Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, tất cả các quốc gia đều không
tránh khỏi tác đ ộng bất lợi. Tuy nhiên các quốc gia khác nhau chịu tác động của
khủng hoảng không đồng đều bởi độ mở khác nhau của các nền kinh tế. Với
Việt Nam, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và an sinh
xã hội, Chính phủ đưa ra gói kích thích kinh tế với hàng loạt các chính sách
được ban hành. Với tư cách là đơn vị tham mưu cho Ủy ban Kinh tế của Quốc
hội- cơ quan thực hiện thẩm tra các Báo cáo của Chính phủ về kinh tế-xã hội,
Vụ Kinh tế nhận thấy tìm hiểu, nghiên cứu đánh giá tác động của gói kích thích
kinh tế tại Việt Nam là việc làm có ý nghĩa để cán bộ, chuyên viên của Vụ Kinh
tế có sự nhìn nhận tổng quan và có một số kiểm chứng lại quá trình tham m ưu,
phục vụ Ủy ban Kinh tế có ý kiến về nội dung này. Từ một số lý do trên, với sự
hỗ trợ của Trung tâm nghiên cứu phát triển Canada, chúng tôi chọn chuyên đề
nghiên cứu là: “Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam”
79 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 2084 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ỦY BAN KINH TẾ CỦA QUỐC HỘI
VỤ KINH TẾ
CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại
Việt Nam
Hà Nội - 2011
2
MỤC LỤC
Phần mở đầu .............................................................................................................. 4
I. Tổng quan về gói kích thích kinh tế tại Việt Nam ................................................ 5
1. Bối cảnh ban hành gói kích thích kinh tế của Việt Nam ....................................... 5
1.1. Bối cảnh thế giới ........................................................................................... 5
1.2. Bối cảnh trong nước ...................................................................................... 9
1.3. Gói kích thích kinh tế của một số nước ....................................................... 13
2. So sánh về điều kiện kinh tế và các gói kích thích kinh tế ở một số nước và kinh
nghiệm cho Việt Nam ............................................................................................ 18
3. Ưu tiên và các giải pháp then chốt trong gói kích thích kinh tế của Việt Nam .... 21
3.1. Ưu tiên và định hướng cho các giải pháp ..................................................... 21
3.2. Gói hỗ trợ lãi suất ........................................................................................ 26
3.3. Đẩy mạnh đầu tư công................................................................................. 28
3.4. Chính sách giãn, giảm thuế ......................................................................... 29
3.5. Các khoản chi khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã
hội...................................................................................................................... 30
4. Những điều chỉnh trong quá trình triển khai thực hiện ........................................ 30
4.1. Về nhóm chính sách tiền tệ (gói hỗ trợ lãi suất ngắn, trung và dài hạn) ....... 31
4.2. Nhóm chính sách tài khóa (giảm, giãn và miễn thêm một số loại thuế, tăng
đầu tư công). ...................................................................................................... 34
4.3. Gói giải pháp bảo đảm an sinh xã hội .......................................................... 35
5. Kết quả triển khai gói kích thích kinh tế ............................................................. 35
5.1. Kết quả triển khai gói hỗ trợ lãi suất ............................................................ 35
5.2. Về thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thuế ............................................ 44
6. Tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam ............................................... 46
6.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế ................................................................ 47
6.2. Tác động đến vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô ................................................. 51
3
Đối với tỷ giá và thị trường ngoại hối......................................................... 51
