Theo tổng cục thống kê, “vốn đầu tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hay
duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường được thực hiện
qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là
bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động”.
Có hai nhận xét nhỏ về định nghĩa trên.
Thứ nhất, từ “vốn” trong thuật ngữ “vốn đầu tư” của định nghĩa trên có thể gây ra
sự lẫn lộn. Trong kinh tế học không có khái niệ m “vốn đầu tư”. Vốn (capital) là khái
niệ m mang tính khối tích lũy (stock) và có thể được xác định tại một thời điểm (thí dụ
31 tháng 12 hay bất cứ thời điểm nào của năm), còn “đầu tư” (investment) mang tính
dòng, luồng, lượng chảy (flow) trong một khoảng thời gian nhất định (thí dụ, trong một
tháng, một quý hay một năm chứ không phải tại một thời điểm). Vốn tại một thời điể m
(thí dụ 31-12 năm nay) bằng vốn ở thời điể m trước (chẳng hạn 30- tháng 6 năm đó)
cộng với (+) đầu tư trong thời gian từ thời điể m trước đến thời điểm đang nói đến, trừ đi
(-) hao mòn trong cùng khoảng thời gian đó. Vốn và đầu tư, tuy có liên hệ với nhau
nhưng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vì thế “vốn đầu tư” là vô nghĩa và gây lẫn
lộn. Chính vì thế nên bỏ chữ “vốn” trong từ “vốn đầu tư” cho khỏi lẫn lộn.
Thứ hai, định nghĩa trên chỉ nói đến những chi tiêu “để làm tăng hay duy trì tài
sản vật chất” mà không nói đến các chi tiêu để duy trì, nâng cao sức khỏe, và sự hiểu
biết của con người (cũng như để duy trì, và tăng cường mạng lưới các m ối quan hệ tin
cậy trong nền kinh tế, chẳng hạn các định chế thích hợp) tức là duy trì hay làm tăng
“vốn con người” (cũng như “vốn xã hội”). Đấy là điều dễ hiểu vì tập quán thống kê phổ
biến hiện hành (theo hệ thống tài khoản quốc gia của Liên Hiệp Quốc) là như vậy.
Với hai sự hạn chế nêu trên, trong báo cáo này chúng ta dựa hoàn toàn vào các số
liệu chính thức về “vốn đầu tư”, cũng như về quyết toán ngân sách nhà nước của Tổng
cục thống kê để phân tích.
Đầu tư từ ngân sách nhà nước là m ột phần của đầu tư của khu vực nhà nước. Đầu
tư của khu vực nhà nước lại là một phần của đầu tư của toàn xã hội. Để có bức tranh về
quy mô và tầm quan trọng của đầu tư từ ngân sách, trước tiên hãy xem xét cơ cấu đầu tư
của toàn xã hội (Bảng 1).
10 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2023 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đầu tư từ ngân sách nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Nguyễn Quang A1
Theo tổng cục thống kê, “vốn đầu tư là toàn bộ những chi tiêu để làm tăng hay
duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường được thực hiện
qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là
bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động”.
Có hai nhận xét nhỏ về định nghĩa trên.
Thứ nhất, từ “vốn” trong thuật ngữ “vốn đầu tư” của định nghĩa trên có thể gây ra
sự lẫn lộn. Trong kinh tế học không có khái niệm “vốn đầu tư”. Vốn (capital) là khái
niệm mang tính khối tích lũy (stock) và có thể được xác định tại một thời điểm (thí dụ
31 tháng 12 hay bất cứ thời điểm nào của năm), còn “đầu tư” (investment) mang tính
dòng, luồng, lượng chảy (flow) trong một khoảng thời gian nhất định (thí dụ, trong một
tháng, một quý hay một năm chứ không phải tại một thời điểm). Vốn tại một thời điểm
(thí dụ 31-12 năm nay) bằng vốn ở thời điểm trước (chẳng hạn 30- tháng 6 năm đó)
cộng với (+) đầu tư trong thời gian từ thời điểm trước đến thời điểm đang nói đến, trừ đi
(-) hao mòn trong cùng khoảng thời gian đó. Vốn và đầu tư, tuy có liên hệ với nhau
nhưng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vì thế “vốn đầu tư” là vô nghĩa và gây lẫn
lộn. Chính vì thế nên bỏ chữ “vốn” trong từ “vốn đầu tư” cho khỏi lẫn lộn.
