Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dự án đầu tư tại ban quản lí dự án các công trình điện Miền Bắc

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam trở thành mục tiêu đầu tư của nhiều quốc gia trên thế giới. Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các nước phát triển, một vấn đề cấp bách được đặt ra là Việt Nam phải xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, tạo nền móng cho sự phát triển kinh tế, có như vậy các nhà đầu tư mới có thể yên tâm tham gia vào thị trường kinh tế Việt Nam. Một hoạt động không thể thiếu trong công cuộc tạo dựng cơ sở hạ tầng vững chắc là hoạt động đầu tư xây dựng các công trình. Bất kỳ một công trình nào được xây dựng cũng cần phải đáp ứng một mục tiêu là hoàn thành đúng thời hạn đề ra, đảm bảo được chất lượng theo tiêu chuẩn và trong phạm vi ngân sách được duyệt. Điện là loại hàng hoá đặc biệt, có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong mọi quá trình đầu tư phát triển kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tiến lên thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì năng lượng điện lại càng có vị trí quan trọng. Như vậy Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam đã phải có những chiến lược, chính sách để đầu tư nhằm có thể đảm bảo được nhu cầu của người dân cũng như nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Sau khoảng thời gian thực tập tại Ban quản lí dự án các công trình điện Miền Bắc, nhận được sự giúp đỡ tập tình của ban lãnh đạo, cũng như cán bộ nhân viên trong ban và sự hướng dẫn tận tình của thầy Từ Quang Phương nên em đã có thể hoàn thành được bản báo cáo này. Chương I: Những nét khái quát về Ban quản lí dự án các công trình điện Miền bắc. Chương II: Thực trạng quá trình thực hiện dự án tại Ban quản lí. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dự án đầu tư tại Ban quản lí dự án các công trình điện miền Bắc.

pdf33 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2524 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dự án đầu tư tại ban quản lí dự án các công trình điện Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dự án đầu tư tại Ban quản lí dự án các công trình điện miền Bắc - 2 - MỤC LỤC Lời mở đầu .............................................................................................................. 4 Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dự án đầu tư tại Ban quản lí dự án các công trình điện miền Bắc.Chương I ................................................... 4 Chương I ................................................................................................................. 5 I. Giới thiệu chung về Ban Quản lí dự án các công trình điện Miền Bắc. ........... 5 1. Giới thiệu chung. ................................................................................................. 5 2. Chức năng nhiệm vụ của Ban Quản lí dự án các công trình điện Miền Bắc. . 6 3. Phương hướng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc năm 2009 – 2010 ...................................................................................................... 6 II. Mô hình tổ chức công tác quản lí của Ban quản lí dự án các công trình điện miền Bắc. ................................................................................................................. 8 1. Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc ...................... 8 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh đạo Ban QLDA và các phòng chức năng của Ban QLDA trong công tác quản lý đầu tư xây dựng..................................... 8 Chương II. ............................................................................................................. 