Đà Nẵng là thành phố nằm ven biển duyên hải miền Trung có nhiều cơ hội phát triển kinh tế
biển với nhiều triển vọng, bên cạnh thành phố còn phải đương đầu với nhiều vấn đề, không chỉ các tác
động đến môi trường mà còn cả đến sức khoẻ cộng đồng. Các nhà kinh tế nhận ra rằng thực hiện tốt
các vấn đề môi trường và xã hội sẽ đem lại lợi ích cho phát triển kinh tế, cho môi trường và sức khoẻ
cộng đồng, từ việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đến việc đảm bảo sự phát triển bền vững. Vì vậy
quan tâm đến các giải pháp môi trường và sức khoẻ cộng đồng là những điều quan trọng trong phát
triển kinh tế bền vững.
Bài viết này đề cập tác động của các hoạt động kinh tế biển đến môi trường vùng bờ và sức
khoẻ cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng. Trong mỗi khía cạnh của phát triển kinh tế biển đều có những
mặt lợi và bất lợi đối với cộng đồng, các nổ lực như xử lý chất thải nguy hiểm, ô nhiễm và đảm bảo
nguồn nước sẽ đem lại môi trường làm việc an toàn hơn và những không gian lành mạnh hơn, từ đó có
thể tạo ra phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu bệnh tật, hay những nguy cơ khác.
6 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2294 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá tác động của hoạt động kinh tế biển ở đà nẵng đối với môi trường vùng bờ & sức khoẻ cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
BIỂN Ở ĐÀ NẴNG ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÙNG BỜ &
SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG
ACCESS TO THE EFFECTS OF THE ACTIONS FOR SEA ECONOMY TO
ENVIRONMENT AND HEALTH OF COMMON
VÕ XUÂN TIẾN
Đại học Đà Nẵng
NGUYỄN VĂN LONG
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Cân nhắc giữa tăng trưởng kinh tế và các tác động môi trường là vấn đề của rất nhiều quốc
gia trên thế giới. Đà Nẵng với nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế biển, tuy nhiên cần xem xét
những tác động ngoại sinh của những hoạt động này. Đứng trước những thử thách và lựa
chọn trong giai đoạn phát triển mới, Đà Nẵng cần có lựa chọn phát triển trong ngắn hạn và dài
hạn nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường. Bài báo này đưa ra một số
hiện trạng tác động đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng từ đó đưa ra định hướng phát
triển cũng như một số chương trình hành động cụ thể.
ABSTRACT
The trade-off between economy growth and the effects to environment is the problem of the
countries in the world. Da Nang has the potentials in developing for sea economy, however
there are the externalities from its. The face with threats and the selections in the new stage,
Da Nang should select the short-run and long-run developed strategy so that covers economy
growth and environment quality. This article gives to the environment situations and the effect
to health of common based on introduces the developed strategy and the detail action
programs.
1. Đặt vấn đề
Đà Nẵng là thành phố nằm ven biển duyên hải miền Trung có nhiều cơ hội phát triển kinh tế
biển với nhiều triển vọng, bên cạnh thành phố còn phải đương đầu với nhiều vấn đề, không chỉ các tác
động đến môi trường mà còn cả đến sức khoẻ cộng đồng. Các nhà kinh tế nhận ra rằng thực hiện tốt
các vấn đề môi trường và xã hội sẽ đem lại lợi ích cho phát triển kinh tế, cho môi trường và sức khoẻ
cộng đồng, từ việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đến việc đảm bảo sự phát triển bền vững. Vì vậy
quan tâm đến các giải pháp môi trường và sức khoẻ cộng đồng là những điều quan trọng trong phát
triển kinh tế bền vững.
Bài viết này đề cập tác động của các hoạt động kinh tế biển đến môi trường vùng bờ và sức
khoẻ cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng. Trong mỗi khía cạnh của phát triển kinh tế biển đều có những
mặt lợi và bất lợi đối với cộng đồng, các nổ lực như xử lý chất thải nguy hiểm, ô nhiễm và đảm bảo
nguồn nước sẽ đem lại môi trường làm việc an toàn hơn và những không gian lành mạnh hơn, từ đó có
thể tạo ra phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu bệnh tật, hay những nguy cơ khác.
