Đề tài Đánh giá về thực trạng và tiềm năng của Phú Quốc

- Phú Quốc, còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km²(theo thống kê số liệu đất năm 2005), xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km và cách các nước trong khu vực: Campuchia 3km (điểm gần nhất), Thái Lan (500km), Malaysia (700km), Singapore (1.000km).

doc7 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3291 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh giá về thực trạng và tiềm năng của Phú Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM 17 ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG CỦA PHÚ QUỐC I. SƠ LƯỢC VỀ PHÚ QUỐC: - Phú Quốc, còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km²(theo thống kê số liệu đất năm 2005), xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km và cách các nước trong khu vực: Campuchia 3km (điểm gần nhất), Thái Lan (500km), Malaysia (700km), Singapore (1.000km). II. THỰC TRẠNG VỀ DU LỊCH Ở PHÚ QUỐC: 1. Sự phát triển trong những năm gần đây của Phú Quốc: - Phú Quốc là một hòn đảo đẹp, có nhiều tiềm năng để phát triển, phát triển du lịch chất lượng cao nói riêng. Sự tương đương về diện tích giữa đảo và đảo quốc Singapore chắp cánh cho nhiều hoài bão đối với Phú Quốc. + Theo số liệu thống kê, quý I/2012, Kiên Giang đã đón 1.236.920 lượt khách đến tham quan du lịch, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, khách quốc tế đạt 50.580 lượt, tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng Phú Quốc có hơn 85.981 lượt khách đến tham quan du lịch tour Phú Quốc riêng trọn gói, tour Phú Quốc ghép hàng ngày… trong đó có 41.253 khách quốc tế, doanh thu đạt 175 tỷ đồng. + Trong mười năm qua, Phú Quốc đã có bước phát triển rõ nét về cơ sở hạ tầng phục vụ mục tiêu nói trên. Nhiều khách sạn và resort hạng ba, bốn sao đã được xây dựng. Lượng khách du lịch nước ngoài và trong nước đến đảo tăng nhanh. Đường bay Thành phố Hồ Chí Minh – Phú Quốc với khoảng 15 chuyến mỗi ngày hiện nay là một tuyến bay có tỷ suất lợi nhuận đáng kể cho ngành hàng không. Một sân bay quốc tế vừa được đưa vào hoạt động ngày 15.12.2012. Kinh tế của đảo theo đà đó cũng đã lên theo. Bộ mặt của đảo thay đổi khá rõ. + Phú Quốc đang được xem là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái với các lý do đầy thuyết phục. Hòn đảo này không chỉ có bờ biển đẹp và các điểm du lịch lặn, nó còn có nét độc đáo so với những điểm khác khu vực với nghề truyền thống của cư dân ở đây, vùng sản xuất hồ tiêu nổi tiếng, nghề sản xuất loại nước mắm tốt nhất và trên đảo có các trại nuôi trai lấy ngọc. Bên cạnh khu rừng nguyên sinh, Phú Quốc là cụm đảo khá lớn, có thổ nhưỡng phì nhiêu, nguồn nước ngọt dồi dào và các bãi tắm đẹp… Đó là nguồn tiềm năng du lịch sinh thái biển, kết hợp bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học. + Hãy đến thị trấn Dương Đông để thăm các nhà thùng sản xuất nước mắm nổi tiếng và tham quan chợ đêm. Làng chài Hàm Ninh đẹp như tranh với những con thuyền đầy màu sắc neo ở vịnh. Ở Phú Quốc có các cửa hàng ngọc