Đề tài Đánh thuế thu nhập với cổ tức - Thực tiễn thế giới và gợi ý đối với Việt Nam

Tại Mỹ, thuế đánh vào thu nhập từ cổ tức được bắt đầu áp dụng vào năm 1895. Cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến về việc không nên áp dụng thuế cổ tức tại Mỹ. Năm 2003, Chính phủ Mỹ - đứng đầu là Tổng thống George W. Bush cam kết sẽ loại bỏ thuế đánh vào thu nhập của các nhà đầu tư cổ phiếu với luận điểm chính là sự đánh trùng hai loại thuế trên cùng một cơ sở thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, sau đó việc bãi bỏ thuế này cũng không được thực hiện mà Quốc Hội Mỹ chỉ thông qua sắc lệnh giảm nhẹ thuế (Jobs and Growth Tax Relief Reconciliation Act of 2003 - JGTRRA) sau nhiều tháng tranh luận. Mục tiêu của sắc lệnh thuế này là nhằm tăng nhu cầu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và hướng tới các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Mức thuế suất khởi điểm là 10% được áp dụng cho hầu hết các nhà đầu tư với cổ tức thông thường (ordinary dividend). Một số nhà đầu tư đáp ứng đủ các điều kiện về thu nhập cổ tức tiêu chuẩn (qualified dividend) sẽ được áp dụng mức thuế ưu đãi thấp hơn. Quy định về thu nhập cổ tức tiêu chuẩn được áp dụng đến 31/12/2008 nhưng sau đó được gia hạn hai lần, đến 31/12/2012 (lần gia hạn đầu tiên kéo dài thời hạn áp dụng đến 31/12/2010).

pdf16 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đánh thuế thu nhập với cổ tức - Thực tiễn thế giới và gợi ý đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH THUẾ THU NHẬP VỚI CỔ TỨC: THỰC TIỄN THẾ GIỚI VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM Báo cáo chuyên đề số 2/2011 4/25/2011 Phòng Phân tích và Dự báo thị trường Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN) 2 NỘI DUNG 1. Thực tiễn việc đánh thuế thu nhập cổ tức trên thế giới và Việt Nam .................... 03 1.1 Tình hình thuế thu nhập cổ tức ở các nước trên thế giới ....................................... 03 1.2 Quy định đánh thuế trên cổ tức tại Việt Nam ........................................................ 05 1.3 Các quan điểm về thuế thu nhập cổ tức tại Việt Nam ............................................ 08 2. Kết luận và gợi ý chính sách ...................................................................................... 11 3 1. Thực tiễn việc đánh thuế thu nhập cổ tức trên thế giới và Việt Nam 1.1. Tình hình áp dụng thuế thu nhập cổ tức ở các nước trên thế giới Tại Mỹ, thuế đánh vào thu nhập từ cổ tức được bắt đầu áp dụng vào năm 1895. Cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến về việc không nên áp dụng thuế cổ tức tại Mỹ. Năm 2003, Chính phủ Mỹ - đứng đầu là Tổng thống George W. Bush cam kết sẽ loại bỏ thuế đánh vào thu nhập của các nhà đầu tư cổ phiếu với luận điểm chính là sự đánh trùng hai loại thuế trên cùng một cơ sở thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, sau đó việc bãi bỏ thuế này cũng không được thực hiện mà Quốc Hội Mỹ chỉ thông qua sắc lệnh giảm nhẹ thuế (Jobs and Growth Tax Relief Reconciliation Act of 2003 - JGTRRA) sau nhiều tháng tranh luận. Mục tiêu của sắc lệnh thuế này là nhằm tăng nhu cầu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và hướng tới các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Mức thuế suất khởi điểm là 10% được áp dụng cho hầu hết các nhà đầu tư với cổ tức thông thường (ordinary dividend). Một số nhà đầu tư đáp ứng đủ các điều kiện về thu nhập cổ tức tiêu chuẩn (qualified dividend) sẽ được áp dụng mức thuế ưu đãi thấp hơn. Quy