Trước Cách mạng Tháng 8 năm năm 1945, công nghiệp Việt Nam, đặc biệt
là công nghiệp năng lượng là bé nhỏ, chủ yếu chỉ phục vụ lợi ích khai thác thuộc
địa của tư bản, do người Pháp đầu tư.
Lúc đó trên lãnh tổ Việt Nam có Công ty Than Bắc Kỳ của Pháp tại nhượng
đại Hồng Gai mà triều đình Huế giành cho người Pháp (Société Francaise des
Charbonages du Tonkin – SFCT với công suất khai thác chưa vượt 3,2 triệu
tấn/năm nguyên khai; Một số nàh máy điện quy mô công suất nhỏ do tư bản Pháp
xây dựng như Bến Thủy (Vinh), Yên phụ (Hà Nội), CỌc 5 Hòn Gai, Thượng Lý (xi
măng Hải Phòng), Nam Định (Dệt Nam Định), Chợ Quán (Sài Gòn), Thủ Đức
(ddieeden), Biên Hòa (tuabin khí)…Những cơ sở này, dù SFCT do tập đoàn tư bản
mỏ Pháp trực tiếp đầu tư, hay các nhà máy điện hình thành theo yêu cầu và lệnh
của toàn quyền Đông Dương thì vẫn mang dấu ấn rõ nét của hình thức đầu tư tập
trung, do Nhà nước bảo hộ quyết định. Đối với cộng đồng bản xứ thì phải nhìn
nhận đây cũng là một dạng đầu tư công của Chủ nghĩa tư bản nhà nước Pháp, lấy
vốn đầu tư từ giá trị thặng dư của việc khai thác mà thực hiện.
6 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đầu tư công và hệ thống năng lượng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẦU TƯ CÔNG VÀ HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Hiệp Hội Năng lượng Việt Nam
I. Nhìn lại đặc điểm lịch sử phát triển công nghiệp Việt Nam: Hệ thống
năng lượng sinh ra và lớn lên bằng Đầu tư công
Trước Cách mạng Tháng 8 năm năm 1945, công nghiệp Việt Nam, đặc biệt
là công nghiệp năng lượng là bé nhỏ, chủ yếu chỉ phục vụ lợi ích khai thác thuộc
địa của tư bản, do người Pháp đầu tư.
Lúc đó trên lãnh tổ Việt Nam có Công ty Than Bắc Kỳ của Pháp tại nhượng
đại Hồng Gai mà triều đình Huế giành cho người Pháp (Société Francaise des
Charbonages du Tonkin – SFCT với công suất khai thác chưa vượt 3,2 triệu
tấn/năm nguyên khai; Một số nàh máy điện quy mô công suất nhỏ do tư bản Pháp
xây dựng như Bến Thủy (Vinh), Yên phụ (Hà Nội), CỌc 5 Hòn Gai, Thượng Lý (xi
măng Hải Phòng), Nam Định (Dệt Nam Định), Chợ Quán (Sài Gòn), Thủ Đức
(ddieeden), Biên Hòa (tuabin khí)…Những cơ sở này, dù SFCT do tập đoàn tư bản
mỏ Pháp trực tiếp đầu tư, hay các nhà máy điện hình thành theo yêu cầu và lệnh
của toàn quyền Đông Dương thì vẫn mang dấu ấn rõ nét của hình thức đầu tư tập
trung, do Nhà nước bảo hộ quyết định. Đối với cộng đồng bản xứ thì phải nhìn
nhận đây cũng là một dạng đầu tư công của Chủ nghĩa tư bản nhà nước Pháp, lấy
vốn đầu tư từ giá trị thặng dư của việc khai thác mà thực hiện.
Trong giao đoạn từ 1945 đến 1954 ta thực hiện tiêu thổ kháng chiến 9 năm
liền, kinh tế công nghiệp không phát triển.
Năm 1954 sau thắng lợi chiến tranh chống Pháp, ta hoàn toàn giải phóng
miền Bắc, nền kinh tế Việt Nam cùng với Hệ thống năng lượng đã trải qua nhiều
giai đoạn và có các bước phát triển khá rõ nét:
1955- 1957: Hàn gắn vết thương chiến tranh
1958- 1960: Kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế
Từ 1961 trở đi: Phát triển kinh tế theo các mục tiêu tập trung của các
kế hoạch dài hạn 5 năm ở Miền Bắc.
Từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961- 1965 cho đến các kế hoạch tiếp theo,
vận dụng kinh nghiệm phát triển kinh tế đã nhanh chóng thành công ở Liên Xô với
khẩu hiệu của Lê Nin “Chủ nghĩa cộng sản là chính quyền Xô Viết cộng với Điện
khí hóa toán quốc” Và “Than là bánh mì của công nghiệp” Việt Nam đã tiến hành
phát triển Hệ Thống năng lượng và Công nghiệp háo theo phương châm từ Đại hội
IV “Ưu tiên phát triển Công nghiệp nặng, Điện đi trước một bước, Cơ khí là then
chốt”.