trai qui mô với bảng thông tin bằng tiếng Anh. Bãi biển chính trải dài với cát sạch tinh khôi. Quần đảo An Thới gồm 12 hòn đảo nhỏ ở phía Nam Phú Quốc là một nơi thích hợp cho du lịch lặn với các rạn san hô tuyệt đẹp. Khi ở trên đảo hãy chú ý những con chó kỳ lạ chạy quanh. Giống chó Phú Quốc nổi tiếng tinh khôn này có nguồn gốc ngay trên đảo, đặc biệt có các xoáy lông chạy dọc lưng, cùng nhiều đốm lưỡi. + Phần lớn du khách đếu cảm thấy hài lòng và thật sự cuốn hút bởi vẻ đẹp tự nhiên mà tạo hóa đã ban cho Phú Quốc. Sài Gòn- Phú Quốc cùng một số doanh nghiệp du lịch luôn đóng vai trò tiên phong về khai thác du lịch sinh thái bền vững tại Phú Quốc để vận động người dân hoặc làm gương cho các nhà đầu tư mới đến. Từ du lịch mua sắm…Khách nước ngoài rất thú vị với tuor bơi lặn bình hơi hay thưởng thức giao thừa cùng ngư dân trên đảo, cưỡi ngựa đi chợ và làm chả cuốn cá bóp. Nhưng trong đó khách du lịch thích thú nhất là tuor câu cá, thẻ mực và câu cá chạy. Thời gian qua, Sài Gòn- Phú Quốc cùng một doanh nghiệp du lịch đã góp phần tăng nguồn khách đến Phú Quốc, góp phần đưa Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay từ 3 lên 12 chuyến hàng ngày vào cuối năm 2009 và năm 2010. Cùng với đó, các cơ sở kinh doanh, phục vụ ăn uống, thương mại ngày càng phát triển, đáp ứng mọi nhu cầu của khách và đạt tiêu chuẩn quốc tế. * Tính đến nay, tỉnh Kiên Giang đã cấp phép trong 21 dự án cơ sở hạ tầng trên đảo Phú Quốc trị giá 1,7 tỷ USD, chủ yếu cho các khu nghỉ mát dọc theo bờ biển. Sân bay quốc tế Dương Tơ trên đảo trị giá 16.000 tỷ đồng (khoảng 910 triệu USD), công suất 3 triệu hành khách/năm dự kiến hoàn tất trong năm 2012. Với qui hoạch đảo Phú Quốc vừa được đều chỉnh đến năm 2030, tầm nhìn sau 2030 thực sự là đòn bẩy cho Phú Quốc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái sẽ là ưu tiên hàng đầu của hòn đảo ngọc thơ mộng này. 2. Thực trạng tạo ra khá nhiều thách thức cho đảo ngọc Phú Quốc: - Ông Baro R Ah Moo, Trưởng Nhóm công tác du lịch cho rằng, trong tình hình hiện nay, du lịch Việt Nam phải vượt qua được 4 thách thức chính để tăng sức cạnh tranh với các nước trong khu vực. - Thứ nhất, là công tác tiếp nhận đơn xin giải quyết và chấp thuận cấp thị thực nhập cảnh (visa). Theo phản ánh của những đơn vị kinh doanh du lịch, đây là trở ngại lớn nhất cho việc biến Việt Nam thành một điểm đến du lịch toàn cầu. Theo số liệu tính toán, GDP của ngành du lịch đã bị thiệt hại khoảng 10%, ước tương đương với 350 triệu USD, do du khách không chắc chắn sẽ được chấp thuận nhập cảnh vào Việt Nam. Vì vậy, theo Nhóm công tác du lịch, Việt Nam nên đẩy nhanh quy trình giải quyết như: cấp thị thực tại nơi đến và nhận cấp thị thực qua mạng. - Thứ hai, du khách quốc tế bay vào Việt Nam trên những chuyến bay nước ngoài phải đặt vé trên những chuyến bay nội địa trước hơn 30 ngày. Tình trạng này đặt Việt Nam vào thế bất lợi trước sự cạnh tranh trong vùng. Ông Baro R Ah Moo cho rằng, Việt Nam nên yêu cầu các hãng hàng không thông báo thời biểu và danh sách toàn bộ các chuyến