định về thu nhập cổ tức tiêu chuẩn được áp dụng đến 31/12/2008 nhưng sau đó được gia hạn hai lần, đến 31/12/2012 (lần gia hạn đầu tiên kéo dài thời hạn áp dụng đến 31/12/2010). Bảng 1: Biểu thuế thu nhập cổ tức tại Mỹ từ năm 2003 2003 - 2012 2013 - 2003 - 2007 2008 - 2012 Thu nhập thông thường Cổ tức thông thường Cổ tức tiêu chuẩn Cổ tức thông thường Cổ tức tiêu chuẩn Thu nhập thông thường Cổ tức thông thường Cổ tức tiêu chuẩn 10% 10% 5% 10% 0% 15% 15% 15% 15% 15% 5% 15% 0% 28% 28% 28% 25% 25% 15% 25% 15% 31% 31% 31% 28% 28% 15% 28% 15% 36% 36% 36% 33% 33% 15% 33% 15% 39.6% 39.6% 39.6% 35% 35% 15% 35% 15% Nguồn: IRS Tại Nhật Bản, theo chính sách miễn giảm thuế, mức thuế suất áp dụng cho thu nhập từ cổ tức đối với các cổ phiếu niêm yết là 10% trong giai đoạn từ đầu năm 2009 đến hết năm 2012. Sau thời gian này, tất cả các khoản thu nhập từ cổ tức đều phải chịu thuế với mức thuế suất là 20%. Chính sách giảm thuế này chỉ áp dụng cho các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ cổ phiếu niêm yết và với tỷ lệ nắm giữ đối với một công ty là không quá 5%. Nếu tỷ lệ nắm giữ của một nhà đầu tư cá nhân đối với một công ty vượt quá 5% hoặc đầu tư vào cổ phiếu chưa 4 niêm yết thì các khoản thu nhập cổ tức từ những khoản đầu tư đó đều phải chịu mức thuế suất chung là 20%. Canada cũng áp dụng chính sách thuế đối với thu nhập từ cổ tức. Tuy nhiên, các nhà làm chính sách tại đây cũng có những chương trình hỗ trợ tín dụng thuế nhằm hỗ trợ cho các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của các công ty trong nước. Bắt đầu từ năm 2005, Canada còn áp dụng chính sách thuế suất ưu đãi đối với các khoản thu nhập cổ tức tiêu chuẩn (eligible dividend). Các khoản thu nhập cổ tức tiêu chuẩn là cổ tức mà nhà đầu tư cá nhân Canada nhận được từ các công ty Canada và có chỉ định bằng văn bản từ các công ty đó. Các khoản thu nhập cổ tức loại này được hưởng mức thuế suất thấp hơn với mục đích làm giảm tác động đánh trùng thuế, đặc biệt đối với các công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức cao. Bảng 2: Biểu thuế thu nhập cổ tức tại Canada năm 2010 và 2011 Thu nhập chịu thuế năm 2011 Thuế suất năm 2011 Thu nhập chịu thuế năm 2010 Thuế suất năm 2010 Thu nhập khác Lãi vốn Cổ tức Thu nhập khác Lãi vốn Cổ tức Tiêu chuẩn Không tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Không tiêu chuẩn 41.544$ đầu tiên 15.0% 7.5% -2.02% 2.08% 40.970$ đầu tiên 15.0% 7.5% -4.28% 2.08% 41.544$ - 83.088$ 22.0% 11.0% 7.85% 10.83% 40.970$ - 81.941$ 22.0% 11.0% 5.80% 10.83% 83.088$ - 128.800$ 26.0% 13.0% 13.49% 15.83% 81.941$ - 127.021$ 26.0% 13.0% 11.56% 15.83% Trên 128.800$ 29.0% 14.5% 17.72% 19.58% Trên 127.021$ 29.0% 14.5% 15.88% 19.58% Nguồn: Taxtips.ca Ngoài mức thuế Chính phủ Liên bang thu theo biểu thuế suất ở trên, các bang cũng có mức thuế riêng đánh trên thu nhập từ cổ tức của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, có thể thấy một điểm là thuế suất thuế cổ tức thấp hơn khá nhiều so với các mức thuế thu nhập khác như lương, thưởng... Trên thực tế đây cũng là một giải pháp mà Chính phủ Canada áp dụng nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư nhưng cũng đồng thời dung hòa những ý kiến ở chiều hướng ngược lại cho rằng không nên đánh thuế vào cổ tức. Ngoài ra, còn rất nhiều các nước khác cũng áp dụng hình thức thuế cổ tức với những mức thuế suất khác nhau và tùy thuộc vào từng ngành nghề, loại hình công ty. Bảng 3: Bảng tỷ suất thuế cổ tức một số quốc gia Quốc gia Mức thuế suất Anh 10 – 32,5% Áo 25% Ấn Độ 