Đề tài Để học tốt hơn kiến thức văn hóa – văn minh trong giáo trình Tout va Bien

Ẩn sau mỗi ngôn ngữlà cảmột nền văn minh. Chính vì vậy, học một ngôn ngữlà khám phá một nền văn minh mới. Ngày nay, sựgiao lưu văn hóa được đẩy mạnh, những kiến thức văn hóa – văn minh ngày càng trởnên quan trọng, đặc biệt đối với người học ngoại ngữ. Nước Pháp là trung tâm văn hóa của thếgiới. Tiếng Pháp được mệnh danh là ngôn ngữcủa tình yêu, nó được sửdụng khá phổbiến. Văn hóa Pháp là nền văn hóa lâu đời, có nhiều điều cho chúng ta học tập. Học tiếng Pháp là học một nền văn minh lớn của nhân loại. Chính vì vậy mà phần “Civilisation” (Văn minh) là phần không thểthiếu trong hầu hết các giáo trình tiếng Pháp. Nó mang đến cho người học những hiểu biết vềtất cảcác lĩnh vực: xã hội, tôn giáo, đạo đức, chính trị, nghệthuật, khoa học, kí thuật,v.v…Hơn nữa, nó làm cho việc tiếp nhận những kiến thức ngôn ngữdễdàng hơn. Trong những năm gần đây, giáo trình “Tout va bien!” là giáo trình chính được sửdụng cho sinh viên năm thứnhất và năm thứhai của Khoa ngôn ngữvà văn hóa Pháp, Trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Những chủ đề được đềcập trong phần “Civilisation” cuảgiáo trình này thực sựrất thú vị. Đó là những hiểu biết vềcác khía cạnh của cuộc sống hàng ngày nhưgia đình, giới trẻ, chính trị, báo chí, phim ảnh … Tuy nhiên, ngôn ngữthì dễ, văn hóa mới khó. Sinh viên năm thứhai gặp không ít khó khăn trong việc thu nhận kiến thức đểhọc tốt phần này. Đó 2 chính là lí do tôi chọn đềtài này đểnghiên cứu. Bài nghiên cứu này nhằm tìm cách trảlời các câu hỏi sau : • Văn minh là gi? • Mối quan hệgiữa ngôn ngữvà văn minh nhưthếnào? • Kiến thức văn minh có vai trò nhưthếnào đối với các kĩnăng giao tiếp? • Sinh viên năm thứhai khoa ngôn ngữvà văn hóa Pháp gặp những khó khăn gì khi học phần “Civilisation” trong giáo trình “Tout va bien !3”? • Làm thếnào đểhọc tốt phần “Civilisation” trong giáo trình “Tout va bien !3”?

pdf12 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1873 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Để học tốt hơn kiến thức văn hóa – văn minh trong giáo trình Tout va Bien, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐỂ HỌC TỐT HƠN KIẾN THỨC “VĂN HÓA – VĂN MINH” TRONG GIÁO TRÌNH “Tout va bien 3” Sinh viên: Trần Thị Hằng Lớp: 081F1 Khoa NN&VH Pháp Người hướng dẫn: Th.s Trần Quỳnh Hương 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Ẩn sau mỗi ngôn ngữ là cả một nền văn minh. Chính vì vậy, học một ngôn ngữ là khám phá một nền văn minh mới. Ngày nay, sự giao lưu văn hóa được đẩy mạnh, những kiến thức văn hóa – văn minh ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt đối với người học ngoại ngữ. Nước Pháp là trung tâm văn hóa của thế giới. Tiếng Pháp được mệnh danh là ngôn ngữ của tình yêu, nó được sử dụng khá phổ biến. Văn hóa Pháp là nền văn hóa lâu đời, có nhiều điều cho chúng ta học tập. Học tiếng Pháp là học một nền văn minh lớn của nhân loại. Chính vì vậy mà phần “Civilisation” (Văn minh) là phần không thể thiếu trong hầu hết các giáo trình tiếng Pháp. Nó mang đến cho người học những hiểu biết về tất cả các lĩnh vực: xã hội, tôn