bay qua hệ thống GDS (hệ thống phân phối toàn cầu) ít nhất trước 6 tháng. - Thứ ba, việc ban hành và thực thi thông tư của Nghị định 29 về đặt văn phòng đại diện của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nước ngoài ở Việt Nam 2 năm trôi qua vẫn chưa có tiến triển. Điều này khiến các nhà cung cấp dịch vụ du lịch hiểu rằng, họ không thể thành lập những văn phòng đại diện để hỗ trợ phát triển số lượng khách đến Việt Nam. - Thứ tư, Việt Nam phải đẩy mạnh kinh doanh và tiếp thị. Thời gian gần đây, tính hấp dẫn của Việt Nam với danh tiếng là một địa điểm nghỉ ngơi lý tưởng đã bị các phương tiện truyền thông làm lu mờ với những thông tin về lạm phát cao, cơ sở hạ tầng yếu kém và giá phòng tăng cao. Vì vậy, Việt Nam cần khởi động một chiến dịch quảng bá những thế mạnh, tốc độ tăng trưởng nhanh, sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là con người và nền văn hóa Việt Nam. Theo Phòng TN-MT huyện Phú Quốc (Kiên Giang), toàn huyện hiện có 85 khách sạn và resort đạt chuẩn từ 1 đến 4 sao, cùng hệ thống nhà nghỉ, phòng trọ…với hơn 1.500 phòng và 2.600 giường. Mặc dù đa số nhà nghỉ, khách sạn, resort trên địa bàn đi vào hoạt động sau thời điểm ra đời của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) và các quy định về BVMT của Bộ TN-MT (năm 2003), nhưng hiện nay đa số chỉ dùng hệ thống tự hoại xử lý chất thải, hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn còn rất ít. Nước thải tại hầu hết các cơ sở được thu gom rồi qua bể lắng, sau đó thải trực tiếp theo hệ thống nước thải đô thị chung. Một số cơ sở có diện tích đất rộng thì cho thấm trực tiếp vào môi trường tự nhiên. Theo đánh giá của Sở TN-MT tỉnh Kiên Giang thì những năm gần đây, tình trạng di dân cơ học ra đảo tăng nhanh cùng những  hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển trên 2 bên bờ sông Dương Đông khiến dòng sông bị ô nhiễm, trong đó khu vực hạ lưu đoạn từ cầu Hùng Vương ra cửa biển bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, hiện các khu vực bãi biển từ khu vực bãi Bà Kèo đến Dinh Cậu, cảng An Thới, cảng Bãi Vòng… cũng bị ô nhiễm hữu cơ vượt quá tiêu chuẩn cho phép, do hoạt động của các nhà nghỉ, khu du lịch, chợ… Trong khi đó, hiện nay trên huyện đảo Phú Quốc vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các loại nước thải sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều được thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên. Còn đối với các loại chất thải rắn thì mới có 60% chất thải trong dân cư được thu gom và cũng xử lý bằng đốt, dùng hóa chất để phân hủy hoặc chôn lấp tại 2 bãi rác lộ thiên ở đồng tràm xã Cửa Cạn và thị trấn An Thới. Trao đổi với PV Thanh Niên vào sáng 4.3, ông Nguyễn Văn Ngọc, Trưởng BQL Công trình công cộng huyện Phú Quốc, cho biết bình quân mỗi ngày  trên địa bàn thị trấn Dương Đông phải xử lý khoảng 110 m3 và thị trấn An Thới khoảng 40 m3 rác. Tuy nhiên, hiện 2 bãi rác Cửa Cạn và An Thới đã quá tải. Trong khi đó, 2 bãi rác mới được qui hoạch ở Gành Dầu và Dương Tơ đến nay không triển khai được, mặc