Đề tài Du lịch sinh thái hồ Ba Bể

Trong khi du lịch hàng loạt bùng nổ ở thế kỷ 20, một hình thức du lịch khác với qui mô nhở hơn đã xuất hiện. Trong những năm 60, mối quan tâm của quần chúng (hầu hết các nước công nghiệp) về môi trường đã tăng lên. Các tổ chức bảo tồn đã được thành lập để vận động chính quyền dành ra các khu vực không chỉ phục vụ cho du lịch hay bảo tồn một số loại động vật mà để toàn vẹn các hệ sinh thái. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với du lịch sinh thái trong chính phủ các nước đang phát triển, các nhà điều hành du lịch thương mại, các tổ chức cứu trợ, và các nhà bảo tồn nói lên tiềm năng kinh tế và bảo tồn các loại hình du lịch này. Có thể nói du lịch sinh thái ngày càng thu hút khách du lịch, nó làm thoả mãn sự khát khao thiên nhiên, sự khám phá thú vị tự nhiên của khách du lịch đồng thời là sự khai thác tiềm năng du lịch cho baỏ tồn và phát triển, và là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ. Thông qua chuyến đi thực tế ở vườn quốc gia Ba Bể cho chúng ta hiểu rõ thêm về du lịch sinh thái, hiểu rõ bản sắc dân tộc của địa phương, góp phần hoàn thiện những kiên thức đã được học. Bài báo cáo gồm 3 phần. Phần I. Lời mở đầu Phần II. Giới thiệu sơ lược vườn quốc gia Ba Bể. I. Đánh giá hiện trạng, tiềm năng, những hạn chế và giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái tại Ba Bể. II. Đánh giá những hấp dẫn du lịch sinh thái trong các tuyến du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Ba Bể. III. Những tác động tiêu cực và sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái tại Ba Bể. Phần III. Những giải pháp, phương hướng và kiến nghị phát triển du lịch sinh thái tại Ba Bể.

doc12 trang | Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 3769 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Du lịch sinh thái hồ Ba Bể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ DU LỊCH SINH THÁI PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU Trong khi du lịch hàng loạt bùng nổ ở thế kỷ 20, một hình thức du lịch khác với qui mô nhở hơn đã xuất hiện. Trong những năm 60, mối quan tâm của quần chúng (hầu hết các nước công nghiệp) về môi trường đã tăng lên. Các tổ chức bảo tồn đã được thành lập để vận động chính quyền dành ra các khu vực không chỉ phục vụ cho du lịch hay bảo tồn một số loại động vật mà để toàn vẹn các hệ sinh thái. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với du lịch sinh thái trong chính phủ các nước đang phát triển, các nhà điều hành du lịch thương mại, các tổ chức cứu trợ, và các nhà bảo tồn nói lên tiềm năng kinh tế và bảo tồn các loại hình du lịch này. Có thể nói du lịch sinh thái ngày càng thu hút khách du lịch, nó làm thoả mãn sự khát khao thiên nhiên, sự khám phá thú vị tự nhiên của khách du lịch đồng thời là sự khai thác tiềm năng du lịch cho baỏ tồn và phát triển, và là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ. Thông qua chuyến đi thực tế ở vườn quốc gia Ba Bể cho chúng ta hiểu rõ thêm về du lịch sinh thái, hiểu rõ bản sắc dân tộc của địa phương, góp phần hoàn thiện những kiên thức đã được học. Bài báo cáo gồm 3 phần. Phần I. Lời mở đầu Phần II. Giới thiệu sơ lược vườn quốc gia Ba Bể. I. Đánh giá hiện trạng, tiềm năng, những hạn chế và giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái tại Ba Bể. II. Đánh giá những hấp dẫn du lịch