Bài viết này xem xét mối liên hệgiữa tình trạng vĩmô với chính sách công nghiệp của
Việt Nam trong sự đối chiếu với kinh nghiệm của một sốquốc gia trong khu vực. Phát
hiện chính của bài viết là mô hình phát triển công nghiệp hiện nay là một nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến những mất cân đối vĩmô của Việt Nam trong giai đoạn gần đây. Tương
tựnhưmô hình tăng trưởng, mô hình phát triển công nghiệp ởViệt Nam dựa chủyếu vào
đầu tư, nhưng đầu tưlại kém hiệu quả. Kết quảlà thiếu hụt tiết kiệm ngày càng lớn, thâm
hụt ngân sách ngày càng sâu, và lạm phát đã trởthành cái bóng đi theo tăng trưởng. Nếu
những mất cân đối này không được giải quyết, chúng sẽdẫn tới việc tiền đồng tiếp tục bị
mất giá và dựtrữngoại hối bịgiảm, đe dọa trực tiếp tới sự ổn định vĩmô của nền kinh tế.
27 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2725 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ lụy vĩ mô của chính sách công nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Hệ lụy vĩ mô của chính sách công nghiệp ở Việt Nam
Vũ Thành Tự Anh
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Tóm tắt:
Bài viết này xem xét mối liên hệ giữa tình trạng vĩ mô với chính sách công nghiệp của
Việt Nam trong sự đối chiếu với kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực. Phát
hiện chính của bài viết là mô hình phát triển công nghiệp hiện nay là một nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến những mất cân đối vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn gần đây. Tương
tự như mô hình tăng trưởng, mô hình phát triển công nghiệp ở Việt Nam dựa chủ yếu vào
đầu tư, nhưng đầu tư lại kém hiệu quả. Kết quả là thiếu hụt tiết kiệm ngày càng lớn, thâm
hụt ngân sách ngày càng sâu, và lạm phát đã trở thành cái bóng đi theo tăng trưởng. Nếu
những mất cân đối này không được giải quyết, chúng sẽ dẫn tới việc tiền đồng tiếp tục bị
mất giá và dự trữ ngoại hối bị giảm, đe dọa trực tiếp tới sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế.
2
Khái niệm về chính sách công nghiệp ở Việt Nam
Ở Việt Nam, mặc dù công nghiệp hóa là một mục tiêu phát triển bao trùm nhưng rất khó
tìm thấy một sự trình bày dù chỉ là tương đối đầy đủ và có hệ thống về chiến lược và
chính sách công nghiệp trong bất kỳ một văn bản chính thức nào của Bộ Công Thương
(MOIT), cơ quan chịu trách nhiệm chính về hoạch định chính sách công nghiệp của
Chính phủ. Mặc dù trên trang web của MOIT có thể tìm thấy hàng chục văn bản chiến
lược, hàng trăm quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình … nhưng những văn bản này
thường không đáp ứng được yêu cầu của điều hành chính sách. Một ví dụ điển hình là
mặc dù mục tiêu “đến năm 2002 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại” được đề ra từ 10 năm nay, song đến thời điểm này, chưa hề có bất kỳ một sự
giải thích đầy đủ về nội hàm và cách đo lường mục tiêu này. Bên cạnh đó, chiến lược đa
số thiếu tầm nhìn, không có trọng tâm, và vì vậy không xác định được thứ tự ưu tiên của
những nhiệm vụ cần thiết. Kế hoạch và quy hoạch chủ yếu là những công cụ có tính hành
chính, thường chỉ là tập hợp của các mục tiêu định lượng có tính duy ý chí mà trong
nhiều trường hợp chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau.1
Vì không tìm thấy một văn bản chiến lược và chính sách tổng thể về chính sách công
nghiệp của Việt Nam nên bài viết này xuất phát từ một số quan niệm về chính sách công
nghiệp hiện đang được sử dụng phổ biến để soi rọi vào các nguồn thông tin chính thống
phân tán, từ đó tạo dựng lại hình ảnh về những mục tiêu, các bộ phận cấu thành, những
đặc trưng, và công cụ của chính sách công nghiệp ở Việt Nam.