12 I. Vốn và nguồn vốn thực hiện các dự án. ........................................................... 12 II. Quá trình thực hiện đầu tư tại Ban Quản lí dự án các công trình điện Miền Bắc. ........................................................................................................................ 17 1. Quá trình lập dự án. ......................................................................................... 19 2. Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án. ................................. 19 Hình 3: Các bước thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà thầu .............................. 21 Nguồn: Quản lý dự án - Nhà xuất bản Xây dựng ............................................... 21 3. Công tác thẩm định dự án. ............................................................................... 22 5. Quá trình quản lí dự án đầu tư tại Ban Quản lí dự án. .................................. 24 Chương 3. .............................................................................................................. 27 1. Công tác khảo sát thiết kế trong quá trình lập dự án. .................................... 27 - 3 - 2. Công tác đền bù và giải phóng mặt bằng. ........................................................ 28 3. Công tác lựa chọn nhà thầu và thi công thực hiện công trình. ....................... 29 4. Công tác quản lý đầu tư. ................................................................................... 30 Kết luận. ................................................................................................................ 32 Danh mục tài liệu tham khảo: .............................................................................. 33 - 4 - Lời mở đầu Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam trở thành mục tiêu đầu tư của nhiều quốc gia trên thế giới. Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các nước phát triển, một vấn đề cấp bách được đặt ra là Việt Nam phải xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, tạo nền móng cho sự phát triển kinh tế, có như vậy các nhà đầu tư mới có thể yên tâm tham gia vào thị trường kinh tế Việt Nam. Một hoạt động không thể thiếu trong công cuộc tạo dựng cơ sở hạ tầng vững chắc là hoạt động đầu tư xây dựng các công trình. Bất kỳ một công trình nào được xây dựng cũng cần phải đáp ứng một mục tiêu là hoàn thành đúng thời hạn đề ra, đảm bảo được chất lượng theo tiêu chuẩn và trong phạm vi ngân sách được duyệt. Điện là loại hàng hoá đặc biệt, có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong mọi quá trình đầu tư phát triển kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tiến lên thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì năng lượng điện lại càng có vị trí quan trọng. Như vậy Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam đã phải có những chiến lược, chính sách để đầu tư nhằm có thể đảm bảo được nhu cầu của người dân cũng như nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Sau khoảng thời gian thực tập tại Ban quản lí dự án các công trình điện Miền Bắc, nhận được sự giúp đỡ tập tình của ban lãnh đạo, cũng như cán bộ nhân viên trong ban và sự hướng dẫn tận tình của thầy Từ Quang Phương nên em đã có thể hoàn thành được bản báo cáo này. Chương I: Những nét khái quát về Ban quản lí dự án các công trình điện Miền bắc. Chương II: Thực trạng quá trình thực hiện dự án tại Ban quản lí. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện dự án đầu tư tại Ban quản lí dự án các công trình điện miền Bắc. - 5 - Chương I NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ BAN QUẢN LÍ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC. I. Giới thiệu chung về Ban Quản lí dự án các công trình điện Miền Bắc. 1. Giới thiệu chung. Ban quản lí dự án các công trình điện miền Bắc (Ban QLDA) được thành lập từ 15/7/1995, trên cơ sở 2 ban quản lí dự án là Ban quản lí lưới điện của công ty Điện lực I và Ban quản lí công trình đường dây và trạm 500 KV Bắc – Nam trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (viết tắt là EVN). Đến 1/6/2008, Tập đoàn Điện lực tiến hành điều chỉnh về cơ cấu tổ chức trong tập đoàn.Tập đoàn đã tách Tổng công ty Truyển tải điện Quốc gia ra thành đơn vị có tư cách pháp nhân riêng.Hiện nay, Ban quản lí dự án các công trình điện miền Bắc (Ban QLDA) là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Truyển tải điện Quốc gia, được thành lập theo Quyết định số 116/ QĐ-NPT ngày 30 tháng 6 năm 2008 của hội đồng thành viên Tổng công ty Truyển tải điện Quốc gia. Ban QLDA là đơn vị có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước, được sử dụng con dấu riêng để ký kết các hợp đồng kinh tế liên quan đến việc thực hiện quản lý dự án theo nhiệm vụ và phân cấp của EVN. Ban được uỷ quyền tiếp nhận quản lý vốn từ chủ đầu tư để quản lý và thanh toán cho các đơn tư vấn, được quản lý sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả, tiết kiệm, hợp lý đảm bảo chất lượng mà giá thành lại thấp nhất. Ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc hiện có một đội ngũ quản lý với gần 160 chuyên viên, cán bộ trong đó có 06 thạc sỹ; hơn 100 kỹ sư, cử nhân và 48 cán sự, kỹ thuật viên khác. Hầu hết đội ngũ cán bộ công nhân viên đã công tác lâu - 6 - năm trong ngành quản lý do đó có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án các công trình điện từ cấp điện áp 110kV đến 500kV kể cả các công trình có cấp điện áp nhỏ từ 0,4kV, 10kV hoặc 35kV. Trình độ khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ quản lý kinh tế cao nên việc quản lý các dự án đạt nhiều hiệu quả tốt mà điển hình là công trình thế kỷ 500kV Bắc - Nam. 2. Chức năng nhiệm vụ của Ban Quản lí dự án các công trình điện Miền Bắc. - Thay mặt Tổng công ty Truyển tải điện Quốc gia quản lý các dự án do tổng công ty là chủ đầu tư theo các quy định tại điều 36 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005. Khoản 12 điều 1 Nghị định 112/2006/NĐ-cp ngày 29/09/2006 của Chính phủ và các quy định của tổng công ty khi được tổng công ty giao nhiệm vụ. - Thực hiện tư vấn quản lí dự án : tư vấn giám sát thi công, tư vấn thẩm tra dự toán và tổng dự toán : tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá thầu các công trình lưới điện. - Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. - Ban QLDA có trách nhiệm: + Tổ chức đội ngũ cán bộ của Ban QLDA đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 16/2005 /NĐ- CP ngày 07/02/05 của chính phủ. + Xây dựng và trình tổng công ty Truyển tải điện Quốc gia phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động của Ban QLDA phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty Truyển tải điện Quốc gia và Quyết định này. + Đăng kí hoạt động xây dựng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định và báo cáo Tổng công ty kết quả thực hiện. 3. Phương hướng, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc năm 2009 – 2010 - 7 -  Phương hướng phát triển của Ban. Trên cơ sở các thành tích đã đạt được, căn cứ vào các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, căn cứ định hướng phát triển của ngành điện, Ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc định hướng phát triển với các mục tiêu chung: Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 2010 cả về giá trị đầu tư và mục tiêu khối lượng, thực hiện