Thứ hai, định nghĩa trên chỉ nói đến những chi tiêu “để làm tăng hay duy trì tài
sản vật chất” mà không nói đến các chi tiêu để duy trì, nâng cao sức khỏe, và sự hiểu
biết của con người (cũng như để duy trì, và tăng cường mạng lưới các mối quan hệ tin
cậy trong nền kinh tế, chẳng hạn các định chế thích hợp) tức là duy trì hay làm tăng
“vốn con người” (cũng như “vốn xã hội”). Đấy là điều dễ hiểu vì tập quán thống kê phổ
biến hiện hành (theo hệ thống tài khoản quốc gia của Liên Hiệp Quốc) là như vậy.
Với hai sự hạn chế nêu trên, trong báo cáo này chúng ta dựa hoàn toàn vào các số
liệu chính thức về “vốn đầu tư”, cũng như về quyết toán ngân sách nhà nước của Tổng
cục thống kê để phân tích.
Đầu tư từ ngân sách nhà nước là một phần của đầu tư của khu vực nhà nước. Đầu
tư của khu vực nhà nước lại là một phần của đầu tư của toàn xã hội. Để có bức tranh về
quy mô và tầm quan trọng của đầu tư từ ngân sách, trước tiên hãy xem xét cơ cấu đầu tư
của toàn xã hội (Bảng 1).
Có thể thấy từ bảng này rằng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước (trong đó có
đầu tư từ ngân sách) chiếm tỷ lệ khá cao, gần 50% trong các năm giữa 1990, rồi tăng rất
nhanh trong các năm sau đó với đỉnh điểm gần 60% trong các năm 1999-2001, rồi giảm
1 Báo cáo tại Hội thảo “Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế” do
Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội và Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức, Huế - 28-29/12/2010
2
dần đến mức thấp nhất gần 34% vào năm 2008, và từ đó lại có xu hướng tăng nhanh. Tỷ
lệ đầu tư của khu vực nhà nước khoảng gần hay trên 50% tổng đầu tư suốt mười năm
(1996-2005), và có thể thấy rõ sự biến động theo chính sách “kích cầu” nhằm đối phó
với tác động của khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997-1998 và khủng hoảng toàn
cầu 2007-2008.
Bảng 1: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế (%)
Tổng số
Chia ra
Kinh tế
Nhà nước
Kinh tế ngoài
nhà nước
Khu vực có vốn
đầu tư nước
ngoài
1995 100,0 42,0 27,6 30,4
1996 100,0 49,1 24,9 26,0
1997 100,0 49,4 22,6 28,0
1998 100,0 55,5 23,7 20,8
1999 100,0 58,7 24,0 17,3
2000 100,0 59,1 22,9 18,0
2001 100,0 59,8 22,6 17,6
2002 100,0 57,3 25,3 17,4
2003 100,0 52,9 31,1 16,0
2004 100,0 48,1 37,7 14,2
2005 100,0 47,1 38,0 14,9
2006 100,0 45,7 38,1 16,2
2007 100,0 37,2 38,5 24,3
2008 100,0 33,9 35,2 30,9
Sơ bộ 2009 100,0 40,6 33,9 25,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Đầu tư từ ngân sách là một phần của đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước. Bảng 2
cho ta biết tỷ lệ của đầu tư từ ngân sách trong tổng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước.
Có thể thấy đầu tư từ ngân sách nhà nước luôn chiếm trên 40% của tổng đầu tư
của khu vực kinh tế nhà nước, thấp nhất là 40,4% năm 1998 và từ đó tăng gần như liên
tục (với ngoại lệ của năm 2002) lên mức 64,4 % trong năm 2009.
