Đề tài Đầu tư công và công bằng xã hội

Việt Nam đã ra khỏi danh sách các nước nghèo để gia nhập nhóm nước có mức thu nhập trung bình. Việc vượt qua ngưỡng thu nhập 1000 USD đánh dấu một bước phát triển mới của Việt Nam cũng như cho thấy những thách thức trong tương lai như một sự biến đổi về chất của đất nước. Tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, rõ ràng đã tạo ra thành quả cho việc xóa đói giảm nghèo. Theo chuẩn quốc tế thì chỉ tiêu tổng hợp là tỷ lệ nghèo theo thu nhập/chi tiêu của Việt Nam giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,5% vào năm 2008. Các chi tiêu khác như tiếp cận dịch vụ cơ bản và hạ tầng cơ sở (giáo dục, y tế, điện, đường, nước sạch…) cũng có xu hướng được cải thiện. Như vậy, thành quả của tăng trưởng kinh tế đã cải thiện đáng kể mức sống của tuyệt đại đa số người dân và giúp giảm nghèo nhanh chóng. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua là tăng trưởng theo chiều rộng với các nỗ lực chia sẻ lợi ích rộng rãi. Tuy nhiên, xã hội Việt Nam hiện nay ngày càng trở nên đa dạng, do đó để duy trì được những thành quả của mình thì các chính sách xã hội và giảm nghèo sẽ trở nên phức tạp và đa dạng hơn. Điều đó cũng có nghĩa là cần phải duy trì một lượng đáng kể mức đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia. Cơ hội cho mọi người được kiếm sống và tiếp cận được dịch vụ xã hội và được hỗ trợ khi xảy ra các cú sốc tiêu cực rất cần sự can thiệp của chính phủ. Tuy nhiên, nếu chỉ có các nguồn lực từ ngân sách thì cũng không đủ để cung cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế hay các chương trình mục tiêu, đặc biệt là ở các vùng nghèo và khó khăn không tự huy động được nguồn lực.

pdf9 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2071 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đầu tư công và công bằng xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TS. Nguyễn Thắng TS. Lê Kim Sa Trung tâm Phân tích và Dự báo Việt Khoa học Xã hội Việt Nam Việt Nam đã ra khỏi danh sách các nước nghèo để gia nhập nhóm nước có mức thu nhập trung bình. Việc vượt qua ngưỡng thu nhập 1000 USD đánh dấu một bước phát triển mới của Việt Nam cũng như cho thấy những thách thức trong tương lai như một sự biến đổi về chất của đất nước. Tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, rõ ràng đã tạo ra thành quả cho việc xóa đói giảm nghèo. Theo chuẩn quốc tế thì chỉ tiêu tổng hợp là tỷ lệ nghèo theo thu nhập/chi tiêu của Việt Nam giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,5% vào năm 2008. Các chi tiêu khác như tiếp cận dịch vụ cơ bản và hạ tầng cơ sở (giáo dục, y tế, điện, đường, nước sạch…) cũng có xu hướng được cải thiện. Như vậy, thành quả của tăng trưởng kinh tế đã cải thiện đáng kể mức sống của tuyệt đại đa số người dân và giúp giảm nghèo nhanh chóng. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua là tăng trưởng theo chiều rộng với các nỗ lực chia sẻ lợi ích rộng rãi. Tuy nhiên, xã hội Việt Nam hiện nay ngày càng trở nên đa dạng, do đó để duy trì được những thành quả của mình thì các chính sách xã hội và giảm nghèo sẽ trở nên phức tạp và đa dạng hơn. Điều đó cũng có nghĩa là cần phải duy trì một lượng đáng kể mức đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia. Cơ hội cho mọi người được kiếm sống và tiếp cận được dịch vụ xã hội và được hỗ trợ khi xảy ra các cú sốc tiêu cực rất cần sự can thiệp của chính phủ. Tuy nhiên, nếu chỉ có các nguồn lực từ ngân sách thì cũng không đủ để cung cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế hay các chương trình mục tiêu, đặc biệt là ở các vùng nghèo và khó khăn không tự huy động được nguồn lực. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi mà khu vực tư nhân còn phân tán và nhỏ bé, vốn và tiềm lực công nghệ chưa có khả năng đầu tư lớn vào các công trình cơ sở hạ tầng cũng như các chương trình xã hội thì đầu tư của chính phủ sẽ vẫn giữ vai trò động lực. Có các bằng chứng cho thấy các chương trình hiện tại của chính phủ đóng vai trò phân phối lại quan trọng và giúp đỡ người nghèo. Trong khi các chương trình anh sinh xã hội còn chưa phát huy hiệu quả cao trong việc này, thì chi cho y tế, cho giáo dục và trợ cấp ngân sách cho các tỉnh nghèo có đóng góp đáng kể cho việc này (WB, 2007b). Chi tiêu công của Việt Nam không đặc biệt lớn so với GDP nhưng những khoản chi tiêu này đang ngày càng tăng lên cùng với sự gia tăng đầu tư cho giáo dục, y tế mặc dù với tố độ không nhanh bằng. Mức chi tiêu công cũng tỏ ra tăng bền vững trong nhiều năm và ước tính sẽ tiếp tục tăng trong nhiều năm tới. Nợ công của Việt Nam hiện nay theo Bộ Tài chính là khoảng 29 tỷ USD, tương đương 39% GDP. Hiện nay, cơ chế phân bổ ngân sách cho các chính quyền địa phương đã thay đổi đáng kể với việc tăng cường phân cấp ở Việt Nam. Cho đến nay, khoảng một nửa các khoản chi tiêu công đều được quyết định ở cấp tỉnh trở xuống. Chỉ tiêu minh bạch cũng được đưa ra để phân bổ ngân sách cho các tỉnh cho cả các khoản chi tiêu thường xuyên lẫn các khoản chi đầu tư. Các chỉ tiêu minh bạch này dựa vào các chỉ số như dân số của tỉnh và trình độ phát triển của tỉnh, điều kiện địa l y của tỉnh và tổ chức quản lý nhà nước. Trên thực tế, các quy định về phân bổ ngân sách cũng đã dẫn tới việc chuyển giao mạnh mẽ các nguồn lực từ các tỉnh giàu sang tỉnh nghèo. Sự phân bổ này đã góp phần giúp nhiều người thoát khỏi đói nghèo và giảm bớt tính dễ tổn thương của họ (WB, 2007b). Bảng 1: Chi tiêu ngân sách cho phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội (% tổng ngân sách) 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng chi cho sự nghiệp kinh tế xã hội 56,74 55,14 52,66 52,77 50,42 50,37 52,54 53,06 52,26 Trong đó Giáo dục, đào tạo 11,63 11,89 12,04 12,63 11,83 10,89 12,12 13,46 12,85 Y tế 3,17 3,24 3,14 2,96 2,81 2,90 3,74 4,11 4,03 Kế hoạch hóa gia đình 0,51 0,33 0,57 0,37 0,19 0,18 0,16 0,15 0,22 Khoa học và CNMT 1,14 1,25 1,25 1,02 1,10 0,98 0,82 1,90 1,57 Văn hóa, thông tin 0,84 0,71 0,72 0,69 0,74 0,80 0,61 0,59 0,55 Phát thanh, truyền hình 0,66 0,65 0,46 0,58 0,62 0,56 0,38 0,35 0,31 Thể dục, thể thao 0,36 0,37 0,40 0,36 0,41 0,33 0,31 0,25 0,23 Lương hưu, bảo đảm xã hội 9,86 10,34 8,92 9,08 8,07 6,76 7,19 9,16 10,16 Sự nghiệp kinh tế 5,32 4,85 5,39 4,51 4,81 4,49 4,61 4,04 4,35 Quản lí hành chính 7,42 6,73 5,80 6,27 7,42 7,14 6,01 7,31 6,64 Nguồn: Tổng cục Thống kê Công bằng xã hội Có nhiều người cho rằng trong hơn hai thập kỷ vừa qua, khoảng cách giàu - nghèo của Việt Nam có sự giãn rộng ra. Nguyên nhân là do xuất phát điểm từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, việc phân phối hiện vật mang tính bình quân, khi chuyển sang cơ chế thị trường, chênh lệch giàu - nghèo tăng là tất yếu. Tăng trưởng kinh tế nhanh và diễn ra trên diện rộng được thừa nhận rộng rãi là động lực chính của giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua (VASS, 2007b). Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo cũng không đồng nhất giữa các nhóm dân cư trong xã hội, với sự khác biệt thể hiện khá rõ nét giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, giữa các vùng miền, giữa nhóm đồng bào người Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số. Mặc dù tất cả các nhóm dân cư đều tham gia và được hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng song lại có sự khác biệt về mức độ tham gia và hưởng lợi, dẫn đến những chênh lệch đáng kể về mức sống nói chung cũng như tốc độ giảm nghèo và tỷ lệ nghèo