Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta kết thúc bằng Đại
thắng mùa Xuân năm 1975 là một cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, một cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc tiêu biểu của nhân dân ta.
Thắng lợi này "mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những
trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa
anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một
chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn
và có tính thời đại sâu sắc" [42, tr.271]. Đó là một trong những thắng lợi vĩ
đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của
dân tộc.
Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là thắng lợi của sức
mạnh đoàn kết toàn dân, là thắng lợi của sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của
Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại
này, giao thông vận tải, nhất là các tuyến đường bộ có một vị trí cực kì quan
trọng. Có thể khẳng định đây là một trong những nhân tố có vai trò quyết định
đưa cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.
Trong thư gửi cán bộ, nhân dân Trung Bộ năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết:
"Giao thông là mạch máu của mọi việc.
Giao thông tắc thì việc gì cũng tắc.
Giao thông tốt thì việc gì cũng dễ dàng…" [10. tr,4].
118 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2237 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giao thông vận tải đường bộ miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KIM NGỌC THU TRANG
THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thái Nguyên, 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.
5. Đóng góp của Luận văn.
6. Bố cục của Luận văn.
Chƣơng 1: GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU
SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ 1954 - 1960.
1.1. Tầm quan trọng của giao thông vận tải trong sản xuất và chiến đấu.
1.2. Giao thông đường bộ trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ. Sự
hình thành tuyến đường vận tải chiến lược Bắc - Nam.
Chƣơng 2: GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ TRONG NHỮNG NĂM 1961-
1965.
2.1. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chủ trương mở
rộng mạng lưới giao thông vận tải.
2.2. Chi viện chiến trường miền Nam chiến đấu chống chiến lược "chiến
tranh đặc biệt" của Mĩ - ngụy.
Chƣơng 3: GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ TRONG NHỮNG NĂM 1965 - 1975.
3.1. Âm mưu và hành động mở rộng chiến tranh của đế quốc Mĩ. Chủ
trương của đảng ta.
3.2. Mặt trận giao thông vận tải đường bộ trong những năm 1965 - 1973.
3.3. Khôi phục, mở rộng và xây dựng các tuyến đường giao thông chiến lược
đáp ứng yêu cầu giải phóng hoàn toàn miền Nam 1973 - 1975.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta kết thúc bằng Đại
thắng mùa Xuân năm 1975 là một cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại, một cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc tiêu biểu của nhân dân ta.
Thắng lợi này "mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những
trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa
anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một
chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn
và có tính thời đại sâu sắc" [42, tr.271]. Đó là một trong những thắng lợi vĩ
đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của
dân tộc.
Thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là thắng lợi của sức
mạnh đoàn kết toàn dân, là thắng lợi của sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của
Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến vĩ đại
này, giao thông vận tải, nhất là các tuyến đường bộ có một vị trí cực kì quan
trọng. Có thể khẳng định đây là một trong những nhân tố có vai trò quyết định
đưa cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.
Trong thư gửi cán bộ, nhân dân Trung Bộ năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết:
"Giao thông là mạch máu của mọi việc.
Giao thông tắc thì việc gì cũng tắc.
Giao thông tốt thì việc gì cũng dễ dàng…" [10. tr,4].
Giao thông vận tải được xem là mạch máu nối liền hậu phương lớn
miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Suốt những năm chiến tranh, đây là
một mặt trận nóng bỏng. Trên mặt trận này, cuộc chiến đấu giữa ta và địch
diễn ra rất quyết liệt. Đánh phá giao thông nhằm cắt đứt sự chi viện của hậu
2
phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam luôn là mục tiêu chiến
lược của đế quốc Mĩ. Vì thế, trong suốt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam,
đế quốc Mĩ đã sử dụng một khối lượng lớn máy bay, tàu chiến dội xuống một
khối lượng bom đạn khổng lồ nhằm vào những vùng giao thông trọng điểm
của ta.
Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, quân và dân Việt Nam đã phát
huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua muôn vàn gian khổ, thử
thách, hi sinh, đánh thắng quân Mĩ. Dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, nhiều
tuyến đường giao thông vẫn được xây dựng, đồng thời công tác phục hồi, sửa
chữa các đường giao thông bị địch đánh phá vẫn được thực hiện. Với quyết
tâm "Đánh địch mà đi, mở đường mà tiến" ,"Sống bám trụ cầu đường, chết
kiên cường dũng cảm", "Xe chưa qua, nhà không tiếc"…, quân và dân ta đã
trụ bám kiên cường ở những trọng điểm, quyết giữ vững mạch máu giao
thông, đảm bảo sự chi viện toàn diện, liên tục, mạnh mẽ của hậu phương cho
tiền tuyến, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
Tổ quốc Việt Nam đời đời ghi công những chiến sĩ trên mặt trận giao thông
vận tải đã cống hiến tâm lực, xương máu và tuổi xuân của mình để giữ vững
mạch máu giao thông thông suốt bảo đảm yêu cầu đánh Mĩ và thắng Mĩ.
Việc nghiên cứu về Giao thông vận tải đường bộ trong kháng chiến
chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975 không chỉ tái hiện bức tranh về những năm
tháng chống Mĩ cứu nước hào hùng nói chung, về các tuyến đường giao thông
chiến lược nói riêng, tiêu biểu là "con đường huyền thoại" - Đường Hồ Chí
Minh trên bộ, mà còn góp phần làm sáng tỏ sự lãnh đạo tài tình của Đảng
cộng sản Việt Nam. Từ đó, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm
cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, việc nghiên cứu về Giao thông vận tải đường bộ trong kháng
chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975 không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học
3
mà cả về thực tiễn. Đây là nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học, trong đó có
khoa học lịch sử.
Thông qua đề tài này, chúng tôi hi vọng góp phần bổ sung, cung cấp
thêm tư liệu phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử, phục vụ công
tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: "Giao thông vận
tải đường bộ miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước
1954 - 1975" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.
Giao thông vận tải nói chung và giao thông vận tải đường bộ nói riêng
có một vai trò cực kì quan trọng, là một trong những nhân tố có vai trò quyết
định đưa cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta đến thắng lợi hoàn toàn.
Vấn đề giao thông vận tải đường bộ trong kháng chiến chống Mĩ cứu
nước 1954 - 1975 đã được một số cá nhân và tập thể tác giả trong giới sử học
nghiên cứu ở những góc độ, khía cạnh khác nhau.
Cuốn Giao thông vận tải Việt Nam 1955-1965(Nhà xuất bản Giao
thông vận tải, Hà Nội, 1994), tác giả Phan Văn Liên đã đi sâu phân tích sự
hình thành và phát triển mạng lưới giao thông vân tải ở cả hai miền Nam, Bắc
Việt Nam trong những năm 1955-1965. Từ đó rút ra đặc điểm và những nhận
xét về tình hình giao thông vận tải Việt Nam trong thời gian này.
Trong cuốn "Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam" (Tập 2, Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994), bên cạnh việc đi sâu vào quá trình ra
đời và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân cũng đã nói đến sự ra đời
của Đoàn vận tải quân sự Trường Sơn (Đoàn 559) và tuyến đường vận chuyển
chiến lược Bắc - Nam.
Trong tác phẩm "Lịch sử Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ
Chí Minh" (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999) đã phản ánh
4
được cơ bản lịch sử hào hùng của tuyến đường chi viện chiến lược Trường
Sơn, đồng thời khái quát những kinh nghiệm quý giá có ý nghĩa thiết thực đối
với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của toàn dân, toàn quân ta hiện nay
và mai sau.
Cuốn "Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1954 - 1975. Thắng lợi và bài
học" (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000) có nội dung chủ yếu về
những bài học của Đảng trong lãnh đạo chiến tranh cách mạng cũng đã đề cập
mặc dù còn rất ít về giao thông đường bộ và "con đường huyền thoại" -
Đường Hồ Chí Minh.
Tác phẩm "Những nẻo đường kháng chiến" của Thiếu tướng Võ Bẩm
(Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001) đã ghi lại những dòng hồi
ức kể về sự ra đời của Đoàn 559 và đặc biệt là quá trình mở đường Trường
Sơn - Đường mang tên Bác.
Tập sách "Mặt trận giao thông vận tải trên địa bàn Quân khu IV trong
kháng chiến chống Mĩ cứu nước" (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
2001) do Bộ Tư lệnh Quân khu IV và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam phối
hợp biên soạn đã tập hợp 50 tham luận của các tác giả trong và ngoài quân
đội. Cuốn sách đã đề cập tới nhiều vấn đề xung quanh Mặt trận giao thông
vận tải ở Quân khu IV như vấn đề về tổ chức, chỉ đạo bảo đảm giao thông vận
tải, vấn đề thế trận phòng không ba thứ quân bảo vệ giao thông vận tải ở
Quân khu IV. Mặc dù chủ yếu trình bày về giao thông vận tải ở Quân khu IV
nhưng qua đó cũng giúp người đọc hình dung về mặt trận giao thông vận tải
trong cả nước.
