Đề tài: Đường lối đổi mới hệ thống chính trị thời kì đổi mới

I.KHÁI NIỆM HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền. Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, Nhà nước và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp của giai cấp cầm quyền. Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể chân chính của quyền lực. Bởi vậy, hệ thống chính trị ở nước ta là cơ chế, là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp khác của nhân dân được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

doc10 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài: Đường lối đổi mới hệ thống chính trị thời kì đổi mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI:ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KÌ ĐỔI MỚI I.KHÁI NIỆM HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ  Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền. Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp, Nhà nước và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp của giai cấp cầm quyền. Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ thể chân chính của quyền lực. Bởi vậy, hệ thống chính trị ở nước ta là cơ chế, là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp khác của nhân dân được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. II.BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM: Bản chất: -Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, nhân dân ta đã đứng lên làm cách mạng, giành lấy quyền lực và tổ chức ra hệ thống chính trị của mình. Vì vậy, hệ thống chính trị ở nước ta có những bản chất sau: -Một là, hệ thống chính trị ở nước ta mang bản chất của giai cấp công nhân, nghĩa là các tổ chức trong hệ thống chính trị đều đứng vững trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân. Từ đó đã quy định chức năng, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị, đảm bảo quyền làm chủ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. -Hai là, bản chất dân chủ của hệ thống chính trị ở nước ta thể hiện trước hết ở chỗ: Quyền lực thuộc về nhân dân với việc Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, thiết lập sự thống trị của đa số nhân dân với thiểu số bóc lột. -Ba là, bản chất thống nhất không đối kháng của hệ thống chính trị ở nước ta. Bản chất đó dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, về sự thống nhất giữa những lợi ích căn bản của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Đặc điểm hệ thống chính trị nước ta hiện nay: Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau: -Một là, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Các quan điểm và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đều được tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta vận dụng, ghi rõ trong hoạt động của từng tổ chức. -Hai là, hệ thống chính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là một tổ chức trong hệ thống chính trị nhưng có vai trò lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị. Trong điều kiện cụ thể ở nước ta, do những phẩm chất của mình - Đảng là đại biểu cho ý chí và lợi ích thống nhất của các dân tộc; do truyền thống lịch sử mang lại và do những thành tựu rất to lớn đạt được trong hoạt động thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng... làm cho Đảng ta trở thành Đảng chính trị duy nhất có khả năng tập hợp quần chúng lao động đông đảo để thực hiện lý tưởng của Đảng, nhân dân tự nguyện đi theo Đảng, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tế. Đây là đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị ở nước ta. -Ba là, hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này được tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta thực hiện. Việc quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là nhân tố cơ bản đảm bảo cho hệ thống chính trị có được sự thống nhất về tổ chức và hành động nhằm phát huy sức mạnh đồng bộ của toàn hệ thống cũng như của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị. -Bốn là, hệ thống chính trị bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi.Đây là đặc điểm khác biệt căn bản của hệ thống chính trị ở nước ta với hệ thống chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự thống nhất lợi ích giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động cũng như cả dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. III.SO SÁNH HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VỚI VIỆT NAM: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM 1.Các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta đều lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Các quan điểm và nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đều được tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta vận dụng, ghi rõ trong hoạt động của từng tổ chức. 2. Hệ thống chính trị ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là một tổ chức trong hệ thống chính trị nhưng có vai trò lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị. Trong điều kiện cụ thể ở nước ta, do những phẩm chất của mình - Đảng là đại biểu cho ý chí và lợi ích thống nhất của các dân tộc; do truyền thống lịch sử mang lại và do những thành tựu rất to lớn đạt được trong hoạt động thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng... làm cho Đảng ta trở thành Đảng chính trị duy nhất có khả năng tập hợp quần chúng lao động đông đảo để thực hiện lý tưởng của Đảng, nhân dân tự nguyện đi theo Đảng, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong thực tế. Đây là đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị ở nước ta. 3.Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nguyên tắc này được tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta thực hiện. Việc quán triệt và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là nhân tố cơ bản đảm bảo cho hệ thống chính trị có được sự thống nhất về tổ chức và hành động nhằm phát huy sức mạnh đồng bộ của toàn hệ thống cũng như của mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị 4.Hệ thống chính trị bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi  HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 1.Trong khi đó ở các nước TBCN vận dụng học thuyết phân quyền của Montesqiueu trong tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước. Họ rất coi trọng cơ chế kiểm soát quyền lực bằng nhiều kênh, nhiều biện pháp nhưng chủ yếu là nhà nước và luôn có hiệu quả. 2.Trong khi đó ở các nước tư bản chủ nghĩa họ duy trì hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng đối lập. Vị trí, vai trò của các đảng phái chính trị là rất quyết định đối với đời sống chính trị-xã hội. Hệ thống chính trị của họ nhằm mục tiêu phục vụ cho giai cấp, tầng lớp trong xã hội , đắc biệt là giai cấp cầm quyền 3.Hệ thống chính trị các nước tư bản hoạt động theo thể chế đa nguyên về chính trị,tính tập trung dân chủ chỉ yếu thể hiện qua các cuộc trưng cầu dân ý.Ngoài ra còn có các chính đảng,thượng viện và hạ viện,chính vì thế,khả năng làm việc khách quan nhưng dễ mâu thuẫn về quyền lợi chính trị 4.Hệ thống chính trị phụ thuộc lợi ích của nhiều đảng phái và lực lượng kinh tế,nên chỉ phần nào đáp ứng được nguyện vọng của một số tầng lớp. IV.VÀI NÉT VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRƯỚC ĐỔI MỚI(1945-1989): Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân (1945-1954) *Hoàn cảnh: -Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. -Nước ta lâm vào hoàn cảnh khó khăn,phải đương đầu với giặc đói,giặc dốt,giặc ngoại xâm. -Đời sống người dân khó khăn,hệ thống chính trị còn chưa trưởng thành,chưa có quan hệ với các nước trên thế giới. *Đặc điểm: -Dựa trên nền tảng khối đại đoàn kết dân tộc. -Khẩu hiệu “Dân tộc trên hết,Tổ quốc trên hết” là cơ sở tư tưởng của hệ thống chính trị trong giai đoạn này=>Đặt lợi ích dân tộc lên cao nhất. -Vai trò lãnh đạo của Đảng (11-1945=>2-1951) được ẩn trong vai trò của Quốc hội và Chính phủ. -Mặt trân Liên Việt & các tổ chức khác hoạt động rộng rãi,tình nguyện,chính quyền trong sạch,cán bộ làm việc chí công vô tư. -Cơ sơ kinh tế là nền sản xuất tư nhân & hàng hoá nhỏ,phân tán tự cấp,tự túc,bị kinh tế thực dân và chiến tranh kìm hãm,chưa có viện trợ. -Đã có sự giám sát của xã hội dân sự đối với NN và Đảng &sự phản biện Hệ thống chuyên chính vô sản (1955-1975 &1975-1986) -Được xây dựng trong giai đoạn chống Mỹ và tiếp đó là thắng lợi cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. -Trước yêu cầu của thời kì mới,việc thiết lập Nhà nước chuyên chính vô sản có vai trò quan trọng để có thể tiến hành những nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kì cụ thể. -Vai trò lãnh đạo duy nhất và tuyệt đối của Đảng Cộng Sản Việt Nam. -Cơ sở kinh tế:Nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu,bao cấp -Cơ sở xã hội:Liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân và tri thức. *Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị: -Xác định quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hoá bằng pháp luật và tổ chức. -Nhà nước trong thời kì quá độ là “Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chế độ dân chủ XHCN. -Đảng là người lãnh đạo cao nhất. -Nhiệm vụ chung của Mặt trận và các đoàn thể là đảm bảo quần chúng tham gia và giám sát công việc của NN. -Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lí,nhân dân là chủ là cơ chế chung. Đánh giá: -Xây dựng bước đầu các mối quan hệ cơ sở Đảng ở các cấp,các nghành. -Bộ máy NN nước cồng kềnh & kém hiệu quả. -Tổ chức pháp chế XHCN còn nhiều thiếu sót. -Có tình trạng tập trung,quan liêu,bao cấp,gia trưởng độc đoán trong phương thức lãnh đạo. -Các đoàn thể chưa tham gia tích cực. V.HOÀN CẢNH LỊCH SỬ TIẾN HÀNH ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ: Thuận lợi: -Chính trị vững mạnh, Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo -Đất nước thống nhất được một thời gian -Bộ máy nhà nước được củng cố và xây dựng vững mạnh -Đảng và nhà nước đưa ra nhiều chính sách cải tổ -Thành công trong những kế hoạch kinh tế đặt ra 1975-1980 và 1981-1985 -Được một số nước trên thế giới đặt quan hệ ngoại giao. -Tham gia các tổ chức quốc tế. Khó khăn: -Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang suy yếu -Cơ sở hạ tầng ở nước ta còn thiếu thốn -Bộ máy quản lí nhà nước cồng kềnh -Sự cấm vận của một số nước tư bản -Quan hệ ngoại giao của nước ta còn hạn chế -Trong thời kì này,nước ta sản xuất tập trung vào nông nghiệp và công nghiệp. VI.