sinh thái trong các tuyến du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Ba Bể. III. Những tác động tiêu cực và sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái tại Ba Bể. Phần III. Những giải pháp, phương hướng và kiến nghị phát triển du lịch sinh thái tại Ba Bể. PHẦN II. NỘI DUNG GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ Ba Bể là một di sản thiên nhiên non nước hữu tình, đẹp vào bậc nhất nước ta hiện nay. Năm 1992, đánh dấu sự kiện quan trọng không những đối với người dân địa phương của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn mà còn đối với cả khách du lịch trong nước và nước ngoài, khi Ba Bể chính thức được công nhận là vườn quốc gia thứ 8 của Việt Nam. Vườn quốc gia Ba Bể là một phức hệ gồm sông, hồ, núi, hang động và thác nước, nằm trên địa bàn 5 xã của huyện Ba Bể với các dân tộc anh em là kinh, nùng, tày, H'mông và Dao. Vườn là đơn vị sự nghiệp quản lý bảo vệ rừng, có 3 chức năng chính: Quản lý và bảo tồn hệ sinh thái đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học và dịch vụ du lịch sinh thái. I. Hiện trạng, tiềm năng, những hạn chế và giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại Ba Bể. 1. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Ba Bể nằm giữa vùng núi đá vôi thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Có toạ độ địa lý: 105'36 độ kinh đông 22,30 độ vĩ bắc. Địa hình: là vùng núi đã vôi đốc mạnh đến đốc đứng với phức hệ suối và hồ nước ngọt trên núi đá vôi, điển hình cho vùng núi đá vôi ở đông bắc Việt nam. Giao thông: Hồ Ba Bể cách Hà Nội 254km, cách thị xã Bắc Kạn 74km 2. Hiện trạng - Vườn quốc gia (VQG) được thành lập theo quyết định 15/TTG ngày 10/11/1992 TTCP, và đến năm 1993 thì ban du lịch VQG Ba Bể được hình thành, song đến năm 1997 bộ phận này mới được chính thức đưa vào hoạt động và quản lý các tài nguyên với các chức năng và nhiệm vụ sau: + Ban du lịch có chức năng nhiệm vụ quản lý hướng dẫn phục vụ khách tham quan du lịch theo đúng nôị quy, quy chế của VQG và các quy định khác của pháp luật. + Ban du lịch tổ chức các bộ phận quản lý, phục vụ khác du lịch gồm các bộ phận: hướng dẫn, xuồng tham quan, nhà buồng, bàn ăn uống. Các bộ phận này bổ trợ lẫn nhau để phục vụ và quản lý khách du lịch. + Các nhân viên hướng dẫn khách du lịch và bộ phận khác được trang bị các dụng cụ hướng dẫn và có kiến thức tốt để giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên, về truyền thống văn hoá, xã hội, và đặc biệt là nguồn gốc lịch sử tương truyền về hồ, núi, hang động... + Thực hiện các dịch vụ du lịch: VQG đã điều tra và qui hoạch được 21 điểm tham quan du lịch có giá trị và xác định được 3 loại hình du lịch: Du lịch truyền thống, du lịch văn hoá và du lịch sinh thái. + Tổ chức đón tiếp, bố trí ăn, ngủ, nghỉ ngơi cho khách trong nước và nước ngoài tới tham quan du lịch, nghiên cứu khoa học. + Tổ chức du lịch sinh thái và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho khách tới tham quan du lịch. Ngoài ra ban du lịch cũng tổ chức các buổi giao lưu, toạ đàm giữa khách du lịch và người dân địa phương. Đồng thời hướng dẫn khách du lịch về cách sinh hoạt, hiểu và tôn trọng văn hoá địa phương, không có các hoạt động làm ảnh hưởng đến môi trường, không mua các loại động thực vật được bảo vệ, hoặc các sản phẩm từ chúng. 