Với viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Miền Bắc Việt Nam đã
sử dụng Đầu tư công để xây dựng được một kết cấu công nghiệp liên hoàn vững
vàng, trong đó ngành năng lượng đạt những bước tiến vượt bậc: Than Hồng Gai
vượt sản lượng nguyên khai của Pháp 3,2 triệu tấn/năm ngày từ 1964 hoàn thành
dự án Cải tạo 3 mỏ lộ thiên Hà Tu- ĐèoNai- Cọc Sáu, phục hồi 2 mỏ hầm lò Vàng
Danh- Mông Dương do Liên Xô lập (cuối KH-1). Về điện đã xây dựng các nhà
máy nhiệt điện chyaj than Lào Cai, Vinh, Việt Trì, Thái Nguyên, Hà Bắc, lớn nhất
là nhà máy nhiệt điện Uông Bí có công suất 152MW (công suất ban đầu 48MW) và
nhà máy thủy điện Thác Bà 108MW.
Những kế hoạch 5 năm tiếp theo ta xây dựng được các nguồn điện lớn hơn ở
Miền Bắc có thủy điện Hòa Bình (1920 MW), Nhiệt điện Phả Lại I (440 MW); ở
Miền Nam có thủy điện Trị An (400 MW), Thác Mơ 150MW, Sông Hinh 70 MW,
Vĩnh Sơn 66 MW, Hàm Thuận ĐaMi 475 MW…Đồng thời lưới điện Việt Nam đã
được hình thành từng bước với các cấp điện áp 35 -110 -220 kV, rồi đến năm 1994
hoàn thành xây dựng Hệ thống truyền tải 500kV Bắc- Nam.
Hiệu quả cần nói đến vì rất quan trọng cho Hệ thống Năng lượng Việt Nam
của Đầu tư công trong những kế hoạch 5 năm này tại Miền Bắc là đã sản sinh ra 1
ngành kinh tế mới là Cơ khí chuyên ngành năng lượng có năng lực vận hành- bảo
dưỡng- hiệu chỉnh- sửa chữa và chế tạo từng phần các trang thiết bị cho 2 ngành
điện và tham trong nước, không quá phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ ngoài. Từ
năm 1985 với Chương trình hợp tác 35kV Liên Chính phủ Việt –Xô, Việt Nam đã
hoàn toàn tự túc được trang thiết bị từ 35kV trở xuống trên toàn lãnh thổ do các nhà
máy cơ khí năng lượng của Việt Nam sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế, như Thiết bị
điện Đông Anh, Chế tạo Biến thế Hà Nội, Cơ khí trung tâm Cẩm Phả, Điện mỏ
Cẩm Phả, Cơ khí Yên Viên, Cơ điện Trần Phú Hà Nội, Khí cụ điện Sơn Tây,
CaDiVi…
Nguồn vốn đầu tư công lúc này lấy từ viện trợ của các nước anh em và vốn
bồi thường chiến tranh của Chính phủ Nhật bản từ Quỹ OECF, tức là các khoản
viện trợ chính thức ODA trực tiếp cho Ngân sách Nhà nước.
Ở phía Nam, Nhà máy thủy điện Đa Nhim (160MW) và đường dây 230 KV
Đa Nhim-Sài Gòn cũng đã được đầu tư công bằng vốn Bồi thường chiến tranh của
Chính phủ Nhật Bản từ quỹ OECF khi chưa thống nhất đất nước. Các nhà máy phát
điện khác cũng có nguồn gốc Đầu tư công, tuy nhiên không phát triển mạnh mẽ
như phía Bắc. Vì vậy, sau khi thống nhất, trong những năm đầu với tốc độ phát
triển nhanh phía Nam đã dùng điện sản xuất từ phía Bắc, chuyển qua tuyến 500KV
Bắc – Nam đã được Chính phủ chỉ đạo hoàn thành sớm hơn dự kiến của quy hoạch
phát triển điện lực.
Đối với ngành dầu khí, trong bối cảnh bị bao vây kinh tế, Embargo chưa rỡ
bỏ, Việt Nam đã sử dụng tài nguyên thiên nhiên quốc gia, tổ chức hợp tác chia sản
phẩm với Liên Xô thành lập Công ty liên doanh Việt – Xô Petro của hai nước, với
đánh giá của Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó “Một thùng dầu khia thác ra lúc
này đối với kinh tế Việt Nam giá trị như một thùng vàng…”.