2. Thách thức đối với vùng bờ TP Đà Nẵng từ hoạt động kinh tế biển
Hoạt động kinh tế biển và sự phát triển của khu vực ven biển sẽ buộc Đà Nẵng đối mặt với các
thách thức về:
1. Ô nhiễm do nước thải không được xử lý, sử dụng hoá chất trong nông nghiệp, công nghiệp
và nuôi trồng thuỷ hải sản.
2. Suy giảm nguồn lợi thuỷ sản do đánh bắt không hợp lý
3. Ảnh hưởng đa dạng hoá sinh vật thông quá sự phá rạn san hô, đánh bắt trái phép (chất nổ,
mìn, xung điện)
4. Ô nhiễm dầu do các hoạt động khai thác dịch vụ vận tải biển
5. Thiệt hại về môi trường do phát triển du lịch chưa được quản lý và chỉ đạo thích hợp
6. Gia tăng tác động bão lũ, xói lở bờ biển và thiên tai gây thiệt hại nhiều về người và của.
Các vấn đề này có quan hệ chặt chẽ với nhau, hoạt động kinh tế biển nếu không được quản lý
và chỉ đạo thích hợp sẽ dẫn đến phá hoại môi trường biển, suy giảm sức khoẻ cộng đồng ven biển và
đặc biệt những lao động liên quan đến kinh tế biển.
3. Các nguồn ô nhiễm do hoạt động kinh tế biển tại thành phố Đà Nẵng
Trong những năm gần đây, ngành kinh tế biển Đà Nẵng có nhiều chuyển biến mới so với các
đô thị khác. Đi đôi với sự phát triển kinh tế biển là vấn đề môi trường vùng bờ và ảnh hưởng đến sức
khoẻ cộng đồng ven biển và những nguời lao động trong ngành kinh tế biển do nhiều nguyên nhân
khác nhau. Vấn đề khai thác nguồn tài nguyên biển và ven bờ chưa hợp lý từ đó dẫn đến ô nhiễm môi
trường vùng bờ, sự giảm sút đa dạng hoá sinh học và tài nguyên biển. Ô nhiễm môi trường biển ở
thành phố Đà Nẵng đang ở mức khống chế tuy nhiên nếu không có các giải pháp phát triển kinh tế hợp
lý thì sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
3.1 Ô nhiễm từ đất liền
Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá tạo ra sự dịch chuyển nhân khẩu học. Trong vòng 9
năm từ năm 1997 đến đầu năm 2006, dân số Đà Nẵng tăng lên từ 661.800 lên đến trên 800.000 người,
trung bình mỗi năm tăng lên khoảng 15000 người, mật độ dân số tăng lên từ 520 người/km2 đến gần
650 người/km2. Trong khi đó, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (do phong trào kế hoạch hoá gia đình) đã giảm
từ 1,31% (năm 2000) xuống còn 1,10% (năm 2005). Nhưng đô thị hoá tạo ra quá trình di dân từ nông
thôn đến thành thị, lực lượng lao động tại thành thị ngày càng tăng (dân số ven biển cụ thể các Quận
Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Liên Chiểu, Thanh Khê tăng nhanh) tạo sức ép môi trường sống và sức khoẻ
cộng đồng.