Quan niệm chính sách công nghiệp trên thế giới đã thay đổi nhiều theo thời gian. Cho đến
những năm 1980, chính sách công nghiệp vẫn được xem như là sự tác động trực tiếp và
có mục tiêu của chính phủ - phổ biến nhất là thông qua bảo hộ và trợ cấp - nhằm phát
triển một số ngành, sản phẩm, hay hoạt động công nghiệp cá biệt (Chang 1994, Nolan
2007). Quan niệm chính sách công nghiệp này còn được gọi là quan niệm truyền thống
hay quan niệm hẹp. Trên thực tế, quan niệm này không chỉ được áp dụng ở Nhật Bản
trong thời kỳ sau Đại chiến Thế giới thứ II, Hàn Quốc và Đài Loan trong giai đoạn 1960
1 Xem thêm phần “Hoạch định chính sách kinh tế ở Việt Nam” trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Việt
Nam do Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương và Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thực
hiện năm 2010, tr. 69-70.
3
– 1970, hay ở các nước châu Mỹ - Latinh cho đến tận những năm 1980, mà còn được áp
dụng từ trước đó rất lâu ở Mỹ hồi cuối thế kỷ 18, ở Đức giữa thế kỷ 19, và ở Châu Âu
trong thời kỳ bám đuổi để bắt kịp kinh tế Anh (xem Chang 2002, Lall 2006, Cimoli,
Dosi, Nelson, và Stiglitz 2009).
Từ những năm 1980 trở đi, quan niệm truyền thống về chính sách công nghiệp vấp phải
nhiều sự chỉ trích, thậm chí chống đối gay gắt. Trên phương diện học thuật, sự thịnh hành
của kinh tế học tân cổ điển cổ vũ cho laissez-faire, đồng thời các nghiên cứu thực nghiệm
cũng ngày càng cho thấy tác dụng hạn chế của chính sách công nghiệp truyền thống (xem
Rodrik 1995, Pack và Saggi 2006). Đồng thời, quá trình tự do hóa ngày một tăng tốc
thông qua sự nở rộ của các hiệp ước thương mại song phương, vùng, và đa phương, trong
đó không thể không kể đến WTO, đã hạn chế đáng kể phạm vi, mức độ, và công cụ can
thiệp trực tiếp của nhà nước vào nền kinh tế.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các quốc gia đang phát triển hoàn toàn bị “trói
chân trói tay” mà chỉ có nghĩa là các sự can thiệp của nhà nước cần được thực hiện theo
cách thức khác trước. Cụ thể là các biện pháp can thiệp trực tiếp theo chiều dọc (hay theo
ngành) sẽ bị hạn chế hơn, và do vậy dần được thay thế bằng các biện pháp tác động gián
tiếp theo chiều ngang.2 Chính sách công nghiệp kiểu mới không chỉ tập trung vào các
biện pháp can thiệp trực tiếp có tính mục tiêu vào một số ngành công nghiệp cụ thể mà
còn bao gồm nhóm chính sách tạo lập môi trường kinh doanh (ví dụ như chính sách cạnh
tranh, sở hữu, phân cấp) để tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển và nhóm chính sách
tăng cường năng lực phổ quát (ví dụ như chính sách giáo dục, đào tạo, đổi mới) để hỗ trợ
quá trình chuyển đổi cơ cấu của các doanh nghiệp.3 Nhóm chính sách thứ nhất – chính
sách kiến tạo năng lực cạnh tranh (creation of comparative advantages) – chủ yếu hướng
đến việc hình thành các ngành công nghiệp hay doanh nghiệp mới. Còn nhóm chính sách
thứ hai – thay đổi cơ cấu (structural change) – nhằm giúp các doanh nghiệp hiện hữu
chuyển đổi cơ cấu và thích nghi với môi trường kinh tế trong nước cũng như quốc tế.
Trong chính sách công nghiệp kiểu mới này, vai trò chủ động của nhà nước như người
2 Điều này không có nghĩa là chính sách công nghiệp truyền thống sẽ hoàn toàn biến mất, đặc biệt là đối
với những nước bắt đầu công nghiệp hóa vì chính sách công nghiệp kiểu cũ tỏ ra hữu dụng ở các nước này.