nói riêng giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền và giữa nhóm dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. Điều này được thể hiện phần nào thông qua sự ổn định của hệ số Gini đo lường mức bất bình đẳng tương đối ở xung quanh khoảng từ 0,34 đến 0,37. Tuy nhiên, nếu sử dụng các thước đo tuyệt đối về bất bình đẳng thì lại có sự doãng ra rõ nét trong chênh lệch giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất. Bức tranh về vấn đề bất bình đẳng có thể được khái quát qua các chỉ số được trình bày trong bảng 2. Đa số những chỉ số này đều cho thấy có sự gia tăng trong chênh lệch mức sống giữa các nhóm dân cư nếu so sánh thời điểm đầu và thời điểm cuối của giai đoạn 15 năm từ 1993 đến 2008, trừ chỉ số thể hiện mối tương quan về chi tiêu giữa nhóm cư dân thành thị với nhóm cư dân nông thôn. Một điểm chung thứ hai của sự thay đổi của các chỉ số này là sự chênh lệch gia tăng vào thập niên 1990, song sau đó có xu hướng dần ổn định và thậm chí giảm đi trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Điều này có thể không nhất quán với nhìn nhận được thừa nhận rộng rãi là sự chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miên và các nhóm xã hội có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Sự khác biệt này là do số liệu mô tả với những quan sát thực tế có thể là do những chi tiêu của nhóm người giàu nhất như chi cho nhà ở hay đồ xa xỉ không được phản ánh đầy đủ về cả số lượng lẫn như chất lượng trong số liệu điều tra. Bảng 2: Sự thay đổi về bất bình đẳng ở Việt Nam giai đoạn 1993-2008 1993 1998 2002 2004 2006 2008 Chỉ số Gini 0,33 0,35 0,37 0,37 0,36 0,37 Thành thị 0,34 0,34 0,35 0,33 0,33 0,34 Nông thôn 0,28 0,27 0,28 0,29 0,3 0,31 Chênh lệch về chi tiêu trung bình giữa các nhóm (lần) Nhóm nghèo/không nghèo 2,58 2,71 2,95 3,27 3,39 3,35 Nhóm 20% giàu nhất/nhóm 20% nghèo nhất 4,97 5,49 6,03 6,27 6,04 5,86 Nhóm 10% giàu nhất/nhóm 10% nghèo nhất 7,66 8,58 9,42 9,91 9,57 9,43 Nhóm Kinh-Hoa/nhóm dân tộc thiểu số 1,72 1,95 2,07 2,15 2,12 2,07 Nguồn: Tính toán theo số liệu điều tra hộ gia đình Bên cạnh đó, một số dấu hiệu của ảnh hưởng tiêu cực bắt đầu lộ diện. Điều đáng lo ngại nhất là một số yếu tố tác động đến nhóm nghèo làm cho nghèo hơn chưa được nhận diện và ngăn ngừa thỏa đáng. Trong những yếu tố ấy, nổi bật lên là ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường và gánh nặng cá nhân trong chi trả dịch vụ y tế, giáo dục. Tác động của ô nhiễm môi trường từ các ngành công nghiệp và hóa chất bảo vệ nông nghiệp là nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe người dân nói chung, và đặc biệt nguy hiểm đối với nông dân sống gần các khu công nghiệp. Người nghèo ngày càng trở nên khốn khó khi nền kinh tế phát triển không bền vững, môi trường không được chú trọng. Ô nhiễm là tác động ngoại ứng tiêu cực làm cho người nghèo càng nghèo hơn, trong khi đối tượng gây ô nhiễm không bị bắt buộc chi trả cho việc bảo vệ môi trường. Ô nhiễm là một thủ phạm góp phần tăng tỷ lệ đói nghèo khi tiêu hao khả năng lao động của nhiều lao động chính trong gia đình hoặc trực tiếp là nguyên nhân làm chết cây trồng, vật nuôi của bà con nông dân. Những vụ việc ô nhiễm gây tổn thất lớn cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của nhân dân và những địa danh có số người chết, đau ốm vì ô nhiễm môi trường xuất hiện ngày càng nhiều trong cả nước. Người dân ở một số nơi tiếp tục chịu tác động tiêu cực của những vùng ô nhiễm nặng,hứng chịu rác thải, nước thải, khí thải công nghiệp độc hại từ những nhà máy, khu công nghiệp và từ những làng nghề cơ khí tự phát ngay trong các khu dân cư. Những tổn hại về sức khỏe, bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh tăng làm cho người