Phát triển cơ sở hạ tầng, thể hiện bước đầu là dự án Cầu Sông Hàn, cây cầu bắc qua Sông Hàn,
dòng sông vốn chia cách thành phố thành hai phần. Một phần đô thị tương đối phát triển và phần còn
lại là vùng kém phát triển do sự cách trở về giao thông vận tải. Kinh nghiệm xây dựng hạ tầng cơ sở ở
Đà Nẵng có nét đặc trưng riêng so với nhiều vùng khác trong cả nước, nơi hàng loạt các dự án cơ sở hạ
tầng bị chậm trễ và bị treo với nhiều lý do khác nhau dẫn đến sự bất an trong cuộc sống của người dân
và ô nhiễm môi trường. Riêng ở Đà Nẵng, hơn 30 tuyến đường nội tuyến và ngoại tuyến được nâng
cấp và xây dựng mới một cách nhanh chóng và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế cũng như
mong muốn của người dân thành phố (đặc biệt tuyến Bạch Đằng Đông làm thay đổi bộ mặt của thành
phố).
Ngoài ra, sân bay quốc tế Đà Nẵng và cảng biển Tiên Sa cũng được mở rộng và nâng cấp. Tình
hình càng được cải thiện cho đến nay, các công trình quan trọng được hoàn thiện như hầm đèo Hải
Vân, cầu Tuyên Sơn, đường ven biển nối từ Sơn Trà đến Điện Ngọc, Đường hành lang Đông Tây (nối
Đà Nẵng, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và Miến Điện) và cầu Thuận Phước đang được thi công. Hiện
nay, Đà Nẵng đã có được một hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt so với các trung tâm đô thị Việt
Nam.
Tuy quá trình đô thị hoá đem lại sự đổi mới cho thành phố, nhưng vẫn còn có một số vấn đề
cần xem xét và giải quyết liên quan đến những chất thải gây ô nhiễm tiềm tàng nhất đối với môi trường
biển là chất thải (lỏng và rắn) bệnh viện và sinh hoạt, bao gồm các chất POP, các hợp chất clo hữu cơ
(PCB), bùn cát và đất do xói lở, kim loại, chất thải phóng xạ, dầu và thuỷ triều đỏ, có thể gây tác hại
nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, giảm khả năng sinh sản của các loài hải sản các cửa sông và
vùng ven bờ.
Nguồn ô nhiễm thứ hai là từ các khu công nghiệp. Chính sách thay đổi sau năm 1997 còn tạo
một luồng sinh khí cho nỗ lực xây dựng các khu công nghiệp của thành phố. Trải qua thời gian trì tuệ,
ba khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với diện tích 861 ha. Bên cạnh việc tạo công việc làm và phát
triển kinh tế thành phố, các công ty hoạt động ở các khu công nghiệp đã gây ra ô nhiễm môi trường
sống. Điển hình, ô nhiễm Bàu Tràm Khu công nghiệp Hoà Khánh, ô nhiễm khói bụi của Nhà máy xi
măng Hoà Khương, ô nhiễm nước thải của Công Ty WeiSerXin Industrial, ô nhiễm môi trường do
nước thải Công ty Kinh doanh Chế biến hàng xuất khẩu Đà Nẵng (Procimex), khói bụi từ nhà máy xi
măng Cosevco và nước thải của công ty Phong Nha ra hệ thống cống lộ thiên.
Hoạt động nông nghiệp cũng góp phần ô nhiễm biển đáng kể. Số liệu về các chất đồng, kẽm,
asen, DDT và thuốc trừ sâu 666 theo các luồng nước đổ vào các con sông, suối cũng như cống rãnh sau
đó đổ vào biển làm suy giảm hệ sinh thái và ô nhiễm vùng ven bờ.
Nuôi trồng thuỷ sản là hướng phát triển đột phá trong ngành thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản đem
lại lợi nhuận khá cao (dao động lợi nhuận/chi phí từ 50%-70%). Phong trào nuôi tôm ven biển đột phá
trong những năm vừa qua, không có qui hoạch cụ thể gây hậu quả vùng cát ven biển, dẫn tới sạt lỡ, xoá
mòn vùng bờ. Chất thải từ các trại nuôi trồng thuỷ sản ven biển và trên biển là nguồn gây ô nhiễm hữu
cơ quan trọng.