3 Xem Pelkmans (2006: 47) và Bianchi và Labory (2006: 24).
4
chèo lái và thực hiện dần chuyển thành định hướng và hỗ trợ.4 Để phân biệt với chính
sách công nghiệp kiểu cũ, chính sách công nghiệp kiểu mới thường được gọi là chính
sách phát triển công nghiệp (industrial development policy, xem Bianchi và Labory 2006,
và Cimoli, Dosi, và Stiglitz 2009) hay chính sách chuyển hóa cơ cấu công nghiệp
(industrial structural transformation, xem Lin 2009.)
4 Trên thực tế, quá trình chuyển từ chính sách công nghiệp kiểu cũ sang chính sách công nghiệp kiểu mới
này đã được thực hiện ở nhiều nước công nghiệp hóa thành công như Anh, Mỹ trong thế kỷ 18, 19 và gần
đây hơn là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Xem Lall (2006) và Cimoli, Dosi, Nelson, và Stiglitz 2009.
5
Hình 1: Chính sách công nghiệp kiểu cũ sv. chính sách công nghiệp kiểu mới
Chính sách tác động đến phát triển công nghiệp
Chính sách hướng trực tiếp đến phát triển công nghiệp
Chính sách không hướng trực tiếp đến phát
triển công nghiệp
Chính sách phi-công nghiệp ảnh hưởng trực
tiếp đến phát triển công nghiệp
• Chính sách tài khóa, tiền tệ, cơ cấu
• Chính sách phân phối, phân phối lại
• Chính sách việc làm, tiền lương
• Chính sách đất đai
• Chính sách phát triển nông nghiệp
• Chính sách phát triển dịch vụ
• Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng
• Quy hoạch vùng và địa phương
• Kiểm soát giá cả
• Khuyến khích xuất khẩu
• Tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường
• Trợ cấp của chính quyền trung ương
Chính sách công nghiệp kiểu mới
Môi trường phát triển công nghiệp Phát triển năng lực phổ quát Chính sách công nghiệp kiểu cũ
• Chính sách sở hữu và cổ phần hóa
• Chính sách cạnh tranh
• Chính sách phân cấp
• Chính sách điều tiết
• Chính sách thu hút FDI
• Chính sách phát triển SMEs
• Chính sách giáo dục, đào tạo nghề
• Chính sách khoa học, công nghệ
• Chính sách phát triển doanh nhân
• Chính sách mua sắm của chính phủ
• Chính sách hỗ trợ tái cấu trúc doanh nghiệp
• Chọn ngành công nghiệp mục tiêu
• Can thiệp trực tiếp vào ngành mục tiêu
• Ưu đãi về đầu tư, tín dụng, vị thế thị trường
• Phát triển cụm ngành mục tiêu
• Chính sách thương mại bảo hộ ngành mục tiêu
• Quy định tỷ lệ nội địa hóa
Nguồn: Tham khảo Pelkmans (2006) và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh chính sách công nghiệp ở Việt Nam.
6
Theo khung khái niệm ở Hình 1, có thể thấy mặc dù đã có một số điều chỉnh quan trọng song do
các nguyên nhân lịch sử và chính trị, chính sách công nghiệp của Việt Nam hiện nay vẫn mang
đậm dấu ấn của chính sách công nghiệp kiểu cũ, trong đó nhà nước duy trì sự can thiệp và thiên
vị đối với những khu vực hay ngành được ưu tiên, trong nhiều trường hợp bất chấp hiệu quả và
lợi thế so sánh. Cụ thể là khu vực nhà nước, mà trong lĩnh vực kinh tế là doanh nghiệp nhà nước,
luôn được chính phủ coi là xương sống của nền công nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói
chung. Điều này được khẳng định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 20105 và lại
được khẳng định lại trong dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 20206. Vì được là
“xương sống” và đóng vai trò “chủ đạo” nên các DNNN, đặc biệt là các tập đoàn (TĐNN) và
tổng công ty (TCTNN) được chính phủ ban cho rất nhiều ưu đãi về nguồn lực và vị thế độc
quyền trên thị trường nội địa, bất chấp sự kém hiệu quả của chúng (xem Vũ Thành Tự Anh
2010).
