Đề tài Dự án phát triển tiền du học Ôxtrâylia

“Thông tin là tất cả trong một xã hội tri thức” đã là một thông điệp cho mọi người, mọi ngành để tiến đến một nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh toàn cầu hoá thông tin và xã hội hoá phát triển theo xu hướng “Xã hội hoá thông tin” đặt ra cho mọi ngành nghề những thách thức mới phải tự đổi mới để thích ứng với thời kỳ hiện nay

doc10 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dự án phát triển tiền du học Ôxtrâylia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KHOA HỌC THƯ VIỆN DỰ ÁN TIÊN DU HỌC HỌC BỔNG PHÁT TRIỂN Ở ÔXTRÂYLIA ĐẶT VẤN ĐỀ “Thông tin là tất cả trong một xã hội tri thức” đã là một thông điệp cho mọi người, mọi ngành để tiến đến một nền kinh tế tri thức. Trong bối cảnh toàn cầu hoá thông tin và xã hội hoá phát triển theo xu hướng “Xã hội hoá thông tin” đặt ra cho mọi ngành nghề những thách thức mới phải tự đổi mới để thích ứng với thời kỳ hiện nay. Cùng với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thông tin, ngành thông tin thư viện đang phát triển với tốc độ nhanh chư từng có - Một sự phát triển đồng bộ, chuẩn hoá, trong đó công nghệ thông tin được áp dụng một cách triệt để. Đó là sự ra đời của Thư viện điện tử, thư viện đa phương tiện, thư viện số… Đánh dấu một bước ngoặt trong ngành thư viện hoàn thành xuất sắc mục đích thư viện là kết nối con người với thông tin họ cần. Với một mặt bằng như thế các hình thức tổ chức và quản lý thư viện cũng thay đổi phù hợp với phương tiện và vai trò trình độ của người cán bộ thư viện cũng như nhu ầu trình độ của người dùng tin. Là sinh viên của ngành thông tin thư viện em luôn quan tâm đến sự thay đổi đó và mong muốn được tiếp cận với những mô hình đổi mới của thư viện. Với suy nghĩ đó, em đã tìm tòi và nghiên cứu mô hình thư viện mở của “Dự án phát triển Tiền Du học Ôxtrâylia” hi vọng rằng với bước đầu tìm hiểu của em. Đem lại cho thày cô và các bạn một cái nhìn toàn cảnh về thư viện mở. Mô hình thư viện mới phù hợp với thư viện vừa và nhỏ tại Việt Nam. NỘI DUNG 2.1. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ THƯ VIỆN - Thư viện thành lập năm - Do Chính phủ Ôxtrâylia và Việt Nam hợp tác thành lập nhằm đào tạo cho sinh viên, học sinh cao học, nghiên cứu sinh được đào tạo để có trình độ ngoại ngữ cơ bản, cần thiết và nâng cao hơn trước khi sang Ôxtrâylia nghiên cứu và học tập. - Trụ sở đặt tại: Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Km 9 Đường Nguyễn Trãi- Thanh Xuân Đội ngũ cán bộ và nhân viên: gồm 6 người. - Đây là đội ngũ có mặt bằng trình độ cao, được kiểm tra đầu vào với sự đời hỏi có trình độ Đại về thư viện trở lên; có trình độ ngoại ngữ lưu loát, sử dụng các kỹ thuật thư viện hiện đại tốt; có kinh nghiệm làm việc, có khả năng và năng lực làm việc trong môi trường chuyên môn hoá cao và mang tính công nghiệp năng động. + Một trưởng thư viện: trình độ thạc sĩ, đây là người điều hành, giám sát mọi hoạt động thư viện, đưa ra những chính sách và chịu trách nhiệm về thư viện. + Giáo viên thư viện: là một người hướng dẫn cho các độc giả thư viện các kỹ năng sử dụng thư