20 – 25% 5 Bỉ 15 – 25% Bulgary 5% Đài Loan 0% với NĐT trong nước 20% với NĐT nước ngoài Đức 25% Hà Lan 15% Hàn Quốc 6 – 35% Hồng Kông 0% Indonesia 15% Italia 12,5% Malaysia 0% Pháp 5% Philippines 10% Singapore 0% Thái Lan 10% Trung Quốc 10% Úc 0 – 15% Nguồn:Taxrates.cc Nhìn chung, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đánh thuế trên thu nhập từ cổ tức. Tuy nhiên, trong những trường hợp kinh tế gặp khó khăn, các nước này đã có những chính sách ưu đãi như giảm thuế, tín dụng thuế nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư trên TTCK. Chỉ một số ít các nước không áp dụng chính sách thuế cổ tức như Hồng Kông, Singapore, Malaysia với quan điểm chủ đạo là chỉ đánh thuế một lần trên một khoản thu nhập. 1.2. Quy định đánh thuế trên cổ tức tại Việt Nam Tại Việt Nam, thuế thu nhập cổ tức được coi là một loại trong thuế thu nhập. Theo Luật Quản lý thuế của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10, số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007 thì thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Nếu phân loại theo hình thức thu thì thuế được chia thành hai loại là thuế gián thu và thuế trực thu. Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một, 6 ví dụ thuế VAT, nhà nước đánh thuế vào công ty – công ty nộp thuế và công ty lại chuyển số thuế đó vào chi phí của hàng hóa, dịch vụ - người tiêu dùng phải chịu và như vậy người tiêu dùng mới là người chịu thuế cuối cùng. Thuế trực thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế là một, ví dụ như thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Thuế thu nhập là thuế đánh vào thu nhập của cá nhân và pháp nhân. Cơ sở để tính thuế là thu nhập và hiện nay có nhiều cách để xác định thu nhập chịu thuế. Có thể đó là mọi khoản thu nhập; hoặc những khoản thu nhập được xác định là thu nhập để tiêu dùng; hoặc là những khoản thu nhập thường xuyên (thu nhập nhất thời, thu nhập ngoài kế hoạch không bị đánh thuế)… Thời gian để xác định thu nhập chịu thuế thường là một năm tài chính. Thuế thu nhập được tính bằng cách lấy thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất thuế thu nhập. Ở Việt Nam hiện nay, thuế TNCN được xác định theo Luật thuế Thu nhập cá nhân của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2, số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Theo đó, thu nhập chịu thuế bao gồm 14 loại thu nhập và có quy định rõ biểu thuế đối với các trường hợp. Thu nhập từ đầu tư vốn (là một trong 14 loại thu nhập chịu thuế TNCN) áp dụng biểu thuế toàn phần với tỷ lệ thuế suất là 5%. Sau khi Luật thuế TNCN chính thức ra đời, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, trong đó có quy định đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán (CK) của các NĐT như sau: - Căn cứ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng CK là thu nhập tính thuế và thuế suất. Trong đó thu nhập tính thuế được xác định bằng giá bán CK trừ giá mua và các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng. - Thuế suất: có thể áp dụng 1 trong 2 cách tính Nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20%. Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã đăng ký nộp thuế theo thuế suất 20% vẫn phải tạm nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần. Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20% Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% thì áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần. Cách tính thuế phải nộp như sau: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 0,1% 7 - Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau: Đối với chứng khoán niêm yết là thời điểm Trung tâm hoặc Sở giao dịch chứng khoán công bố giá thực hiện. Đối với chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán là thời điểm Trung tâm công bố giá thực hiện. Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực. Trường hợp không có hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký chuyển tên sở hữu chứng khoán. Cũng theo Thông tư 84, thu nhập của cá nhân từ cổ tức cũng được coi là thu nhập chịu thuế với mức thuế suất toàn phần là 5%. Trường hợp nhà đầu tư nhận cổ tức bằng tiền mặt, thuế TNCN được tính bằng cổ tức mỗi lần trả nhân với thuế suất 5%. Trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc nhận cổ phiếu thưởng, nhà đầu tư chưa phải nộp thuế khi nhận cổ phiếu. Khi chuyển nhượng cổ phiếu này, nhà đầu tư mới phải thực hiện nghĩa vụ thuế và được áp dụng tương tự như trường hợp chuyển nhượng chứng khoán và thu nhập từ đầu tư vốn. Ngày 6/2/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 27/2009/TT-BTC về việc Hướng dẫn thực hiện việc giãn thời hạn nộp thuế TNCN, theo đó các cá nhân được giãn nộp thuế từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/5/2009. Số thuế được giãn nộp (đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán) là số thuế TNCN phải kê khai hoặc đơn vị chi trả thu nhập khấu trừ theo từng lần phát sinh thu nhập. Trình tự giãn nộp thuế được quy định như sau: các tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho các đối tượng được giãn nộp thuế, khi trả thu nhập vẫn tính số thuế phải khấu trừ và thông báo cho cá nhân nhận thu nhập biết số thuế khấu trừ được tạm giãn nộp; hàng tháng vẫn phải lập tờ khai số thuế đã khấu trừ theo quy định hiện hành và nộp tờ khai cho cơ quan thuế để cơ quan thuế nắm được số thuế phát sinh nhưng được giãn nộp thuế. Các cá nhân thuộc đối tượng được giãn nộp thuế có các khoản thu nhập theo quy định phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế vẫn phải lập và nộp tờ khai thuế theo quy định hiện hành. Thông tư cũng quy định, đối với số thuế được giãn nộp, cá nhân có thu nhập được giữ lại trong thời gian được giãn. Trong thời gian được giãn nộp thuế, tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế, cá nhân có các khoản thu nhập thuộc đối tượng được giãn nộp thuế không bị coi là vi phạm chậm nộp thuế và không bị xử phạt hành chính về hành vi chậm nộp tiền thuế đối với số thuế được giãn nộp. 8 Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 160/2009/TT-BTC Hướng dẫn miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2009. Trong đó quy định đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/12/2009 bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập từ đầu tư vốn; từ chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán). Từ ngày 01/01/2010 các đối tượng trên nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định ở Thông tư số 84/2008/BTC-TCT ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính. Tiếp theo đó, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính ra công văn số 451/TCT-TNCN ngày 8/2/2010 về quyết toán thuế TNCN, quy định nếu chi trả các khoản thu nhập từ chứng khoán của năm 2009 trước ngày 01/7/2010 thì các khoản thu nhập này thuộc thu nhập được miễn thuế, nếu chi trả sau ngày 30/6/2010 thì phải tính thuế. Đồng thời, theo công văn số 15286/CH-HTr ngày 23/8/2010 của Tổng cục Thuế thì trong trường hợp tổ chức phát hành muốn trả cổ tức cho nhà