Về thâm hụt thương mại ............................................................................. 52
Thâm hụt ngân sách ................................................................................... 52
Nợ nước ngoài............................................................................................ 53
Về kiềm chế lạm phát ................................................................................. 54
6.3. Những tác động đến doanh nghiệp .............................................................. 54
6.4. Những tác động đến hộ gia đình .................................................................. 59
6.5. Tác động lên khu vực nông nghiệp, nông thôn ............................................ 61
6.6. Tác động của gói kích cầu trong bảo đảm an sinh xã hội ............................. 65
6.7. Một số đánh giá định lượng ban đầu ............................................................ 68
III. Một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị ......................................................... 72
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77
4
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, tất cả các quốc gia đều không
tránh khỏi tác động bất lợi. Tuy nhiên các quốc gia khác nhau chịu tác động của
khủng hoảng không đồng đều bởi độ mở khác nhau của các nền kinh tế. Với
Việt Nam, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và an sinh
xã hội, Chính phủ đưa ra gói kích thích kinh tế với hàng loạt các chính sách
được ban hành. Với tư cách là đơn vị tham mưu cho Ủy ban Kinh tế của Quốc
hội- cơ quan thực hiện thẩm tra các Báo cáo của Chính phủ về kinh tế-xã hội,
Vụ Kinh tế nhận thấy tìm hiểu, nghiên cứu đánh giá tác động của gói kích thích
kinh tế tại Việt Nam là việc làm có ý nghĩa để cán bộ, chuyên viên của Vụ Kinh
tế có sự nhìn nhận tổng quan và có một số kiểm chứng lại quá trình tham mưu,
phục vụ Ủy ban Kinh tế có ý kiến về nội dung này. Từ một số lý do trên, với sự
hỗ trợ của Trung tâm nghiên cứu phát triển Canada, chúng tôi chọn chuyên đề
nghiên cứu là: “Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế tại Việt Nam”.
2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài này có mục tiêu tổng quát tìm hiểu tổng quan về gói kích thích kinh
tế năm 2009, kết quả thực hiện các nhóm chính sách trong gói kích thích kinh tế,
từ thực trạng đó đưa ra nhận xét, kết luận.
3. Phạm vi nghiên cứu
Với tính chất là một đề tài cấp cơ sở, đánh giá 1 chính sách đã được triển khai
nên đề tài chỉ không đề cập đến các vấn đề lý luận mà tập trung đi sâu phân tích tình
hình thực tế, nêu những nhận xét, đánh giá và từ đó đề xuất một số kiến nghị.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng kết, phân tích thực tiễn;
- Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp phân tích;
- Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, khảo sát điều tra....
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu
của đề tài gồm 3 phần, cụ thể như sau:
I. Tổng quan về gói kích thích kinh tế tại Việt Nam
II. Tác động của gói kích thích kinh tế đến nền kinh tế Việt Nam
III. Một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị
5
I. Tổng quan về gói kích thích kinh tế tại Việt Nam
1. Bối cảnh ban hành gói kích thích kinh tế của Việt Nam
1.1. Bối cảnh thế giới
Khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào năm 2008 này bắt nguồn từ
khủng hoảng cho vay tín dụng nhà đất dưới chuẩn tại Mỹ vào tháng 7 năm 2007
và lên tới đỉnh cao trong năm 2008 khi một loạt định chế tài chính lớn của Mỹ bị
phá sản hoặc đứng trước bờ vực phá sản. Sau đó, cuộc khủng hoảng đã nhanh
chóng lan tới Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế
giới, đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc suy thoái trầm trọng nhất trong vòng
10 năm trở lại đây. Cuộc khủng hoảng đã làm thị trường chứng khoán toàn cầu
chao đảo, tỷ giá biến động; sự suy giảm tổng cầu và tiêu dùng dẫn tới giảm sản
lượng sản xuất công nghiệp, giảm thương mại quốc tế và dòng vốn đầu tư quốc
tế. Khủng hoảng cũng đã đẩy mức thất nghiệp lên cao tại các quốc gia phát triển,
cùng với đó là thu nhập bình quân đầu người giảm mạnh.
