
giữa các chủ thể kinh doanh trong việc giành giật thị trường và khách hàng.
1.2. Khái niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà
doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên
thị trường cạnh tranh, đảm bảo việc thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng
tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời thực
hiện được những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Trêng §H Kinh tÕ Quèc d©n
Sinh viªn: Lª Quèc Uy Líp: Th¬ng m¹i 42B
Nếu một doanh nghiệp tham gia thị trường mà không có khả năng cạnh
tranh hay khả năng cạnh tranh yếu hơn các đối thủ của nó thì sẽ rất khó khăn
để tồn tại và phát triển được, quá trình duy trì sức mạnh của doanh nghiệp
phải là quá trình lâu dài và liên tục. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là
cơ sở để đảm bảo khả năng duy trì lâu dài sức mạnh cạnh tranh đó.
1.3. Các nhân tố tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được xác định dựa vào các ưu
thế cạnh tranh của nó. Ưu thế mạnh được hiểu là những đặc tính hoặc những
thông số của sản phẩm nhờ đó sản phẩm có được ưu việt, sự vượt trội hơn so
với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Các nhân tố tạo nên khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm:
Uy tín: Đánh giá sự tin tưởng của kh