Một số ngành công nghiệp được chọn là ngành chiến lược hay được ưu tiên bảo hộ bất chấp hiệu
quả và lợi thế so sánh, như ngành đóng tàu, lọc dầu, ô-tô. Mặc dù đã có nhiều cảnh báo từ rất
sớm về tính kém khả thi của chiến lược phát triển ngành đóng tàu, song chính phủ vẫn cương
quyết theo đuổi ngành này bằng cách dồn rất nhiều nguồn lực về vốn đầu tư, tín dụng, và đất đai
cho Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Kết quả cuối cùng không nằm ngoài
dự đoán. Vào tháng 7/2010, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận rằng Vinashin đã tiến đến
bờ vực của sự phá sản. Tất nhiên là Chính phủ phải đứng ra gánh chịu những tổn thất do sự đổ
vỡ của Vinashin gây ra.
Tương tự như vậy, mặc dù Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh đáng kể trong ngành công
nghiệp lọc hóa dầu nhưng từ 20 năm qua, chính phủ rất quyết tâm theo đuổi ngành này.7 Thậm
5 “Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được tăng cường, chi phối các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế … Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ
đạo.”
6 “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền
kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát
triển.”
7 Việt Nam chiếm chưa đến 0,1% trong tổng lượng xuất khẩu dầu thô của thế giới.
7
chí ngay cả khi giá thành phẩm của Dung Quất, nhà máy lọc dầu đầu tiên, được ước đoán là cao
hơn giá thế giới từ khoảng 7 đô-la đô-la/thùng8, chủ yếu là do chi phí vốn và vận chuyển cao hơn
các đối thủ cạnh tranh thì chính phủ vẫn quyết định xây thêm nhà máy lọc dầu nữa số 2 ở Nghi
Sơn (Thanh Hóa), số 3 ở Long Sơn (Bà Rịa Vũng Tàu) hoặc Vũng Rô (Phú Yên).
Cuối cùng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 đặt ra mục tiêu đến năm 2010, tỷ lệ
nội địa hóa trong sản xuất xe cơ giới đạt 60-70%, và để thực hiện điều này, tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu
của ngành này rất cao, lên tới khoảng 80% (Athukorala 2006 và Bùi Trinh 2010), tất nhiên với
cái giá là nhiều ngành quan trọng khác, đặc biệt là nông nghiệp, phải mở cửa nhanh hơn. Tuy
nhiên, cho đến cuối năm 2008, tỷ lệ nội địa hóa của ngành ô-tô vẫn dưới 7%.
Để hỗ trợ khu vực công nghiệp nhà nước, bên cạnh các biện pháp đầu tư trực tiếp và bảo hộ như
được minh họa trong các ví dụ trên, chính phủ còn yêu cầu các ngân hàng thương mại quốc
doanh (SOCBs) và Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB, tiền thân là Quỹ hỗ trợ phát triển) cấp
tín dụng cho các DNNN. Mặc dù không có số liệu chi tiết cho lĩnh vực công nghiệp, song trong
giai đoạn 2005-2009 khu vực DNNN vẫn chiếm tới 31% và 45% trong tổng tín dụng và đầu tư.9
Mấy năm gần đây, chính phủ đã nhận ra nhu cầu phải điều chỉnh định hướng của chính sách
công nghiệp theo hướng tăng cường chức năng thúc đẩy và hỗ trợ phát triển, đồng thời hạn chế
sử dụng các biện pháp can thiệp có tính hành chính và trực tiếp. Sự điều chỉnh này được khẳng
định lần đầu tiên trong Quyết định số 73/2006/QĐ-TTG ngày 4/4/2006 phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm
nhìn đến năm 2020 (gọi tắt là Quy hoạch ngành công nghiệp theo vùng). Bên cạnh yêu cầu đổi
mới công tác quản lý nhà nước về công nghiệp, bản quy hoạch này cũng đưa ra một số chủ
trương đúng đắn và quan trọng theo hướng chính sách công nghiệp kiểu mới như tạo dựng môi
trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thống nhất, cạnh tranh bình đẳng; tiếp tục sắp xếp, đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; nâng cao năng lực cạnh tranh của
sản phẩm công nghiệp; xây dựng các giải pháp giảm chi phí sản xuất; hoàn thiện hệ thống luật
8 Xem David Dapice 2005 và 2010.
9 Tỷ lệ này là 39% và 55% một cách tương ứng trong giai đoạn 2000-2004.
8
pháp v.v. Tuy nhiên, vẫn còn một khoảng cách rất xa giữa khẩu hiệu và thực tế, được thừa nhận
và phân tích trong Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-202010 (xem thêm Dwight
Perkins và Vũ Thành Tự Anh 2009).