Đặc điểm tổ chức thực hiện các giai đoạn đầu tư công này ở Việt Nam là Các
bộ, ngày Trung ương quản lý tập trung, làm cả chức năng điều hành nhà nước
cũng như chức năng sản xuất kinh doanh, chưa hề áp dụng các mô hình kinh tế
hàng hóa – thị trường phổ biến ở các nước tư bản phát triển, là tách biệt rõ ràng
ranh giới giữa quản lý Nhà nước và điều hành sản xuất kinh doanh như hiện nay.
II. Thách thức của hệ thống năng lượng Việt Nam khi bước vào nền kinh
tế hàng hóa – thị trường: Mất cần bằng Cung-Cầu khi bỏ đầu tư công.
Với đăc điểm của chuyên ngành sản xuất – truyền tải – cung ứng năng lượng
cho toàn xã hội, hệ thống năng lượng mang hai đặc thù và cũng là hai thuộc tính
chức năng khác biệt.
* Vừa mang thính chất của một chuỗi những công đoạn sản xuất và lưu
thông hàng hóa công nghiệp phức tạp với hai chủng loại: hàng hóa động – vô hình
là năng lượng thứ cấp: điện năng là KW/hàng hóa hữu hình là năng lượng sơ cấp:
tấn than, thùng dầu, m3 khí. Đây là thuộc tính hàng hóa ở đầu ra của hệ thống.
* Vừa là cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội không thể thiếu cho sự tồn tại và phát
triển của cộng đồng, đây là thuộc tính công ích xã hội.
Khi Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường, hai thuộc tính của hệ thống
này đã bộc lộ triệt để các mâu thuẫn và đã cản trở sự phát triển của toàn hệ thống
khi chưa được xử lý thích đáng:
1. Với tư cách là một cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ở đây bắt buộc phải là một hệ
thống công dụng, phục vụ công ích xã hội, hàng hóa sản xuất ra phải được cung
ứng liên tục không có thời điểm dừng, mà Nhà nước phải đảm bảo đủ và có dự
phòng cho dân dùng, xã hội mới tồn tại và phát triển được.
Thời gian qua, khối lượng hàng có yêu cầu phải đảm bảo trong hệ sản xuất
lưu thông này đã tăng quá nhanh vượt khỏi khả năng tự tích lũy để đầu tư cân đối,
chưa nói tới dự phòng công suất. Như vậy, dù có măng muốn chủ quan cũng không
thể đi trước một bước, khi đã cắt bỏ đầu tư công.
2. Cũng bị khống chế bởi thuộc tính công ích xã hội, quan hệ giữa giá trị +
giá trị sử dụng với giá cả sản phẩm hàng hóa năng lượng là kw điện/tấn than/thùng
dầu/m3 khí (nội hàm của Các Mác trong tư bản luận) đã rơi vào mâu thuẫn lớn tại
thị trường mới lập ở Việt Nam: giá cả không phản ánh giá trị +giá trị sử dụng của
sản phẩm năng lượng, mà thực tế đã bị giữ lại lâu dài ở mức bao cấp nhà nước quá
thấp nhằm mục tiêu thực hiện thuộc tính công ích xã hội là chính. (Bỏ qua quy luật
T-H-T+∆T của nền kinh tế hàng hóa – thị trường).
Các Tập đoàn kinh tế năng lượng, nếu sản phẩm chỉ tiêu thụ tại thị trường
trong nước như Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN kw/h), với giá cả đầu ra được
giữ như thời bao cấp có ưu tiên đầu tư công, thị không thể có đủ tích lũy để đầu tư
tăng công suất. Tập đoàn Than Vinacomin khá hơn vì có một phần than xuất khẩu
theo giá cả thị trường. Tập đoàn Dầu khí PVN khá nhất, vì phần lớn sản phẩm có
giá cả phù hợp quy luật thị trường đã được bán ra nước ngoài.
3. Trên thực tế trong bối cảnh không có đầu tư công, hiện tượng giá cả không
phản ánh đầy đủ giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm năng lượng thì hệ thống
năng lượng Việt Nam cũng không thể kêu gọi được vốn đầu tư từ các thành phần
kinh tế khác, trong và ngoài nước (vì lưu thông hàng hóa không có ∆T). Vấn đề này
đã có hiều hội thảo kết luận và Hiệp hội năng lượng Việt Nam cũng đã có kiến nghị
cụ thể với nhà nước.
III. Hệ thống năng lượng Việt Nam có cần đầu tư công trong bối cảnh
nền kinh tế hiện nay không và nên bố trí thế nào?