giáo, đạo đức, chính trị, nghệ thuật, khoa học, kí thuật,v.v…Hơn nữa, nó làm cho việc tiếp nhận những kiến thức ngôn ngữ dễ dàng hơn. Trong những năm gần đây, giáo trình “Tout va bien!” là giáo trình chính được sử dụng cho sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai của Khoa ngôn ngữ và văn hóa Pháp, Trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Những chủ đề được đề cập trong phần “Civilisation” cuả giáo trình này thực sự rất thú vị. Đó là những hiểu biết về các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày như gia đình, giới trẻ, chính trị, báo chí, phim ảnh … Tuy nhiên, ngôn ngữ thì dễ, văn hóa mới khó. Sinh viên năm thứ hai gặp không ít khó khăn trong việc thu nhận kiến thức để học tốt phần này. Đó 2 chính là lí do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. Bài nghiên cứu này nhằm tìm cách trả lời các câu hỏi sau : • Văn minh là gi? • Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn minh như thế nào? • Kiến thức văn minh có vai trò như thế nào đối với các kĩ năng giao tiếp? • Sinh viên năm thứ hai khoa ngôn ngữ và văn hóa Pháp gặp những khó khăn gì khi học phần “Civilisation” trong giáo trình “Tout va bien !3”? • Làm thế nào để học tốt phần “Civilisation” trong giáo trình “Tout va bien !3”? 1.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, diễn dịch. Nêu vấn đề rồi giải quyết vấn đề bằng phân tích ví dụ. - Bài nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua các câu hỏi khảo sát đối với sinh viên. Tôi đã tiến hành hai cuộc điều tra đối với sinh viên năm thứ hai Khoa ngôn ngữ và văn hóa Pháp, trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Việc học kiến thức văn minh trong phần “Civilisation” của giáo trình tiếng Pháp “Tout va bien!3” 1.4. Phạm vi nghiên cứu Sinh viên năm thứ hai, khóa 42 khoa ngôn ngữ và văn hóa Pháp. Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội 1.5. Dự kiến đóng góp Phân tích vai trò của kiến thức văn minh đối với việc nâng cao kĩ năng thực hành tiếng thông qua các ví dụ trong giáo trình “Tout va bien!3” Tìm hiểu tình hình học tập và những khó khăn của sinh viên khi học phần “Civilisation” để đưa ra những giải pháp học tập tốt hơn. 3 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tổng quan về việc học kiến thức văn minh Thuật ngữ văn minh “civilisation” có nguồn gốc từ từ civis trong tiếng latinh có nghĩa là “thị dân”. Đây thực sự là một thuật ngữ trừu tượng. Có rất nhiều định nghĩa văn minh, mỗi định nghĩa thể hiện cách nhìn nhận đánh giá khác nhau. Dù có những quan niệm khác nhau về văn minh thì không ai có thể phủ nhận mối quan hệ không thể chia tách giữa ngôn ngữ và văn minh. Do đó việc học ngôn ngữ không thể thực hiện một cách độc lập với việc học kiến thức văn minh. Những hiểu biết văn hóa rất cần thiết đối với quá trình giao tiếp và lĩnh hội. Chương này sẽ giới thiệu một số định nghĩa phổ biến về văn minh, những định nghĩa gần với những kiến thức trong phần “civilisation” của giáo trình “Tout va bien !3”. Sau đó đề cập đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn minh. Cuối cùng, bằng những ví dụ cụ thể được trích từ giáo trình “Tout va bien! 3”, phân tích vai trò của kiến thức văn hóa đối với các kĩ năng thực hành tiếng. 