Lấy (tỷ lệ đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước trong tổng đầu tư xã hội) (x) nhân
với (tỷ lệ đầu tư từ ngân sách trên tổng đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước) cho ta tỷ lệ
của đầu tư từ ngân sách nhà nước trên tổng đầu tư xã hội. Tỷ lệ này (các số trong ngoặc)
cũng được trình bày trong Bảng 2 ở cột “vốn ngân sách nhà nước”. Những con số này
3
cho ta cảm nhận về vai trò của đầu tư từ ngân sách nhà nước trong tổng đầu tư xã hội.
Trừ năm 1995, đầu tư từ ngân sách luôn chiếm hơn 1 phần 5 tổng đầu tư xã hội, trong đó
gần một thập kỷ (9 năm) tỷ lệ này là gần hay hơn 1/4.
Bảng 2: Cơ vốn cấu đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước theo nguồn vốn (%)
Tổng số
Chia ra
Vốn ngân sách Nhà nước Vốn vay
Vốn của các
doanh nghiệp Nhà
nước và nguồn
vốn khác
1995 100,0 44,6 (18,7) 19,9 35,5
1996 100,0 45,6 (22,4) 19,3 35,1
1997 100,0 44,0 (21,7) 23,7 32,3
1998 100,0 40,4 (22,4) 28,3 31,3
1999 100,0 41,3 (24,2) 32,1 26,6
2000 100,0 43,6 (25,8) 31,1 25,3
2001 100,0 44,7 (26,7) 28,2 27,1
2002 100,0 43,8 (25,1) 30,4 25,8
2003 100,0 45,0 (23,8) 30,8 24,2
2004 100,0 49,5 (23,8) 25,5 25,0
2005 100,0 54,4 (25,6) 22,3 23,3
2006 100,0 54,1 (24,9) 14,5 31,4
2007 100,0 54,2 (20,2) 15,4 30,4
2008 100,0 61,8 (21,0) 13,5 24,7
Sơ bộ 2009 100,0 64,3 (26,1) 14,1 21,6
Nguồn: Tổng cục Thống kê (số trong ngoặc là tỷ lệ đầu tư từ ngân sách trên tổng đầu tư xã hội)
Tỷ lệ đầu tư từ ngân sách trên tổng đầu tư xã hội tăng nhanh sau khủng hoảng
1997-1998 và đạt đỉnh điểm 26,7% năm 2001 và giảm dần xuống mức 20,2% năm 2007
rồi lại có xu hướng tăng nhanh, cũng vẫn phản ánh việc đối phó với các cuộc khủng
hoảng.
Bảng 3 cho chúng ta thấy khối lượng đầu tư, theo giá thực tế, từ ngân sách nhà
nước. Theo Tổng cục Thống kê, trong mười một tháng của năm 2010, vốn đầu tư từ
ngân sách Nhà nước thực hiện đạt 131,1 nghìn tỷ đồng, bằng 102,2% kế hoạch năm.
Trong cột thứ ba của Bảng 3 cũng cho thấy độ lớn của đầu tư từ ngân sách bằng
bao nhiêu phần trăm của GDP. Từ năm 2000 đến nay, đầu tư từ ngân sách nhà nước
bằng gần hay trên 10% của GDP (8,8% năm 2000 và 11,2% năm 2009).
4
Bảng 3: Đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước
Tổng số
Chia ra
Vốn ngân sách Nhà nước Vốn vay
Vốn của các
doanh nghiệp Nhà
nước và nguồn
vốn khác
Giá thực tế, tỷ đồng; (% GDP)
1995 30447 13575 (5,9%) 6064 10808
1996 42894 19544 (7,2%) 8280 15070
1997 53570 23570 (7,5%) 12700 17300
1998 65034 26300 (7,3%) 18400 20334
1999 76958 31763 (7,9%) 24693 20502
2000 89417 39006 (8,8%) 27774 22637
2001 101973 45594 (9,5%) 28723 27656
2002 114738 50210 (9,4%) 34937 29591
2003 126558 56992 (9,3%) 38988 30578
2004 139831 69207 (9,7%) 35634 34990
2005 161635 87932 (10,5%) 35975 37728
2006 185102 100201 (10,3%) 26837 58064
2007 197989 107328 (9,4%) 30504 60157
2008 209031 129203 (8,7%) 28124 51704
Sơ bộ 2009 287534 184941 (11,2%) 40418 62175
Nguồn: Tổng cục Thống kê; (đầu tư từ ngân sách nhà nước/GDP, phần trăm)
Chúng ta cũng có thể xem xét để có cảm nhận về đầu tư từ ngân sách qua các số
liệu quyết toán ngân sách nhà nước.