viện khi tham gia các hoạt động thư viện hỗ trợ họ khi họ cần. + Bốn nhân viên thư viện: làm việc theo nhóm hai người, theo ca luân phiên nhau, thường trực tại thư viện, phục vụ độc giả. - Ngân sách thư viện cho Chính phủ Ôxtrâylia tài trợ. - Vốn tài liệu của thư viện: với số lượng: Tài liệ đều là ngôn ngữ tiêng Anh, có nội dung và hình thức đa dạng, phong phú. Có các loại tài liệu như: sách chuyên ngành, sách tra cứu, báo; tại chí; truyện; băng; đĩa; bộ dụng cụ, file cheo; tạp chí giới thiệu về các trường đại học của Ôxtrâylia. - Trang thiết bị: Hiện đại bao gồm: máy sao băng; thiết bị học ngoại ngữ; hệ thống máy tính, hệ thống camera. 2.2. HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA THƯ VIỆN Đây là những hoạt động luôn luôn được tiến hành trong qúa trình hình thành và phát triển của thư viện. Đóng vai trò quan trọng giúp cho thư viện hoạt động có hiệu quả bao gồm: 2.2.1. Bổ sung 2.2.2. Xử lý 2.2.3. Tổ chức sắp xếp. 2.2.4. Phục vụ. 2.2.1. Bổ sung Hoạt động bổ sung được tiến hành thường xuyên trong thư viện, tài liệu luôn được cập nhất bổ sung những tài liệu mới phù hợp với mục đích của thư viện. Thư viện bổ sung tài liệu dựa trên việc tiếp nhận những thông tin phản hồi từ phía độc giả, độc giả cần, độc giả yêu cầu từ đó cán bộ thư viện đưa ra quyết định sẽ ưu tiên bổ sung những tài liệu nào cần thiết nhất, hạn chế những tài liệu không cần thiết hoặc việc bổ sung cũng do cán bộ thấy các loại hình tài liệu này phù hợp với thư viện, sẽ cần cho độc giả mua về để phổ biến, bổ sung cho độc giả. Ngân sách bổ sung được lấy ra từ nguồn ngân sách của thư viện, và được ưu tiên, bởi vì tài liệu luôn cần được cập nhất và phát triển. Cán bộ bổ sung là trưởng thư viện người đưa ra những chính sách thư viện, là người có trình độ cao, hiểu biết về nhiều lĩnh vực khoa học, có tầm nhìn chiến lược. Tuy nhiên cũng được sự hỗ trợ của nhân viên thư viện, những người tiếp xúc trực tiếp với độc giả, nắm bắt chính xác nhu cầu tài liệu của họ. Hình thức bổ sung: đặt mua trực tiếp tại nhà xuất bản; đặt mua qua mạng internet tại Ôxtrâylia; những tài liệu được biếu tặng cho giáo viên tại đó. Công tác bổ sung là khâu quan trọng, việc bổ xung đem lại cho thư viện vốn tài liệu cập nhật phong phú, thoả mãn nhu cầu độc gia. 2.2.2. Xử lý Tất cả các tài liệu đều phải qua phân loại, biên mục trước khi nhập vào bộ sưu tập thư viện và phải được xử lý để sẵn sàng phục vụ. Cán bộ xử lý là người có trình độ hiểu biết rộng có trình độ ngoại ngữ, tin học, chuyên môn xử lý làm việc với phần mềm xử lý hiện đại. Thư viện mở Ôxtrâylia sử dụng phần mềm Ilice, đây là phần mềm được đặt mua có nhiều tính năng: quản lý sách, xử lý sách, xây dựng cơ sở dữ liệu, phục vụ bạn đọc. Qúa trình xử lý: + Xử lý kỹ thuật, kiểm tra đóng dấu, dán nhãn, dán mã vạch, dán thẻ từ + Xử lý nội dung: dựa trên mô tả theo qui tắc AACR2, tìm chủ đề dựa trên đề mục chủ đề của thư viện Quốc hội Mỹ; và phân loại dựa trên khung phân loại thập phân Dewey (DDC). Tài liệu được xử lý và nhập biểu ghi vào cơ sở dữ liệu nhờ có máy nên quá trình xử lý đơn giản, nhanh và chính xác. 2.2.3. Tổ chức sắp xếp Mục