3. Những mặt hạn chế + Du lịch sinh thái ở VQG Ba Bề còn đang ở giai đoạn đầu phát triển, các hoạt động đại đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm đối tượng phục vụ rõ ràng, việc quảng bá còn nhiều hạn chế, trong đó có cả việc nghiên cứu thị trường và công nghệ phục vụ cho du lịch sinh thái. + Thiếu đồ thủ công mỹ nghệ và đồ lưu niệm, bán quà lưu niệm hay những băng hình, tạp chí sách báo giới thiệu về phong cảnh thiên nhiên cũng như con người với những nét phong tục tập quán đặc sắc cho khách du lịch để có thêm công ăn việc làm, thu thập cho địa phương. + Hoạt động giáo dục về môi trường chưa được đầu tư nhiều do chưa quan tâm đúng mức và thiếu cán bộ am hiểu về lĩnh vực này. + Lợi ích từ hoạt động của vườn còn ít, chưa hỗ trợ nhiều cho công tác bảo tồn, trùng tu và phát triển cộng đồng địa phương. + Ngoài ra số lượng đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên còn ít, còn hạn chế về khả năng giao tiếp, ngoại ngữ. 4. Tiềm năng Vườn quốc gia Ba Bể có 620 loài thực vật thuộc 138 họ, 300 chi trong đó có loại đặc trưng điển hình của vùng Đông Bắc, núi đá vôi như Đinh, Nghiến, Trai, Lát... Về động vật có 319 loài gần 27 bộ, 85 họ, 42 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt có 3 loài động thực vật đặc hữu là: loài Voọc mũi hếch ở Đồng Phúc, Trúc giây ở Ba Bể, Tảo đỏ ở Hồ Ba Bể. Khai thác tốt tiềm năng này gắn với việc khai thác quần thể diện tích của căn cứ địa Việt Bắc và chiến khu Cao - Bắc - Lạng thì Bắc Kạn sẽ có tư thế về du lịch vì địa phương nằm trong bộ giao thông của khu vực. Nhận thức rõ tiềm năng và tư thế du lịch tỉnh Bắc Kạnh đã cố gắng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường cơ sở vật chất cho ngành du lịch. Từ năm 97 đến nay các tuyến giao thông chính, các cơ sở du lịch được đầu tư xây dựng. Trong đó một số đã đưa vào sử dụng. Số phòng buồng khách vào các hoạt động du lịch đều tăng. Ba năm qua, số phòng khách đã tăng hơn 5 lần, lượt khách tăng 3,1 lần, doanh thu tăng 5 lần. Cụ thể năm 95 số phòng quốc tế chiếm 66,7%, phòng nội địa 33,3%. Con số đó tương ứng với năm 99 là 80% khách quốc tế và 20% khách nội địa. Giá phòng nghỉ trung bình 150 - 200 nghìn đồng/đêm đối với khách quốc tế và 80 - 150 nghìn đồng đối với khách nội địa. Trong những năm qua số lượng khách du lịch đến Ba Bể vẫn không ngừng tăng lên. Cơ cấu khách du lịch đến vườn quốc gia (95 - 2000) Năm Khách  95  96  97  98  99  2000   Quốc tế  370  800  1500  1800  2600  4.800   Nội địa  1830  2571  7000  10200  16000  28000   Tổng  22000  3371  8500  12000  18600  32800   Một điều đáng chú ý hơn là nơi đây có các dân tộc thường sống kề hoặc trong khu bảo tồn. Họ vẫn đang lưu giữ được phong cách sống, bản sắc văn hoá riêng và tập tục độc đáo. Điều này khiến Ba Bể càng trở nên hấp dẫn trên phương diện du lịch sinh thái. Hiện tại đời sống của những người dân ở đây còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Đây cũng là cơ hội để sinh thái du lịch thể hiện mình đóng góp vào sự phát triển cộng đồng ở những điểm du lịch. II. Thế mạnh du lịch sinh thái tại Ba Bể và sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái tại Ba Bể. 1. Thế mạnh du lịch sinh thái tại Ba Bể - sự hấp của du lịch sinh thái tại Ba Bể Gần đây trong đề án qui hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010 của tỉnh Bắc Kạn ngành thương mại du lịch có nêu một số lợi thế về du lịch của địa phương. Đó là sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên, những danh lam thắng cảnh riêng dòng sông Năng cũng có nhiều điều lý thú. Dòng sông chảy lên phía Bắc, uốn lượn theo chân các dãy núi đá, vách đá dựng đứng để thành sông Gâm chảy qua đất Tuyên Quang, sông Năng chảy qua lòng một dãy núi lửa, đoạn sông chảy dài 300m qua núi, dân địa phương gọi là động Puâng. Độ cao từ 25 - 40m thành một vòm hùng vĩ. Người miền xuôi lên đây tưởng puâng là tên riêng của cộng đồng puâng. Trong động còn có hang phụ và thạch nhũ trông rất đẹp. Có nhiều loài dơi sống ở đây. Cách hang puâng không xa là "Lái Tang" tiếng Tày "Lái Tạng" là "Thác Voi" dịch ra tiếng kinh là "Đầu Đẳng" Lái Tạng là nơi dòng sông Năng từ trên cao đổ xuống. Mùa lũ nước chảy xiết vào những khối đá lớn cao hàng chục mét. Nằm tận cùng phía Tây Bắc, gần bản Tà Kèn, thác có 3 tầng chảy dữ dội tầng cao 7 - 8m, núi 2 bên dốc đứng. Giữa thác và động có một ngã ba sông, bơi thuyền ngược dòng sông vài trăm mét sẽ đến hồ Ba Bể và Ao Tiên. Hồ rộng gần 500ha là hồ tự nhiên lớn nhất ở nước ta, có nhiều sông, suối có hang, hốc, vách hố nhiều chỗ dựng đứng, có cả các loài cây cổ thụ vươn ra mặt nước như: Si, nghiến... và trúc dây thả mình mền mại ven hồ. Nước hồ chảy chậm, đảo đá, có kỳ đà, có nhiều chim và khỉ xuống uống nước. Từ thế kỷ XVIII cảnh đẹp Hồ Ba Bể được nhà sử học Phan Huy Chú mô tả như sau: "Bốn mặt nước, đá đầy kín, cây hoa tươi tốt, ở giữa có nhiều núi đá lớn, chìm nổi, nhấp nhô ở trong làn sóng. Mỗi khi gió im lặng thì thuyền đánh cá lênh đênh cả 4 mặt" III. Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tại Ba Bể Tác động của du lịch lên khu bảo tồn thiên nhiên được phân thành 2 loại cơ bản: Trực tiếp và gián tiếp. Tác động trực tiếp gây ra bởi sự có mặt của du khách, tác động gián tiếp là tác động của các hạ tầng cơ sở được xây dựng cho các hoạt động du lịch. a. Tác động lên các khu địa chất, cấu tạo đá, khoáng sản và hoá thạch. Leo trèo và thăm thú hang động là 2 hoạt động liên quan nhiều nhất từ các cấu tạo đá. Nhưng ngoài sự xày xước các bề mặt đá và sự bào mòn do khí hậu tác động của các hoạt động này là không đáng kể. Hiện tượng khắc tên, viết tên lên vách đá ở các hang động rất phổ biến. b. Tác động lên đất: Gió và nước có thể kết hợp với nhau để làm động lực cho xói mòn. Xói mòn đất do nước thường phụ thuộc vào dòng chảy bề mặt mùa lũ thì hai bên sông bị ngập nước làm chết các hệ sinh thái ở hai bên, thêm vào đó là sự sụp lở đất làm cho có những đoạn sông bị cạn c. Tác động lên tài nguyên nước. Khả năng phục vụ lợi ích giải trí của những loại tài nguyên nước là khác nhau nhưng nhìn chung càng nhiều người sử dụng một khu vực càng lại nhiều đe doạ cho suy sụp chất lượng nước. Sự sử dụng các thuyền gắn máy có thể gây xói mòn bờ sông, can thiệp vào thực vật dại, gây nhiều độc hoá học và làm động và đục nơi nước nông. Một số thuyền xuồng chạy bằng dầu đã làm rơi vãi dầu nổi trên bề mặt, làm ô nhiễm nước sông ảnh hưởng hệ sinh vật sống trong nước. d. Tác động lên thảm thực vật. Các hoạt động giải trí có thể tác động trực tiếp và ngay lập tức lên thành phần loài của thảm thực vật. Sự dẫm đạp đã làm giảm sự đa dạng loài. Hoạt động hái, nhổ cây và bộ phận của cây của các nhà sưu tầm thực vật và những người đi hái hoa thường có thể dẫn đến sự suy giảm số lượng cá thể loài. Việc xây dựng các đường mòn với các vật