nghèo trở nên nghèo hơn và những hộ cận nghèo tái nghèo trở lại. Vì vậy, bảo vệ môi trường và quản lý nguồn gây ô nhiễm là một biện pháp tích cực bảo đảm công bằng xã hội, giúp cho nhóm chịu tác động chủ yếu (người nghèo) bớt chịu thiệt và nhóm gây tác động giảm thu lợi một cách bất công. Khi đó nhóm gây tác động ở mức độ nhất định sẽ phải có phần bồi hoàn để bù đắp lại những thiệthại mà nhóm chịu tác động phải gánh chịu do tác nhân ô nhiễm gây ra. Theo nhận định trong một nghiên cứu giữa VASS và UNDP (2008), người nghèo ở Việt Nam hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế chỉ bằng 76,6% so với mức bình quân của xã hội, trong khi người giàu hưởng lợi tới 115%. Sự đầu tư và sự hưởng thụ về giáo dục, sức khỏe và các dịch vụ khác ngày càng nghiêng về phía người có nhiều tiền sống ở thành thị… Dường như các chính sách xã hội chưa đem lại kết quả như mong đợi khiến các hộ nghèo chịu thiệt nhiều hơn. Hệ quả này phản ánh khá rõ qua số lượng học sinh phổ thông ở các vùng sâu, vùng xa bỏ học trong thời gian qua mà Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng là do trường lớp ở xa nhà, đi lại khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, hoàn cảnh gia đình nghèo túng, trẻ em phải ở nhà giúp đỡ gia đình kiếm sống từ khá sớm.1 1 Báo Tuổi trẻ ngày 7/3/2008. Theo bài báo, từ tháng 9 đến tháng 12/2007 có tới 114.000 học sinh trên cả nước bỏ học. Đây là dấu hiệu bất thường và hiện tượng này chưa có dấu hiệu dừng lại. Năm học 2004 - 2005, toàn quốc có tỉ lệ học sinh lưu ban là 0,89%; bỏ học là 2,25%. Tại Tây Bắc, tỉ lệ tương ứng là 1,32% và 5,26%. Ở Tây Nguyên, 3,18% học sinh lưu ban và 4,55% học sinh bỏ học. Tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, tỉ lệ học sinh lưu ban là Một số bài học kinh nghiệm trên thế giới cho thấy nếu thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh bằng mọi giá, nhiều hậu quả trong trung và dài hạn sẽ là cái giá đắt cho mục tiêu này. Tăng trưởng quá nóng thường dẫn đến tăng nhanh khoảng cách giàu - nghèo, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội; gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Việc dồn mọi nguồn lực xã hội cho tăng trưởng cũng có nghĩa là phải hy sinh một số mục tiêu xã hội, bỏ rơi người nghèo và nhóm dễ tổn thương; phát sinh xu thế làm giàu bất chính của một số cá nhân và cuối cùng là nguy cơ khủng hoảng xã hội. Trái lại, việc chú trọng công bằng theo hướng cào bằng thu nhập cũng gây những hậu quả tai hại không kém. Cào bằng thu nhập sẽ triệt tiêu động lực phát triển và sáng tạo, tăng nguy cơ chảy máu chất xám, thu hẹp năng lực sản xuất của nền kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ hiện nay, quốc gia nào không chấp nhận luật chơi quốc tế, tự áp đặt những quy định bất bình đẳng thì cũng đồng nghĩa với việc tự cô lập mình, đánh mất cơ hội và tăng nguy cơ tụt hậu. Như vậy, công bằng xã hội đích thực khuyến khích được khả năng đóng góp đến mức tối đa và hạn chế đến mức tối thiểu khả năng gây hại của mọi cá nhân đối với xã hội. Các đối tượng trong xã hội, kể cả nhóm giàu và nhóm nghèo khi được hưởng quá nhiều so với khả năng đóng góp hoặc chịu thiệt quá nhiều so với công lao của họ đều dẫn đến tác động tiêu cực đối với sự phát triển của toàn xã hội xét về dài hạn. Để thực hiện được quan điểm tăng trưởng phải đi đôi với công bằng xã hội trong từng bước, nhiệm vụ của bộ máy nhà nước rất nặng nề. Nhà nước phải thực hiện có hiệu quả các chức năng cơ bản của mình. Thứ nhất, bộ phận người nghèo, thất học phải được chăm sóc, bảo vệ với ý nghĩa nuôi dưỡng và duy trì thỏa đáng phần nhân lực hữu dụng của xã hội, đồng thời ngăn ngừa sớm các tệ nạn và gánh nặng của xã hội trong tương lai. Với nội dung này, các chính sách xã