Đề tài Định giá cổ phần thường

Cổ phần là 1 loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu vốn vào công ty và quyền được huởng cổ tức theo định kỳ. Có 2 loại cổ phần : Cổ phần thường: • Có mức cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Tiền cổ tức do đại hội cổ đông quyết định. Do vậy, trường hợp hoạt động kinh doanh của Cty không ổn định, không nhất thiết công ty phải chia tiền cổ tức. • Trên thị trường giá của cổ phần thường biến động nhiều hơn so với loại cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi : • Mức cổ tức cố định, thu nhập của cổ đông không phụ thuộc vào chính sách chia lãi hàng năm của công ty. • Được chia cổ tức trước cổ phần thường. • Khi công ty bị thanh lý, cổ phần ưu đãi được ưu tiên thanh toán trước cổ phần thường. Có nhiều phân loại cho cổ phần ưu đãi tuỳ theo các điều kiện ưu đãi cho cổ phần đó tựu trung có những hình thức như sau: a. Cổ phần ưu đãi được chia cổ tức cao hơn cổ phần thường, bù lại cổ phần ưu đãi không được dự chia giá trị gia tăng của doanh nghiệp khi doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn. b. Cổ phần ưu đãi dự phần, cũng như trên, cổ phần này được chia cổ tức cao hơn cổ phần thường, và thỉnh thoảng được dự chia giá trị gia tăng của doanh nghiệp. c. Cổ phần ưu đãi có lãi suất điều chỉnh, loại cổ phần này có lãi suất tức là cổ tức gắn theo sự điều chỉnh của lãi suất trái phiếu chính phủ và được điều chỉnh từng quý một.

doc20 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2938 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Định giá cổ phần thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh Khoa Tài chính doanh nghiệp -----Ñ & Ð ------ Đề tài : Chương 3 ĐỊNH GIÁ CỔ PHẦN THƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Uyên Uyên Sinh viên thực hiện : Nhóm 5 và Nhóm 29 TCDN I Nhóm 5 Nhóm 29 Nguyễn Hồng Ngọc TC1 Trần Nguyễn Phúc Hậu TC2 Phan Thị Hà Thanh TC1 Hoàng Thị Kim Lý TC2 Diệp Ngọc Yến TC1 Trần Thị Lan Thanh TC3 Nguyễn Ngọc Phượng TC2 Nguyễn Văn Cương TC3 Phan Nguyễn Việt Hà TC2 Nguyễn Hùng Dương TC3 TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 10 năm 2007 Nội dung 1 - Khái niệm về cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, trái phiếu 2 - Các cổ phần được giao dịch như thế nào ? 3 - Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phần 4 – Mô hình DCF 5 - Mô hình Gordon 6 - Mối quan hệ giữa giá trị cổ phần và thu nhập trên mỗi cổ phần 7 - Cách định giá một số trái phiếu 8 - Xác định giá trị doanh nghiệp bằng mô hình DCF 1. Cổ phần, cổ phần thường, trái phiếu : Cổ phần là 1 loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu vốn vào công ty và quyền được huởng cổ tức theo định kỳ. Có 2 loại cổ phần : Cổ phần thường: Có mức cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Tiền cổ tức do đại hội cổ đông quyết định. Do vậy, trường hợp hoạt động kinh doanh của Cty không ổn định, không nhất thiết công ty phải chia tiền cổ tức. Trên thị trường giá của cổ phần thường biến động nhiều hơn so với loại cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi : Mức cổ tức cố định, thu nhập của cổ đông không