thanh toán trên 95% giá trị được giao, góp phần hoàn thành mục tiêu chung của Tập đoàn là bảo đảm đáp ứng được nhu cầu điện năng cho phát triển nền kinh tế quốc dân với tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện từ 15%-16% so với năm 2009, trong đó: - Các công trình được giải phóng mặt bằng, thiết kế, thi công và nghiệm thu đúng tiến độ. - Công trình được thi công đúng chất lượng theo hồ sơ thiết kế được duyệt, đúng quy phạm, tiêu chuẩn hiện hành. - Hạn chế tối đa chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện, tăng cường hiệu quả đầu tư.  Nhiệm vụ trọng tâm. Rút kinh nghiệm từ việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2008 và 2009, năm 2010 - 2011 bên cạnh việc phấn đấu hoàn thành về giá trị đầu tư xây dựng thì mục tiêu hoàn thành đóng điện đưa công trình vào vận hành đúng tiến độ phải được xem là mục tiêu quan trọng hàng đầu, tiếp đến là các mục tiêu khởi công, quyết toán công trình …, cụ thể: Hoàn thành đóng điện: - Lưới 500kV: 03 dự án - Lưới 220kV: 19 dự án - Lưới 110kV: 07 dự án Các nhiệm vụ khác như tiếp tục hoàn thiện hệ thống nội quy, quy chế của cơ quan, thực hiện tốt quy chế dân chủ, thực hành tiết kiệm chống tham nhũng, lãng - 8 - phí, tiếp tục cải thiện nâng cấp hệ thống thông tin của Ban, bước đầu đưa thông tin vào công tác quản lý văn thư, duy trì việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, cần cân đối nhiệm vụ giữa tự thực hiện và thuê tư vấn thực hiện để Ban vừa hoàn thành nhiệm vụ Tập đoàn giao vừa đảm bảo nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong ban. II. Mô hình tổ chức công tác quản lí của Ban quản lí dự án các công trình điện miền Bắc. 1. Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh đạo Ban QLDA và các phòng chức năng của Ban QLDA trong công tác quản lý đầu tư xây dựng. Ngoài Trưởng ban quản lý điều hành chung toàn Ban QLDA, công tác đầu tư xây dựng của Ban QLDA do 03 Phó Trưởng ban trực tiếp điều hành. Các phòng chức năng của Ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc giúp lãnh đạo Ban Trưởng ban Phó ban Phó ban Phó ban Kho Thượng Đình P2 P3 P4 P5 P6 P7 P1 P8 - 9 - QLDA trong công tác quản lý và điều hành các dự án. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban tham mưu cho lãnh đạo được trình bày như sau:  Phòng tổng hợp (P1). - Chức năng: giúp trưởng ban trong công tác tổ chức quản lí nhân sự , đào tạo lao động tiền lương, quản trị hành chính, thanh tra, bảo vệ, pháp chết, thi đua, khen thưởng, kỉ luật , y tế, môi trường, và quản lí hoạt động công nghệ thông tin. - Nhiệm Vụ: + Công tác tổ chức, nhân sự. + Công tác lao động – tiền lương + Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực. + Công tác văn phòng và hành chính quản trị. + Công tác thanh tra, bảo vệ, pháp chế. + Công tác thi đua, khen thưởng, kỉ luật. + Công tác y tế và môi trường. + Quản lí hoạt động công nghệ thông tin. + Các công việc khác.  Phòng Kế hoạch ( P2) - Chức năng: Giúp trưởng ban trong các lĩnh vực: kế hoạch đầu tư xây dựng, kế hoạch đấu thầu và kế hoạch chi phí Ban quản lí, Lựa chọn nhà thầu tư vấn kĩ thuật, thẩm tra phần nội dung kinh tế của dự án, thanh quyết toán khối lượng công tác tư vấn, công tác xây lắp hoàn thành vật tư thiết bị. - Nhiệm vụ. + Quản lí kế hoạch đầu tư xây dựng và kế hoạch chi phí các dự án. + Công tác thẩm tra dự toán và thanh, quyết toán. + Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế. + Các nhiệm vụ khác. - 10 -  Phòng tài chính kế toán ( P3) - Chức năng: Giúp trưởng ban trong các lĩnh vực: quản lí hoạt động tài chính của Ban, kiểm tra việc tuân thủ chế độ, chính sách tài chính kế toán , Thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. - Nhiệm vụ: + Công tác tài chính kế toán. + Kiểm tra việc tuân thủ các chế độ, chính sách tài chính kế toán. + Thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng. + Các nhiệm vụ khác.  