2.1.1. Các định nghĩa về văn minh Theo từ điển chính trị trực tuyến Toupictionnaire : “văn minh là tập hợp các đặc trưng riêng biệt của một xã hội, một vùng, một dân tộc, một quốc gia, trong tất cả các lĩnh vực: xã hội, tôn giáo, đạo đức, chính trị, nghệ thuật, trí tuệ, khoa học, kỹ thuật ... Các thành phần của nền văn minh được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giáo dục”. 2.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn minh Văn minh và ngôn ngữ có liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn minh và văn minh chứa đựng trong ngôn ngữ. Người ta đã nói rằng ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ ngôn ngữ và văn tự để được lưu truyền và trong tương lai, nền văn hóa cũng nhờ vào ngôn ngữ để phát triển. Sự biến đổi và phát triển ngôn ngữ lại luôn luôn đi song song với biến đổi và phát triển văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hía phải nghiên cứu ngôn ngữ, và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ phải chú tâm đến văn hóa. Điều đó 4 được thể hiện rõ ràng trong trường hợp tiếp xúc giao thiệp văn hóa mà hai bên (khác dân tộc, khác quốc gia) có bối cảnh văn hóa khác nhau. Thông thường thì trình độ sử dụng một ngôn ngữ như một ngoại ngữ (khả năng nghe, nói, đọc và viết, mà nghe là quan trọng nhất) được quyết định bằng hai yếu tố: Sự am hiểu về ngôn ngữ đó và sự hiểu biết về kiến thức văn hóa trong bối cảnh của ngôn ngữ đó. Khi một người đã nắm được đầy đủ những kiến thức ngôn ngữ mà vẫn không giải thích thỏa đáng được ngoại ngữ là vì họ không có đủ kiến thức về bối cảnh của ngôn ngữ đó. Do sự khác biệt về óc thẩm mỹ, cách suy tư, quan niệm giá trị, đặc trưng tâm lý và tập quán của từng dân tộc, cách giải thích và diễn đạt cùng một sự vật cũng sẽ khác nhau. Cho nên có khó khăn hoặc có khi dẫn tới sự hiểu lầm trong tiếp xúc là lẽ đương nhiên. “Các khóa học ngôn ngữ là một thời điểm đặc biệt mà cho phép người học khám phá những nhận thức khác và phân loại của thực tế, các giá trị khác, những cách thức khác của cuộc sống ... Nói tóm lại, học ngoại ngữ, có nghĩa là liên hệ với một nền văn hóa mới " 2.1.3. Vai trò của kĩ năng văn hóa đối với kĩ năng thực hành tiếng Nếu người học ngôn ngữ nói chung và ngoại ngữ nói riêng chỉ có kiến thức về ngôn ngữ thì rõ ràng chưa đủ để có thể thực hành giao tiếp có hiệu quả. Bởi vì, đó mới chỉ là phương tiện để thể hiện nội dung giao tiếp chứ chưa phải là nội dung cần được chuyển tải giao tiếp. Đối với sinh viên năm thứ hai khoa Pháp thì kiến thức văn minh rất cần thiết khi thực hành tiếng vì các bài tập đặt ra trong từng phần của môn thực hành tiếng đều phản ánh các nội dung mang tính thời sự và chứa đựng rất nhiều kiến thức văn minh. Để giải quyết được những bài tập đó cần hiểu về văn minh của người Pháp. Các kĩ năng thực hành tiếng bao gồm : nghe, nói, đọc, viết 2.1.3.1 Vai trò của kiến thức văn minh đối với kĩ năng nghe hiểu Hiểu không phải là một quá trình tiếp nhận đơn giản: nghe không những đòi hỏi kiến thức về hệ thống âm vị học, giá trị chức năng và cấu trúc ngữ nghĩa của