Đáng chú ý, du lịch Đà Nẵng phát triển nhanh, thành phố đang tiến hành nâng cấp những khu
du lịch hiện có và xây dựng thêm những khu du lịch mới. Điển hình, xây dựng bán đảo Sơn Trà thành
khu du lịch lớn đặc thù. Giai đoạn 2004 - 2005: xúc tiến xây dựng các dự án Bãi Nam, Bãi Bụt, Bãi
Trẹm, Bãi Tiên Sa; phát triển các biệt thự cao cấp nam Sơn Trà. Tiếp tục phát triển khu vực nam
Furama - Non Nước thành khu du lịch quốc tế lớn chất lượng cao. Trước hết thực hiện các dự án: Dự
án mở rộng khu Furama (2004-2005), dự án Bến Thành-Non Nước (2004); Vegas Club (2005) khu
nghỉ biển tổng hợp, sân golf (2006), khu du lịch Saigontourist (2005). Đầu tư nâng cấp khu du lịch Ngũ
Hành Sơn thành sản phẩm du lịch văn hoá-sinh thái đặc thù theo hướng phát triển làng đá mỹ nghệ,
xây dựng công viên, vườn tượng, tôn tạo các di tích chùa chiền, hang động (2004-2006).
Phát triển du lịch đem lại nguồn thu ngân sách thành phố, tạo công ăn việc làm và cải thiện thu
nhập của người dân thành phố. Mặt trái của vấn đề, do việc phát triển chưa theo đúng qui hoạch, điển
hình phát triển du lịch dọc ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc, đường ven biển Thuận Phước, khu du lịch
Bắc tượng đài 2-9, khu du lịch sinh thái Sơn Trà và khu nghỉ dưỡng sinh thái Bà Nà làm giảm đi độ
che phủ của cây xanh ảnh hưởng đến môi trường và phòng chống bão lũ cũng như giảm sút sự đa dạng
sinh vật.
Du lịch phát triển kéo theo các hoạt động chặt phá rừng, xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, sân
gôn, bãi đỗ xe, các cơ sở du lịch một cách ồ ạt, không đúng qui hoạch. Thị trường quà lưu niệm, nhu
cầu ăn uống kích thích việc khai thác quá mức các nguồn lợi biển (sò, đồi mồi, san hô, cá), các loại quí
hiếm, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển và suy giảm đa dạng sinh học (cụ thể khu du lịch Non Nước,
khu du lịch sinh thái Sơn Trà và khu nghĩ dưỡng Bà Nà).
3.2 Ô nhiễm từ vận tải biển, sự cố tràn dầu
Nằm trên đường giao lưu hàng hải quốc tế có mật độ lớn nên khả năng ô nhiễm biển do tàu
thuyền gây ra là rất lớn. Hiện không có số liệu đầy đủ về khối lượng dầu vận chuyển qua vùng biển Đà
Nẵng, cũng như dữ liệu về lượng xăng dầu tiêu thụ liên quan đến ngành vận tải tàu biển. Theo số liệu
quốc tế, số lượng dầu chuyên chở qua Biển Đông hàng năm vào khoảng 2,1 tỷ tấn và thường xuyên có
khoảng 51 tàu chở dầu cỡ lớn hoạt động trong khu vực. Nếu giả định chỉ có 1% rò rỉ thì hàng năm
lượng dầu tràn lên tới 20 triệu tấn.
Nguồn ô nhiễm dầu do hoạt động của các tàu vận tải và đánh cá trong nước ước tính hàng năm
thải ra biển Việt Nam khoảng 337 tấn. Đầu năm 2007, Đà Nẵng gặp sự cố dầu loang do tràn dầu trên
biển và dăm cưa nguồn do vụ đứt dây xà lan chở dăm gỗ. Tuy nhiên chưa có công tác đề phòng và xử
lý kịp thời nên sự cố xảy ra có ảnh hưởng không nhỏ đến vùng bờ Đà Nẵng và Quảng Nam.