đầu tư thì tổ chức phát hành phải khấu trừ thuế Thu nhập cá nhân từ lợi tức mà nhà đầu tư nhận được. Vì vậy, các khoản cổ tức, trái tức nhà đầu tư được nhận kể từ ngày 01/07/2010 đã bị khấu trừ thuế TNCN là 5% trên tổng giá trị cổ tức, trái tức. Như vậy, bắt đầu từ ngày 01/01/2010, nhà đầu tư bắt đầu phải chịu thuế theo quy định tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC, ngoại trừ các khoản thu nhập từ đầu tư vốn của năm 2009 được trả trong 6 tháng đầu năm 2010 như đề cập ở trên. 1.3. Các quan điểm về thuế thu nhập cổ tức tại Việt Nam Tại Việt Nam, từ khi Dự Luật thuế TNCN ra đời đã có rất nhiều ý kiến xung quanh việc đánh thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán cũng như việc áp dụng thuế đối với thu nhập của nhà đầu tư từ cổ tức. Trước hết là cách tính thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán. Nếu NĐT chọn cách nộp thuế với thuế suất 20% thì phải đăng ký với cơ quan thuế trước ngày 31/12 của năm liền trước; phải lập, hoàn thiện chứng từ và chứng minh về những chi phí hợp lý, hợp lệ với cơ quan thuế; phải có sổ sách kế toán ghi chép cụ thể về giá mua – giá bán; bên cạnh đó vẫn phải tạm nộp 0,1% trên tổng giá trị mỗi lần chuyển nhượng chứng khoán và cuối năm mới thực hiện quyết toán thuế, nếu số thuế đã nộp còn thiếu thì nộp bổ sung và nếu thừa thì được nhận lại. Chính sự phức tạp và rất khó để thực hiện của cách nộp thuế này đã khiến phần lớn NĐT đều chọn cách nộp thuế tính 0,1% trên tổng giá trị mỗi lần chuyển nhượng. Bởi vì hầu hết NĐT là NĐT cá nhân nhỏ lẻ nên việc thực hiện chế độ sổ sách kế toán cũng như việc thu thập chứng từ, hóa đơn để chứng minh chi phí bỏ ra trong quá trình đầu tư, mua bán chứng khoán là rất khó, thậm chí là không thể. Bên cạnh đó, việc giao dịch qua internet, qua tin nhắn hay điện thoại hiện nay rất phổ biến, việc thu thập các hóa đơn điện tử là rất khó khả thi. Mặc dù hiện nay Việt Nam đã có Luật và Nghị định về 9 giao dịch điện tử đồng thời Bộ Tài chính cũng đã có Thông tư hướng dẫn về hóa đơn điện tử trong lĩnh vực tài chính nên có thể áp dụng hóa đơn điện tử vào việc tính toán thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hóa đơn điện tử không thể phản ánh đầy đủ và chính xác tổng chi phí (gồm cả chi phí hữu hình và vô hình) mà NĐT đã bỏ ra. Hơn nữa, việc xác định giá mua, bán chứng khoán trên thị trường niêm yết cũng khá phức tạp do cơ chế khớp lệnh tạo ra nhiều mức giá thực hiện khác nhau trong khớp lệnh liên tục. Chính vì vậy mà cơ quan thuế đã đưa thêm cách nộp thuế thứ hai, đó là hình thức thuế khoán (nộp 0,1% trên tổng giá trị chuyển nhượng chứng khoán mỗi lần giao dịch) và đại đa số các NĐT chọn (hoặc bị buộc phải chọn) cách đóng thuế này. Nếu NĐT chọn cách nộp thuế này thì chỉ việc nộp và thu thuế đơn giản hơn rất nhiều vì các công ty chứng khoán chỉ cần trích 0,1% giá trị của mỗi lần chuyển nhượng và nộp cho cơ quan thuế. Cách nộp thuế này giúp cho việc tính và nộp thuế được thực hiện dứt điểm sau mỗi lần giao dịch, không cần lưu hồ sơ giấy tờ và không phải thực hiện quyết toán thuế vào cuối năm. Tuy nhiên, thực tế này đã dẫn tới một điểm bất hợp lý, không nhất quán với tinh thần của Luật thuế TNCN là trong hoạt động chứng khoán có lãi mới phải nộp thuế. Mỗi lần giao dịch chứng khoán, NĐT bị tính thêm 0,1% tổng giá trị giao dịch (tương đương với việc công ty chứng khoán tăng thêm phí giao dịch 0,1%) dù giao dịch đó mang lại lãi hay lỗ cho NĐT. Trong thời gian qua, các NĐT bị thua lỗ không ít do tình hình đi xuống chung của thị