Trong thời đại ngày nay, vai trò quyết định của nguồn lực con người
không chỉ có sức mạnh cơ bắp mà chủ yếu là ở sức mạnh trí tuệ. Xét đến
cùng có thể nói rằng con người là nguồn lực của mọi nguồn lực. Tuy nhiên
để thực hiện thành công vai trò quyết định đó của nguồn lực con người,
người lao động phải có những năng lực và phẩm chất cần thiết đáp ứng yêu
cầu của quá trình công nghiệp háo hiện đại hoá đặt ra. Trong nhẽng điều
kiện cách mạng khoa học công nghệ kinh tế thị trường hội nhập quốc tế hiện
nay, phẩm chất đạo đức năng lực trí tuệ, sức khoẻ văn hoá lao động công
nghệ, văn hoá tinh thần những giá trị nhân văn . trong đó năng lực trí tuệ là
yếu tố quan trọng nhất.
Từ vị trí đặc điểm của nguồn lực con người và những năng lực phẩm
chất cần có ở người lao động, như vậy vấn đề đặt ra là phải xem xét đánh giá
1 cách toàn diện thực trạng và đặc điểm của nguồn lực con người ở nước ta
hiện nay để từ đó có hướng khai thác và phát triển hợp lý có hiệu quả nguồn
lực con người đảm bảo cho sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước. Bài viết này xin làm sáng tỏ những vấn đề trên.Bài
viết gồm.
Chương I: cơ sở khẳng định vai trò của nguồn lực con người, nguồn
nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa.
Chương II: Thực trạng nguồn lực cong ngừơi Việt Nam và những vấn
đề đặt ra trước yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Chương III: giải pháp cơ bản nhằm khai thác và phát triển có hiệu quả
nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt
Nam
24 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp cơ bản nhằm khai thác và phát triển có hiệu quả nguồn nhân lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Giải pháp cơ bản nhằm khai
thác và phát triển có hiệu quả
nguồn lực con người đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hoá hiện
đại hoá ở Việt Nam
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, vai trò quyết định của nguồn lực con người
không chỉ có sức mạnh cơ bắp mà chủ yếu là ở sức mạnh trí tuệ. Xét đến
cùng có thể nói rằng con người là nguồn lực của mọi nguồn lực. Tuy nhiên
để thực hiện thành công vai trò quyết định đó của nguồn lực con người,
người lao động phải có những năng lực và phẩm chất cần thiết đáp ứng yêu
cầu của quá trình công nghiệp háo hiện đại hoá đặt ra. Trong nhẽng điều
kiện cách mạng khoa học công nghệ kinh tế thị trường hội nhập quốc tế hiện
nay, phẩm chất đạo đức năng lực trí tuệ, sức khoẻ văn hoá lao động công
nghệ, văn hoá tinh thần những giá trị nhân văn…. trong đó năng lực trí tuệ là
yếu tố quan trọng nhất.
Từ vị trí đặc điểm của nguồn lực con người và những năng lực phẩm
chất cần có ở người lao động, như vậy vấn đề đặt ra là phải xem xét đánh giá
1 cách toàn diện thực trạng và đặc điểm của nguồn lực con người ở nước ta
hiện nay để từ đó có hướng khai thác và phát triển hợp lý có hiệu quả nguồn
lực con người đảm bảo cho sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước. Bài viết này xin làm sáng tỏ những vấn đề trên.Bài
viết gồm.
Chương I: cơ sở khẳng định vai trò của nguồn lực con người, nguồn
nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa.
Chương II: Thực trạng nguồn lực cong ngừơi Việt Nam và những vấn
đề đặt ra trước yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Chương III: giải pháp cơ bản nhằm khai thác và phát triển có hiệu quả
nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt
Nam
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC
CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI
HOÁ(CNH-HĐH)
I. khái niệm cơ bản nguồn lực con ngừơi, quá trình công nghiệp hoá
hiện đại hoá.
3
1 khái niệm cơ bản về nguồn lực con người.
Đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về nguồn lực con người nhưng
đều đặc điểm chung về nguồn lực con người đó là khái niệm chỉ số dân, cơ
cấu dân số và nhất là chất lượng con người với các đặc điểm và sức
mạnhcủa nó trong sự phát triển của xã hội. Với cách hiểu như vậy khái niệm
“ nguồn lực con người” cso nội dung lớn nó bao gòm những mặt cơ bản sau:
Lịch sử loài người trước hết là lịch sử lao động sản xuất, khái
niệm “nguồn lực con người” trước hết cũng được biểu hiện ra là
người lao động lực lượng lao động là nguồn lao động đồng thời khái
niệm “ nguồn lực con người” cũng phản ánh quy mô dân số thông qua
số lượng dân cư và tốc độ tăng dân số của một nước trong một thời
kỳ.
Khái niệm “ nguồn lực con người” cũng được phản ánh ở khía
cạnh cơ cấu dân cư và cơ cấu lao động trong các ngành các vùng, cơ
cấu lao động qua đào tạo trong các lĩnh vực và khu vực kinh tế, cơ cấu
trình độ tuổi trong lực lượng lao động cơ cấu nguồn lao động dự trữ.
Khái niệm “nguồn lực con người” chủ yếu phản ánh phương
diện chất lượng dân số đặc biệt là chất lượng của lực lượng lao động
trong hiện tại và trong tương lai gần thể hiện qua hàng loạt yếu tố: sức
khoẻ cơ thể, sức khoẻ tâm thần, mức sống, tuổi thọ, trình độ giáo
dục… trong đó trí lực và thể lực, đạo đức là những yếu tố quan trọng
nhất quýêt định chất lượng và sức mạnh của nguồn lực con người.
Khái niệm “nguồn lực con người” hàm chứa cả sự liên hệ tác
động lẫn nhau giữa các yếu tố nội tại trong nó, sự ảnh hưởng qua laị
giữa nguồn lực con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội, giữa nguồn lực con người với các nguồn lực khác.
Khái niệm “nguồn lực con người” còn chỉ ra rằng con người
được xem xét với tư cách là một nguồn lực, nguồn lực nội tại cơ bản
trong hệ thống các nguồn lực của sự phát triển xã hội. Nguồn lực con
người khác các nguồnlực khác ở chỗ có nó các nguồn lực khác mới
phát huy được tác dụng và có ý nghĩa tích cực với sự phát triển xã hội
vì thế nó là nguồn lực của mọi nguồn lực.
4
Sức mạnh của nguồn lực con người được biểu hiện qua sức mạnh của
thể lực, trí lực, đạo đức niềm tin, ý trí….Sự thống nhất biện chứng giữa sức
mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng
xã hội không chỉ trong thực tế mà còn ở dạng tiềm năng.
Bên cạnh khái niệm “nguồn lực con người” ta còn bất gặp khái niệm “khái
niệm nguồn nhân lực”. Khái niệm nguồn nhân lực ngoài nghĩa rộng được
hiểu như khái niệm nguồn lực con người nó còn được hiểu theo nghĩa hẹp là
nguồn lao động thậm chí còn được hiểu là lực lượng lao động …
2. Khái niệm về quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá( CNH-HĐH)
Hội nghị ban chấp hành TW khoá 7 cho rằng: quá trình công nghiệp
hóa là quá trình cải biến căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh
doanh dịch vụ, quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là
chính sang sử dụng sức lao động cùng với công nghệ phương tiện phương
pháp tiên tiến hiện đại nhằm tạo ra năng suốt lao động xã hội cao.
II. Cơ sở khẳng định vai trò của nguồn lực con người trong quá trình
CNH-HĐH .
1. Cơ sở triết học
Chúng ta có các loại nguồn lực thúc đẩy quá trình CNH-HĐH là
nguồn lực con người,vốn tài nguyên thiên nhiên cơ sở vật chất kỹ thuật và
nguồn lực nứơc ngoài. Các nguồn lực có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng
tham gia vào quá trình CNH-HĐH nhưng mức độ tác động lẫn nhau và vai
trò của chúng đối với toàn bộ quá trình không giống nhau trong đó nguồn
lực con người giữ vai trò quýêt định.
Vai trò quyết định của nguồn lực con người đã được C.Mác đặc biệt
chú ý và luận giải một cách khoa học: con người không chỉ là sản phẩm của
tự nhiên mà còn là chủ thể cải biến tích cực cải biến tự nhiên và xã hội con
người là điểm khởi đầu và cũng là điểm kết thúc của mọi quá trình biến đổi
lịch sử cách mạng sự biến đổi xã hội tập chung và sâu sắc là sự nghiệp của
quần chúng lao động con người là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng
sản xuất là lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại.