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Nhận thức mới về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị: -Đảng ta khẳng định:Đổi mới là một quá trình bắt đầu từ đổi mới kinh tế,trước hết là đổi mới tư duy kinh tế,đồng thời từng bước đổi mới hệ thống chính trị *Mối quan hệ biện chứng hữu cơ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị -Đổi mới kinh tế trước hết tạo nên điều kiện cơ bản để đổi mới hệ thống chính trị thuận lợi. -Nếu không đổi mới hệ thống chính trị thì đổi mới kinh tế sẽ gặp trở ngại -Hệ thống chính trị đổi mới kịp thời,phù hợp sẽ là điều kiện quan trọng để thúc đẩy đổi mới và phát triển kinh tế. =>Đổi mới hệ thống chính trị là đáp ứng yêu cầu chuyển đổi từ thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung,quan liêu,bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận thức về mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị: -Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) khẳng định: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” -Báo cáo chính trị Đại hội VII năm 1991 nhấn mạnh: Thực chất của việc đổi mớ và kiện toàn hệ thống chính trị nước ta là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.Dân chủ vừa là mục tiêu,vừa là động lực công cuộc đổi mới. Nhận thức mới về đấu tranh giai cấp và về động lực chủ yếu phát triển đất nước: -Trong thời kì qua độ,tồn tại nhiều giai cấp tầng lớp khác nhau với những biến đổi to lớn về kinh tế,xã hội. -Các giai cấp này vừa hợp tác vừa đấu tranh trong nội bộ nhân dân,dưới sự lãnh đạo của Đảng. -Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toà dân tộc trong mục tiêu chung là là:độc lập dân tộc gắn liền với CNXH,dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng dân chủ văn minh. -Nội dung chủ yếu cuả đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay: +Thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH theo định hướng XHCN +Khắc phục nghèo nàn,thực hiện công bằng XH,chống áp bưc bất công... +Đấu tranh chống lại mọi âm mưu và hành động chống phá thế lực thù địch,bảo về độc lập dân tộc -Động lực chủ yếu:Liên minh giữa công nhân nông dân và tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng,kết hợp hài hoà các lợi ích,phát huy tổng hợp tiềm năng. Nhận thức mới về cơ cấu và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị: -Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị: ”Đảng lãnh đạo,Nhà nước quản lí,nhân dân làm chủ” Trong đó: +Đảng vừa là một bộ phận của hệ thống chính trị vừa là “hạt nhân” lãnh đạo hệ thống ấy,hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp,Pháp luật.Không chấp nhận đa nguyên chính trị,đa đảng đối lập +Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân,do nhân dân và vì nhân dân do Đảng CS lãnh đạo có chức năng thể chế hoá và tổ chức thực hiện đường lối,quan điểm của Đảng. +Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân và cá nhân tiêu biểu của các giai cấp và tầng lớp xã hội,các dân tộc,các tôn giáo;là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân;hoạt động theo phương thức hiệp thương dân chủ,có vai trò quan trọng trong việc phản biện,giám sát xã hội,góp phần xây dựng Đảng,xây dựng Nhà nước,phát huy quyền làm chủ của nhân dân. +Nhân dân là người làm chủ xã hội,làm củ thông qua Nhà nước và các cơ quan đại diện,đồng thời làm chủ trực tiếp ở cơ sở thông qua cơ chế: “Dân biết,dân làm,dân bàn,dân kiểm tra”;làm chủ thông qua hình thức tự quản. Nhận thức mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong hệ thống chính trị: -Trong đổi mới tư duy về hệ thống chính trị,vấn đề đổi mới tư duy về Nhà nước có tầm quan trọng đăc biệt. -Qua Hội nghị TW 2 khoá 7 năm 1991 đến hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kì khoá VII năm 1991và các kì Đại hội VIII,IX,X,Đảng ta tiếp tục khẳng định nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCNVN và làm rõ thêm nội dung.