liệu rắn trên bề mặt để tránh trượt đất, bùn hoá và xói mòn đá đã làm biến mất thảm thực vật sát mặt đất. Tuy nhiên điều này ở vườn quốc gia Ba Bể tác động không lớn. e. Tác động lên động vật hoang dã và hệ sinh thái. ảnh hưởng lớn nhất của du lịch lên động vật hoang dã là săn bắn và câu cá, các hoạt động này có thể làm mất hẳn một quần thể của một loài. Tiếng máy nổ của các thuyền máy và xe cơ giới làm giật mình các loài động vật. f. Tác động lên vệ sinh. Rác thải và chất thải do du khách bỏ lại là vấn đề vệ sinh của nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, ảnh hưởng đến dân địa phương. Rác thải ảnh hưởng nghiêm trọng lên vệ sinh của các môi trường nước, đất, thảm thực vật và không khí. Sự phân biệt giữa rác thải hữu cơ và vô cơ là quan trọng. Rác thải hữu cơ có thể làm chất mùn; Rác thải vô cơ như phim ảnh, bảo thuốc, vỏ lon bia, cốc rượu và các hộp chứa khác nên có một túi nhỏ để đựng rác rồi đem tái sử dụng lại và tái tạo. g. Tác động lên thẩm mỹ cảnh quan. Hoạt động du lịch vô ý thức và hoặc không được kiểm soát có thể có các tác động đến thẩm mỹ cảnh quan nghiêm trọng và sẽ ảnh hưởng tới thưởng thức của các du khách yêu thiên nhiên. Các tác động gây ra bởi các rác thải, ô nhiễm bẩn ở trên các tuyến giao thông và đường mòn. h. Tác động lên môi trường văn hoá. Sự tác động này đối với vườn quốc gia là không đáng kể. PHẦN III. NHỮNG GIẢI PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI BA BỂ 1. Giải pháp - Giáo dục đào tạo và tuyên truyền du lịch sinh thái ở Ba Bể: Tuyên truyền, giáo dục các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý khu vườn quốc gia Ba Bể quan tâm hơn đến quy hoạch c ho du lịch sinh thái và chú trọng vào sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động của khu vườn, cho họ hưởng quyền lợi đối với khu bảo tồn cũng như lợi nhuận từ khu bảo tồn. Đào tạo hướng dẫn viên du lịch (ưu tiên cho người địa phương) trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp du lịch. Giáo dục về thiên nhiên cho khách tham quan làm cho họ ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Đối với cộng đồng địa phương cần phải sử dụng những hình thức dễ hiểu, dễ nhớ như tranh, ảnh, băng hình, c hương trình biểu diễn văn nghệ. Ngoài ra còn giáo dục cho học sinh, sinh viên cho người Việt Nam và cả nước ngoài khuyến khích họ sử dụng dịch vụ và mua sắm quà lưu niệm địa phương. - Và kéo theo sự tham gia của cộng đồng địa phương: Nghiên cứu, phát triển nghề sản xuất nông - lâm nghiệp, phong tục tập quán, lễ hội, tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Mở lớp tập huấn về du lịch sinh thái, nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, xây dựng qui hoạch du lịch với sự tham gia của cộng đồng ngày từ đầu. - Qui hoạch cho khu du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Ba Bể: Việc này cần phải có sự nỗ lực của nhiều ngành, nhiều thành phần; Việc qui định mức thu lệ phí cần phải cân nhắc kỹ là mục tiêu cho việc thu lệ phí là gì: Cần thu lệ phí bù đắp cho chi phí du lịch của địa điểm, để tăng tối đa lợi nhuận hay một mục đích nào khác. - Tiếp thị du lịch sinh thái cho các khu Ba Bể: Nếu không có quảng cáo du lịch sinh thái thì không ai biết địa điểm đó để đến thăm quan nghiên cứu được. - Nguyên tắc chỉ đạo: Đó là một công cụ để đánh giá giám sát và quản lý điểm du lịch sinh thái. Nó là công cụ có hiệu