TÓM TẮT
Đề tài Điện Biên Phủ được thể hiện khá nhiều trong văn học nghệ thuật. Trong văn
học Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, đã có 9 tiểu thuyết về đề tài này. Hầu hết điều là
những tài liệu lịch sử quý giá, cung cấp cho bạn đọc nhiều tài liệu bổ ích về cuộc chiến
Điện Biên. Ngoài ra, một số tác phẩm còn có giá trị nghệ thuật cao, có vị trí vẻ vang trong
dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Từ khoá: Điện Biên Phủ, tiểu thuyết, văn học cách mạng.
ABSTRACT
Dien Bien Phu is one of the most favorite topics in Vietnamese literature and art. In
the 1954-1975 period, there are 9 novels about this topic. Most of them are valuable
historical documents, providing readers with useful information about the battle of Dien
Bien Phu. In addition, some of these works have high artistic value, and high position in
the stream of modern Vietnamese novels.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Điện Biên Phủ trong tiểu thuyết Việt Nam 1954 - 1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 20 - Thaùng 4/2014
41
ĐỀ TÀI ĐIỆN BIÊN PHỦ
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM 1954 - 1975
PHẠM NGỌC HIỀN (*)
TÓM TẮT
Đề tài Điện Biên Phủ được thể hiện khá nhiều trong văn học nghệ thuật. Trong văn
học Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, đã có 9 tiểu thuyết về đề tài này. Hầu hết điều là
những tài liệu lịch sử quý giá, cung cấp cho bạn đọc nhiều tài liệu bổ ích về cuộc chiến
Điện Biên. Ngoài ra, một số tác phẩm còn có giá trị nghệ thuật cao, có vị trí vẻ vang trong
dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Từ khoá: Điện Biên Phủ, tiểu thuyết, văn học cách mạng.
ABSTRACT
Dien Bien Phu is one of the most favorite topics in Vietnamese literature and art. In
the 1954-1975 period, there are 9 novels about this topic. Most of them are valuable
historical documents, providing readers with useful information about the battle of Dien
Bien Phu. In addition, some of these works have high artistic value, and high position in
the stream of modern Vietnamese novels.
Keywords: Dien Bien Phu, novel, revolutionary literature.
Điện Biên Phủ là sự kiện l ch sử lớn,
không chỉ có ý nghĩa quan trọng ở Việt
Nam mà còn trên cả thế giới. Nó không chỉ
là đ a hạt khai thác vô tận cho các nhà
nghiên cứu l ch sử mà còn là một đề tài rất
quen thuộc trong văn học nghệ thuật. Đã có
rất nhiều tác phẩm ca k ch, hội hoạ, điêu
khắc, phim ảnh khai thác đề tài Điện
Biên Phủ. Nhưng có lẽ nó được tái hiện
một cách đầy đủ, chân thực và sinh động
nhất trong các tác phẩm văn chương, nhất
là tiểu thuyết.*
1. KHẢO SÁT CÁC TIỂU THUYẾT VỀ
ĐỀ TÀI ĐIỆN BIÊN PHỦ
Điện Biên Phủ là một trong những đề
tài lớn của văn chương. Trong các thể loại
văn chương, thơ và kí chiếm số lượng tác
()
TS, Trường Đại học Sài Gòn.
phẩm viết về đề tài này nhiều nhất. Truyện
ngắn có số lượng ít hơn nhưng cũng có tới
hàng trăm tác phẩm. Do dung lượng khiêm
tốn nên truyện ngắn chỉ phản ánh một lát
cắt nhỏ của trận chiến. Muốn tìm hiểu một
cách đầy đủ chiến d ch Điện Biên, người ta
thường tìm đến tiểu thuyết.
Trong số 180 tiểu thuyết cách mạng
Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, có
khoảng 9 tác phẩm viết về đề tài Điện Biên
Phủ. Ta có thể chia làm hai loại lớn: Một là
những tác phẩm miêu tả trực tiếp chiến
trường, tức là miêu tả từ điểm nhìn bên
ngoài của nhân vật, như Người người lớp
lớp, Cao điểm cuối cùng, Truyện một
người bị bắt, Trong này Điện Biên, Dòng
sông v.v... Thứ hai là những tác phẩm miêu
tả gián tiếp chiến trường. Đó là hoạt động
của hậu phương tiếp vận cho tiền tuyến
42
như Chiến đấu sau hoả tuyến, Thồ lên Điện
Biên, Đằng sau phía trước v.v. Hoặc miêu
tả chiến trường thông qua hồi ức của các
chiến sĩ Điện Biên như Bốn năm sau
Ngoài ra, chưa kể đến hàng loạt tiểu thuyết
khác có nhắc đến Điện Biên Phủ nhưng
không xem nó như một đề tài chính trong
tác phẩm.