3.3 Vấn đề khai thác tài nguyên quá mức
Đà Nẵng đang phải đối mặt với hai vấn đề lớn trong khai thác là đánh bắt quá mức trong vùng
ven bờ và sử dụng những phương tiện đánh bắt có tính huỷ diệt. Đánh bắt hải sản hiện tập trung chủ
yếu vào cá, tôm ở vùng biển ven bờ (độ sâu 0-30m) và động vật thân mềm ở các bãi cát và bãi triều
(khu Sơn Trà). Sản lượng khai thác trung bình hàng năm của Đà Nẵng vào khoảng 36801 tấn/năm
(2004), trong đó 68,2 % sản lượng này đã khai thác ở vùng nước nông ven biển. Điều tra đã xác nhận,
trong khi tổng sản lượng đánh bắt tăng rõ rệt, thì sản lượng đánh bắt cá tính theo từng mẻ (CUE) lại
giảm (từ 1,2 tấn/CV năm 1985 xuống còn 0,65 tấn/CV năm 1995), và kích cỡ cá càng ngày càng nhỏ.
Nhiều loài cá và sinh vật biển có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Đội
tàu đánh bắt của Đà Nẵng hiện có 2010 chiếc (năm 2004) trong đó chỉ có 90 chiếc đánh bắt xa bờ,
phần còn lại chủ yếu tàu gắn máy nhưng số tàu thuyền nhỏ có công suất dưới 23CV chiếm khoảng hơn
80%. Điều đó cho thấy rằng việc khai thác cá truyền thống trong các vùng nước ven bờ ở độ sâu dưới
30 mét, là nguyên nhân chính gây cạn kiệt nguồn lợi hải sản. Khai thác cá thủ công, bắt bằng lưới rất
nhỏ (lưới mùng, lưới vét, vó gạt) để đánh bắt tất cả các loại cá, kể cả cá con; áp dụng các biện pháp
đánh bắt cá dùng thuốc nổ, xung điện, ánh sáng và hoá chất xyanua; thiếu kinh nghiệm quản lý và khả
năng thi hành luật pháp của lực lượng kiểm soát cũng như việc đánh bắt trái phép, vô ý thức là các
nguyên nhân chính gây suy giảm các loài cá, các rạn san hô và các sinh vật biển khác, dẫn tới suy giảm
đa dạng sinh học. Chương trình đánh bắt xa bờ tuy có đầu tư và quan tâm, nhưng chưa đem lại hiệu
quả cao do sự tăng lên của chi phí nhiên liệu, thiên tai(bão số 5 và số 6 năm 2006). Cuối cùng ngư dân
quay lại đánh bắt gần bờ, hậu quả là sức ép của các hoạt động phát triển ven bờ không giảm và tình
trạng khai thác quá mức ngày càng nặng nề.
3.4 Tác động thiên tai đối với với vùng ven bờ
Do vị trí địa lý Đà Nẵng, sự thay đổi thất thường về thời tiết và sự chi phối của khí hậu toàn
cầu, theo thống kê hàng năm có từ 6 đến 7 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào bờ biển Đà Nẵng.
Thiệt hại do bão gây ra là rất lớn về người và của, tác động mạnh đến môi trường biển đặc biệt cơn bão
Xangsane (2006) vừa qua. Bên cạnh, đối với Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung bão lụt cũng
đã gây nên những thiệt hại lớn về nhà cửa, mùa màng, cầu cống và đường xá, làm cho một xứ đã nghèo
về phương diện kinh tế lại càng nghèo hơn. Miền Trung ở trong một vòng lẩn quẩn vì thiên tai bão lụt
xảy ra thường xuyên nên phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn đáng chú ý là kinh tế biển.
Bên cạnh, việc khai thác bừa bãi cát sỏi ở các dòng sông cũng gia tăng mức độ của lũ lụt, đặc
biệt trong những năm gần đây do nhu cầu phát triển đô thị nên việc lấy cát sạn trở thành phổ biến trên
sông Hàn. Tình trạng này làm cho nhiều đoạn bờ sông bị sụt lở nghiêm trọng và thay đổi dòng chảy.