trường chứng khoán thì việc vẫn phải nộp thuế đã gây tâm lý bức xúc cho các NĐT, họ cho rằng kinh doanh thua lỗ mà vẫn phải nộp thuế là một điểm rất bất hợp lý. Với các NĐT có tổng giá trị giao dịch lớn trong năm (từ vài chục đến cả trăm tỷ đồng), dù tỷ lệ thuế 0,1% thì khoản thuế họ phải nộp cũng không hề nhỏ. Khi thị trường thuận lợi thì khoản thuế 0,1% có thể là không đáng kể, nhưng khi thị trường chứng khoán có diễn biến ảm đạm như thời gian vừa qua, khoản tiền thuế phải nộp khi thua lỗ cũng trở thành gánh nặng cho các NĐT. Việc áp thuế khi NĐT thua lỗ đã không khuyến khích NĐT bỏ thêm vốn vào TTCK, hạn chế giao dịch dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của thị trường. Ông Huỳnh Anh Tuấn – Tổng giám đốc CTCK SJC đã khẳng định nếu cơ quan thuế cho NĐT lựa chọn lại thì sẽ có rất nhiều người chọn cách đóng thuế với thuế suất 20% để lấy lại những khoản tiền đã mất do đầu tư thua lỗ trong thời gian vừa qua. Thứ hai là việc đánh thuế 5% trên cổ tức. Hầu hết các nhà đầu tư đều cho rằng việc đánh thuế trên cổ tức là “thuế chồng thuế”. Chưa nói tới mức thuế suất 5%, nhiều ý kiến đã cho rằng đánh thuế cổ tức là có sự chồng chéo trong chính sách thuế, đánh thuế hai lần và đây là sự tận thu chưa công bằng. Khi NĐT nắm giữ cổ phiếu của một doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc họ là cổ đông hay là một chủ sở hữu của doanh nghiệp đó. Vì vậy, khi doanh nghiệp chịu thuế TNDN cũng có nghĩa là NĐT phải chịu. Doanh nghiệp trả cổ tức nghĩa là doanh nghiệp trích một phần 10 trong tổng thu nhập của mình để trả cho những người có tên trong danh sách cổ đông, như vậy thì cổ tức đã phải chịu một lần thuế TNDN. Vậy thì khi cổ đông nhận cổ tức và phải chịu thêm mức thuế 5% sẽ bị thuế chồng lên thuế và không đúng với thuế TNCN. Việc phải chịu thuế tính trên cổ tức gây tâm lý bất bình cho các NĐT hơn là chi phí thuế mà họ phải gánh chịu. Bên cạnh đó, nếu đánh thuế TNDN chính là đã đánh thuế vào chủ sở hữu của DN hay chính là cổ đông của công ty – các NĐT. Vì vậy không nên phân biệt rạch ròi giữa hai chủ thể là DN và cổ đông trong trường hợp này. Tuy nhiên, để đạt được sự thống nhất của đối tượng chịu thuế với cơ quan quản lý cũng như các chuyên gia về vấn đề này là không đơn giản. Vì vậy có thể đưa ra giải pháp nếu đánh thuế cổ tức thì có thể giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống, nhất là trong giai đoạn TTCK đang cần những yếu tố tích cực để khuyến khích phát triển và trở thành một trong những kênh dẫn vốn quan trọng, minh bạch cho nền kinh tế. Khi TTCK phát triển đến một quy mô lớn hơn thì có thể xem xét tăng thuế để tăng nguồn thu cho ngân sách. Một bất cập nữa trong việc đánh thuế cổ tức là việc thu thuế TNCN của các NĐT chủ yếu ở các doanh nghiệp niêm yết, trong khi giao dịch tự do, mua bán trao tay và chủ yếu bằng tiền mặt thì không ai kiểm soát và cũng không phải đóng thuế nên nếu đánh thuế rất dễ dẫn đến việc NĐT sẽ không tham gia thị trường giao dịch chính thức, làm chậm tiến độ cổ phần hóa, hạn chế các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, việc tính thuế không công bằng, không hợp lý sẽ làm cho thị trường không phát triển mà còn có khả năng bị suy thoái như một số nước trước đây đã vấp phải. Một điểm nữa cũng được đem ra bàn luận nhiều, đó là sự chưa công bằng khi đánh thuế đối với cổ tức. Nếu so sánh với tiền gửi tiết kiệm, tính bảo toàn vốn cao, lãi suất cũng tương đối cao (tính từ thời điểm đưa ra Dự thảo Luật thuế TNCN, lãi suất trên dưới 10%/năm
Tài liệu liên quan