Tiểu thuyết đầu tiên viết về đề tài Điện
Biên Phủ là Người người lớp lớp của Trần
Dần. Tác phẩm được viết ngay sau khi
chiến d ch kết thúc. Tập I được in cuối năm
1954, tập II và III được in vào năm 1955,
tổng cộng 239 trang. Nếu cho rằng các tác
phẩm Xung kích (1951), Vùng mỏ (1951),
Con trâu (1952) chỉ là truyện vừa hoặc
truyện kí thì Người người lớp lớp là cuốn
tiểu thuyết đầu tiên của văn học cách mạng
Việt Nam.
Cũng trong năm 1955, bạn đọc còn
đón nhận thêm một tiểu thuyết khác về đề
tài Điện Biên là Dòng sông của Nguyễn
Chân. Tác phẩm lồng ghép nhiều đề tài,
trong đó có chiến d ch Điện Biên và miêu
tả cả thân phận người lính thời hậu chiến.
Năm 1957, có hai tiểu thuyết về đề tài này.
Thồ lên Điện Biên của Đào Phương miêu tả
cảnh dân công Thanh Hoá phục vụ chiến
trường Điện Biên. Truyện một người bị bắt
của Vũ Cao nói về thân phận của các tù
binh Việt Minh b đ ch bắt giam trong lòng
chảo Điện Biên.
Bốn năm sau (1959) của Nguyễn Huy
Tưởng miêu tả hai sắc màu Điện Biên
trong chiến tranh và hòa bình. Tác phẩm
phản ánh hoạt động khai phá đất hoang xây
dựng kinh tế mới của các chiến sĩ Điện
Biên. Năm 1961, Hữu Mai công bố cuốn
tiểu thuyết hay nhất về đề tài Điện Biên
Phủ là Cao điểm cuối cùng. Mặc dù có
nhiều điểm giống với Người người lớp lớp,
nhưng Cao điểm cuối cùng có cái nhìn sâu
hơn, toàn diện hơn và được giới phê bình
ưu ái hơn do cuộc đời Hữu Mai ít thăng
trầm hơn Trần Dần.
Năm 1962, Lê Khánh, Phan Đình
Huyền công bố tiểu thuyết Trong này Điện
Biên nói về cuộc sống khổ cực của người
dân Điện Biên trong vòng kiểm soát của
Pháp. Đằng sau phía trước (1974) của
Hoàng Minh Châu là cuốn tiểu thuyết cuối
cùng về đề tài Điện Biên trong bộ phận tiểu
thuyết cách mạng Việt Nam thời chiến
tranh. Dĩ nhiên, đề tài Điện Biên Phủ vẫn
tiếp tục chảy trong tiểu thuyết Việt Nam
sau 1975 nhưng nó là đối tượng khảo sát
của một công trình nghiên cứu khác.
2. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA CÁC TIỂU THUYẾT
VỀ ĐỀ TÀI ĐIỆN BIÊN PHỦ
Nhiều nhà văn quan niệm tiểu thuyết là
tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống.
Bởi vậy, họ cố gắng miêu tả chân thực các
sự kiện l ch sử. Tuy nhiên, cách phản ánh
hiện thực của tiểu thuyết không khô khan
như trong kí hoặc các công trình sử học.
Hiện thực trong tiểu thuyết đã được hư cấu,
nhào nặn lại theo ý đồ sáng tạo của tác giả.
Nhiều nhà văn cách mạng thường có xu
hướng tô hồng hiện thực theo kiểu ta tốt -
đ ch xấu, ta dũng cảm - đ ch hèn nhát, ta
tổn thất ít - đ ch tổn thất nhiều Nhưng
những thiếu sót này đã được khắc phục
trong một số tiểu thuyết về đề tài Điện
Biên Phủ.