đích của công tác tổ chức sắp xếp tài liệu là để cho độc giả dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, thuận lợi cho công tác bảo quản và kiểm kê tài liệu. Thư viện mở Ôxtrâylia sắp xếp theo khung phân loại thập phân Dewey. Theo đó tri thức được chai thành 10 lớp, có ký hiệu bằng số Ả Rập với ba con số và 2 số O ở cuối: 000 Tổng hợp 500 khoa học chính xác 200 tôn giáo 600 các khoa học ứng dụng 300 Khoa học xã hội 700 nghệ thuật 400 ngôn ngữ 800 xã hội 900 Địa lý lịch sử và các khoa học phụ trợ Các lớp lại được chia nhỏ ra tối đa 10 lớp con, các lớp con lại chia ra 10 lớp nhỏ tiếp theo ở các bậc chi tiết hơn. Các con số DDC tiêu biểu cho đề tài, các con s DDC được đặt trên kệ theo số thứ tự, nhằm tập hợp các đề tài tương tự lại gần nhau. Ký hiệu xếp giá bao gồm 2 yếu tố chính là khung phân loại DDC và ký hiệu tác giả, ký hiệu xếp giá thường là sự kết hợp trên tác giả cá nhân hay tập thể, với ký hiệu xếp giá này độc giả có thể tiếp cận nhiều tài liệu có nội dung gần giống nhau và đây là khung phân loại được nhiều thư viện sử dụng vì: hệ thống thường xuyên cập nhật thông tin; có khả năng được mở rộng, giúp cho việc dễ dàng phân loại tài liệu và cải tạo kho tài liệu. - Tổ chức theo hệ thống kho mở, cách sắp xếp này cho phép người sử dụng tiếp cận trực tiếp với nội dung của kho sách và có được tài liệu chính xác theo đúng yêu cầu. Có thể nói kho mở là loại hình lý tưởng khi các tài liệu về cùng một đề tài dược tập trung vào một chỗ, tạo điều kiện thuận lợi để độc giả khai thác triệt để vốn tài liệu trong bộ sưu tập và giúp độc giả có thể lựa chọn giữa những tài liệu có cùng đề tài để chọn một vài tài liệu phù hợp nhất với mục đích của họ. Dưới đây là sơ đồ tổ chức kho: Nơi trả tài liệu Bàn phục vụ Mục lục truy cập công cộng trực tuyến Khu vực phô tô Khu vực sách giới thiệu về các trường Đại học Ôxtrâylia Sách có nội dung thật + Bộ dụng cụ Khu vực truyện Mạng máy tính Khu vực đặt trước 10. Ấn phẩm định kỳ. 11. Băng 12. Băng đài 13. File cheo 14. Phòng sử dụng các thiết bị tự học. 15. Tai nghe 16. Thiết bị học ngoại ngữ 17. Khu vực in của sinh viên 18. Tài liệu tự học băng Thư viện mở Ôxtrâylia sử dụng hệ thống tra cứu OPAC, có hai máy, một máy trạm thường trực được dùng để mượn, máy trạm thứ hai được dùng cho việc trả, yêu cầu cung cấp dữ liệu và những nhiệm vụ khác như là mượn quá hạn, tiền phạt được hệ thống tính một cách tự động khi tài liệu được trả lại và được thông báo trong hồ sơ cá nhân được quả trị trên máy của độc già. Hệ thống OPAC khi tra cứu sẽ chỉ ra cho độc giả vị trí cụ thể của tài liệu, nếu sách bận thì ai mượn để bạn có thể liên hệ với họ. Sử dụng hệ thống độc giả có thể tra cứu theo chủ đề tài liệu, theo tác giả, theo tiêu đề, theo số tập. Việc sắp xếp tổ chức theo kho mở chuyển một phần theao tác sang cho độc giả, như việc lấy sách, tiếp cận, tài liệu. Đổ lớn thời gian công sức của cả cán bộ và độc giả. 2.2.4. Phục vụ Cán bộ thư viện ở đây phục vụ theo phương châm bạn đọc là tất cả, thân thiện và khuyến khích độc giả sử dụng thư viện. Hỗ trợ độc giả tận tình, vui vẻ, hoà nhã, lịch sự phục vụ mọi lúc mọi