5
2. Cơ sở thực tiễn.
Vai trò của nguồn lực con người trong quá trình CNH-HĐH được thể
hiện qua các kỳ đại hội Đảng toàn quốc.
Đại hội lần thứ 4 ban chấp hành TW khoá VII của Đảng ta
khẳng định: con người chủ thể của mọi sáng tạo mọi nguồn của cải
vật chất và văn hoá của mọi nền văn minh của các quốc gia.
Đại hội lần thứ 8 của Đảng tiếp tục khẳng định: nâng ca dân trí
bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là
nhân tố quyết định sự thắng lợi của công cuộc CNH-HĐH.
Đại hội khoá IX vẫn tiếp tục khẳng định: nguồn nhân lực con
người là yếu tố cơ bản để phát triển xã hộităn trưởng kinh tế nhanh và
bền vững, con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát
triển đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH.
Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đã chứng minh: nguồn lực con
người là nguồn lực duy nhất mà nhờ nó các nguồn lực khác mới phát huy
được tác dụng và có ý nghĩa tích cực đối với quá trình CNH-HĐHvới ý
nghĩa đó là nguồn lực cong người là yếu tố tất yếu không thể thay thế được.
6
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC CON NGỪƠI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRƯỚC YÊU
CẦU CNH-HĐH
I.thực trạng nguồn lực con người.
Nguồn lực con người ở nước ta hiện nay là vấn đề lớn và bức xúc đã
và
đang thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Song cho đến nay,
việc phân tích và đánh giá thật đầy đủ chính xác, khách quan và toàn diện về
vấn đề này còn là điều nan giải. ở đây em xin trình bày một những nét cơ
bản xung quanh thực trạng nguồn lực con người ở nước ta hiện nay.
Nguồn lực con người của mỗi nước luôn vận động biển đổi cả về số
lượng và chất lượng lẫn cơ cấu. Vì thế, việc xem xét đánh giá nguồn lực
người ở mỗi quốc gia cũng có tình lịch sử, tương ứng với trình độ phát triển
kinh tế xã hộ trong từng giai đoạn nhất định.
1.Về số lượng nguồn lực con người.
Số lượng nguồn lưc con ngừơi được phản ánh qua quy mô dân số và
tốc độ gia tăng dân số trong một thời kỳ nhất định.Theo số liệu thống kê
những năm gần đây tốc độ tăng dân số và lực lượng lao động của nước ta
khá cao và liên tục nên nguồn bổ sung vào đội ngũ lao đông là rất lớn. Tốc
độ tăng dân số thực tế qua các năm trở lại đây 2001-2005 tăng bình quân
khoảng 2,8%/ năm. Nghĩa là trong suốt thời kỳ chúng ta tiến hành CNH-
HĐH nguồn lao động rất dồi dào. Đây là thuận lợi của quá trình CNH_HĐH
ở nước xét từ góc độ cung ứng số lượng lao động, đồng thời cũng là khó
khăn nếu nền sản xuấ xã hội không đáp ứng đủ việc làm cho người lao động.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong nhiều thập kỷ nước ta có
tốc độ tăng dân só cao, trongkhi đó nền sản xủât xã hội lạikém phát triển
không đáp ứng được phân công lao động xã hội. Mặt khác ngoài số lao động
gia tăng tự nhiên hàng năm, những người ngoài lực lượng lao động như
người về hưu, trẻ em, học sinh đang học tại các trường chuyên nghiệp cũng
có nhu cầu việclàm khá lớn. Ngoài ra, cần thấy rằng cơ cấu kinh tế nông
thôn nước ta về cơ bản vẫn là thuần nông(80% lao động nông nghiệp, 20%
lao động phi nông nghiệp) mà đất canh tác bình quân lại thấp nên hệ số sử
dụng quỹ thời gian lao động bình quân cho một lao động nông thôn rất thấp.
hiện tại lực lượng lao động tăng thêm hàng năm trên 1 triệu lao độngcộng
7
với trên 2 triệu lao động chưa có việc làm ở nông thôn, tận dụng hết quỹ thời
gian lao động cần có thêm xấp xỉ 8 triệu chỗ làm việc. Trên thực tế 3 năm
2001-2003 chỉ mới tạo được 4,3 triệu việc làm. Do đó sức ép về việc làm
nước ta hiện nay là rất lớn.