Trong Cao điểm cuối cùng, Hữu Mai
đã tái hiện thành công một không gian
chiến trường khốc liệt và sinh động bậc
nhất trong văn học Việt Nam. Tính khốc
liệt của cuộc chiến được thể hiện qua sức
mạnh vũ khí của quân Pháp: “Chúng còn
dựng lên cả một hàng rào lửa trước vị trí.
Cả thung lũng Mường Thanh sôi lên ầm
ầm”, “Khúc hoà tấu rầm rộ ầm ầm như
động biển của các cỡ pháo lớn”,“Không
43
gian rung rinh vì tiếng máy bay”. Trước sự
liều chết cố thủ của đ ch, quân đội Việt
Minh b tổn thất nặng nề. Có lẽ chưa có
cuốn tiểu thuyết nào trong văn học Việt
Nam đã mạnh dạn miêu tả tổn thất của bộ
đội như tác phẩm này: “Dưới chiến hào,
thương binh tử sĩ chặt như nêm”, “Những
xác chết xám đen, chương nứt không còn
ra hình người, nằm ngổn ngang khắp
nơi”,“Họ đưa tay lên xoa mặt tưởng là bị
bùn đánh bắn vào, chợt nhận ra đấy chỉ là
mảnh thi thể nát vụng của bạn đồng đội”.
Khi nguồn bộ đội chủ lực cạn kiệt, các sĩ
quan huy động cả vệ binh, vận tải, cấp
dưỡng, nhân viên văn phòng tiếp tục
chiến đấu để giành thắng lợi.
Giá tr của Cao điểm cuối cùng còn
được thể hiện ở cái nhìn khách quan của
tác giả về cuộc chiến. Để khẳng đ nh sự
dũng cảm của Việt Minh, Hữu Mai đã
chứng minh rằng đối thủ của họ cũng
không phải tầm thường. Quân Pháp không
chỉ có hoả lực mạnh mà còn có tướng tài.
Dưới mắt của binh lính Pháp, De Castries
quả là một anh hùng. Cô hộ lí Đờ Ga-la
“giữ một ấn tượng tốt đẹp về vị tướng. Sao
mà ông ta bình thản đến thế, bình thản một
cách lạ lùng. Sao mà một vị tướng lại có
thể giản dị và thân mật với mọi người đến
như thế”. Chính nhờ có cái nhìn khách
quan mà Cao điểm cuối cùng chinh phục
cả bạn đọc nước ngoài. Trong các công
trình nghiên cứu của mình, nhà sử học
Bernard Fall (Mỹ) thường trích dẫn các
đoạn văn trong Cao điểm cuối cùng và
nhận đ nh về Hữu Mai: “Nhà trần thuật
Việt Minh này không phải là người huênh
hoang” [5].
Nếu như Cao điểm cuối cùng thuyết
phục bạn đọc ở cái nhìn khách quan và
mạnh dạn lột tả tổn thất của cuộc chiến thì
Người người lớp lớp của Trần Dần lại hấp
dẫn ở những trang văn bừng bừng khí thế
chiến đấu. Các chiến sĩ Việt Minh dũng
cảm lao mình trong “thác lửa rừng khói”,
“rừng bom lửa”, “biển khói lửa”, “trận
mưa sắt lửa”. Đôi lúc, tác giả cũng hơi
“phóng đại” sự khốc liệt của chiến trường,
nhưng có thể chấp nhận được vì nó có tác
dụng tô đậm khí thế chiến đấu của binh sĩ.
Trong văn học Việt Nam, khó tìm được
những câu văn miêu tả chiến trận hùng
tráng như thế này: “Cả miền khu đông sát
khí đằng đằng”,“quân ta chạy như
bão”,“xô lên như biển động”,“Quân ta
đánh náo động cả lên, hai mũi cứ dọc
ngang vùng vẫy, diệt một toán, lại diệt tiếp
sang toán khác”.“Lửa chớp hung dữ,
những tiếng nổ như tầm sét đánh () Cao
xạ pháo ta đang đan lửa trên không. Bà
già rụng, B26 rụng () Một cuộc đấu pháo
đấu phi cơ kịch liệt, vang trời dậy đất diễn
ra từ hai tiếng. Trong khi đó, bộ binh bộc
phá dấn thân trong mưa lửa đánh phá
hàng rào Him Lam! Người trước ngã, kẻ
sau xô lên tiếp! Mặc dù đạn xé lửa thiêu,
mặc dù xương tan thịt nát, người người lớp
lớp xông lên”.