dù nằm trên phần đất rừng phòng hộ, nhưng đã bị người dân bao chiếm, không thể giải phóng mặt bằng để triển khai. Theo ông Nguyễn Văn Ngọc,  BQL Công trình công cộng chỉ làm nhiệm vụ thu gom, còn điều hành vận động người dân giữ gìn mơi trường là trách nhiệm của chính quyền cơ sở, nhưng nhiều lúc và nhiều nơi bị buông lỏng. Ông Lê Quang Minh, quyền Trưởng phòng TN-MT H.Phú Quốc, cho biết trong những năm gần đây, H.Phú Quốc có nhiều hoạt động nhằm nâng cao ý thức BVMT du lịch cho mọi tầng lớp nhân dân, như: lồng ghép tuyên truyền BVMT vào các sự kiện quy tụ đông các thành phần tham dự; phong trào dọn vệ sinh vào thứ hai hàng tuần tại các cơ quan, ban ngành, xã, thị trấn; phát động không xả chất thải trong nhân dân, cán bộ, công chức, học sinh và thường xuyên giáo dục ý thức xây dựng môi trường du lịch biển sạch đẹp; thứ 7 hàng tuần có tổ chức cho đoàn viên, thanh niên ra quân làm sạch môi trường biển... Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, các hoạt động BVMT mới chỉ mang tính phong trào, rầm rộ lúc đầu rồi sau đó giảm dần, chưa trở thành việc làm thường xuyên của các cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cư. Cụ thể trước kia, có cơ quan, doanh nghiệp sáng thứ hai hằng tuần hay tổ chức cho CB-NV đi thu gom rác vào đầu giờ, nay lâu lắm không thấy thực hiện nữa. Bên cạnh đó, dù H.Phú Quốc có đề án quy hoạch BVMT, nhưng đến nay do thiếu vốn nên các dự án BVMT này vẫn chưa thể triển khai. Ông Văn Hà Phong, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND H.Phú Quốc xác nhận tình trạng ô nhiễm môi trường ở Phú Quốc đang diễn ra rất phức tạp. Ông Phong cho biết, ngoài những lý do ảnh hưởng từ tốc độ phát triển nhanh, thì vấn đề quản lý của cơ quan môi trường và chính quyền cơ sở còn rất yếu. Các phong trào BVMT có phát động nhưng vẫn mang tính hình thức. Ông Văn Hà Phong cho biết trong thời gian tới huyện sẽ chỉ đạo quyết liệt để xử lý tốt vấn nạn môi trường, bảo đảm cho Phú Quốc xanh - sạch - đẹp. “Muốn BVMT một cách bền vững phải nhanh chóng xây dựng nhà máy xử lý rác thải. Theo quy hoạch thì Phú Quốc sẽ có nhà máy xử lý rác 100 tấn/ngày. Nhưng muốn xây dựng nhà máy phải có số vốn đầu tư từ 50-70 tỉ đồng. Đây là việc ngoài khả năng của huyện”, ông Văn Hà Phong cho biết.   III. NHỮNG TIỀM NĂNG CẦN ĐƯỢC ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN Ở PHÚ QUỐC: Phú Quốc đang được xem là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái với các lý do đầy thuyết phục. Hòn đảo này không chỉ có bờ biển đẹp và các điểm du lịch lặn, nó còn có nét độc đáo so với những điểm khác khu vực với nghề truyền thống của cư dân ở đây, vùng sản xuất hồ tiêu nổi tiếng, nghề sản xuất loại nước mắm tốt nhất và trên đảo có các trại nuôi trai lấy ngọc. Bên cạnh khu rừng nguyên sinh, Phú Quốc là cụm đảo khá lớn, có thổ nhưỡng phì nhiêu, nguồn nước ngọt dồi dào và các bãi tắm đẹp… Đó là nguồn tiềm năng du lịch sinh thái biển, kết hợp bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học. 1. Khu bảo tồn đa dạng sinh học biển đảo: - Khu bảo