Trong cuốn "Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam" (Nhà xuất bản Giao
thông vận tải, Hà Nội, 2002) đã trình bày tương đối đầy đủ về sự hình thành
và phát triển của giao thông Việt Nam từ buổi hoang sơ cho đến năm 2000.
5
Cuốn sách đã dành gần 300 trang nói về giao thông vận tải Việt Nam thời
chống Mĩ.
Cuốn sách "Đường về thành phố mang tên Bác" (Nhà xuất bản Quân
đội nhân dân, Hà Nội, 2005) là tập hợp những trang hồi ức của Thiếu tướng
Võ Bẩm, Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên - hai vị Tư lệnh bộ đội Trường Sơn-
Đường Hồ Chí Minh từ ngày "khai sơn phá thạch" mở đường (5/1959) cho
đến điểm dừng ở dinh Độc Lập - Sài Gòn trưa 30/4/1975. Cuốn sách là phần
khái quát quá trình hình thành, phát triển của Đoàn 559 - Đường Hồ Chí Minh
từ 5/1959 đến 5/1975.
Cuốn "Lịch sử thanh niên xung phong tỉnh Thái Nguyên 1950 - 1975"
(Nhà xuất bản Thanh niên) trình bày một cách sinh động về quá trình ra đời
của lực lượng thanh niên xung phong tỉnh Thái Nguyên cũng như những đóng
góp của họ trên mặt trận giao thông vận tải.
Các công trình nghiên cứu và các tài liệu trên đây đã đề cập tới vấn đề
giao thông vận tải đường bộ trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 -
1975 ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về giao thông vận tải
đường bộ ở Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975.
Mặc dù vậy, những tài liệu đã được công bố nói trên luôn là những tài
liệu quan trọng giúp chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu và hoàn thành Luận
văn "Giao thông vận tải đường bộ miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến
chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975".
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Giao thông vận tải đường bộ miền
Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
6
- Về không gian: Hệ thống giao thông vận tải đường bộ (đường ô tô) ở
miền Bắc Việt Nam.
- Về thời gian: Từ năm 1954 đến năm 1975.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Khái quát tình hình và đặc điểm cách mạng Việt Nam sau 1954.
- Nêu rõ tầm quan trọng của giao thông vận tải trong sản xuất và chiến
đấu.
- Làm rõ cách tổ chức, chỉ đạo bảo đảm giao thông vận tải đường bộ
trong các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, chủ
yếu đi sâu tìm hiểu các tuyến đường giao thông chiến lược, nhất là tuyến
đường vận tải chiến lược Bắc - Nam.
- Đánh giá vị trí của giao thông đường bộ trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng:
- Các tác phẩm kinh điển của Mác, Lênin, Hồ Chí Minh bàn về vấn đề
giao thông vận tải làm cơ sở lí luận nghiên cứu.
- Các văn kiện Đảng.
- Các tác phẩm, công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả về vấn
đề giao thông trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Các tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung đề tài như sách, báo,
tạp chí…
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch
sử kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra, các phương pháp:
7
thống kê, phân tích, tổng hợp cũng được sử dụng, từ đó rút ra nhận xét, đánh
giá chính xác.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Tập hợp các nguồn tài liệu về giao thông vận tải đường bộ trong
kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975. Trên cơ sở đó, Luận văn phục
dựng một cách sinh động mặt trận giao thông vận tải đường bộ trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta, nêu rõ vị trí, vai trò của giao
thông đường bộ đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước.
- Dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, học tập
trong các nhà trường và phục vụ công tác giáo dục truyền thống.
6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận văn
được xây dựng thành 3 chương:
Chƣơng 1: Giao thông vận tải đường bộ trong những năm đầu sau
Hiệp định Giơnevơ (1954-1960).
Chƣơng 2: Giao thông vận tải đường bộ trong những năm 1961 - 1965.
Chƣơng 3: Giao thông vận tải đường bộ trong những năm 1965 - 1975.