ngôn ngữ, mà còn cần kiến thức văn hóa và nhận thức 5 về các quy tắc văn hóa của cộng đồng xã hội trong đó giao tiếp diễn ra. Nghe hiểu là kĩ năng rất khó đối với sinh viên ngoại ngữ nói chung và sinh viên khoa Pháp nói riêng nhưng đây là kĩ năng không thể thiếu trong thực hành tiếng. Nghe hiểu sẽ dễ dàng hơn khi người đọc có vốn hiểu biết tương đối về chủ đề đang nghe, khi đó người ta có thể kết hợp nghe với suy luận để trả lời được các câu hỏi đặt ra. 2.1.3.2. Vai trò của kiến thức văn minh đối với kĩ năng diễn đạt nói Trong số bốn kỹ năng (nói, viết, nghe, đọc), học cách diễn đạt nói là một kỹ năng rất cần thiết bởi vì việc học ngoại ngữ nhằm mục đích giao tiếp. Đây cũng là một kỹ năng đòi hỏi kiến thức tổng hợp của ba kỹ năng khác. Đồng thời nó thể hiện rõ hơn cả vốn hiểu biết về văn minh của người học. Diễn đạt nói không chỉ thể hiện kiến thức ngôn ngữ đơn thuần mà còn thể hiện cả phong cách diễn đạt mang dấu ấn của ngôn ngữ đó (cử chỉ, giọng điệu, cách nói…). Văn minh bao gồm cả những qui tắc ứng xử: cách chào hỏi trên cơ sở mối quan hệ xã hội, cách thể hiện tình cảm…Người học học "những gì để nói (ngôn ngữ hành động) và" làm thế nào nói "ở các tình huống giao tiếp khác nhau (nghĩa là văn hóa xã hội). 2.1.3.3. Vai trò của kiến thức văn minh đối với kĩ năng đọc hiểu Đọc hiểu không chỉ là mục tiêu của việc học tiếng Pháp, mà còn là một kỹ năng rất quan trọng. Nó là một kỹ năng cơ bản mà người học phải nắm vững bởi vì nó là điều kiện tiên quyết cho phát triển các kỹ năng giao tiếp khác. Thật vậy, nếu người học thường xuyên làm các bài tập đọc hiểu liên quan đến các chủ đề khác nhau thì kiến thức về ngôn ngữ và văn hóa sẽ giàu có và sâu sắc hơn, nhờ đó mà các kỹ năng khác sẽ được bổ sung và phát triển. Tuy nhiên, để hiểu một văn bản hoặc tài liệu, có kỹ năng ngôn ngữ là không đủ. Bạn phải nắm vững ngữ pháp và nhớ nghĩa từ vựng, nhưng nếu bạn không có kiến thức về văn minh, bạn không thể hiểu một văn bản dễ dàng và chính xác bởi vì trong văn bản, luôn luôn có kiến thức về văn hóa xã hội với nhiều sự kiện và thông tin. 6 Mặt khác, ngôn ngữ được sử dụng linh hoạt và cần được hiểu trong một bối cảnh cụ thể. Nếu người học biết bối cảnh thì văn bản đó trở nên dễ hiểu, nếu không, ngay cả đọc toàn bộ văn bản một cách cẩn thận và biết ý nghĩa của mỗi từ, cũng sẽ khó hoặc thậm chí không thể hiểu được điều mà tác giả muốn nói. Tóm lại, kiến thức văn hóa không đóng vai trò quyết định, nhưng những kiến thức đó tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc hiểu một văn bản. 2.1.3.4. Vai trò của kiến thức văn minh đối với kĩ năng viết Diễn đạt viết cũng là kỹ năng giao tiếp khá khó đối với sinh viên năm thứ hai. Nó đòi hỏi không chỉ trình độ ngữ pháp tốt, một vốn từ giàu có, mà còn vốn hiểu biết rộng, kiến thức văn hóa phong phú. Đối với sinh viên học tiếng pháp, kiến thức văn minh ngày càng trở nên cần thiết để phát triển kĩ năng viết do các câu hỏi, các chủ đề viết mang tính hiện tại và thực tế nhiều hơn. Qua những ví dụ cụ thể được phân tích trong nghiên cứu, tôi đã làm rõ được tầm quan trọng của kiến thức văn minh với việc phát triển các kĩ năng thực hành tiếng