Theo Luật ngân sách, chi ngân sách được phân thành ba lĩnh vực chính:
- 1. Chi thường xuyên.
- 2. Chi đầu tư phát triền.
- 3. Chi trả nợ và chi khác.
1. Chi thường xuyên.
Các khoản chi thường xuyên mang tính chất là các khoản chi cho tiêu dùng
5
xã hội và gắn liền
với chức năng quản lý xã hội của nhà nước.
1.1. Chi sự nghiệp
1.2. Chi quán lý nhà nước
1.3. Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
1.4. Trợ giá theo chính sách của Nhà nước
1.5. Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật
2. Chi đầu tư phát triển.
2.1. Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
2.2. Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các
tổ chức
tài chính của nhà nước.
2.3. Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thnộc
lĩnh vực cần
thiết có sự tham gia của nhà nước.
2.4. Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia.
2.5. Chi bổ sung dự trữ nhà nước.
3. Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay và chi khác
- Trả nợ trong nước
- Trả nợ nước ngoài
- Chi khác
6
Như thế có thể thấy vốn đầu tư từ ngân sách có liên quan đến chi đầu tư phát triển,
nhưng hai thứ không hoàn toàn như nhau, và các số liệu đầu tư từ ngân sách (Bảng 3) và
chi đầu tư phát triển trong quyết toán chi ngân sách nhà nước (Bảng 4) không trùng
nhau. Chúng tôi sao số liệu về vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước lấy từ Bảng 3 vào giữa
dòng “Chi đầu tư phát triển” và dòng “Trong đó: Chi XDCB” của quyết toán ngân sách
nhà nước để dễ so sánh. Theo quy định như trên về chi đầu tư phát triển, chúng ta kỳ
vọng chi ngân sách nhà nước về đầu tư phát triển không thể ít hơn đầu tư từ ngân sách
nhà nước (vì một phần của mục chi này có thể không là đầu tư). Thế nhưng từ năm 2000
đến 2002 vốn đầu tư từ ngân sách luôn lớn hơn chi đầu tư phát triển (tương ứng cho các
năm đó là 9.328; 5.358 và 4.992 tỷ), cũng như các năm 2004-2006 (lớn hơn 3.093; 8.733
và 11.860 tỷ). Còn trong các năm 2003, 2007-2008 thì vốn đầu tư từ ngân sách ít hơn chi
đầu tư phát triển (và độ chênh lệch tương ứng của các năm đó là -2.637; -4.832 và -
6.708 tỷ); sự chênh lệch là từ vài ba ngàn tỷ đến gần 12 ngàn tỷ (bằng từ khoảng 4,5%
của đầu tư ngân sách vào các năm 2003, 2004, 2007 đến gần hay trên 10% vào các năm
2001, 2002, 2005 và 2006, đặc biệt sự chênh lệch lên đến 24% năm 2000). Đấy là những
điều cần có sự lý giải.