Tác động vĩ mô của chính sách công nghiệp ở Việt Nam
Phần này sẽ phân tích hệ quả của chiến lược nhanh chóng công nghiệp hóa, hiện đại hóa bất chấp
điều kiện ban đầu, bối cảnh quốc tế và lợi thế so sánh đối với nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Trong quá trình phân tích, chúng tôi sẽ đặt Việt Nam trong mối quan hệ đối chiếu với một số
quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Hàn Quốc và Trung Quốc vì chính sách công nghiệp của hai
quốc gia này có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc được coi là một
nước là thành công trong việc áp dụng chiến lược bất chấp lợi thế so sánh; còn Trung Quốc là
một nước tương đối thành công trong việc áp dụng đồng thời chiến lược bất chấp lợi thế so sánh
cho khu vực nhà nước và chiến lược thuận theo lợi thế so sánh cho khu vực tư nhân.
Khoảng cách đầu tư - tiết kiệm và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chiến lược công nghiệp hóa nhanh, thậm chí “đốt cháy giai đoạn” đòi hỏi một lượng vốn rất lớn
vì nói chung các ngành công nghiệp nền tảng và hiện đại rất thâm dụng vốn. Điều này mâu thuẫn
trực tiếp với tình trạng tích lũy thấp của các nước đang phát triển. Mâu thuẫn này có thể được
giải quyết bằng việc thu hút tiết kiệm nước ngoài (thông qua vay nợ hoặc tiếp nhận đầu tư, viện
trợ nước ngoài) và/hoặc tăng tích lũy trong nước (thông qua các biện pháp áp chế tài chính).
Trong suốt hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam luôn ở trong tình trạng tiết kiệm thiếu hụt nghiêm
trọng so với đầu tư. Về phương diện này, Việt Nam có vẻ rất giống với Hàn Quốc trong hai thập
10 “Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn
thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. Huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn hạn chế…
Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát
triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ …
Những hạn chế, yếu kém trên đây có phần do nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Tư
duy phát triển kinh tế - xã hội và phương thức lãnh đạo của Đảng chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển
đất nước. Hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn bất cập. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ,
công chức còn nhiều hạn chế. Tổ chức thực hiện còn nhiều yếu kém…”
9
kỷ 1960-1970, nhưng lại rất khác so với Malaysia (xem Bảng 1) và Đài Loan. Thiếu hụt tiết
kiệm của Đài Loan vào năm 1965 chỉ là 3%, thấp hơn rất nhiều so với Hàn Quốc trong cùng thời
kỳ. Lee, Lin, và Chang (2000) đưa ra ba lý do để giải thích thực trạng này. Ở Đài Loan, lượng
vốn vật chất khá lớn đem theo khi Quốc dân Đảng rời lục địa đã giúp duy trì nguồn tiết kiệm nội
địa của nước này. Về phương diện chính sách, Đài Loan thực thi chiến lược “thuận theo lợi thế
cạnh tranh” nên không phải “gồng mình” đầu tư vào những ngành thâm dụng vốn vượt quá khả
năng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, do không phải thực hiện những biện pháp áp chế tài chính hà
khắc như ở Hàn Quốc mà thay vào đó, việc duy trì chinh sách lãi suất thực dương đã khuyến
khích tiết kiệm, giúp cho cung cầu vốn và tín dụng về cơ bản được duy trì ở điểm cân bằng. Nhờ
những nguyên nhân này, quá trình phát triển công nghiệp chế biến của Đài Loan phụ thuộc chủ
yếu vào nguồn tài trợ bên trong và ít phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài.