tồn biển Phú Quốc gồm 2 khu vực: khu phía đông Bắc, đông Nam đảo Phú Quốc và khu phía Nam quần đảo An Thới. Diện tích mặt nước của khu bảo tồn biển là 26.863,17 ha, trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt 2.952,45 ha, vùng phục hồi sinh thái rộng 13.592,95 ha và vùng phát triển 10.317,77 ha. Ở Bắc đảo là vùng thảm cỏ biển rộng lớn thuộc 2 xã Hàm Ninh và Bãi Thơm, phía Nam đảo có những rạn san hô nằm quanh các hòn đảo An Thới thuộc xã Hòn Thơm, huyện Phú Quốc. - Vùng biển Phú Quốc được đánh giá là ngư trường giàu có với tổng trữ lượng cá phân bố ước đạt khoảng 464.000 tấn. Trong đó trữ lượng cá nổi chiếm khoảng 51%, 239.000 tấn; cá đáy và cá rạn san hô chiếm khoảng 49%, 255.000 tấn. Ngoài nhóm cá vùng biển Phú Quốc còn chứa đựng nhiều nhóm hải sản có giá trị khác như tôm, mực, ghẹ, ốc nhảy, trai ngọc, sò huyết, sò lông, nghêu lụa, bạch tuộc, hải sâm, cá ngựa…hàng năm được khai thác với sản lượng lớn tạo nguồn thu nhập và công ăn việc làm cho người dân trên đảo và khu vực lân cận. Những đối tượng hải sản này thường được khai thác ở vùng ven các đảo, trong các rạn san hô, thảm cỏ biển và vùng nước lân cận. - Riêng hệ sinh thái rạn san hô, qua ghi nhận có 252 loài thuộc 49 giống và 14 họ san hô cứng, 19 loài san hô mềm với tổng diện tích là 473,9 ha, phân bố chủ yếu tập trung quanh các đảo ở phía Nam quần đảo An Thới với diện tích 362,2 ha chiếm 76% tổng diện tích. - Phú Quốc là một trong 2 địa phương tại Việt Nam có sự phân bố của hệ sinh thái thảm cỏ biển, tại đây ghi nhận có 9 loài cỏ biển, phân bổ ở phía Đông đảo, một ít ở Bắc và Nam đảo với tổng diện tích 10.600 ha. - Do đặc điểm hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển, điều kiện thích hợp làm nơi cư trú và cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho các loài cá sống ở rạn, tại đây có 152 loài cá thuộc 71 giống và 31 họ, trong đó các họ có giá trị kinh tế cao như cá mú 13 loài, cá mó 11 loài, cá dìa 8 loài, 7 loài cá hồng, 8 loài cá đổng…Tảo biển có 98 loài thuộc 51 giống, trong đó có 31 loài tảo đỏ, tảo lục và tảo nâu. Động vật thân mềm có 132 loài thuộc 3 giống của 35 họ thân mềm sinh sống trong rạn san hô, phổ biến nhất là ốc dụn, ngọc trai, trai tai tượng vảy. Da gai có 32 loài thuộc 23 giống của 15 họ da gai, trong đó hải sâm là phong phú nhất. Đặc biệt tại vùng biển này ghi nhận có sự xuất hiện của dugong (cá cúi), rùa biển, cá heo…đây là những loài có tên nằm trong danh mục bị đe dọa tuyệt chủng. Mặc dù rạn san hô của vùng lõi khu bảo tồn biển Phú Quốc vẫn còn trong tình trạng khá tốt, tuy nhiên rất nhiều trong số đó đã bị hủy hoại do khai thác thủy sản trong quá khứ. Vùng cỏ biển Đông Bắc đảo Phú Quốc mật độ dày với nhiều loài cá... cũng bị phá hủy do tác động khai thác thủy sản. Các loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng như dugong, rùa biển bị săn bắt làm thức ăn, làm đồ lưu niệm chưa được ngăn chặn hiệu quả. Những loài và những vùng bị tổn thương này cần phải được phục hồi lại, vì vậy cần phải có kế hoạch tiếp tục việc phục hồi các loài