Bảng 4: Quyết toán chi ngân sách Nhà nước
Tỷ đồng
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
TỔNG CHI 108961 129773 148208 181183 214176 262697 308058 399402 494600
Trong tổng chi
Chi đầu tư phát triển 29624 40236 45218 59629 66115 79199 88341 112160 135911
Đầu tư từ ngân sách (từ Bảng 3) 39006 45594 50210 56992 69207 87932 100201 107328 129203
Trong đó: Chi XDCB 26211 36139 40740 54430 61746 72842 81078 107440 124664
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội 61823 71562 78039 95608 107979 132327 161852 211940 258493
Trong đó:
Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 12677 15432 17844 22881 25343 28611 37332 53774 63547
Chi sự nghiệp y tế 3453 4211 4656 5372 6009 7608 11528 16426 19918
7
Chi dân số kế họach hoá gia đình 559 434 841 666 397 483 489 612 1072
Chi sự nghiệp khoa học và CNMT 1243 1625 1852 1853 2362 2584 2540 7604 7744
Chi sự nghiệp văn hoá, thông tin 919 921 1066 1258 1584 2099 1874 2346 2713
Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình 717 838 681 1056 1325 1464 1184 1410 1550
Chi sự nghiệp thể dục, thể thao 387 483 586 648 883 879 956 1005 1126
Chi lương hưu, đảm bảo xã hội 10739 13425 13221 16451 17282 17747 22157 36597 50265
Chi sự nghiệp kinh tế 5796 6288 7987 8164 10301 11801 14212 16145 21538
Chi quản lý hành chính 8089 8734 8599 11359 15901 18761 18515 29214 32855
Chi bổ sung quĩ dự trữ tài chính 846 849 535 111 78 69 135 185 152
Nguồn: Tổng cục Thống kê (Dòng đầu tư từ ngân sách (từ Bảng 3) được đưa them để so sánh)
Có thể thấy vốn đầu tư từ ngân sách có quan hệ với chi đầu tư phát triển. Lấy vốn
đầu tư từ ngân sách (Bảng 3) chia cho tổng chi ngân sách (Bảng 4) chúng ta sẽ biết đầu
tư từ ngân sách chiếm bao nhiêu phần trăm của tổng chi ngân sách. Các số liệu này được
chèn vào Bảng 5 về cơ cấu chi ngân sách (dòng “Đầu tư từ ngân sách” được chèn vào
giữa dòng “Chi đầu tư phát trển” và dòng “Trong đó: Chi XDCB” trong Bảng 5).
Bảng 5: Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước
%
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
TỔNG CHI 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Trong tổng chi
Chi đầu tư phát triển 27,19 31,00 30,51 32,91 30,87 30,15 28,68 28,08 27,48
Đầu tư từ ngân sách 35,80 35,13 33,88 31,46 32,31 33,47 32,53 26,87 26,12
Trong đó: Chi XDCB 24,06 27,85 27,49 30,04 28,83 27,73 26,32 26,90 25,21
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội 56,74 55,14 52,66 52,77 50,42 50,37 52,54 53,06 52,26
Trong đó
Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 11,63 11,89 12,04 12,63 11,83 10,89 12,12 13,46 12,85
Chi sự nghiệp y tế 3,17 3,24 3,14 2,96 2,81 2,90 3,74 4,11 4,03
Chi dân số kế họach hoá gia đình 0,51 0,33 0,57 0,37 0,19 0,18 0,16 0,15 0,22
Chi sự nghiệp khoa học và CNMT 1,14 1,25 1,25 1,02 1,10 0,98 0,82 1,90 1,57
Chi sự nghiệp văn hoá, thông tin 0,84 0,71 0,72 0,69 0,74 0,80 0,61 0,59 0,55
Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình 0,66 0,65 0,46 0,58 0,62 0,56 0,38 0,35 0,31
Chi sự nghiệp thể dục, thể thao 0,36 0,37 0,40 0,36 0,41 0,33 0,31 0,25 0,23
Chi lương hưu, đảm bảo xã hội 9,86 10,34 8,92 9,08 8,07 6,76 7,19 9,16 10,16
8
Chi sự nghiệp kinh tế 5,32 4,85 5,39 4,51 4,81 4,49 4,61 4,04 4,35
Chi quản lý hành chính 7,42 6,73 5,80 6,27 7,42 7,14 6,01 7,31 6,64
Chi bổ sung quĩ dự trữ tài chính 0,78 0,65 0,36 0,06 0,04 0,03 0,04 0,05 0,03
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Có thể thấy đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm từ hơn 26% (năm 2008) đến gần
34% (năm 2002) của tổng chi ngân sách của năm tương ứng.