Phòng vật tư ( P4) - Chức năng: Giúp trưởng Ban quản lí vật tư thiết bị của các dự án (đôn đốc thực hiện hợp đồng cung cấp vật tư thiết bị , tiếp nhận vân chuyển, bảo quản, cấp phát và quyết toán vật tư thiết bị) - Nhiệm vụ. + Đôn đốc thực hiện hợp đồng cung cấp vật tư thiết bị. + Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và cấp phát vật tư thiết bị + Thanh, quyết toán vật tư thiết bị. + Các công việc khác.  Phòng Kĩ thuật( P5) - Chức năng: giúp trưởng ban trong lĩnh vực quản lí công tác thiết kế, quản lí chất lượng, khối lượng xây lắp, tiến độ thi công, an toàn lao động và môi trường xây dựng. - Nhiệm Vụ: + Quản lí công tác thiết kế. + Quản lí chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công xây lắp, an toàn lao động trong xây lắp và môi trường xây dựng. + Các công việc khác. - 11 -  Phòng đền bù ( P6) - Chức Năng: giúp trưởng ban trong công tác thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng. - Nhiệm vụ: + Làm thủ tục xin cấp đất, cấp phép xây dựng. + Tổ chức thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng. + Các công việc khác.  Phòng đấu thầu ( P7) - Chức năng: giúp trưởng ban trong công tác quản lí và thực hiện công tác lựa chọn nhà thầy xây dựng các dự án nằm trong kế hoạch đấu thầu hàng năm của Ban QLDA( bao gồm các gói mua sắm vật tư thiết bị, xây lắp). - Nhiệm vụ: + Các gói thầu thực hiện hình thức đấu thầu: gồm có chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu. + Các gói thầu thực hiện hình thức lựa chọn khác như : chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh. + Các công việc khác: quản lí lưu trữ hồ sơ, các công việc phát sinh…  Phòng thẩm định (P8) - Chức năng: giúp trưởng ban trong công tác thẩm định các dự án theo phân cấp. - Nhiệm vụ: + Thẩm định dự án đầu tư xây dựng đối với các dự án được phân cấp( các dự án có tổng mức đầu tư nhỏ hơn 150 tỉ đồng) và các dự án đầu tư xây dựng không được phân cấp. + Các công việc khác. - 12 - Chương II. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÍ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MIỀN BẮC. Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng, những năm qua ngành điện đã được Nhà nước quan tâm, chỉ đạo và cho phép đầu tư rất nhiều dự án có quy mô và nguồn vốn khác nhau trên khắp mọi miền đất nước. Bên cạnh những đóng góp của ngành vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, công tác quản lý dự án cũng từng bước được củng cố và sắp xếp để ngày càng phù hợp với yêu cầu thực tiễn đầu tư và quy mô các dự án. I. Vốn và nguồn vốn thực hiện các dự án. Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất và không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quá trình thực hiện các dự án đầu tư. Nguồn vốn được Ban QLDA sử dụng để thực hiện các dự án được huy động từ nhiều nguồn khác nhau .Các dự án chủ yếu sử dụng vốn trong nước chiếm khoảng 57,2% tổng số các dự án thực hiện trong năm,các nguồn vay nước ngoài chủ yếu từ Ngân hàng phát triển châu Á(ADB) chiếm khoảng 23%;Ngân hàng đầu tư Bắc Âu (NIB)chiếm khoảng 5,5% ; Ngân hàng thế giới (WB) chiếm khoảng 3,3%, Các nước phát triển khác như Pháp, Đức… chiếm khoảng 11%.Tuy số dự án sử dụng vốn trong nước chiếm hơn nửa tổng số dự án thực hiện hàng năm, nhưng những dự án này thường có quy mô nhỏ và tổng vốn đầu tư không cao. Vì vậy nên số vốn trong nước chỉ chiếm khoảng 37,77% tổng vốn đầu tư hàng năm,trong đó vốn tự có chiếm hơn 7% còn lại là các khoản vay tín dụng; vốn vay nước ngoài chiếm khoảng 62,23% tổng