phụ thuộc vào chính sách chia lãi hàng năm của công ty. Được chia cổ tức trước cổ phần thường. Khi công ty bị thanh lý, cổ phần ưu đãi được ưu tiên thanh toán trước cổ phần thường. Có nhiều phân loại cho cổ phần ưu đãi tuỳ theo các điều kiện ưu đãi cho cổ phần đó tựu trung có những hình thức như sau: a. Cổ phần ưu đãi được chia cổ tức cao hơn cổ phần thường, bù lại cổ phần ưu đãi không được dự chia giá trị gia tăng của doanh nghiệp khi doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn. b. Cổ phần ưu đãi dự phần, cũng như trên, cổ phần này được chia cổ tức cao hơn cổ phần thường, và thỉnh thoảng được dự chia giá trị gia tăng của doanh nghiệp. c. Cổ phần ưu đãi có lãi suất điều chỉnh, loại cổ phần này có lãi suất tức là cổ tức gắn theo sự điều chỉnh của lãi suất trái phiếu chính phủ và được điều chỉnh từng quý một. Trái phiếu : Là 1 loại chứng khoán xác nhận 1 khoản vốn cho vay và quyền được hưởng mức thu nhập theo định kỳ. Trái chủ được hoàn trả phần vốn gốc và lãi khi đáo hạn. Được phát hành bởi công ty, xí nghiệp, kho bạc nhà nước, chính quyền địa phương. Trái chủ không được tham gia vào quản lý công ty trừ trường hợp công ty phá sản. Lãi trái phiếu là chi phí trước thuế, được trừ thuế thu nhập. Trong khi cổ tức của cổ phiếu là chi phí sau thuế, phải tính thuế thu nhập. * Trái phiếu chuyển đổi: Trái phiếu có khả năng hoán đổi thành cổ phiếu gọi là trái phiếu chuyển đổi. Trái phiếu chuyển đổi là một nhân thân gần của gói trái phiếu – chứng chỉ đặc quyền .Nhiều công ty đã chọn phát hành chứng khóan ưu đãi chuyển đổi như 1 phương án thay thế cho phát hành các gói cổ phần ưu đãi và chứng chỉ đặc quyền Khi bắt đầu, nhà đầu tư mua trái phiếu, tức là cho doanh nghiệp vay một số tiền bằng trị giá mua trái phiếu ( tất nhiên phải tính trừ phí hoa hồng môi giới...). Nhưng nhà đầu tư vẫn kỳ vọng rằng đây là doanh nghiệp sẽ có lãi và có tương lai phát triển với mức thu nhập cao, nhà đầu tư đưa ra điều kiện là từng phần hoặc toàn phần trị giá trái phiếu sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu. Khi đó từ vai trò chủ nợ, nhà đầu tư trở thành một trong các sở hữu chủ của doanh nghiệp và chuyển chứng khoán nợ thành chứng khoán vốn. Cho ví dụ như 1 công ty A đã phát hành 500 triệu trái phiếu chuyển đổi 5% đáo hạn 2006. Các trái phiếu này có thể chuyển đổi bất cứ lúc nào thành 26,2 cổ phần thường. Nói cách khác chủ sỡ hữu trái phiếu có quyền chọn 10 năm để hòan trả trái phiếu cho công ty và đổi lại nhận 26,2 cổ phần của cổ phần thường.. Số cổ phần mà mỗi trái phiếu có thể chuyển đổi được gọi là tỷ lệ chuyển đổi của trái phiếu. Ta có tỷ lệ chuyển đổi của trái phiếu A là 26,2 Trái phiếu có mệng giá 1000$ đổi được 26,2 cổ phần. Vì vậy để nhận đựơc 1 cổ phần , chủ sỡ hữu trái phiếu phải giao lại một số tiền mệnh giá là 1000$/26,2 = 38,17$ chính là giá chuyển đổi Vào thời điểm phát hành, giá cổ phần A là 28$, vì vậy giá chuyển đổi cao hơn giá cổ phần 36% Người ta có thể phân loại trái phiếu theo thời gian đáo hạn : - Trái phiếu ngắn hạn có thời hạn từ 1 đến 5 năm - Trái phiếu trung hạn có thời hạn từ 5 đến 15 năm - Trái phiếu dài hạn có