Hoa Kỳ được coi là điểm bắt đầu và cũng là trung tâm của cuộc khủng
hoảng. Cuộc khủng hoảng tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008
khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc
khủng hoảng tài chính, kinh tế trước đây như Ngân hàng đầu tư Lehman
Brothers, công ty bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ AIG, những tổ chức có ảnh hướng
lớn tới hệ thống tài chính ở Hoa Kỳ và khu vực EU cũng đứng trước bờ vực phá
sản. Sự kiện này đã đẩy giá của các công cụ tài chính như lãi suất liên ngân
hàng, giá CDS, lãi suất trái phiếu chính phủ và công ty lên cao bất thường với
biên độ dao động lớn.1 Tuy nhiên, khi dòng thương mại toàn cầu và số lượng
vốn thực giảm đột ngột, các ngân hàng đã thắt chặt tiêu chuẩn cho vay, giá vốn
đã giảm mạnh. Điều này càng gây khó khăn hơn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp.
Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm khu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ
cũng rơi vào tình trạng khó khăn, điển hình là cuộc khủng hoảng ngành chế tạo
ô tô Hoa Kỳ. Theo đó, hãng sản xuất xe ô tô lớn nhất Mỹ là GM đã gần như phải
tuyên bố phá sản. Chỉ trong vòng 6 tuần lễ, Chỉ số bình quân công nghiệp Dow
Jones sụt tới 20%, chỉ còn 6.547,05 vào lúc đóng cửa ngày 9 tháng 3 năm 2009,
mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1997.
1 Xem thêm trong WEO, tháng 4/2009, IMF
6
Giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trưởng GDP toàn cầu so với cùng kỳ năm trước (%)
Nguồn: IMF-World Economic Outlook, tháng 1 năm 2009
Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hướng tới cả các quốc gia phát triển cũng
như đang phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn cầu sụt giảm 8% trong
tháng 12 năm 2008 so với cùng kỳ năm trước, trong đó, các quốc gia phát triển
có mức giảm tới gần 12%. Tốc độ tăng GDP toàn cầu bắt đầu đi xuống từ quý 3
năm 2007 và giảm mạnh nhất trong quý 4 năm 2008 và quý 1 năm 2009. Cụ thể,
kinh tế thế giới tăng trưởng ổn định ở mức xấp xỉ 5% trong năm 2007, giảm
mạnh chỉ còn 3,6% vào giữa năm 2008 và chỉ đạt -2,8% vào quý I năm 2009.
Các nền kinh tế phát triển là những nước chịu tác động nặng nề nhất của khủng
hoảng kinh tế khi GDP của các quốc gia này đã giảm tới -4,8% trong quý I 2009
7
so với cùng kỳ năm trước. Tại thời điểm cuối năm 2008, đầu năm 2009, hầu hết
dự báo của các chuyên gia kinh tế đều cho rằng tình hình kinh tế thế giới sẽ tiếp
tục diễn biến xấu trong năm 2009. Đầu năm 2009, WB đã dự báo kinh tế toàn
cầu sẽ giảm 3,1%, trong đó các quốc gia đang phát triển sẽ tăng trưởng 1,2%
trong năm 2009, từ mức 5,8% trong năm 2008. Tháng 1 năm 2009, IMF cũng hạ
mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2009 từ 2,2% vào tháng 10 năm
2008 xuống chỉ còn 0,5% năm 2009. Trong đó, các bạn hàng lớn của Việt Nam,
ngoại trừ Trung Quốc như Mỹ, EU, Nhật sẽ đều phải chịu mức tăng trưởng âm
trong năm 2008. Cuối năm 2008, trong World Economic Outlook, IMF đã hạ
mức dự đoán tăng trưởng trung bình của nhóm ASEAN 5 (bao gồm Philippines,
Indonesia, Malaysia, Singapore and Thái Lan) xuống còn 4,2 trong năm 2009,
giảm 0,7 % so với dự đoán trước đó do những tác động xấu của khủng hoảng
kinh tế ở các nước phương Tây.