vốn đầu tư. - 13 - Trong giai đoạn 2003 – 2007 Ban QLDA đã quản lý được 102 dự án các loại, trong đó có 04 dự án nhóm A với tổng mức đầu tư là 9.796 tỷ đồng, 95 dự án nhóm B với tổng mức đầu tư là 18.912 tỷ đồng, 03 dự án nhóm C với tổng mức đầu tư là 79 tỷ đồng. Bảng 1: Số dự án của Ban QLDA quản lý giai đoạn 2003 - 2007 Nhóm dự án Số lượng Tổng mức đầu tư (Triệu đồng) I. Các dự án nhóm A 4 9.796.000 1. Đường dây và trạm 500kV Hà Tính - Thường Tín 2.503.000 2. Đường dây 500kV Quảng Ninh - Thường Tín và Trạm biến áp 500kV Quảng Ninh 1.808.000 3. Đường dây 500kV Sơn La – Hoà Bình và Sơn La – Nho Quan 2.600.000 4. Đường dây 500kV Sơn La - Hiệp Hoà 2.885.000 II. Các dự án nhóm B 95 18.912.000 1. Các dự án lưới 500Kv 4 848.000 - Nhánh rẽ 500kV Nho Quan 231.000 - Đường dây 500kV Quảng Ninh – Mông Dương 358.000 - Mở rộng TBA 500kV Nho Quan 108.000 - Mở rộng TBA 500kV Thường Tín 151.000 2. Các dự án lưới 220kV 77 16.867.000 - Đường dây 32 8.896.000 - Trạm biến áp và mở rộng trạm biến áp 45 7.971.000 3. Các dự án lưới 110kV 14 1.197.000 - Đường dây 11 1.045.000 - Trạm biến áp 3 152.000 III. Các dự án nhóm C (lưới 110kV) 3 79.000 - 14 - - Đường dây 02 54.000 - Trạm biến áp 01 25.000 Nguồn: phòng kế hoạch Riêng trong năm 2007, Ban quản lý dự án công trình điện miền Bắc được Tập đoàn điện lực Việt Nam giao quản lý đầu tư xây dựng 76 dự án lưới điện. Bảng 2: Số dự án của Ban QLDA quản lý năm 2007 Đơn vị: dự án Chỉ tiêu Tổng số Lưới 500kV Lưới 220kV Lưới 110kV CT khác Chuyển tiếp 14 1 8 4 1 Khởi công 16 1 14 1 _ CBXD 13 2 11 _ _ CBĐT 21 3 14 _ 4 Quyết toán 12 3 6 3 _ Tổng cộng 76 10 53 8 5 Nguồn: Phòng Kế hoạch Bảng 3: Tổng vốn đầu tư Ban QLDA quản lý năm 2007 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Tổng số Xây lắp Thiết bị Khác Lưới 500kV 508.479 444.709 25.000 38.770 Lưới 220kV 1.043.497 538.369 442.708 62.420 Lưới 110kV 94.063 49.142 37.675 7.245 Dự án khác 207.665 166.245 37.547 3.873 Tổng cộng 1.853.704 1.198.465 542.960 112.309 Nguồn: Phòng Kế hoạch - kỹ thuật - 15 - Tổng số vốn đầu tư năm 2007 là 1.853.704 triệu đồng, như vậy vượt so với năm 2006 là 352.476 triệu đồng. Trong đó giá trị khối lượng thực hiện là 1.944.385 triệu đồng, đạt 104,89% tổng vốn đầu tư ban đầu và thực hiện giải ngân đạt 95,48% khối lượng thực hiện và bằng 100,15% kế hoạch điều chỉnh. Năm 2008, Ban QLDA đã được giao quản lý tổng sô 102 dự án. Cụ thể: Bảng 4: Số dự án của Ban QLDA quản lý năm 2008 Đơn vị: dự án Chỉ tiêu Tổng số Lưới 500kV Lưới 220kV Lưới 110kV CT khác Chuyển tiếp 22 2 15 4 1 Khởi công 11 1 10 _ _ CBXD 11 2 9 _ _ CBĐT 31 4 24 _ 3 Quyết toán 27 3 15 9 _ Tổng cộng 102 12 73 13 4 Nguồn: báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2008 của Ban QLDA Bảng 5: Tổng vốn đầu tư Ban QLDA quản lý năm 2008 Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Tổng số Xây lắp Thiết bị Khác Lưới 500kV 951.403 550.053 318.404 82.946 Lưới 220kV 751.902 370.920 343.306 37.676 Lưới 110kV 27.764 12.109 14.076 1.579 Dự án khác 37.420 27.415 5.082 4.923 Tổng cộng 1.768.489 960.497 680.868 127.124 Nguồn: báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch năm 2008 của Ban QLDA Tổng số vốn đầu tư năm 2008 là 1.768.489 triệu đồng. Tuy nhiên trên thực tế năm 2008 nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng gặp khó khăn nên Tập đoàn Điện - 16 - lực đã quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư xây dựng giao cho Ban QLDA xuống còn 1.400.080 triệu đồng. Trong đó giá trị thực hiện là 1.611.171 triệu đồng, đạt 91,1% tổng vốn đầu tư ban đầu và đạt 115,08% kế hoạch điều chỉnh và thực hiện giải ngân bằng 86,82% khối lượng thực hiện. Năm 2009,Ban QLDA được giao quản l
Tài liệu liên quan