thời hạn hơn 15 năm Có thể phân loại trái phiếu theo cơ quan phát hành : - Trái phiếu chính phủ - Trái phiếu đô thị - Trái phiếu doanh nghiệp. Theo mức độ giảm dần của khả năng thanh toán và mức độ tăng dần của rủi ro, trật tự các loại chứng khoán được xếp loại như sau:  -    Các chứng khoán nợ ngắn hạn, tín phiếu kho bạc. -    Trái phiếu chính phủ -    Trái phiếu công ty -    Cổ phiếu ưu đãi -    Cổ phiếu thường 2. Các cổ phần được giao dịch như thế nào ? Một bộ phận quan trọng trong nguồn vốn của doanh nghiệp là vốn cổ phần, do các cổ đông nắm giữ. Các cổ phần được giao dịch trên 2 thị trường, sơ cấp và thứ cấp. _ Thị trường sơ cấp: đây là thị trường mà các cổ phần được phát hành lần đầu, làm tăng vốn của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lần đầu phát hành cổ phần ra công chúng thì đây được gọi là IPO, có thể được phát hành theo các cách thức sau: + Đấu giá + Bảo lãnh cam kết + Dịch vụ với trách nhiệm cao nhất + Mua buôn để chào bán lại + Tự phát hành Hình thức phổ biến hiện nay là đấu giá. Giá cổ phần ở thị trường này do nhà phát hành quyết định. _ Thị trường thứ cấp: các cổ phần được giao dịch trên thị trường này là cổ phần đang lưu hành, nó diễn ra khi nhà đầu tư này mua lại cổ phần từ những nhà đầu tư khác, do đó không làn gia tăng thêm vốn mới cho công ty. Giá cổ phần ở thị trường này được quyết định bởi cung cầu trên thị trường. Giả định rằng bạn đang muốn mua 100.000 cổ phần của General Electric (GE). Bạn liên lạc với nhà môi giới của bạn để người này đặt lệnh cho sàn giao dịch của New York. Người có trách nhiệm thực hiện việc mua và bán các cổ phần là các chuyên gia, những người này sẽ thực hiện khớp lệnh giữa bên mua và bên bán. Khi lệnh mua của bạn được gửi đến, chuyên gia này kiểm tra thông tin và tìm nhà đầu tư nào sẵn lòng bán ở mức giá muốn mua của bạn. Và cứ luân phiên như vậy, vị chuyên gia có thể tìm cho bạn 1 thỏa thuận mua bán tốt nhất từ những broker đang tụ tập xung quanh, hoặc có thể bán cho bạn một vài cổ phần nào đó mà họ đang nắm giữ. Nếu không có ai sẵn lòng bán ở mức giá mong muốn của bạn, thì những chuyên gia này sẽ ghi nhận lại yêu cầu của bạn và sẽ thực hiện bất cứ lúc nào có thể. 3.Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phần Gía cổ phần chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, sau đây là những yếu tố tiêu biểu có thể kể đến: 1. Nhóm yếu tố kinh tề _ Tăng trưởng kinh tế: giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển và giảm khi nền kinh tế kém phát triển. _ Về mối liên hệ giữa giá cổ phiếu và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: giá cổ phiếu đôi khi xảy ra trước biến động hoạt động kinh doanh, đôi khi xảy ra sau. Thời gian xảy ra và mức độ biến động này có sự chênh lệch đáng kể qua theo dõi tình hình. Qua một thời gian dài, nhiều người cho rằng giá cổ phiếu phổ thông thay đổi trước hoạt động kinh doanh. _ Thu nhập công ty: những người theo trường phái này cho rằng, thu nhập hay lợi nhuận của công ty được coi là nhân tố quan trọng nhất tác động tới giá cổ phiếu. Những nhà kinh doanh và nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu chủ yếu dựa trên cơ sở dự đoán về mức thu nhập. Tuy nhiên, giá cổ phiếu không phải lúc nào cũng có mối quan hệ chặt chẽ với thu nhập. Có những thời điểm, giá cổ phiếu tăng nhanh hơn thu nhập; vào những thời điểm khác, nó bị tụt lại đằng sau thu nhập. Đôi khi trên thực tế, nó lại biến động theo chiều hướng ngược lại với thu nhập. Do vậy, dù một người theo dõi rất sát thị trường đã dự đoán đúng xu hướng thay đổi của thu nhập, nhưng không có gì bảo đảm rằng anh ta có thể dự đoán chính xác xu hướng biến đổi của giá cổ phiếu. _ Cổ tức: những người theo trường  phái này cho rằng cổ tức là nhân tố cơ bản, chủ yếu thứ hai sau thu nhập, trong việc xác định giá chứng khoán. Thực chất điều này không khác gì một câu thành ngữ cổ xưa “1 con chim trong nhà có trị giá bằng 2 con chim trong rừng”. Tuy nhiên, cổ tức không đóng vai trò quan trọng đối với loại cổ phiếu tăng trưởng là loại cổ phiếu mà người ta coi sự tăng giá của chúng là rất quan trọng, thường xuyên mang lại lợi suất đầu tư cuối cùng lớn hơn nhiều so với cổ tức hiện tại. Một công ty tăng trưởng có khả năng sử dụng số vốn này có hiệu quả hơn cho các cổ đông, là những người luôn phải tìm kiếm cơ hội đầu tư. Trong tất cả các nhân tố báo chí sử dụng để giải thích về sự biến động giá hàng ngày của từng cổ phiếu, các thông tin về cổ tức luôn được xếp ở vị trí quan trọng gần đầu. _ Lãi suất: Không công ty nào có cấu trúc vốn 100% vốn cổ phần, mà là sự kết hợp giữa vốn cổ phần và nợ. Nếu lãi suất tăng, sẽ làm cho chi phí sử dụng nợ của công ty tăng lên, EBIT giảm, làm EPS cũng giảm, dẫn đến cầu cổ phiếu giảm, giá giảm. Ngược lại, khi lãi suất giảm, chi phí sử dụng nợ giảm, EBIT tăng, EPS tăng, cầu cổ phiếu tăng, và giá cổ phiếu tăng. Mặt khác, khi lãi suất tăng thì vốn có xu hướng chuyển từ đầu tư vào cổ phiếu sang gửi vào ngân hàng hoặc mua trái phiếu, do gửi ngân hàng hay trái phiếu thì độ rủi ro luôn thấp hơn, điều này góp phần làm giảm lượng cầu cổ phiếu, khiến giá cổ phiếu tiếp tục giảm. Và ta cũng có thể nhận thấy chiều ngược lại một cách dễ dàng, lãi suất giảm thì vốn có xu hướng rút ra khỏi ngân hàng để đem đầu tư vào cổ phiếu, cầu cổ phiếu tăng, giá sẽ tăng. _ Giá cả hàng hóa (lạm phát): lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ đã cung cấp nhiều thông tin về sự bất cập của giá chứng khoán trong mối quan hệ với giá hàng hoá. Từ năm 1923 tới 1929 là một giai đoạn đáng ghi nhớ khi giá bán buôn ổn định và giá hàng hoá có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, trong thời kỳ đó, giá chứng khoán theo thống kê tăng vọt phổ biến trên các thị trường đầu cơ giá lên. Ngược lại, giá hàng hoá tăng vào năm 1940, 1941, và 1942, nhưng giá cổ phiếu lại hạ. Vào mùa xuân năm 1946, việc kiểm soát giá hàng hoá đã bị bãi bỏ, và lạm phát về giá hàng hoá đã lên tới đỉnh điểm cho đến hết năm và tiếp tục tăng cho đến đến giữa năm 1948, giá cả tăng đều trong hai năm. Giá cổ phiếu bắt đầu biến động gần như vào đúng ngày giá hàng hoá bắt đầu tăng vào năm 1946; giá cổ phiếu giảm mạnh từ tháng 8 cho tới cuối năm. Nói cách khác, giá chứng khoán sụp đổ vào năm 1946 đúng vào thời điểm nguy