Các điều kiện phát triển hiện nay của Việt Nam đã rất khác những giai đoạn
trước đây, và điều quan trọng nhất là chúng ta đã hội nhập toàn cầu với đầy đủ
những thuận lợi và thách thức hoàn toàn mới. Để giải đáp nội dung này các nhà
hoạch định chính sách cần tham cứu kinh nghiệm trong, ngoài nước và nên có chỉ
đạo thí điểm rút kinh nghiệm tại Việt Nam để tìm ra cách đi riêng của mình, không
áp dụng máy móc bất kỳ mô hình nào. Trước mắt theo suy nghĩ của chúng tôi, cần
lưu ý những điểm sau đây:
Đầu tư công cần cho Hệ thống năng lượng Việt Nam trước hết để đổi phó
với tình trạng cạn kiệt các nguồn tài nguyên truyền thống là điều chưa từng xảy ra
trong những giai đoạn phát triển trước đây. Vốn cấp cho việc tìm tòi các nguồn tài
nguyên mới, tiết kiệm năng lượng, chế tạo – cải tiến – sáng tạo mới các loại trang
bị công nghệ biến đổi, sản xuất và truyền tải năng lượng cần được đầu tư công, vì
năng lực tài chính của các tập đoàn năng lượng hiện nay chưa thể đảm đương việc
thực hiện hoàn chỉnh các mục tiêu vĩ mô này.
Đầu tư công cũng cần cho việc tách bạch hai thuộc tính của hệ thống năng
lượng Việt Nam trước hết để xử lý bài toán quan hệ giữa giá trị và giá cả của năng
lượng được cung ứng cho nhu cầu trong nước. Giá điện, than và dầu khí cần phản
ánh đúng giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm trên thị trường Việt Nam.
Còn các yêu cầu về an sinh xã hội, chỉ đạo và hướng dẫn thị trường, kích
thích phát triển thì phải sử dụng đầu tư công để giải quyết, mà không thể để cho hệ
thống năng lượng phải bao sân chỉ bằng năng lực tài chính của các Tập đoàn.
Đầu tư công rất cần cho việc hỗ trợ Hệ thống Năng lượng Việt Nam vận
hành ổn định và phát triển bền vững theo các quy hoạch được duyệt, không để cho
các dự án trong các quy hoạch phát triển năng lượng bị chậm tiến độ, thậm chí phá
sản phải làm lại. Đa số các trường hợp quy hoạch phát triển năng lượng không thực
hiện được gần đây đều do nguồn vốn thuộc về cung ứng thiết bị chủ lực đã không
chủ động được tại thị trường nội địa của ta.
Việt Nam cần đầu tư công nghệ sản xuất và chế tạo thiết bị, còn đến mức độ
nào và lộ trình từng bước thì cần được làm rõ, và phải sử dụng đầu tư công để xử
lý. Điều mà hiện nay gọi là “công nghiệp phụ trợ” của ngành năng lượng, thì trước
đây ta đã gọi là “chế tạo thiết bị năng lượng” có chức năng rất cơ bản trong phát
triển.
Thực ra đó là năng lực trong nước, tại chỗ, trước hết đảm bảo cho hệ thống
vận hành an toàn và phát triển bền vững. Lâu dài sẽ là công nghiệp sản xuất hàng
hóa có khả năng xuất khẩu. Theo bản tin xuất nhập khẩu của Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam mới công bố trên kênh VITV ngày 12-12-2010 thì Dây và
Cáp điện của Việt Nam đã là một trong các sản phẩm xuất khẩu có giá trị kim
ngạch lớn trong tháng 11-2010 chỉ xếp sau nông sản Cà phê Tây nguyên. Khoảng
trống lớn này mà lâu nay ta không làm gì đáng kể, trên thực tế đã gián tiếp làm suy
yếu sự bền vững của Hệ thống Năng lượng, cần phải được lấp lại bằng đầu tư công
hợp lý. Đầu tư công phải quan tâm rất nhiều, khi thực hiện Tái cầu trúc nền kinh tế
Việt Nam, vào mục tiêu này mà trước đây từ Đại hội IV đã xác định là then chốt để
phát triển nền kinh tế bằng thực lực của đất nước. Đó là ngành sản xuất ra thiết bị
công nghệ sản xuất và truyền tải năng lượng đã hình thành từ trước đây, và sẽ là
động lực thứ nhất của sức sản xuất, đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển với
một hạ tầng Năng lượng bền vững.
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội nghị các Nhà tài trợ
cho Việt Nam tháng 12-2010 đã cam kết giành 7,9 tỉ USD cả đa phương và song
phương cho nền kinh tế Việt Nam. Với nguồn vốn này, rất hy vọng Hệ thống Năng
lượng cũng được tháo gỡ một phần khó khăn để vận hành ổn định và tiếp tục phát
triển bền vững và làm đúng chức năng trong sự nghiệp phát triển đất nước.