Đọc các tiểu thuyết về đề tài Điện
Biên, ta không chỉ thấy được cuộc sống
chiến đấu của Việt Minh mà còn cả phía
quân Pháp. Người người lớp lớp và Cao
điểm cuối cùng đều có nhiều trang miêu tả
nội bộ phức tạp của Pháp ở Hà Nội,
Paris Hữu Mai đứng từ đ a hình Việt
Minh phóng tầm nhìn sang hầm De
Castries. Còn Trần Dần cho nhân vật Sâm
b đ ch bắt làm tù binh. Qua cái nhìn cận
cảnh của Sâm, toàn bộ cuộc sống phức tạp
hỗn độn của phe đ ch hiện ra khá rõ nét.
Cuộc sống của tù binh Việt Minh ở Điện
Biên Phủ cũng được tái hiện trong Truyện
một người bị bắt của Vũ Cao. Các tù binh
Lượng, Đang, Nông đã vận động binh
44
lính đ ch mở đường cho bộ đội đánh vào
đại bản doanh của Pháp. Trong nhiều tác
phẩm văn xuôi về đề tài Điện Biên, tác giả
chỉ miêu tả không gian chiến trận trong
phạm vi đồn đ ch. Nhưng tiểu thuyết Trong
này Điện Biên đã mở rộng đối tượng phản
ánh. Khái niệm “chiến trường Điện Biên”
bao gồm cả vùng dân cư nhiều dân tộc sinh
sống. Pháp bắt thanh niên người Việt đi
lính. Các binh sĩ như Bản, Lương, Khụt,
Ơng, cai bếp đã tìm cách làm nội ứng
cho cách mạng. Như vậy, “Trong này Điện
Biên” không chỉ có phe đ ch mà còn có cả
phe ta nữa.
Một số tác phẩm không chỉ miêu tả
cuộc chiến Điện Biên mà còn phản ánh cả
những hậu quả mà nó để lại. Tiểu thuyết
Dòng sông có nhiều trang miêu tả khá sinh
động trận đánh Điện Biên. Anh bộ đội
Lương b cụt mất tay và được cô y tá Na
chăm sóc tận tình. Hòa bình lập lại, Tần
chấp nhận hi sinh tình yêu để Na lấy
Lương và giúp đỡ người thương binh này.
Ta cũng gặp một mối tình bộ ba khác trong
Bốn năm sau. Trong một trận đánh, anh bộ
đội Doan cứu cô bé Ngàn thoát khỏi vòng
lửa đạn, nay anh trở lại Điện Biên thì Ngàn
đã thành thiếu nữ. Mẹ của Ngàn muốn gả
cô cho Doan nhưng anh lại vướng vợ ở Hà
Nội. Anh mai mối Ngàn cho Cường nhưng
Cường b vướng mìn cụt chân khi khai
hoang. Những hình ảnh chiến tranh vẫn
còn đó qua những bãi đất đầy bom mìn và
trong vết thương lòng của mỗi người lính.
Nói đến chiến d ch Điện Biên, ta
không chỉ nói đến những trận đánh trực
diện giữa hai phe mà còn phải kể đến công
việc tiếp vận chiến trường. Hai tiểu thuyết
Thồ lên Điện Biên và Đằng sau phía trước
miêu tả những khó khăn vất vả của dân
công Thanh Hóa chi viện chiến trường.
Mặc dù không trực tiếp chiến đấu nhưng
họ cũng góp phần vẻ vang làm nên chiến
thắng Điện Biên. Cậu thanh niên Quy trong
Chiến đấu sau hỏa tuyến cũng mơ ước trực
tiếp cầm súng chiến đấu nhưng không được
thỏa nguyện. Cậu đã tiếp sức cho trận đ a
bằng cách tham gia đội xe vận tải chở hàng
hóa vượt 4000 cây số đến Điện Biên. Nhờ
có sự tiếp viện đầy đủ và k p thời của
những người “sau hoả tuyến”, chiến d ch
Điện Biên toàn thắng.