cơ lạm phát tăng mạnh nhất do ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới lần thứ II. Sự không nhất quán trong các phản ứng của giá cổ phiếu trước sự thay đổi giá hàng hoá đã làm nhà phân tích ngày càng chán nản bởi vì giá cổ phiếu trước đây thường có xu hướng biến động trước khi giá hàng hoá biến động tới vài tháng. Do vậy, dường như giá hàng hoá với tư cách là một chỉ số của giá chứng khoán tỏ ra không đáng tin cậy và có lẽ là không có giá trị. _ Các yếu tố kinh tế khác: bao gồm số liệu về việc làm, những thay đổi về hàng tồn kho, và những biến động về lượng cung tiền. 2. Nhóm yếu tố phi kinh tế _ Điều kiện chính trị: ví dụ chiến tranh hay thay đổi cơ cấu chính phủ. _ Điều kiện tự nhiên _ Điều kiện văn hóa, tiến bộ về công nghệ Những yếu tố này chỉ có ảnh hưởng lớn ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Với điều kiện ở Việt Nam, do nền chính trị ổn định, cộng với thị trường chứng khoán chưa phát triển hoàn toàn, thì những yếu tố này ít có tác động. 3. Nhóm yếu tố thị trường _ Sự biến động thị trường: biểu hiện qua việc dự tính quá cao giá trị thực chất của cổ phiếu khi thị trường đi lên. Ví dụ: khi đầu tư vào cổ phiếu của một công ty, ta kỳ vọng r = 15%, nhưng thực chất công ty chỉ có thể đạt tới r = 12%, như vậy có nghĩa là ta đã kỳ vọng tỉ suất sinh lợi cao hơn thực tế, dẫn đến là giá trị của cổ phiếu được dự tính cao hơn. Ngược lại, khi thị trường đi xuống, có khả năng giá cổ phiếu sẽ được dự tính thấp hơn thực chất của nó. _ Mối quan hệ cung cầu: trực tiếp phản ánh thông qua khối lượng giao dịch trên thị trường, thể hiện rõ ở thị trường chứng khoán Việt Nam, nơi thị trường mới ở giai đoạn đầu thành lập, với tâm lý bầy đàn, khi giá cổ phiếu tăng hoặc giảm, các nhà đầu tư đồng loạt mua vào hoặc bán ra làm giá cổ phiếu càng tăng hoặc càng giảm. Gía cổ phiếu ở đây hoàn toàn không phản ánh được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. _ Ngoài ra, còn có một số yếu tô 1khác như mức trả cổ tức, thông tin mua bán cổ phiếu của các thành viên trong ban lãnh đạo công ty, thông tin tách gộp cổ phiếu, thông tin về việc phát hành thêm cổ phiếu, tin đồn… Nhìn chung, giá cổ phiếu chịu tác động đồng thời từ các yếu tố kể trên, chứ không đơn lẻ một yếu tố nào, do đó việc đánh giá chính xác giá cổ phiếu không đơn giản. 4.Mô hình DCF - The Discounted Cash Flow – Nguyên tắc chiết khấu dòng tiền: Phương pháp chiết khấu dòng tiền dựa trên lý thuyết những giá trị tương lai do đầu tư mang lại được chiết khấu về hiện tại để tính hiện giá theo thời gian. Mô hình DCF được dùng để tính hiện giá của cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, thậm chí là giá trị của cả doanh nghiệp. Sử dụng mô hình DCF để định giá cổ phần Giá cổ phần ở thời điểm hiện tại: Công thức xác định: P= Trong đó: Po : giá thị trường hiện hành của cổ phần D: cổ tức mong đợi năm sau trên mỗi cổ phần P : giá dự kiến vào cuối năm r : tỷ suất sinh lợi mong đợi Ví dụ 1: Công ty Fledging Electronics có mức cổ tức dự kiến được chia cho năm sau là 5$ và giá cổ phần kỳ vọng sẽ tăng lên 110$. Nếu tỷ suất sinh lợi mong đợi của các chứng khoán có cùng