Đó là: +Nhà nước quản lí xã hội bằng Hiến pháp và Pháp luật +Pháp luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. +Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ có quyền tự do sống và làm việc theo khả năng và sở thích của mình trong phạm vi Pháp luật cho phép. *Quan niệm về nhà nước pháp quyền: -Về nhà nước pháp quyền cũng có vô số những quan niệm khác nhau, được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau. Do đó không thể có một định nghĩa ngắn gọn về nhà nước pháp quyền, mà cần cần phải xem xét nhà nước pháp quyền từ nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau. -Nhà nước pháp quyền có những đặc trưng mang tính phổ biến sau đây: +Nhà nước pháp quyền trước hết là nhà nước hợp hiến, hợp pháp; nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, trong đó các đạo luật chiếm ưu thế trong hệ thống pháp luật; +Nhà nước, các cơ quan của nhà nước phải đặt mình dưới pháp luật, lệ thuộc vào pháp luật. Trong mối quan hệ giữa nhà nước với pháp luật thì "tính trội " thuộc về pháp luật, ở khía cạnh này pháp luật như là công cụ, phương tiện để hạn chế quyền lực nhà nước, hạn chế công quyền. +Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó các quyền tự do của công dân phải ngày càng được mở rộng, được bảo đảm, bảo vệ bằng cơ chế pháp luật, bằng các tiền đề, điều kiện về kinh tế- xã hội, bằng tổ chức nhà nước. Như vậy, pháp luật là công cụ phương tiện ghi nhận, bảo vệ các quyền công dân. +Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà trong đó thiết lập mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa công dân với nhà nước và nhà nước với công dân. Công dân có trách nhiệm với nhà nước và nhà nước có trách nhiệm với công dân. Ngoài những đặc điểm mang tính phổ biến đó, Nhà nước pháp quyền Việt Nam lại có một số đặc điểm mang tính riêng biệt của mình thể hiện định hướng chính trị của nhà nước, tính chất, bản chất của nhà nước mà Việt Nam cần xây dựng đó là: +Nhà nước pháp quyền Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa; +Nhà nước pháp quyền Việt Nam phải là nhà nước mà tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; +Nhà nước pháp quyền Việt Nam phải là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân -Nhà nước pháp quyền Việt Nam được xây dựng trên cơ sở quan điểm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. -Nhà nước pháp quyền Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam- đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và của cả dân tộc. Đây là những vấn đề mang tính nguyên tắc có tính chính trị- xã hội định hướng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trên thực tế. -Tóm lại: Nhà nước pháp quyền là nhà nước hợp hiến, hợp pháp, mọi hoạt động của nhà nước hợp hiến, hợp pháp, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền dân chủ. *Thông quan những nhận thức này về nhà nước pháp quyền có thể nhận thấy những điều cốt yếu khi xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam phải giải quyết trên thực tế: + Quan hệ nhà nước và pháp luật; quan hệ nhà nước với dân cư; +Tạo được các các bảo đảm pháp lý, các tiền đề, điều kiện cho xây dựng nhà nước pháp quyền; + Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam phải bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; +Bảo đảm bản chất của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của nhà nước Nhận thức mới về vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị: -Đảng Cộng sản cầm quyền và Đảng lãnh đạo Nhà nước nhưng không làm thay Nhà nước. -Đảng quan tâm xây dựng củng cố Nhà nước mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội,phát huy vai trò của các thành tố này trong quản lí điều hành xã hội. -Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải đồng bộ mới đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị,đổi mới kinh tế. VII.MỤC TIÊU,QUAN ĐIỂM VÀ CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KÌ ĐỔI MỚI Mục tiêu và quan điểm xây dưng hệ thống chính trị: Mục tiêu: Mục tiêu chủ yếu nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ xã hội chủ nghĩa,phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân. -Toàn bộ tổ chức và hoạt đọng của hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN,bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Quan điểm: Có 4 quan điểm: -Một là:Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị,lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm,đồng thời từng bước đổi mới chính trị. -Hai là: Đổi mới tổ chức và phương thưc hoạt động của hệ thống chính trị không phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất của nó mà là nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đàng,hiệu lực quản lí của Nhà nước,phát huy quyền làm chủ của nhân dân,làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn,có hiệu quả hơn,phù hợp với đường lối đổi mới toàn diên,đồng bộ đất nước,đặc biệt là phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,của sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá gắn với kinh tế trị thức,với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. -Ba là:Đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện,đồng bộ,có kế thừa,có bước đi,hình thức và cách làm phù hơp. -Bốn là:Đổi mới quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với XH,tạo ra sự vận độn