So sánh với chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo (khoảng từ 11 đến 13 % tổng chi
ngân sách) và chi cho sự nghiệp y tế (từ khoảng 3 đến 4% của tổng chi ngân sách),
chúng ta có thể thấy đầu tư cho “tài sản vật chất” lớn hơn rất nhiều so với chi cho “tài
sản con người”. Đó là chưa kể đến phần vốn vay (Bảng 2 và Bảng 3) cũng là để “để làm
tăng hay duy trì tài sản vật chất” mà các khoản vay này sẽ phải được chi trả trong
tương lai dưới tiêu đề “chi trả nợ lãi và gốc” trong quyết toán chi ngân sách. Nếu tính cả
phần vay để đầu tư, thì có thể nói đầu tư cho “tài sản vật chất” quá lớn so với cho “tài
sản con người”.
Để phát triển kinh tế – xã hội tất cả các nước đều dựa vào ba nguồn lực chính: con
người, tài nguyên thiên nhiên (mà kinh tế học gọi chung là “đất đai”) và vốn.
Tăng trưởng kinh tế của chúng ta những năm gần đây phụ thuộc quá nhiều vào
vốn (phần đóng góp của vốn cho tăng trưởng kinh tế lên đến trên 60%), trong khi vốn
của chúng ta chưa nhiều nên phải dựa nhiều vào vốn vay và vốn đầu tư nước ngoài.
Dùng vốn vay không khéo, kém hiệu quả có thể đẩy đất nước lâm vào cảnh nợ nần.
Tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được, nên có hạn. Việc khai thác tài nguyên
thiên nhiên như rừng tự nhiên, dầu thô, các khoáng sản khác, nước, không khí, … sẽ làm
cho tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và xuống cấp nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường.
Nguồn nhân lực là tài nguyên lớn nhất, quan trọng nhất và có thể tái tạo được của
đất nước. Nhưng phải đầu tư cho nó: chăm sóc sức khỏe để người dân được khỏe mạnh,
cường tráng; giáo dục và đào tạo để người dân có hiểu biết, có kỹ năng để có thể trở
thành người lao động có hiệu quả.
Để có phát triển bền vững việc nuôi dưỡng, phát triển và sử dụng tài nguyên quan
trọng nhất, tái tạo được của đất nước - tài nguyên con người - phải là ưu tiên số một, dài
lâu và liên tục. Chính sách của nhà nước về lĩnh vực này phải là các chính sách quan
trọng nhất, cần sự quan tâm nhiều nhất của chính phủ và của toàn dân. Chính vì thế các
chính sách giáo dục, đào tạo và các chính sách chăm sóc sức khỏe cho toàn dân phải là
quốc sách.
Đấy là những điều đơn giản, dễ hiểu tưởng chừng ai cũng biết. Người ta có vẻ
hiểu những điều đơn giản trên. Người ta rao giảng về các quốc sách hàng đầu: giáo dục-
đào tạo, chăm sóc sức khỏe. Thế nhưng, các con số biết nói nêu trên về đầu tư từ ngân
9
sách nhà nước (và từ vốn vay mà sẽ phải được tính vào chi ngân sách tương lai) chỉ để
“duy trì hay làm tăng tài sản vật chất” cao hơn rất nhiều chi cho tài nguyên con người.
Tổng chi cho y tế của Việt Nam thuộc loại cao, bằng 6,6% của tổng thu nhập quốc
nội (GDP) [Indonesia: 2,5%; Thái Lan: 3,5%; Ấn Độ: 3,6%; Philippine: 3,8%; Lào: 4%;
Malaysia: 4,3%; Trung Quốc: 4,6%; Hàn Quốc: 6,4%].
Tuy vậy, phần chi công trong tổng chi (gồm: từ ngân sách nhà nước 18%, bảo
hiểm y tế 11%, viện trợ 2,2%, chi khác 8%) của Việt Nam còn khá ít, chỉ chiếm 39%.
Nói cách khác, 61% là do các hộ gia đình chi từ tiền túi của mình.
Nếu tỷ lệ chi của các hộ gia đình trên 50% thì hệ thống y tế là cực kỳ không công
bằng, nói chi đến 61%.