Việc sụt lở các bờ sông cũng như việc bồi lấp các cửa sông cản trở việc thoát lũ, làm cho lũ lụt lớn hơn
và lâu hơn. Điển hình là vụ sụt lở bờ sông Vu Gia làm cho một khu dân cư ở huyện Đại Lộc tỉnh
Quảng Nam bị cuốn trôi trong cơn lũ năm 1999 vừa qua.
Nói tóm lại nguyên nhân chính tác động đến vùng ven bờ Đà Nẵng là do các trận bão lụt hàng
năm từ phía thượng nguồn và phía biển Đông cũng như gió mùa Đông Bắc gây nên. Các nguyên nhân
khác như nạn phá rừng, khai thác cát sỏi không hợp lý làm cho tác động bão lụt trầm trọng hơn.
4. Tác động của hoạt động kinh tế biển đến sức khoẻ cộng đồng
Quá trình phát triển kinh tế biển đã có những tác động tích cực trong việc giải quyết công ăn
việc làm, tăng thu nhập và mức sống của người dân, gia tăng thu ngân sách cho thành phố từ đó thúc
đẩy phát triển phúc lợi xã hội như văn hoá, y tế, giáo dục biểu hiện bởi chỉ số HDI (Human
Development Index - chỉ số phát triển con người) của thành phố tương đối cao so với các tỉnh thành ở
Việt Nam (tuổi thọ bình quân 70 tuổi, GDP/người là 1520 đôla/người, tỷ lệ người biết chữ khoảng
97%). Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường,
trong đó rõ nét nhất là việc giảm tài nguyên biển và tác động đến sức khoẻ người lao động về trước mắt
và lâu dài.
Người lao động trên các tàu khai thác và cư dân ven biển chịu tác động của nhiều yếu tố nguy
hiểm độc hại. Khi phỏng vấn trực tiếp ngư dân trên tàu có tuổi nghề trên 10 năm đi biển, họ chỉ nghe
được âm thanh của người đối thoại có cường độ 70 dBA trở lên. Họ rất ít hiểu biết về các yếu tố môi
trường có tác hại đến sức khoẻ, có nhiều người chết ngay trên tàu trong khi đang khai thác hải sản do
nhồi máu cơ tim, huyết áp, viêm họng.
Qua kết quả điều tra phỏng vấn và hồi cứu số liệu khám sức khoẻ tại các trung tâm Y tế quận,
ngư dân trên các tàu đánh cá bị các loại bệnh chủ yếu như sau:
Bảng1: Tình trạng bệnh tật của Ngư dân theo phiếu điều tra
Theo phiếu điều tra Theo sổ khám chửa bệnh
STT Loại bệnh Tỷ lệ % STT Loại bệnh Tỷ lệ %
01 Tê mỏi tay 69.8 01 Bệnh về thính giác 54,7
02 Tê mỏi chân 60,4 02 Bệnh sâu răng 36,8
03 Đau thắt lưng 46,2 03 Bệnh thắt lưng cột sống 17
04 Đau đầu 20,8 04 Bệnh dạ dày tá tràng 17
05 Mờ mắt 26,4 05 Suy nhược thần kinh 7,5
06 Lở loét da 7,5 06 Bệnh về mắt 8,5
07 Chóng mặt 7,5 07 Bệnh ngoài da 7,5
08 Khó ngủ 7,4 08 Bệnh đường ruột 11,3
09 Chảy nước mắt 2,8 09 Bệnh viêm mũi, họng 11,5
10 Tức ngực 2,8
11 Đau khớp 1,9
12 Đau thượng vị 1,9
Nguồn: TS Vương Nam Đàn - Báo cáo điều kiện làm việc và tình trạng sức khoẻ ngư dân khai
thác hải sản xa bờ khu vực duyên hải miền Trung.
Theo điều tra sổ khám và chữa bệnh của ngư dân đánh cá các bệnh mà họ mắc phải đã đi khám
và điều trị hàng năm tại các trung tâm Y tế quận, huyên.