Có thể nói, mỗi cuốn tiểu thuyết đã
cung cấp một mảng hiện thực khác nhau
góp phần làm cho bạn đọc có cái nhìn toàn
cảnh về chiến d ch Điện Biên. Ngày nay,
những trang văn đó vẫn còn tính thời sự
nóng hổi, vẫn cần được tiếp tục khai thác
trên nhiều góc độ khác nhau.
3. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA
CÁC TIỂU THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI
ĐIỆN BIÊN PHỦ
Giá tr của một tác phẩm văn xuôi
không chỉ thể hiện ở việc phản ánh chân
thực cuộc sống mà còn thể hiện ở cách viết
sinh động, hấp dẫn. Chính giá tr nghệ
thuật sẽ quyết đ nh sự trường tồn của tác
phẩm. Trong số các tiểu thuyết về đề tài
Điện Biên, mức độ kết tinh nghệ thuật rất
khác nhau. Sau đây là một số tác phẩm có
những điểm đáng ghi nhận về nghệ thuật.
Tiểu thuyết Bốn năm sau có cái hấp
dẫn của cốt truyện đầy k ch tính. Thứ nhất
là mâu thuẫn giữa đ ch và ta trong cuộc
chiến Điện Biên được thể hiện qua dòng
hồi tưởng của các nhân vật. Những quả
mìn của thời chiến vẫn nổ trong thời bình
làm Cường b cụt chân. Mâu thuẫn thứ hai
là mâu thuẫn trong nội bộ những người
lính trở lại chiến trường xưa. Họ so bì với
những người được ở lại Hà Nội êm ấm, họ
chỉ thích cầm súng chứ không thích cầm
cuốc, nội bộ cãi nhau k ch liệt về phương
thức canh tác Mâu thuẫn thứ ba là sự
45
trắc trở tình duyên giữa bộ ba Ngàn – Doan
– Đào. Doan đứng trước một tình huống
khó xử là nên về Hà Nội đoàn tụ gia đình
hay ở lại Điện Biên xây dựng cuộc sống
mới. Nói chung, dù chiến tranh hay hoà
bình, vẫn còn đó nhiều xung đột gay cấn
trên mảnh đất Điện Biên.
Cao điểm cuối cùng được xây dựng
theo nguyên tắc “tam duy nhất” giống như
sử thi Iliade của Homer. Duy nhất về
không gian: đồi A1 thuộc chiến trường
Điện Biên. Duy nhất về thời gian: những
ngày cuối cùng của năm cuối cùng trong
cuộc chiến chống Pháp. Duy nhất về hành
động: tấn công đánh chiếm “Cao điểm cuối
cùng”. Cao điểm cuối cùng còn hấp dẫn ở
nghệ thuật miêu tả chiến trận. Người ta có
thể cảm nhận chiến trường Điện Biên bằng
tất cả các giác quan. Th giác và xúc giác:
“Buổi trưa, trời nắng to. Một thứ nắng màu
đồng vàng chóe nung đỏ thêm quả đồi A1
đã bầm tím vì máu và lửa đạn. Gió Lào
từng cơn đổ về nóng hầm hập như hơi tuôn
ra từ một lò than”. Thính giác: “Khúc hoà
tấu rầm rộ ầm ầm như động biển của các
cỡ pháo lớn đã đổi giọng”. V giác: “Hơi
thuốc súng làm miệng đắng, cổ họng khô
rát”. Khứu giác: “những con quạ mê mệt vì
mùi khắm lặm của những xác chết” Để
khắc hoạ sự tàn khốc của chiến trường, tác
giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần các hình ảnh
đàn dòi (dưới đất), ruồi nhặng (lưng
chừng), quạ (trên cao): “đàn giòi nhung
nhúc đang hoành hành”, “Ruồi nhặng vo
vo từng đàn, nhiều lúc đâm sầm vào mặt
như có ai ném trấu”, “Trên đầu chúng tôi
lúc này chỉ toàn quạ đen thôi” Hữu Mai
cũng dùng khá nhiều biện pháp tu từ để
cho câu văn giàu hình ảnh sống động. Cách
sử dụng chi tiết cũng rất đắt. Ngoài ra,
cũng như nhiều tiểu thuyết khác về đề tài
Điện Biên Phủ, Cao điểm cuối cùng còn
hấp dẫn ở những tình tiết xung đột gay cấn
giữa ta và đ ch.