nơi, tuy thế họ làm việc theo đúng nguyên tắc và qui định. Bởi vì thư viện được tự động hoá nên cán bộ thư viện phục vụ dựa trên máy. Kiểm tra xem người mượn tài liệu có phải là độc giả hợp lệ không; theo dõi để biết rõ có bao nhiêu tài liệu được mượn từ chối phục vụ khi số lượng tài liệu mượn đã đạt mức tối đa; cho độc giả biết tài liệu được hoàn trả; lưu ý tài liệu quá hạn để đòi lại; dành riêng tài liệu cho độc giả khác và thông báo cho độc giả khi tài liệu được trả về; cho thư viện biết tài liệu đã được độc giả mượn trong thời điểm hiện tại. Thư viện có khu vực phục vụ in, phô tô độc giả tự sử dụng và trả phí tại bàn phục vụ. Cán bộ và độc giả là những người bạn trao đổi những thông tin kinh nghiệm cho nhau. Người dùng tin phải làm thẻ của thư viện, nếu mất phải làm lại, đây là bước cơ bản khi tham gia sử dụng thư viện. Thời gian mở cửa: Từ thứ 2 à thứ 6 : 8h sáng à 8h tối. Thứ 7: 8h sáng à 8h tối Thời gian nghỉ: Từ 12h trưa à 13h trưa các ngày. Thư viện sẽ nghỉ lễ theo như qui định nghỉ lễ của hai nước. Thư viện có chính sách ưu đãi đối với bạn đọc, nhưng không cho phép độc giả lạm dụng nó thư viện có hệ thống camera theo dói hoạt động của độc giả và sách được gắn từ tính, khi mang ra ngoài chưa được sự cho phép hệ thống sẽ có chuông báo hiệu. Độc giả khi sử dụng sách tại thư viện, đọc xong sẽ bỏ và thùng sách qui định, thùng được gắn camera, bỏ vào không lấy ra được, bạn đọc tránh đọc xong xếp lại như cũ, công việc đó của cán bộ thư viện. Khi đăng ký mượn sẽ phải qua bàn phục vụ để mượn. Như vậy, với cách thức phục vụ này độc giả được tự do tìm kiếm tài liệu mình cần, chính xác nhanh chóng, không gian thoáng đãng, yên tĩnh của thư viện tạo thuận lợi cho họ nghiên cứu học tập, đem lại hiệu quả cao, cán bộ thư viện thái độ thân mật, gần gũi, tạo môi trường thân thiện với người dùng tin. KẾT LUẬN Hình thức thư viện mở là mô hình thư viện mới đem lại hiệu quả hoạt động cao. Với mô hình này độc giả sẽ nhanh chống tiếp cận với kỹ thuật hiện đại, trình độ khai thác thông tin cao, dễ dàng có được tài liệu chính xác theo yêu cầu, và tạo cho họ một khoảng cách giữa họ với thư viện với cán bộ, với tài liệu là rất gần. Mở ra một môi trường làm việc mới ở đó người cán bộ thư viện luôn phải tự hoàn thiện trình độ, kỹ năng giao tiếp của mình phù hợp với công việc, giúp họ luôn tiếp cận với kỹ thuật mới, giảm nhẹ sức lao động, thời gian đem lại hiệu quả cao. Nó rất phù hợp với thư viện vừa và nhỏ chuyên ngành. Vì thư viện này phục vụ độc giả là những người có chuyên môn nên việc để họ tự tiếp cận tài liệu tìm kiếm tài liệu họ cần là cần thiết, như vậy tạo điều kiện cho độc giả có tài liệu chính xác theo yêu cầu và nhanh chóng. Tuy vậy hạn chế của việc áp dụng mô hình này là vấn đề kinh tế, vì trang thiết bị hiện đại đầu tư rất tốn kém, nguồn ngân sách bổ sung luôn phải thường trực có vì tài liệu cần luôn được cập nhật. Mặc dù thế với hiệu quả mà nó mang lại thì việc đầu tư ban đầu sẽ là cần thiết. Trên đây là những tìm tòi nghiên cứu của em về mô hình thư viện mở của Trung tâm phát triển dự án tiền du học Ôxtrâylia./. MỤC LỤC
Tài liệu liên quan