hệ sinh thái đã bị xuống cấp. - Được sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn biển thuộc cơ quan Khí tượng và Hải dương Hoa kỳ (National Oceanic Atmospheric Agency) và hợp phần sinh kế bền vững bên trong và xung quanh các khu bảo tồn biển (Component Sustainable Livelihoods in and around MPAs) đầu năm 2007, một nhóm công tác gồm các thành viên đại diện cho các sở ban ngành của tỉnh Kiên Giang cùng với Ban quản lý khu bảo tồn biển Phú Quốc xây dựng kế hoạch quản lý đến năm 2015, nhằm giúp quản lý 1 cách hiệu quả khu bảo tồn biển Phú Quốc. 2. Du lịch sinh thái hấp dẫn ở Phú Quốc: - Quần đảo Phú Quốc gồm 22 đảo lớn, nhỏ rộng 550 km2, trong đó đất rừng chiếm 62% tổng diện tích và trải dài trên 90 ngọn núi, nơi xuất phát của một số con sông quan trọng, bắt nguồn từ dãy Hàm Ninh như Rạch Chàm, Rạch Cai Lạp, rạch Hàm Ninh, sông Cửa Cạn, sông Dương Đông…với nhiều cảnh quan đẹp, tạo sự khác biệt giữa đảo Phú Quốc với các đảo ở khu vực lân cận. Phú Quốc còn là nơi có rất nhiếu thắng cảnh thiên nhiên đẹp như Bãi Thơm, Bãi Khem, suối Đá Bàng, suối Tranh…Đặc biệt Bãi Dài đứng đầu danh sách các bãi biển tiềm ẩn được các hãng thông tấn cũng như du khách nước ngoài đánh giá và bình chọn bãi biển đứng đầu 5 bãi biển đẹp nhất thế giới. Ngoài sản phẩm du lịch sinh thái tự nhiên , thì cảnh quan sinh thái về Văn hóa ở Phú Quốc rất phong phú như: Làng chài, làng nước mắm, nuôi cấy ngọc trai, canh tác vườn tiêu, Văn hóa truyền thống Cách mạng (trại tù Phú Quốc),Văn hóa lễ hội ẩm thực vùng biển cũng rất đặc trưng. IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG DU LỊCH Ở PHÚ QUỐC: 1. Liên tục đổi mới và tái xác định vị thế thông qua việc tung ra sản phẩm mới và chiến dịch quảng cáo mới, để duy trì sự quan tâm nâng tầm thị trường và xây dựng thương hiệu( Có thể học tập mô hình du lịch ở các đảo: Hải Nam, Bali, Đảo Bintan, Phuket, Langkawi, Macau, v..v..). 2. Các khu nghỉ dưỡng đang kết hợp hiện tại cần xây dựng các chương trình với quy mô ngày càng tăng liên kết với các hoạt động phụ trợ khác, các chương trình khuyến mại và các dịch vụ có thể hỗ trợ phát triển du lịch( Cuộc thi hoa hậu Hoàn Vũ, chương trình triển lãm biển và ngoài trời, các sự kiện thể thao lớn v..v..). 3. Tăng cường giáo dục liên tục và nâng cao nhận thức cộng đồng địa phương mang lại xu thế chủ đạo cho Phú Quốc và phát triển nam Việt Nam, đồng thời hỗ trợ địa phương nắm bắt chuỗi giá trị du lịch đầy đủ, xác định công nghệ mới và cơ hội thương mại cho các ngành kinh doanh sáng tạo và các ngành kinh doanh giá trị cao sản sinh hàm lượng carbon thấp có khả năng thực hiện được liên quan đến phát triển du lịch. 4. Cơ sở hạ tầng cần được khẩn trương nâng cấp hơn nữa, đặc biệt là các khách sạn, các khu nghỉ dưỡng và các công trình giao thông tầm quốc tế: sân bay, cảng biển, các tuyến giao thông hiện đại trên đảo… 5. Chú ý đến vệ sinh công cộng, xử lí rác tốt, đảm bảo một môi trường trong xanh, một môi trường sinh thái tự nhiên tạo cảm giác thích thú cho mọi người khi đặt chân đến đảo…
Tài liệu liên quan