hội cho người nghèo không mang ý nghĩa nhân đạo thuần túy mà thực sự mang ý nghĩa kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, mức sàn của lưới an sinh xã hội và phương tiện thực hiện là vấn đề luôn biến động và cần được nghiên cứu cụ thể. Thứ hai, nhóm người giàu cần được khuyến khích làm giàu chính đáng. Sự khuyến khích này cần được cụ thể hoá một cáchthống nhất, đồng bộ trong thể chế, ổn định áp dụng đến khi hình thành tập quán, truyền thống xã hội. Việc khuyến khích làm giàu chính đáng cũng đi đôi với sự trừng phạt nghiêm minh đối với các hành vi trục lợi bất chính, ví dụ như tham nhũng, buôn lậu, cấu kết, móc ngoặc hoặc trục lợi từ các ngoại ứng tiêu cực như gây ô nhiễm và phá hủy môi trường 0,84% và bỏ học là 5,86%. Năm học 2005 - 2006, tỉ lệ học sinh bỏ học ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long là 13,94%. Các vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên cũng có tỉ lệ học sinh bỏ học cao, trên 11%. Từ đầu 2008 đến nay, tại 6 huyện miền núi: Sơn Hà, Sơn Tây, Ba Tơ, Minh Long, Tây Trà và Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã có trên 4.000 học sinh các cấp bỏ học. Công bằng xã hội Thực tế nhiều nước trên thế giới cho thấy, thực hiện công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là một quá trình lâu dài và đối với một nền kinh tế chuyển đổi, chênh lệch giàu nghèo giãn ra trong những năm đầu là không tránh khỏi. Vấn đề là không để cho khoảng cách ngày càng quá xa vì nó có thể dẫn đến những bất ổn về chính trị, xã hội. Công bằng xã hội, trong điều kiện ngày nay, được hiểu là mọi người đều được tiếp cận công bằng các cơ hội phát triển, các nguồn lực phát triển; mọi người đều có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về thông tin, giáo dục, y tế, việc làm... Do vậy, cần có những chính sách đồng bộ trong việc hình thành cơ cấu kinh tế cũng như trong cơ chế quản lý; bảo đảm sự công bằng trong lĩnh vực kinh tế đến công bằng trong các lĩnh vực chính trị, pháp lý, văn hóa, xã hội; từ khâu sản xuất, kinh doanh cho đến khâu phân phối, không chỉ coi đây là vấn đề thuộc khâu phân phối. Công bằng xã hội trước hết và quan trọng nhất là công bằng trong việc tiếp cận các cơ hội kinh doanh, mọi công dân được tự do kinh doanh không hạn chế về quy mô trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm (với tinh thần những danh mục cấm ngày càng ít đi). Trong luật pháp và trong thực tế, cần khuyến khích và trợ giúp cho việc phát triển thật nhiều cơ sở kinh doanh, xóa bỏ sự phân biệt đối xử theo thành phần kinh tế. Phát triển nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là ở nông thôn, là biện pháp chủ yếu để thanh niên nông thôn tiếp cận việc làm và có thu nhập một cách công bằng, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Sẽ là không công bằng nếu chỉ ưu ái doanh nghiệp nhà nước trong việc giao đất, ưu tiên vay vốn, tạo thuận lợi cho các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư vào những lĩnh vực kém hiệu quả, khó tránh khỏi tình trạng làm giàu cho một số cá nhân. Trong điều kiện đất nước còn kém phát triển, sản lượng quốc gia cũng như thu nhập bình quân đầu người còn quá nhỏ bé như hiện nay, việc khuyến khích làm giàu hợp pháp là con đường đúng đắn nhất để tăng nhanh tiềm lực kinh tế của đất nước, từ đó tạo ra nguồn của cải vật chất để giảm sự chênh lệch giàu nghèo. Ngoài ra, công bằng xã hội còn cần được thể hiện trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế, để mọi người có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục cơ bản cũng như trong việc bảo vệ sức khỏe. Cần phát triển giáo dục, y tế rộng khắp trong cả nước, nhất là ở nông thôn, vùng sâu vùng xa là những nơi đang còn nhiều yếu kém hiện nay để trẻ em