mức rủi ro như Fledging Electronics là 15% thì ta có thể xác định được hiện giá cổ phần là : P0 = $ Xác định giá trị cổ phần vào những năm sau: Giá cổ phần trong tương lai sẽ không dễ dàng được dự đoán trực tiếp. Nhưng ta có thể xác định một cách gián tiếp và tuần tự như sau : Ta có: P1= Mà: P0 = Nên: P0 = Ví dụ 2: Lấy lại ví dụ 1 với giả định rằng nhà đầu tư ở hiện tại đang kỳ vọng một mức cổ tức là 5,5$ trong 2 năm và giá cổ phần sau đó là 121$. P= $ Giá cổ phần ở hiện tại là: P0 =$ Hoặc ta có thể tính giá cổ phần ở thời điểm hiện tại bằng công thức P0 = Trên thực tế, chúng ta có thể tính giá hiện tại của cổ phần với các mức cổ tức và giá cổ phần trong tương lai tại bất kỳ thời điểm nào. Gọi H là thời điểm kết thúc, chúng ta có công thức xác định hiện giá cổ phần như sau P0 = = Với là tổng hiện giá các khoản thu nhập cổ tức từ năm 1 đến năm H. Do công ty cổ phần có thời gian hoạt động được xem là vĩnh viễn nên ta có thể bỏ qua khoản thu nhập từ giá bán cổ phần ở thời điểm kết thúc. Như vậy, giá cổ phần ở hiện tại được tính theo công thức P0= 5.Mô hình Gordon Mô hình tăng trưởng một giai đoạn Mô hình này áp dụng cho cổ phần đang trong giai đoạn ổn định với tốc độ tăng trưởng không đổi và bền vững. Công thức: P0 = Trong đó: P0 : hiện giá cổ phần D1: cổ tức mong đợi năm sau g : tốc độ tăng trưởng đều hàng năm r : tỷ suất vốn hóa thị trường Mô hình tăng trưởng hai giai đoạn Mô hình này áp dụng cho cổ phần có tốc độ tăng trưởng cao trong một số năm đầu sau đó trở về tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững. Công thức: P0 = Mà: Pn = Nên: P0 = (với g2 là tốc độ tăng trưởng lợi tức cổ phần giai đoạn ổn định) Một vài lưu ý về mô hình tăng trưởng đều hằng năm - Chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc ước lượng r bằng việc phân tích chỉ dựa trên 1 cổ phần vì các sai số là không thể tránh khỏi. - Sự tăng trưởng cao của một công ty sẽ không thể giả định là tăng trưởng đều được, giả định không đúng g sẽ dẫn đến ước lượng r quá cao. Ví dụ: 1 công ty có D1=0.5$ P0 = 50$ Tỉ lệ lợi nhuận giữ lại 80% Tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ROE= 25% Trong quá khứ tỉ lệ tăng trưởng cổ tức của công ty là: g = Tỉ lệ lợi nhuận giữ lại x ROE = 0,8 x 0,25 = 0,2 Tỉ lệ tăng trưởng trong tương lai dài hạn cũng là g = 20% Như vậy % Thu nhập và cổ tức dự kiến qua các năm của công ty :( đơn vị tính: $) Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Giá trị sổ sách vốn cổ phần 10,00 12,00 14,40 15,55 Thu nhập mỗi cổ phần – EPS 2,50 3,00 2,30 2,49 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần – ROE 0,25 0,25 0,16 0,16 Tỷ lệ chi trả cổ tức 0,20 0,20 0,50 0,50 Cố tức trên một cổ phần – DIV 0,50 0,60 1,15 1,24 Tốc độ tăng trưởng cổ tức - 0,20 0,92 0,08 Theo bảng trên, vào năm thứ nhất giá trị tổng tài sản của công ty là 10$. Trong năm công ty kiếm được thu nhập là 2,5$, chi trả cổ tức là 0,5$ một cổ phần, cho nên thu nhập giữ lại là 2$. Do vậy, khi bắt đầu năm thứ hai công ty có 10$ + 2$ = 12$. Trong năm 2 giả định công ty vẫn có tỷ suất sinh lợi vốn cổ phần – ROE là 25% và tỷ lệ chi trả cổ tức là 20$, như vậy