Trong Người người lớp lớp, ta có thể
tìm thấy tất cả các hình thức điệp. Nhiều
nhất là lặp từ “đi” và lặp các động từ cùng
trường nghĩa chiến đấu, góp phần tạo nên
“không gian động”. Hình tượng lá cờ được
nhắc hơn 150 lần: “Lá cờ phất sang phía
đông: xung kích ở phía đông nổi dậy, xông
lên cướp phăng đột phá khẩu! / Lá cờ phất
về hướng tây: xung kích ở phía tây đã vào
đồn, rồn rập đánh diệt các hào, các ụ! / Lá
cờ phất sang mũi điểm, mũi điểm thọc
mạnh! Phất sang mũi diện, mũi diện xô lên.
Lá cờ phất đến đâu, chiến sĩ nổi dậy đến
đó () / Lá cờ vẫn quẫy. Lá cờ quay về
hướng nào, xung kích ở hướng đó nổi dậy,
kẻ địch ở đó tan, những người anh hùng ở
hướng đó xuất hiện”. Ngoài hình thức điệp
cú pháp như đoạn văn trên, còn có hình
thức điệp đoạn ở chương 9. Hình thức điệp
này rất hiếm thấy trong văn xuôi hiện đại.
Người người lớp lớp có được một
giọng văn hùng tráng của thể loại anh hùng
ca. Nói như Hegel, tác giả sử thi đã mang
trong mình “một dòng sử thi cường tráng”
và “một hơi thở sử thi hùng mạnh”. Trần
Dần mang trong mình một ngọn lửa anh
hùng ca hừng hực từ lòng chảo Điện Biên
và thổi nó vào trang văn. Đọc tác phẩm, ta
có cảm giác không thể ngồi yên một chỗ
mà phải vừa đi vừa đọc. Nh p văn rất
nhanh, mạnh, phản ánh khí thế chiến đấu:
“Thoắt cái: lựu đạn ném tới tấp. Thoắt cái:
chiếm một ổ súng (...) Thoắt cái: tổ 1 đánh
tan một ổ súng nữa”. Ngọn lửa chiến trận
ấy không chỉ bốc lên trong lòng tác giả và
nhân vật trong khi diễn ra cuộc chiến mà cả
sau khi hoà bình lập lại: “Ta đi đường
thương lượng là vì có điều kiện, có lí, có
lợi, có thể làm được, ai cũng cầu mong!
Hoà bình có thể có, do ta. Có hoa mừng
46
hoa, có nụ mừng nụ. Giơ ne còn mới mẻ,
nhưng ta cứ mừng Giơ ne đi hãy...”. Tiểu
thuyết Người người lớp lớp có một giọng
điệu đặc biệt, khó có thể tìm thấy trong các
tác phẩm văn xuôi khác.
Nhìn chung, so với các thể loại khác
trong văn học Việt Nam 1954 – 1975, số
lượng tiểu thuyết về đề tài Điện Biên Phủ
không nhiều. Nhưng mỗi tác phẩm đều có
giá tr l ch sử, cung cấp cho bạn đọc một
khía cạnh khác nhau về chiến d ch Điện
Biên. Một số tác phẩm có giá tr nghệ thuật
cao, tạo ra được những bước ngoặt quan
trọng, in dấu ấn đậm nét trong tiến trình
tiểu thuyết Việt Nam như Người người lớp
lớp, Cao điểm cuối cùng Những tác
phẩm này có giá tr cả về nội dung và nghệ
thuật, có khả năng trường tồn cùng với sự
âm vang của chiến thắng Điện Biên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (tập 2),
Nxb Giáo dục, H.
2. Trần Dần (2004), Người người lớp lớp, Nxb Hội nhà văn, H.
3. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, H.
4. Hữu Mai (1961), Cao điểm cuối cùng, Nxb Văn học, H.
5. P.V (2004), “Nhà văn Hữu Mai: có bất công mới cần đến nhà văn”, Báo An ninh thế
giới cuối tháng, số 4.
* Nhận bài ngày: 24/2/2014. Biên tập xong: 13/5/2014. Duyệt đăng: 22/5/2014