Pháp. Đó cũng chính là lí do mà khoa ngôn ngữ và văn hóa Pháp dạy đồng thời kiến thức ngôn ngữ và kiến thức văn minh, trong hầu hết các giáo tình tiếng Pháp không thể thiếu phần “civilisation” 2.2. Phần “Civilisation” trong giáo trình “Tout va bien !3” 2.2.1. Cấu trúc của giáo trình Giáo trình gồm 5 đơn vị bài học. Mỗi đơn vị bài học tập trung giới thiệu một chủ đề khác nhau. Các tác giả đã thu hút sự chú ý, gây ấn tượng đối với người học ngay từ tên đề của mỗi đơn vị bài học. Bằng cách sử dụng các bộ phận trên cơ thể người (trái tim, đôi mắt, tai, lưỡi, tay, chân), tác giả muốn thể hiện các chủ đề liên quan trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta, đi từ suy nghĩ đến hành động. Đây là cách sắp xếp rất logic. 2.2.2. Cách đưa những kiến thức văn hóa vào giáo trình Đây là giáo trình yêu cầu tính tự giác, chủ động rất cao của sinh viên. Các kiến thức văn minh có khi được giới thiệu một cách trực tiếp qua các bài nghe, các bài khóa ở phần bốn kĩ năng thực hành tiếng trong 7 mỗi đơn vị bài học. Điều đáng chú ý là trong phần “Civilisation” các kiến thức văn minh được giới thiệu hết sức ngắn gọn, người học phải tự tìm kiếm những thông tin liên quan đến chủ đề bằng cách trả lời các câu hỏi mang tính chất định hướng. Với mỗi chủ đề được đưa ra đều có câu hỏi giúp người học tìm hiểu cả văn minh pháp và so sánh với Việt Nam. 2.2.3. Mối liên hệ giữa phần “Civilisation” và những phần khác trong giáo trình Sự sắp đặt các phần trong giáo trình đã phản ánh mối quan hệ giữa các phần trong bài với nhau. Phần tình huống đặt ra vấn đề, nêu chủ đề bài học, phần ngữ pháp giớ thiệu một số cấu trúc ngữ pháp liên quan, phần từ vựng đưa ra danh sách các từ hữu ích, thuộc chủ đề bài học. Đó là những kiến thức ngôn ngữ, trợ giúp cho việc tiếp thu kiến thức ở phần tiếp theo, đó là “Civilisation”. Những thông tin, kiến thức về văn minh mà người học thu nhận được ở phần này sẽ làm cho các kĩ năng thực hành tiếng nằm trong phần cuối cùng “compétences” dễ dàng hơn. 2.3. Tình hình học kiến thức văn minh của sinh viên năm thứ hai ở khoa ngôn ngữ và văn hóa Pháp Để tìm hiểu tình hình học kiến thức văn minh của sinh viên năm thứ hai khoa ngôn ngữ văn hóa Pháp, tôi đã tiến hành khảo sát lần thứ nhất 61 trên tổng số 90 sinh viên của khối. 14 câu hỏi mở với khả năng lựa chọn nhiều đáp án để khảo sát quan niệm của sinh viên về việc học kiến thức văn minh, phương pháp tiếp cận những hiểu biết văn hóa của sinh viên những khó khăn và nguyện vọng của sinh viên. Lần khảo sát thứ hai thực hiện trên 64 sinh viên của khối, 20 câu hỏi chọn đáp án đúng nhất về hiểu biết văn hóa – văn minh của sinh viên năm thứ hai được đặt ra dựa trên những kiến thức đã được học qua các bài học trong giáo trình “Tout va bien!3” 2.3.1. Thực trạng học kiến thức văn minh của sinh viên Qua thống kê các số liệu thu được, thấy rằng, sinh viên năm thứ hai nhận thức được sự cần thiết của việc học kiến thức văn minh, tuy nhiên mức độ không giống nhau. 39,34% sinh viên cho rằng việc học kiến thức 8 văn minh rất cần thiết, 52,46% cho rằng cần thiết, và có 8,2% cho rằng việc học này là không cần thiết. Các chủ đề đưa ra trong