Tóm lại, quy mô dân số và lực lượng lao động ở nước ta gia tăng ở
mực cao mặc dù những năm gần đây tốc độ tăng dân số có chậm laị. Quy mô
dân số đông lực lượng dồi dào, đó là sức mạnh quốc gia là yếu tố cơ bản để
mở rộng và phát triển sản xuất. Nhưng đối với các nước chậm phát triển,
trong đó có nước ta, khả năng mở rộngvà phát triển sản xuất rất hạn chế,
nguồn vốn, trang thiểt bị, nguyên nhiên vật liệu thiếu thốn, cơ sở hạ tầng yếu
kém…. thì nguồn lao động đông, thiếu việc làm là bài toàn nan giải mà nước
ta đã, đang và sẽ tiếp tục giải quyết trong những thập kỷ tới.
2.Về cơ cấu nguồn lực con ngừời.
Cơ cấu nguồn lực con người phản ánh qua cơ cấu dân cư , cơ cấu lao
động trong các ngành, cơ cấu lao động đã qua đào tạo trong các lĩnh vực và
các khu kinh tế , cơ cấu lao động trình độ lao độn, cơ cấu độ tuổi trong lực
lượng lao động, cơ cấu nguồn lao động dự trữ trong các trường đại học cao
đẳng trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Theo số liệu thống kê những năm gần đây cơ cấu dân cư và lao động
ở nước ta đã có sự chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng lao động trong các ngành
nông –lâm-ngư nghiệp có xu hướng giảm dần lao động trong công nghiệp,
xây dựng và dịch vụ tăng mặc dù tốc độ còn chậm. Tuy nhiên so với chỉ tiêu
chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ IX đề ra: nông – lâm-
ngư nghiệp 20-21% công nghiệp và xây dựng38-39% các ngành dịch vụ41-
42%thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu còn quá chậm, dẫn đến khoảng cách khá
xa giữa cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Nhưng điều đáng chú ý hơn là cơ
cấu lao động được đào tạo giữa các ngành các vùng các khu vực sản xuất
các dạng lao động và giữa các trình độ còn bất hợp lý. Nông thôn chiếm gần
70% dân số và lao động nhưng chỉ chiếm 47,38% lực lượng lao động đựơc
đào tạo cả nước, đặc biệt trong gần 60% lao động làm việc ở lĩnh vực
nông,lâm,ngư nghiệp số đào tạo mới chỉ chiếm 7%. Đây thực sự là trở ngại
lớn khi tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Trong khu vực sản xuất số lao động được đào tạo chỉ chiếm 34,35%
tổng số lao động được đào tạo, còn 65.56% thuộc khu vực phi sản xuất. Số
cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học làm việc trong khu vực
8
sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 32,7% còn lại 67,3% ở khối cơ quan hành
chính sự nghiệp. Số lao động có trình độ cao được phân bố không hợp lý,
chủ yếu tập trung ở Hà Nội sau đó là Thành Phố Hồ Chí Minh và một số
thành phố khác. Lực lượng lao động chủ yếu là lao động cơ bắp, lao động trí
tuệ chiếm mộ tỷ lệ khá nhỏ. Đến năm 2003, lao động trí tuệ mới đạt 18%,
lao động chân tay 82% trong khi ở các nứơc phát triển tỷ lệ đó tương ứng
72% và 28%. Tỷ lệ này phản ánh sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ của nền
sản xuất và trình độ thấp của nền lao động.
Về cơ cấu trình độ của lực lượng lao động, đến cuối năm 2003 tỷ lệ
lao động qua đào tạo nghề trong lực lượng lao động là 17,5%. Cụ thể có
khoảng 4.9 triệu lao động có trình độ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề 1,47
triệu lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp , khoảng 1,3 triệu lao
động có trình độ cao đẳng, đại học hơn 10 nghìn thạc sĩ. Riêng tiến sĩ, phó
giáo sư và giáo sư đến tháng 5 năm 2002 cso khoảng 13500 người. Nghĩa là
tỷ lệ đại học- trung học chuyên nghiệp- công nhân kỹ thuậtlà 1-1,75-2,3. Tỷ
lệ này nói lên sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu trình độ lao động.