Bảng 1: Chênh lệch tiết kiệm – đầu tư (% GDP)
1960‐1969 1970‐1979 1980‐1989 1990‐1999 2000‐2009
China ‐ ‐0.10 ‐0.62 2.45 5.09
Japan ‐0.27 0.87 1.91 1.55 1.41
S. Korea ‐10.38 ‐6.21 0.47 0.91 1.94
Malaysia 4.55 4.16 2.49 4.35 18.61
Thailand ‐1.87 ‐3.55 ‐2.98 ‐1.03 5.14
Vietnam ‐ ‐ ‐ ‐7.50 ‐7.38
Nguồn: Cơ sở dữ liệu WDI
Mặc dù có vẻ giống nhau về phương diện thiếu hụt tiết kiệm nội địa nhưng Việt Nam và Hàn
Quốc có bốn khác biệt quan trọng. Thứ nhất, Hàn Quốc công nghiệp hóa rất nhanh, và do vậy
thời gian thiếu hụt tiết kiệm nội địa của Hàn Quốc chỉ kéo dài hơn hai thập kỷ (từ cuối thập kỷ
1950 đến thập kỷ 1970). Trong khi đó mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể xong Việt
Nam sau hơn hai thập kỷ đổi mới và công nghiệp hóa mới chỉ chớm bước vào hàng ngũ các nước
có thu nhập trung bình thấp. Do vậy, nhiều khả năng là tình trạng thiếu hụt tiết kiệm nội địa ở
Việt Nam sẽ còn xảy ra trong một tương lai khá xa, nhất là trong bối cảnh sử dụng vốn đầu tư
kém hiệu quả như hiện nay.
10
Thứ hai, Hàn Quốc công nghiệp hóa nhanh nhưng chưa bao giờ cần một tỷ lệ đầu tư lớn như ở
Việt Nam. Tỷ lệ đầu tư trung bình tính theo tỷ lệ GDP của Việt Nam tăng rất nhanh, từ dưới 15%
trong thập kỷ 1980 lên 23,5% trong thập kỷ 1990 rồi lên tới 36% trong thập kỷ 2000, nhanh hơn
nhiều so với mức tăng tiết kiệm nội địa. Ở Hàn Quốc, trong thời kỳ bắt đầu đẩy mạnh công
nghiệp hóa trong thập kỷ 1960 và 1970, tỷ lệ đầu tư trung bình lần lượt chỉ là 19% và 28%. Điều
này ngụ ý rằng Việt Nam đang sử dụng vốn một cách kém hiệu quả và tình trạng này càng khoét
sâu mâu thuẫn vốn có giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước, làm nền kinh tế ngày càng trở nên phụ
thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, mặc dù cả Hàn Quốc và Việt Nam cùng phải dựa vào tiết kiệm nước ngoài để khắc phục
thiếu hụt tiết kiệm nội địa, nhưng chiến lược của hai nước hoàn toàn khác nhau. Hàn Quốc chủ
yếu dựa vào vay nợ và viện trợ nước ngoài để tránh sự cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp
nước ngoài trên thị trường nội địa, trong khi Việt Nam chủ yếu dựa vào đầu tư trực tiếp nước
ngoài, mượn “ngoại lực” để tăng cường “nội lực” công nghiệp (Bảng 2). Trên thực tế, vai trò của
FDI ở Việt Nam cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực. Có những thời đoạn, cụ thể là thập
niên 1990, đầu tư của khu vực FDI chiếm tới gần 30% tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế,
trong khi tỷ lệ này cao nhất cũng chỉ là 16,4% ở Malaysia, 14,3% ở Thái-lan, và 9,8% ở Trung
Quốc. Nhìn một cách khái quát hơn, sự phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước
Đông Nam Á nhìn chung cao hơn hẳn so với các nước Đông Á.
Bảng 2: Tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng đầu tư (%)
1970‐1979 1980‐1989 1990‐1999 2000‐2009
China ‐ 1.7% 9.8% 7.6%
Japan 0.0% 0.1% 0.2% 0.7%
S. Korea 0.6% 0.8% 2.0% 2.3%
Malaysia 12.8% 11.1% 16.4% 12.6%
Thailand 1.5% 3.2% 9.2% 14.3%
Vietnam ‐ ‐ 28.5% 15.0%
Nguồn: Cơ sở dữ liệu WDI
Thứ tư, trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, cả Hàn Quốc và Việt Nam cùng dựa vào
xương sống là các tập