các phần “civilisation” phù hợp với sự quan tâm của các bạn sinh viên. Báo chí và điện ảnh thu hút sự quan tâm của hơn 50% sinh viên, các chủ đề còn lại cũng thu hút được ít nhất một phần ba sinh viên quan tâm. Tuy nhiên, còn khoảng hơn 50% sinh viên được hỏi chưa nhận ra một cách rõ ràng kiến thức văn minh có cả trong các phần khác ngoài phần “civilisation”. Kết quả điều tra thứ hai cho thấy các kiến thức về văn minh Pháp chưa thực sự trở thành vốn kiến thức của sinh viên. Các câu hỏi được đưa ra chủ yếu dựa trên nội dung các bài đã học, các kiến thức từng xuất hiện trong giáo trình, nhưng tỉ lệ sinh viên trả lời đúng không cao. Khoảng 60% số câu hỏi đặt ra có khoảng 50% sinh viên trả lời đúng, có 20% câu hỏi chỉ có 38%, thậm chí 18% số sinh viên được hỏi trả lời đúng. Lĩnh vực khó nhất đối với sinh viên là chính trị. 2.3.2. Những khó khăn của sinh viên Nhìn chung, sinh viên Việt Nam thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tiếng Pháp, đặc biệt là học về kiến thức văn minh. Những khó khăn đó chủ yếu xuất phát từ những lí do về mặt ngôn ngữ và mặt văn hóa 50% sinh viên được hỏi tự nhận thấy thiếu các kiến thức về đời sống xã hội, chính trị, lịch sử. Điều này cũng dễ hiểu bởi hai nước, hai nền văn hóa khác nhau, lại ở khá xa về mặt địa lí. Thêm vào đó, do trình độ của sinh viên không đồng đều, có người học 5 năm, 9 năm, thậm chí 13 năm rồi, nên vẫn còn 54,1% sinh viên gặp khó khăn về ngôn ngữ. Có một lí do quan trọng khiến những kiến thức văn hóa, văn minh không đọng lại lâu, khó trở thành hiểu biết thực sự của sinh viên vì chúng ta ít có cơ hội sử dụng đến những kiến thức đó ngoài việc học ngoại ngữ. 9 Chúng ta it có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với người Pháp hay trao đổi về văn minh Pháp. 2.3.3. Một số đề xuất 2.3.3.1. Đối với việc dạy Phương pháp dạy truyền thống, thầy giảng, trò nghe, cho dù thầy truyền đạt được rât nhiều kiến thức, vì các thầy cô trong khoa ít nhiều đã có thời gian học tập và làm việc ở Pháp, có rất nhiều kinh nghiệm về văn hóa Pháp. Nhưng cách dạy này sẽ đưa sinh viên đến chỗ học thụ động, tiếp nhận kiến thức thụ động, do đó những tri thức văn minh khó trở thành hiểu biết cá nhân. Cách dạy phổ biến nhất hiện nay, hiệu quả hơn và được sinh viên yêu thích hơn, đó là cách tổ chức buổi học theo phương thức thảo luận – thuyết trình. Cách tổ chức này sẽ dần dần lôi cuốn được sinh viên làm việc một cách thực sự chủ động và hiệu quả. Thầy cô đưa ra yêu cầu đối với sinh viên, phải chuẩn bị trước bài giới thiệu chủ đề, sau đó lên lớp thuyết trình, thầy cô sẽ hướng dẫn, làm rõ những kiến thức văn hóa bằng vốn kinh nghiệm thực tế của mình, giờ học sẽ trở nên sôi nổi và hiệu quả hơn. Việc để cho sinh viên chuẩn bị bài không những tạo động lực giúp sinh viên hình thành thói quen tìm tòi, chủ đọng trong họa tập, mà còn rèn kĩ năng trình bày, kĩ năng diễn đạt nói tiếng pháp, và tất nhiên, khi tiếp thu tri thức một cách chủ động thì nhưng kiến thức thu nhận được sẽ được lưu giữ lâu hơn. Bên cạnh đó, thay đổi phương pháp đánh giá kết quả học tập cũng sẽ tạo một động lực giúp sinh viên học phần “Civilisation” tốt hơn. Nên