Hình 1: Xuất khẩu toàn thế giới 2007-2010
(Đơn vị: Triệu USD, %)
Giá trị xuất khẩu được coi là một trong những thước đo hay được sử dụng
để đánh giá sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Tương tự như GDP, tốc độ
tăng giá trị xuất khẩu của thế giới bắt đầu sụt giảm từ cuối năm 2007 và giảm
mạnh nhất trong quý IV năm 2008, xuống chỉ còn -18%, từ mức gần 10% trước
giai đoạn khủng hoảng. Trong khi đó, xuất khẩu lần đầu tiên sau nhiều năm đã
giảm về mặt giá trị tuyệt đối vào quý III năm 2008 sau một thời gian dài liên tục
tăng. Cuối năm 2008, giá trị xuất khẩu toàn cầu đã giảm 15.000 tỷ USD, tương
đương với 15,5% so với cùng kỳ năm trước, thể hiện kinh tế thế giới đã bước
vào giai đoạn trầm trọng nhất của cuộc đại suy thoái.
8
Dòng vốn chảy vào các quốc gia đang phát triển được dự đoán sụt giảm
mạnh trong năm 2009, sau khi lên tới đỉnh vào đầu năm 2008. Các quốc gia mới
nổi ở châu Á và Trung Đông đang có thặng dư thương mại nên có thể dự đoán
dòng vốn này còn mang dấu âm do các quốc gia kể trên đẩy mạnh đầu tư ra
nước ngoài.
Suy giảm kinh tế thế giới đã làm số lượng việc làm giảm sút. Trong giai
đoạn khủng hoảng, các công ty phá sản hoặc thu hẹp sản xuất sẽ dẫn tới dư thừa
lao động. Điều này đồng nghĩa với số lượng việc làm giảm và tỷ lệ thất nghiệp
gia tăng. Từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng việc làm đã bắt đầu giảm ở cả Mỹ và
Nhật Bản. Đặc biệt là ở Mỹ, đến năm 2008, số lượng việc làm đã giảm tới 3,5%,
nâng tỷ lệ thất nghiệp lên con số 5,8% vào cuối năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp tính
đến cuối năm 2008 trên toàn thế giới là 30%.2
Nguồn: IMF
2 Theo The World Fact Book 2008
9
1.2. Bối cảnh trong nước
Tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh
Những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, tình hình kinh tế thế giới
đã có những biến động tiêu cực do khủng hoảng tài chính ở Mỹ và tình trạng
mất cân đối trên thị trường hàng hóa, nhất là giá dầu mỏ, lương thực, vật liệu
tăng cao, gây nhiều tác động đến kinh tế Việt Nam. Tháng 5 năm 2008, Quốc
hội quyết định điều chỉnh mục tiêu tổng quát từ “phấn đấu đạt tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao, chất lượng, bền vững…” sang “phấn đấu kiềm chế lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó
kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu” và điều chỉnh chỉ tiêu tốc độ tăng
trưởng kinh tế (GDP) từ 8,5-9% xuống còn 7%. Chính phủ đã nhanh chóng đưa
ra những biện pháp thích hợp: chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa
có kiểm soát. Lãi suất liên ngân hàng, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu
đồng loạt được điều chỉnh tăng, trong đó lãi suất đã được nâng lên mức 14% vào
tháng sáu, từ mức 8.75% hồi đầu năm. Chính phủ cũng dự định cắt giảm chi tiêu
chính phủ 48 nghìn tỷ đồng, đồng thời hủy bỏ hoặc đình chỉ những dự án đầu tư
kém hiệu quả hay chưa thực sự cần thiết. Từ đó, đà gia tăng của lạm phát đã
được ngăn chặn: chỉ số giá tiêu dùng trong 6 tháng đầu năm tăng ở mức trên 2%
một tháng (tháng 1: 2,38%, tháng 2: 3,56%; tháng 3: 2,99%; tháng 4: 2,2%;
tháng 5: 3,19%; tháng 6: 2,14%) đã được kéo giảm dần xuống mức 0,18% của
tháng 9 và đạt trị số âm trong 3 tháng cuối năm (tháng 10 âm 0,19%, tháng 11
âm 0,76%, tháng 12 âm 0,68%).