Đáng lưu ý là sự mất cân đối này chẳng những chưa được khắc phục mà
còngia tăng trong thời gian tới bởi số học sinh được đào tạo bậc công nhân
kỹ thuật và trunghọc chuyên nghiệp được đào tạo ngày càng giảm so với sự
gia tăng học sinh bậc đại học cao đẳng. Điều này làm cho nguồn lao động
được đào tạo vốn đang rất thiếu ở nước ta lại bị ế thừa, tình trạng thừa thầy
thiếu thợ hơn nữa người thiết kế nhiều hơn người thi công về mặt tỷ lệ so
với yêu cầu của thị trường lao động trong lực lượng lao động ở nước ta trong
những năm tơi là một thực tế. được đào tạo không chỉ quá thấp mà còn bất
hợp lý. Chúng ta có cả cán bộ trên đại học, đại học, trung học chuyên nghiệp
và công nhân kỹ thuật lành nghề nhưng thiếu hụt nghiêm trọng hơn cả là
chuyê gia đầu ngành và công nhân kỹ thuật lành nghề- kỹ thuật viên.
Về cơ cấu độ tuổi của lực lượng lao động, nói chung lực lượng lao
động nước ta xếp vào loại trẻ 54% số người lao động là thanh niên (16-35
tuổi) hàng năm có thêm 1,2 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Lực
lượng lao động trẻ cí thuận lợi về sức khoẻ, tính năng động, sáng tạo ,có
trình độ văn hoá khá cao, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến
nhanh. Tuy nhiên đội ngũ lao động có trình độ cao lại đang bị già hoá rất
nhanh và có hẫng hụt lớn giữa thế hệ Số công nhân bậc cao đa phần xấp xỉ
tuổi 50 trong số trên 10000cán bộ khoa học bậc cao thì bình quân của tiến sĩ
là 52,8% giáo sư ở độ tuổi 51-70 chiếm 96% dưới 50 tuổi chỉ chiếm 4%, phó
giáo sư độ tuổi 51-70 chiếm 82% dưới 50 chỉ có 18%.
9
3. Về chất lượng nguồn lực con người.
Chất lượng con người quyết định sức mạnh của nguồn lực con người,
nó bao gồm các yếu tố như: sức khỏe,mức sống, trình độ giáo dục, đào tạo
về văn hoá và chuyên môn nghề nghiệp,trình độ học vấn, năng lực sáng tạo,
khả năng thích ứng, kỹ năng lao động, văn hoá lao động,đạo đức, tâm lý,tư
tưởng , tình cảm,tính cách, lối sống,…song khái quát lại, gồm: thể lực,trí lực
và những phẩm chất đạo đức- tinh thần của con người.
Về thể lực.
Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tầm vóc và thể lực của con người
Việt Nam đang được cải thiện về chiều cao, cân nặng, tỷ lệ suy dinh
dưỡngvà tuổi thọ. Chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam đã tăng từ
1,56m năm 1994 lên 1,58m năm 2000. Tuổi thọ trung bình của người Việt
Nam tăng từ 65 tuổi năm 1989 lên 68,5 tuổi năm 2000. tỷ lệ suy dinh dưỡng
trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 44,9% năm 1995 xuống còn 33,1% năm 2000 và
30,1% năm 2002, nhưng tỷ lệ như thế này là vẫn còn rất cao. Thể lực của
người việt nam vẫn còn kém hơn nhiều so với một số nước trong khu vực và
so với yêu cầu nguồn lực con người cần có ở nước ta. Hiện tại nước ta nằm
trong số các nước có mức sống thấp nhất thế giới( GDP tính theo đầu ngừời
là 410 USD vào năm 2001) và thấp hơn 12 lần thu nhập bình quân đầu
người của thế giới (5150 USD). Đến cuối năm 2003, Việt Nam vẫn còn 29%
dân số sống dưới mức thu nhập 1USD / ngày và 50% dân số sống dưới thu
nhập 2 USD/ngày, 12 % hộ nghèo và chỉ có 55% dân số nông thôn có nước
sạch. Mức thu nhập thấp như vậy mà tôc độ tăng dân số vẫn còn cao, trình
độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khoẻ của nhân dân lại thấp, nên đã ảnh
hưởng trực tiếp đên vịêc nâng cao chất lượng sống, trong đó có vấn đề giáo
dục và chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ . Điều kiện lao động trong nhiều cơ sở và
cácc ngành sản xuất cũng như trong một số ngành cơ quan hành chính sự
nghiệp của nước ta còn rất khắc nghiệt, môi trường lao động bị ô nhiễm
nghiêm trọng, các yếu tố nguy hiểm và độc hại vượt quá ngưỡng giới hạn
cho phép nhiều lần; tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có chiều hướng
tăng, nhất là khu vực kinh tế tư nhân va hợp tác xã: tất cả những điều này
cho thấy chất lượng dân số nói chung và người lao động nói riêng về mặt thể
lực, sức khỏe cũng như điều kiện lao động không bảo đảm, cần phải được
cải thiện căn bản. Nói cách khác thu nhập thấp, đời sống khó khăn, dinh
10
dưỡng thiếu, thể lực hạn chế, đó là trạng thái chung cuả nguồn lực con người
nước ta hiện nay về phương diện mức sống và sức khoẻ.