8
CHƢƠNG 1
GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ MIỀN BẮC VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ
1954 - 1960
1.1. Tầm quan trọng của giao thông vận tải trong sản xuất và chiến đấu
Đầu năm 1947, trong sách Đời sống mới, Hồ Chủ tịch đã viết: "Bất kỳ ai
muốn sống thì phải có 4 điều: Ăn, ở, mặc, đi lại" [72, tr.20]. "Đi lại" là một
yêu cầu tự nhiên của mỗi con người trong xã hội. Con người muốn tồn tại
được thì phải có cơm để ăn, áo để mặc, nhà để ở và muốn làm được những
điều ấy thì phải đi lại. Cho nên việc "đi lại" là không thể thiếu được. Và muốn
đi lại được phải có những con đường. Ở nước ta kể từ thời các vua Hùng, trải
qua nhiều thời đại, ông cha ta đã dày công xây dựng non sông đất nước, khai
thông đường sá, giao thông và lợi dụng sông biển để làm đường đi lại làm ăn
sinh sống. Đường sá do con người tạo ra đã giúp con người mở rộng quan hệ
giao lưu buôn bán, quan hệ gia đình, dòng tộc. Đường sá còn mở lối cho ông
cha ta đi đánh giặc, trừ gian, giữ yên non sông bờ cõi trước mọi thế lực ngoại
xâm, thù địch. Vì vậy, về vai trò của đường sá, của giao thông vận tải, Hồ
9
Chủ tịch đã viết: "Giao thông vận tải rất quan trọng đối với chiến đấu, đối
với sản xuất, đối với đời sống của nhân dân…Muốn chiến đấu tốt, muốn sản
xuất tốt, muốn đời sống nhân dân được bình thường thì giao thông vận tải
phải làm tốt" [62, tr.26].
Giao thông vận tải là thước đo trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đồng
thời tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngành giao thông
vận tải là một trong những ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, là một
ngành không thể thiếu được trong guồng máy hoạt động của xã hội. Tất cả
các ngành kinh tế trong xã hội đều cần đến giao thông vận tải. Các xí nghiệp
công nghiệp cần vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc, nhân lực. Nông
nghiệp cần vận chuyển giống, phân bón, thóc lúa. Thương nghiệp cần vận
chuyển hàng hóa lưu thông trong nước, ngoài nước. Các ngành văn hóa - xã
hội cũng cần có giao thông mới phát triển nhanh chóng. Trong sinh hoạt hằng
ngày, mọi người cần phải đi lại, làm ăn, vui chơi, giải trí. Thậm chí ngay
trong quá trình sản xuất cũng không thể tách rời giao thông vận tải, như việc
chuyển quặng dưới hầm lên mặt đất, vận chuyển sản phẩm từ phân xưởng này
đến phân xưởng khác ở trong một xí nghiệp. Cho nên, giao thông vận tải là
một bộ phận gắn chặt và không thể thiếu được trong dây chuyền sản xuất và
trong đời sống xã hội. Sản xuất càng phát triển, sinh hoạt và xã hội càng cải
thiện thì giao thông vận tải càng phải phát triển để thỏa mãn yêu cầu của sản
xuất công nông nghiệp, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nếu giao
thông vận tải không phát triển kịp với sự phát triển của các ngành công, nông
nghiệp và với sự phát triển về nhu cầu của nhân dân thì sẽ làm trở ngại cho
việc phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Khi bàn về giao thông vận tải, Mác viết: "Ngoài ba ngành công nghiệp,
nông nghiệp và khai khoáng ra còn có một ngành sản xuất vật chất thứ tư,
ngành đó cũng trải qua ba giai đoạn: kinh doanh thủ công nghiệp, kinh
10
doanh chế tạo và kinh doanh máy móc, đó là ngành giao thông vận tải, vận
tải người hoặc vận tải hàng hóa" [16, tr.2]. Giao thông vận tải là một ngành
sản xuất vật chất nhưng sản xuất của ngành giao thông vận tải khác với sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp, chủ yếu ở chỗ nó không sản xuất ra sản phẩm
mới mà chỉ làm thay đổi vị trí của sản phẩm, chủ yếu là nó thực hiện sản xuất
trong quá trình vận chuyển. Bất kì một sản phẩm nào nếu không trải qua quá
trình vận chuyển thì không thể tới tay người tiêu thụ được và quá trình sản
xuất cũng không thể tuần hoàn và mở rộng được. Trong Tư bản luận, Mác
viết: "Sản phẩm hoàn thành phải trải qua quá trình vận chuyển từ nơi sản
xuất này đến nơi sản xuất khác, từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu thụ,
phải trải qua quá trình đó thì sản phẩm mới có giá trị" [16, tr.2]. Do đó, sản
xuất của ngành giao thông vận tải được coi là tiếp tục của quá trình sản xuất.