Tuy nhiên, những động thái trên cũng gây những tác động tiêu cực tới nền
kinh tế. Do tác động của các biện pháp kiềm chế lạm phát trong tháng ba năm
2008, tăng trưởng GDP đã chậm lại. So với cùng kỳ năm 2007, tăng trưởng
GDP trong quý I/2008 chỉ là 7,4% và đến quý II, chỉ còn 5,8%. Tình hình kinh
tế tài chính của Việt Nam bắt đầu diễn biến xấu từ quý IV năm 2008. Tăng
trưởng GDP quý IV năm 2008 và quý một năm 2009 lần lượt là 5,7% và 3,1%
so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất kể từ năm 2000. Tăng trưởng giá trị sản
xuất công nghiệp so với cùng kỳ năm trước cũng sụt giảm nghiêm trọng, từ
15,8% vào quý 3 năm 2008, xuống 14,1% vào quý 4 và chỉ còn 2,9% vào quý 1
năm 2009.
10
Cán cân thương mại
Bảng giá trị XNK (%)
6-08 7-08 8-08 9-08 10-08 11-08 12-08 1-09 2-09 3-09
XK so với tháng trước -4.4 0.8 -6.8 -11.9 -3.3 -4.8 16.2 -18.6 15.6 -6.5
XK so với cùng kỳ năm
trước 32.9 47.2 40.6 39.4 15.7 6.3 4.2 -28.5 -25.1 -3.7
NK so với tháng trước -11.3 1.8 -4.1 -7.6 5.2 -7.1 16.1 -27.6 32.1 2.7
NK so với cùng kỳ năm
trước 33.7 31.5 30 17.2 1.7 -13.8 -25 -55.2 -28.6 -46.7
Nhập siêu (xuất siêu) so
với tổng kim ngạch xuất
khẩu -49.8 -12.8 -36.8 -32.6 -13.7 -10.4 -10.2 10.54 -2.3 8.5
Nguồn: TCTK
Nền kinh tế VN phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nên khi kinh tế thế giới
gặp biến động và suy thoái thì xuất khẩu sẽ là kênh đầu tiên lan truyền các tác
động tiêu cực của khủng hoảng đến VN. Trên thực tế, ngay từ những tháng đầu
năm 2008, XK của VN sang thị trường lớn nhất là Mỹ đã có xu hướng giảm do
cầu tiêu dùng tại Mỹ suy giảm mạnh bởi tác động của khủng hoảng tài chính.
Trong 9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt
16,7%, thấp hơn nhiều so với mức 26,7% năm 2007. Theo đó, tỷ trọng thị
trường Mỹ cũng giảm 20,7% năm 2007 xuống còn 17,7% trong 9 tháng đầu năm
2008. Những dấu hiệu đáng lo ngại của suy giảm kinh tế biểu hiện rõ rệt trong
những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009 thông qua kênh xuất khẩu. Nếu
như giá trị xuất khẩu tháng 9 năm 2008 tăng 11,9% so với tháng trước thì trong
tháng 10 và tháng 11, giá trị xuất khẩu giảm liên tiếp. Kim ngạch xuất khẩu
tháng 10 giảm 3,3% so với tháng 9 và tháng 11 giảm 44,8% so với tháng 10.
Kim ngạch XK trong tháng 1 năm 2009 đã giảm nghiêm trọng, chỉ đạt 3,8 tỷ
USD, giảm 18,6% so với tháng 12/2008 và giảm 24,2% so với cùng kỳ năm
trước, chủ yếu do sự giảm giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng cũng như nhu cầu
nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam của một số thị trường quan trọng giảm sút như
Mỹ, EU, Nhật Bản.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu trong năm 2008 đạt 80,4 tỷ USD, tăng
28,3% so với năm 2007 do giá cả hầu hết các mặt hàng nhập khẩu quan trọng
đều tăng như xăng dầu, sắt, phân bón và bột mỳ. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên
liệu cho sản xuất những tháng cuối năm có xu hướng giảm nhiều, đây là một
trong những dấu hiệu của sự chững lại trong đầu tư và sản xuất.