thay đổi cách đánh giá như hiện nay. Thay vì việc tập trung đánh giá kết quả qua kì thi cuối kì, nên đánh giá sinh viên trong suốt cả quá trình học, ki thi cuối kì chỉ nên chiếm tối đa 50% trọng số điểm tổng kết môn học của sinh viên. 50% còn lại là đánh giá sự tham gia xây dựng bài, qua các bài thuyết trình về các chủ đề văn minh, qua những bài tập nhóm. Cách đánh giá này sẽ đảy lùi tư tưởng chỉ tập trung học vào cuối kì, trước khi thi, 10 đồng thời sẽ tạo động lực cho sinh viên làm tốt, chuẩn bị kĩ lưỡng các bài thuyết trình, duy trì đều đặn tinh thần học tập. 2.3.3.2. Đối với việc học Đối với sinh viên, trước hết, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học kiến thức văn minh, thấy được mối quan hệ khăng khit giữa việc học tiếng pháp và học văn minh Pháp, nhận ra những kiến thức văn minh được chuyển tải dưới những hình thức khác nhau. Để học tốt phần “Civilisation”, chúng ta cần thực sự chủ động trong việc tiếp nhận những kiến thức văn minh. Cần nhận thấy mối liên hệ logic giữa các phần trong bài học. Việc học kĩ từng phần của bài học, đặc biệt là trang từ vựng (lexique) sẽ giúp chúng ta học phần “civilisation” dễ dàng hơn. Hãy biến việc khám phá văn minh Pháp thành niềm say mê của bạn thay vì coi nó là nhiệm vụ bắt buộc. Để có được giờ học hiệu quả, các bạn cần chuẩn bị bài trước ở nhà. Hãy tra những từ mới bạn không hiểu trong bài học. hãy tận dụng các phương tiện như báo “Le courrier du Vietnam”, đài “La voix du Vietnam”, kênh tivi TV5, các website trên mạng Internet…để tìm kiếm, cập nhật thông tin liên quan đến chủ đề bài học. Nếu phải chuẩn bị thuyết trình, bạn hãy lựa chọn những thông tin đơn giản, chính xác, bạn phải nắm thật chắc thông tin đó để có thể giải thích cho mọi người. Đừng quên so sánh với nét văn hóa của Việt nam. Trong giờ học, hãy để cuốn sổ tay ở bên cạnh bạn và sẵn sàng ghi lại tất cả những kiến thức của thầy cô giảng mà bạn cảm thấy mới và thú vị. Hãy tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội, ví dụ cuộc thi hàng năm do khoa tổ chức nhân dịp 20 – 3 “Question pour un champion” về những hiểu biết văn hóa. Bạn hãy tham gia xây dựng câu lạc bộ tiếng pháp của khoa vững mạnh hơn, tổ chức những buổi giao lưu, thuyết trình về các vấn đề xã hội, văn hóa. Việc tham gia các hoạt động này không chỉ giúp bạn có cơ hội thực hành tiếng mà còn giúp cho việc ghi nhớ các kiến thức văn minh tốt hơn. 3. Kết luận 11 Những kiến thức văn minh đóng vai trò quan trọng trong việc học tiếng Pháp. Đối với sinh viên năm thứ hai Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, điều này càng được khẳng định rõ hơn. Những kiến thức về văn minh không dễ nắm bắt, nhưng nếu bạn có phương pháp tốt, bạn sẽ thành công. Những kiến thức văn minh trong phần “Civilisation” trong giáo trình “Tout va bien! 3” không chỉ giúp ích cho quá tình học hiện tại của bạn mà còn có ý nghĩa đối với công việc của bạn sau này, khi bạn đi dạy hoặc làm việc với người nói tiếng Pháp. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, tôi đã khẳng định và chứng minh vai trò của nhưng kiến thức văn minh đối với việc học tiếng Pháp và tầm quan trọng
Tài liệu liên quan