Về trí lực.
Chất lượng nguồn lực con người được phản ánh qua sức mạnh trí tuệ
đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của nguồn lao động, đặc
biệt trong điều kiện trí tuệ hoá lao động hiện nay. Trình độ trí tuệ biểu hiện ở
năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi và kỹ năng lao động nghề nghiệp của
người lao động thông qua các chỉ số: trình độ văn hoá, dân trí, học vấn trung
bình của một người dân; số lao động đã qua đào tạo, trình độ và chất lượng
đào tạo; mức độ lành nghề (kỹ năng,kỹ xảo…)của lao động; trình độ tổ chức
quản lý sản xuất kinh doanh; năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động;…
Nói chung, người Việt Nam có tư chất thông minh, sáng tạo , có khả
năng vận dụng và thích ứng nhanh, đó là ưu thế nổi trội của nguồn lực nước
ta. Những phẩm chất này khẳng định năng lực trí tuệ củangười Việt Nam có
thể theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ hiện đại . Nếu được đào tạo và
sử dụng hợp lý, người lao động nước ta có khả năng làm chủ được các loại
hình công nghệ từ đơn giản đến phức tạp và hiện đại. Theo đánh giá của
nhiều chuyên gia, nhiều nhà đầu tư nước ngoài, ngừơi lao động Việt Nam
nhanh nhạy hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực.
Tuy nhiên, phải khách quan thừa nhận rằng năng lực chuyên môn,
trình độ tay nghề, khả năng biến trí thức thành kỹ năng lao động nghề
nghiệp của người lao động nước ta còn hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu
cầu của quá trình CNH-HĐH. Nguyên nhân chính là do mặt bằng dân trí ở
nứơc ta còn thấp, tốc độ nâng cao dân trí trong nhiều năm qua hết sức chậm
chạp. đáng lo ngại hơn là, mặc dù trong suốt mấy chục năm qua chúng ta đã
cố gắng nhiều để đạt được tỷ lệ hơn 90% dân số biết chữ, nhưng hiện nay
lại diễn ra quá trình tái mù chữ nghiêm trọng, nhất là các tỉnh miền núi, vùng
sâu, vùng xa( có xã số người mù chữ lên tới 70% trong số trẻ em ở độ tuổi đi
học chỉ có hơn 50% trẻ em học cấp I). Tình trạng hiện tồn này sẽ đẻ ra
những hậu quả lớn nhường nào sau 10- 15 năm nữa! Bởi lẽ chính thế hệ trẻ
hiện nay sẽ là chủ nhân của công cuộc CNH-HĐH trong những năm tới.
Mặt khác,cho đến nay đại bộ phận lao động nước ta chưa được đào
tạo đầy đủ, đến cuối năm 2003 số người được đào tạo mới chỉ chiếm 17,5%
tổng số lao động cả nước và hiện vẫn còn 3,74% lao động không biết chữ.
11
Trong cơ cấu đội ngũ lao động ở các cơ sở sản xuất của nước ta đội ngũ
công nhân và lao động giản đơn chiếm 82%, đội ngũ các nhà kỹ thuật quản
lý, phát minh và đổi mới công nghệ chỉ chiếm 18%, trong khi tỷ lệ tương
ứng ở các nước phát triển là 28% và 72%.
Như vậy chưa nói đến chất lượng đào tạo và sự phù hợp giữa kiến
thức đào tạo trước đây với việc làm hiện nay ra sao, mà chỉ riêng những chỉ
số trên đã cho thấy tỷ lệ lao động được đào tạo ở nứơc ta là quá thấp vì vậy
chất lượng lao động nói trên rất hạn chế. Đáng chú ý là số lao động được đào
tạo đã thấp mà hiện tại vẫn còn 2,2% trong tổng số lao động có trình
độ