Nhập siêu trong năm 2008 tuy có giảm so với dự đoán nhưng vẫn rất cao,
vào khoảng 17,5 tỷ USD, tăng 24,1% so với 2007. Trong đó, nhập siêu từ thị
trường Trung Quốc là lớn nhất, với 10,8 tỷ USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với
năm 2007.
11
Hình: Nhập siêu các năm
Nguồn: Tổng cục thống kê
Đầu tư
Năm 2008, Việt Nam đã thu hút được lượng vốn FDI kỷ lục, đạt hơn 64
tỷ USD, gấp gần lần so với năm 2007. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện
năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Tuy nhiên, theo đánh
giá của các chuyên gia, cơ hội để VN thu hút được lượng vốn FDI năm 2009
như năm 2007 và 2008 là không cao. Ước tính lượng vốn FDI đổ vào VN trong
năm 2009 chỉ là 30 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với năm 2008. Giải ngân vốn FDI
và ODA dự đoán cũng sẽ chậm lại trong năm 2009 do nguồn vốn đầu tư của các
tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và dự trữ cho vay của các nước phát triển sẽ
được cân đối lại để bình ổn thị trường tài chính.
12
Bảng: Vốn đăng ký và thực hiện FDI 2008
Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế.
Những biến động trên thị trường chứng khoán sẽ phần nào phản ánh xu hướng
kinh tế trong thời gian tới. Trên thị trường chứng khoán, luồng tiền đầu tư gián
tiếp vào VN suy giảm và đã có hiện tượng nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi
thị trường vào năm 2008. Mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô có chuyển biến tích
cực nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục sụt giảm. VN-index giảm
liên tục và lập đáy mới xuống dưới mức 350 điểm. Việc các nhà đầu tư nước
ngoài rút vốn khỏi thị trường cộng với diễn biến xấu của nền kinh tế thế giới đã
gây hoang mang cho các nhà đầu tư trong nước.
Bảng VN Index từ 10/2008-10/2009 HASTC index
Nguồn: Chứng khoán Trí Việt
13
Lao động, việc làm
Theo một số phân tích, từ những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009,
Việt Nam đã phải chịu những tác động của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, mà cụ
thể là trong nước sản xuất đình trệ, đầu tư tăng thấp, tiêu dùng có dấu hiệu chậm
lại, dẫn tới sự dư thừa đáng kể năng lực sản xuất, trong đó đặc biệt nghiêm trọng
là dư thừa lao động. Theo một nghiên cứu của VietCapital, GDP suy giảm 1%
thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 0.35%, theo đó nếu GDP 2009 chỉ còn khoảng 4,5%
(so với kế hoạch 6.5%) thì sẽ có thêm 300 nghìn người thất nghiệp.3 Tình trạng
mất việc làm ở VN trong năm 2009 dự đoán sẽ tiếp tục tăng nhanh, do lĩnh vực
xuất khẩu sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da, thủy sản, mỹ nghệ và
tiểu thủ công nghiệp bị cắt giảm mạnh đơn hàng. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng có
thể sẽ gây ra nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng đáng lo ngại khác.
1.3. Gói kích thích kinh tế của một số nước
Trong bối cảnh suy giảm kinh tế như trên, các quốc gia trên thế giới đã
nhanh chóng đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn đà suy thoái và khôi phục nền
kinh tế. Trong năm 2008 và 2009, Mỹ đã đưa ra 2 gói kích thích kinh tế, lần 1 vào
năm 2008, trị giá 152 tỷ USD nhằm mục đích kích cầu, đối tượng chính nhận
được trợ cấp là các cá nhân trong nền kinh tế. Gói kích thích kinh tế lần thứ 2
hướng tới đối tượng là các doanh nghiệp, trị giá 825 tỷ USD, nhằm mục đích giải
quyết tình trạng thất nghiệp cao tại Mỹ. Vào tháng 8 năm 2008, Nhật Bản cũng có
kế hoạch đưa ra gói kích thích kinh tế lần 1 để đối phó với khủng hoảng kinh tế
toàn cầu. Gói kích thích này tr