Sản xuất của giao thông vận tải tuy không đổi tính chất của vật chất nhưng lao
động giao thông vận tải là một thứ lao động sản xuất, một thứ lao động sản
xuất đặc biệt, nên ngành giao thông vận tải cũng là một ngành sản xuất độc
lập. Trong Tư bản luận, Mác chỉ rằng: "Sự lưu thông hàng hóa nghĩa là sự di
chuyển thực tế của hàng hóa được giải quyết bằng giao thông vận tải. Một
mặt, công nghiệp giao thông vận tải là một ngành sản xuất độc lập, do đó nó
là một lĩnh vực đặc biệt của đầu tư tư bản sản xuất, mặt khác nó tiếp tục quá
trình sản xuất trong quá trình lưu thông" [16, tr.2]. Như thế, ngành giao
thông vận tải là một cơ sở vật chất trực tiếp có liên quan đến toàn bộ nền kinh
tế quốc dân như sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu thụ, nó là mối liên hệ
chặt chẽ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa các khu vực với nhau, giữa
nông thôn với miền núi, giữa hậu phương với tiền tuyến trong thời kì chiến
tranh. Giao thông vận tải là cửa mở, là đòn bẩy đối với toàn bộ các hoạt động
kinh tế, xã hội, thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế và văn hóa, phát triển và
phân bố lực lượng sản xuất trên quy mô toàn lãnh thổ.
11
Ngành giao thông vận tải không những có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển của các ngành kinh tế công, nông nghiệp, có tác dụng đối với việc
làm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân mà còn có tác dụng quan trọng
đối với sự đoàn kết nhân dân trong nước về mặt chính trị, đối với sự nghiệp
đấu tranh thống nhất đất nước và củng cố quốc phòng. Giao thông vận tải là
một trong những nhân tố bảo đảm thắng lợi của chiến tranh.
Trước đây cũng như ngày nay, không có giao thông liên lạc, giao thông
vận tải, một dân tộc, một quốc gia dễ rơi vào tình trạng thua kém, lạc hậu và
nhất là bị biệt lập hoặc là tự đẩy mình vào sự đơn độc. Chính điều này đã
được Hồ Chủ tịch nói cách đây 72 năm rằng : "Nguyên nhân đầu tiên gây ra
sự suy yếu của các dân tộc phương Đông là sự đơn độc vì các dân tộc phương
Đông không có sự quan hệ và tiếp xúc giũa các thuộc địa với nhau. Họ hoàn
toàn không biết đến những việc xảy ra ở các nước láng giềng gần gũi của họ,
do đó thiếu sự tin cậy lẫn nhau, sự phối hợp hành động và sự cổ vũ lẫn nhau"
[55, tr.20]. Do đó, giao thông vận tải là cầu nối để mở rộng giao lưu quốc tế,
trước hết là các nước láng giềng và trong khu vực, qua đó có thể tăng cường
và củng cố quốc phòng.
Với một nước có nhiều dân tộc ít người sống rải rác trên các vùng
thượng du như nước ta thì việc phát triển giao thông vận tải có một ý nghĩa
quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa trong các vùng dân tộc
cũng như với việc tăng cường đoàn kết các dân tộc trong nước bởi đó là một
nhân tố quan trọng trong các cuộc đấu tranh để bảo vệ và giữ vững độc lập
dân tộc.
Khi kẻ thù xâm lược nước ta, chúng cũng biết lợi dụng các tuyến
đường để đánh phá, thực hiện ý đồ xâm lược của chúng. Do vậy, khi xảy ra
chiến tranh chống giặc ngoại xâm, từ chỗ nhận thức được vai trò quan trọng
của giao thông vận tải với thắng lợi của chiến tranh, ông cha ta cũng biết ngăn
12
chặn các nẻo đường, các dòng sông, cửa biển, tiến hành phục kích trên các lộ
tuyến, các đường tiến quân của giặc, tạo thế bất ngờ với yếu tố địa hình để
chiến thắng. Những "Bạch Đằng" mấy lần phá Tống diệt Nguyên Mông, "Chi
Lăng" bao phen làm tan mộng xâm lược của Bắc triều, những chiến tích ấy
được lưu giữ mãi trong sử sách đất Việt.