Chi ngân sách nhà nước cho y tế của Việt Nam, Bảng 5, chỉ khoảng 3-4% tổng chi
ngân sách nhà nước (Trung Quốc và Hàn Quốc có tỷ lệ gấp đôi hoặc hơn). Như thế vấn
đề lớn là phải tăng tỷ lệ chi công lên trên 50% tổng chi phí, giảm tỷ lệ chi của các hộ gia
đình một cách đáng kể mới có thể có hệ thống chăm sóc sức khỏe công bằng hơn, không
đẩy nhiều gia đình bị đói nghèo vì bệnh tật. Đấy là một đòi hỏi bức bách.
Bức tranh cũng tương tự với giáo dục. Tổng chi cho giáo dục của chúng ta cũng
cao, nhưng phần chi từ ngân sách chưa tương xứng, phần chi từ các hộ gia đình cao và là
gánh nặng nhất là đối với các gia đình nghèo.
Theo đánh giá của ông Vũ Quang Việt trong bài “Chi tiêu cho giáo dục: Những
con số ‘giật mình’!” trên Vietnamnet thì tổng chi cho giáo dục của Việt Nam như sau.
Bảng 6: Tổng chi cho giáo dục ở Việt Nam
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng chi cho giáo dục (tỷ đồng) 23.219 25.882 34.088 37.552 54.223 68.968
Tỷ lệ chi/GDP (%) 5,3 5,4 7,8 6,1 7,6 8,3
Tỷ lệ ngân sách cho giáo dục /GDP 3,2 3,2 4,7 3,7 4,6 5,0
Tỉ lệ cấp tài chính của ngân sách nhà nước và của khu vực tư, theo ông Việt, như sau.
Bảng 7: Chi tiêu cho giáo dục, so sánh quốc tế
Việt Nam Mỹ Pháp Nhật Hàn Quốc OCDE
Chi tiêu cho giáo dục/GDP (%) 8,3 7,2 6,1 4,7 7,1 6,1
Từ ngân sách 5 5,3 5,7 3,5 4,2 4,9
Từ dân và các nguồn khác 3,3 1,9 0,4 1,2 2,9 1,2
Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục (%)
10
Từ ngân sách 60 74 93 74 59 80
Từ dân và các nguồn khác 40 26 7 26 41 20
Nói cách khác, hệ thống y tế và giáo dục của Việt Nam vô cùng KHÔNG CÔNG
BẰNG (và kém hiệu quả), phần chi từ ngân sách quá ít đẩy gánh nặng chăm sóc sức
khỏe và giáo dục lên các hộ gia đình. Có các chính sách tạo ra những khuyến khiến chi
tiêu kém hiệu quả trong chi tiêu y tế (thí dụ chi phí cho thuốc chiếm đến trên 60% tổng
chi xã hội cho y tế, biệt dược có giá cao hơn 40 lần giá tham khảo quốc tế cao hơn mức
giá ở Thái Lan khoảng trên 10 lần và biệt dược được dung quá nhiều) và trong chi tiêu
giáo dục.
Phải phân bổ phần lớn hơn nhiều trong tổng chi ngân sách cho giáo dục, cho chăm
sóc sức khỏe và bớt phần đầu tư từ ngân sách và phần vay để duy trì và tăng “tài sản vật
chất”.
Cần có thay đổi cơ bản trong tư duy phát triển: từ bỏ sự đam mê số lượng tăng
trưởng GDP mà (giảm đầu tư từ ngân sách nhà nước) tăng chi tiêu cho giáo dục đào tạo
và chăm sóc sức khỏe; tức là phân bổ lại nguồn lực để có thể đảm bảo cho sự phát triển
bền vững, giảm thâm hụt ngân sách. Khi đó không đam mê theo đuổi con số tăng trưởng
GDP, thì vẫn có sự tăng trưởng cao và bền vững.
Tất nhiên, còn phải bàn đến tính hiệu quả của chi ngân sách nhà nước và của đầu
tư từ ngân sách nhà nước và làm sao để có thể tăng hiệu quả để có sự phát triển bền
vững mà vẫn nhanh, (có những chính sách tạo ra các những khuyến khiến đầu tư kém
hiệu quả khá giống như trong y tế và giáo dục) nhưng đó là chủ đề của một nghiên cứu
khác.