nghèo cũng được học tập, người nghèo cũng được chữa bệnh chu đáo. Củng cố hệ thống bảo trợ xã hội Hệ thống bảo trợ xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro ở cấp cộng đồng, hội gia đình, cá nhân và qua đó giúp giảm nghèo. Như vậy, hệ thống bảo trợ xã hội cũng là một công cụ mà Chính phủ có thể sử dụng để tạo ra tính công bằng hơn trong xã hội. Hệ thống bảo trợ xã hội của Việt Nam dựa trên ba trụ chột chính mà xếp theo thứ tự quan trọng về chi phí tài chính và mức độ tác động đến việc làm lần lượt là (1) an sinh xã hội, bao gồm cả bảo hiemr xã hội bắt buộc và tự nguyện, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp; (2) trợ giúp xã hội và (3) các chương trình vi mô và theo vùng, chủ yếu là giảm nghèo. Tổng số chi tiêu cho bảo trợ xã hội của Việt Nam hiện nay là tương đối nhỏ, trung bình khoảng 29 nghìn tỷ đồng, chiếm 10% ngân sách nhà nước, hoặc 3,2% GDP mỗi năm trong giai đoạn 2004-2008. Trong năm 2009, tỷ lệ GDP dành cho bảo trợ xã hội tăng lên đến hơn 4% với mức tăng 12% hay 0,4 điểm phần trăm so với mức của năm 2008. Sự gia tăng này một phần là do ngân sách dành cho bảo hiểm y tế cho người nghèo/cận nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi tăng lên do việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo Luật Bảo hiệm Y tế 2008. Một phần khác của sự gia tăng ngân sách là do Chính phủ thực hiện gói kích thích kinh tế để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bao gồm các chương trình hỗ trợ nhà ở và dự án giảm nghèo ở 61 huyện nghèo nhất và hỗ trợ Tết cho người nghèo. Trong các cấu phần của bảo trợ xã hội, bảo hiểm xã hội xếp đầu tiên với chi tiêu ngân sách chiếm 1,7% GDP trong năm 2008 và 1,8% GDP trong năm 2009. Tiếp theo là trợ giúp xã hội (1,47% GDP năm 2008 và 1,42% GDP năm 2009), và chương trình theo vùng (0,41% GDP năm 2008 và 0,69% GDP năm 2009). Các chính sách thị trường lao động đứng cuối với mức ngân sách rất thấp (0,09% GDP năm 2008 và 0,08% GDP năm 2009) (Trần Ngô Minh Tâm và các tác giả, 2010) Chi tiêu ngân sách tương đối thấp cho bảo trợ xã hội là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phạm vi bao phủ thấp và sự hỗ trợ hạn chế của bảo trợ xã hội thấp đối với người tham gia. Phạ vi bao phủ thấp của bảo trợ xã hội cũng là tất yếu với quy mô của khu vực công và kinh doanh chính thức nhỏ so với khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp không chính thức. Thực tế, diện bao phủ của bảo hiểm xã hội bắt buộc, vốn nhằm vào dân số trong độ tuổi lao động và là cấu phần chính của hệ thống bảo trợ xã hội, còn khá thấp với 8,5 triệu người tham gia, tức là chỉ chiếm 18% tổng số lao động. Trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó có việc mở rộng diện tham gia. Sau 16 năm thực hiện, bảo hiểm y tế đã đạt được gần 43% dân số tham gia vào năm 2008. Trong đó, tổng số người tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc đã gia tăng nhanh chóng và hiện tại chiếm khoảng 2/3 tổng số người tham gia bảo hiểm y tế, tạo ra bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực y tế của đất nước. Mặc dù vậy, tỷ lệ tham gia của dân số nông thôn, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương vẫn còn thấp. Chính sách tài khóa đóng vai trò ngày càng lớn trong việc các duy trì các thành tựu giảm nghèo và do đó, có vai trò quan trọng trong việc tạo ra công bằng xã hội. Các chính sách phân phối lại, trong đó chính sách tài khóa đóng vai trò then chốt, và ngày càng quan trọng hơn trong việc duy trì tiến độ giảm nghèo do tác động của việc tăng trưởng thuần túy lên giảm nghèo sẽ giảm đi, khi mà tỷ lệ nghèo đã ở mức khá thấp như hiện nay. Về chi ngân sách, cần thiết phải có sự chuyển nhượng ngân sách giữa các tỉnh ma
Tài liệu liên quan