Các bệnh của ngư dân nghề khai thác hải sản chủ yếu là bệnh điếc, đau lưng, đau dạ dày, đau
đầu và một số bệnh khác. Các bệnh của ngư dân đều liên quan đến tiếng ồn của máy tàu, tư thế và
cường độ lao động, thời gian làm việc trên các tàu. Ngoài ra ngư dân đánh bắt hải sản bị bệnh nghề
nghiệp theo quan niệm của họ là những bệnh đã đi khám chữa bệnh nhiều lần mà không khỏi, chứ chưa
đi giám định bệnh theo quy định của nhà nước. Bệnh nghề nghiệp ở đây là bàn chân to cùng với bệnh
điếc là bệnh đặc thù của nghề đánh hải sản.
Bên cạnh còn có nhiều bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra đối với sức khoẻ cộng đồng địa
phương. Các bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra chủ yếu tập trung ở các khu công nghiệp (đối với
công nhân), làm suy giảm sức khoẻ (đối với cư dân sống xung quanh những vùng ô nhiễm). Các loại
bệnh thường gặp do ô nhiễm môi trường: các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thần kinh, nhức đầu, ù
tai, đau mắt, tiêu chảy …
5. Lựa chọn phát triển kinh tế biển Tp. Đà Nẵng
Phát triển kinh tế TP Đà Nẵng đứng trước sự cân nhắc về phát triển kinh tế và tác động môi
trường. Vấn đề cân đối đảm bảo tính hiệu quả cần chú trọng đến việc lựa chọn phát triển kinh tế biển
trong ngắn hạn và dài hạn.
6. Giải pháp giảm ô nhiễm môi trường biển & đảm bảo sức khoẻ cộng đồng
- Giải pháp kĩ thuật – đây là giải pháp sử dụng công nghệ kỹ thuật để giảm nhẹ tác động môi trường ở
Đà Nẵng
• Đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư
• Khuyến khích đầu tư công nghệ mới, tiên tiến nhằm hạn chế ô nhiễm
• Tận dụng nước thải và tái sử dụng nước thải
- Giải pháp kinh tế - giải pháp này được đề xuất dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả
tiền” nhằm ngăn chặn nguồn thải. Trong điều kiện kinh tế thị trường, thành phố có thể sử dụng một số
công cụ kinh tế để hạn chế ô nhiễm môi trường nhằm đạt mục tiêu chung: Đánh thuế ô nhiễm, Áp dụng
chuẩn thải, Chuẩn xung quanh, đặc biệt giải quyết vấn đề sở hữu chung (Avoid the tragedy of the
Commons – Tránh bi kịch của chung)
- Giải pháp xã hội - Thực hiện giải pháp này cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục môi
trường đến tất cả các học sinh phổ thông, huy động quần chúng tham gia một cách tự giác. Không
ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của mọi công dân vì lợi ích chung của thành
phố. Ngoài ra, nên khuyến khích lĩnh vực tư nhân tham gia xử lý rác, thu gom phế liệu… để đẩy mạnh
xã hội hoá môi trường.
- Giải pháp qui hoạch – Qui hoạch tổng thể cần cân nhắc kĩ vấn đề môi trường lâu dài, các kế hoạch
quản lý vùng bờ đa ngành được UBND thành phố phê chuẩn.
• Số lượng các tổ chức liên địa phương được thành lập và hoạt động.
• Số lượng các đơn vị quận/huyện lập kế hoạch quản lý vùng bờ theo nguyên tắc đa ngành
• Số lượng các quận/huyện, xã/phường thực hiện các hành động theo kế hoạch thực hiện
chiến lược QLTHVB (quản lý tổng hợp vùng bờ)
• Số lượng các doanh nghiệp được cấp chứng chỉ môi trường Việt nam/ ISO14000.
Chú ý hơn nữa đến diện tích bao phủ của cây xanh, chắn gió và xoá mòn đất cũng như đa dạng
hoá sinh vật.
-