công ty sẽ bắt đầu vào năm 3 với vốn cổ phần là 14,4$. Tuy nhiên, ROE giảm còn 0,16 cho nên công ty chỉ tạo ra thu nhập trên mỗi cổ phần là 2,3$. Cổ tức được chia tăng lên 1,15$, bởi vì tỷ lệ chi trả cổ tức gia tăng nhưng công ty chỉ còn 1,15$ để tái đầu tư. Do đó, tăng trưởng trong thu nhập và cổ tức năm sau giảm chỉ còn 8%. Bây giờ chúng ta có thể sử dụng mô hình DCF tổng quát để tìm r: P0 = Do công ty đang có mức tăng trưởng cổ tức hàng năm là 8% và chúng ta sẽ áp dụng vào mô hình tăng trưởng đều hàng năm như sau: P3 = P0 = = Chúng ta dùng phương pháp thử và sai để tìm giá trị r mà tại đó Po = 50$ kết quả cho thấy r = 9,9% , khác hoàn toàn với r tính theo mô hình “tăng trưởng đều bất biến” là r = 21%. Lưu ý : không nên sử dụng “mô hình tăng trưởng đều bất biến” một cách đơn giản để thử nghiệm sự chính xác của thị trường khi đánh giá các giá trị của cổ phần. 6. Mối quan hệ giữa giá trị cổ phần và thu nhập trên mỗi cổ phần Vì tất cả tổng thu nhập được thanh toán dưới dạng cổ tức nên tỷ suất sinh lợi mong đợi sẽ bằng với thu nhập trên mỗi cổ phần chia cho giá thị trường của cổ phần. Tỷ suất sinh lợi của một công ty đang tăng trưởng có thể bằng với tỷ số thu nhập trên giá thị trường Có thể cho rằng giá cổ phần chính là giá trị được vốn hóa của các khoản thu nhập bình quân trong điều kiện chính sách công ty là không tăng trưởng cộng với PVGO (hiện giá các cơ hội tăng trưởng) Mối quan hệ giữa P/E và EPS EPS là thu nhập của mỗi cổ phần thường là phần lợi nhuận còn lại của công ty mà các cổ đông được hưởng EPS=(EBIT-Lãi phải trả-thuế phải nộp-tổngcổ tức ưu đãi)/tổng số cổ phần thường Đây là chỉ số nhằm đánh giá bản thân công ty tạo ra khả năng sinh lợi từ đồng vốn của cổ đông đóng góp. Công ty nào có EPS cao hơn các công ty khác sẽ thu hút sẽ thu hút được sự đầu tư hơn bởi EPS càng cao thì công ty tạo ra lợi nhuận cổ đông càng cao và ngược lại. EPS thay đổi tùy theo phương pháp kế toán và EPS mà các chuyên gia tính toán được lấy thông tin từ công ty. Do đó dù EPS lấy từ công ty hay chuyên gia thì cũng chỉ là con số ước tính. Do đó, chỉ số này nên được xem xét trong một giai đoạn nhất định để đánh giá xu hướng ổn định và khả năng tăng trưởng của nó, qua đó sẽ thấy được hiệu quả quá trình hoạt động của công ty. Và EPS không phải lúc nào cũng tỷ lệ với tổng lợi nhuận sau thuế. Nếu công ty tăng vốn bằng cách phát hành thêm 10% số lượng cổ phiếu mà lợi nhuận tăng thêm không đủ 10% thì EPS sẽ giảm, kéo theo giá cổ phiếu giảm theo. Tỷ số giá thu nhập P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập trên mỗi cổ phiếu P/E = Po / EPS Hệ số này cho nhà đầu tư biết họ phải trả bao nhiêu cho một đồng thu nhập trên mỗi cổ phần. Và bằng cách nghịch đảo tỷ số P/E nhà đầu tư có thể xác định tỷ suất lợi nhuận tương đối trên khoản đầu tư của họ. Thông thường, P/E từ 5-15 là bình thường, nếu P/E lớn hơn 20 có nghĩa là : - Nhà đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai. - Cổ phiếu có rủi ro thấp nên nhà đầu tư thỏa mãn với tỷ suất vốn hóa thị trường thấp. - Nhà đầu tư dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung
Tài liệu liên quan