lực tương tự như đánh giá tác động môi trường quản lý hoạt động du khách. Nguyên tắc này có thể do các tổ chức nhóm khác nhau để soạn thảo. - Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu tài nguyên và xây dựng chương trình giáo dục diễn giải môi trường. Hiện nay các chương trình giáo dục diễn giải ở vườn quốc gia Ba Bể còn nghèo nàn vì thiếu nhiều thông tin khoa học chính xác cần phải có các chính sách khuyến khích, huy động sự tham gia của các Viện nghiên cứu, các trường đại học vào công tác điều tra, nghiên cứu tài nguyên. - Phát triển cơ sở hạ tầng: Xây dựng các tuyến đường nội bộ, đường mòn tự nhiên với hệ thống chỉ dẫn, chỉ báo đầy đủ về số lượng và nội dung. - Huy động vốn đầu tư và chính sách đầu tư: Cần đầu tư nhiều thời gian và nỗ lực trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, Nhà nước cần có chính sách đầu tư thích đáng. 2. Phương hướng phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Ba Bể. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch, nhà nghỉ, nhà sàn chòi, công trình vui chơi giải trí khác. - Đầu tư xây dựng công trình bán hàng thủ công mỹ nghệ, bán quà lưu niệm, giới thiệu các mặt hàng truyền thống. - Trang bị các phương tiện du lịch xuồng, máy, thuyền độc mộc. - Tiếp tục hoàn thiện và mở thêm các điểm, tuyến du lịch mới có sức hấp dẫn du khách. - Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, giáo dục sinh thái, giáo dục ý thức bảo tồn thông qua bảng, biển nội quy, áp phích, phim ảnh để nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng. - Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên. 3. Kiến nghị và kết luận - Việc tổ chức du lịch sinh thái ở Ba Bể là rất quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Cần có cơ chế quản lý về du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia. Cần thống nhất mô hình quản lý từ trung ương đến địa phương. - Xác định vai trò trách nhiệm quản lý du lịch sinh thái trong vườn quốc gia Ba Bể. Vườn quốc gia Ba Bể là một mẫu chuẩn của hệ sinh thái vùng Đông Bắc. Để phát triển du lịch bền vững trong quy hoạch phát triển du lịch Ba Bể sẽ đi theo các hướng sau. + Du lịch sinh thái, du lịch văn hoá lịch sử với các bản làng dân tộc địa phương. + Du lịch leo núi - du lịch mạo hiểm. Ba Bể là tài nguyên thiên nhiên quí giá không những của nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn mà còn là tài nguyên vô giá của nhân loại. Vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn bảo vệ, tôn tạo và phát triển để Ba Bể thực sự trở thành điểm đến giáo dục du khách trong thế kỷ 21. CHUYÊN ĐỀ DU LỊCH SINH THÁI 1 PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN II. NỘI DUNG 2 I. Hiện trạng, tiềm năng, những hạn chế và giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái (DLST) tại Ba Bể. 2 1. Vị trí địa lý 2 2. Hiện trạng 2 3. Những mặt hạn chế 3 4. Tiềm năng 4 II. Thế mạnh du lịch sinh thái tại Ba Bể và sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái tại Ba Bể. 5 1. Thế mạnh du lịch sinh thái tại Ba Bể - sự hấp của du lịch sinh thái tại Ba Bể 5 III. Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tại Ba Bể 5 PHẦN III. NHỮNG GIẢI PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI BA BỂ 8 1. Giải pháp 8 2. Phương hướng phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Ba Bể. 9 3. Kiến nghị và kết luận 9
Tài liệu liên quan