Mỗi năm, toàn thế giới sử dụng hơn 13 tỷ túi nilon, trung bình mỗi người sử dụng 220 túi. Mỗi túi nilon thường chỉ được sử dụng 12 phút trước khi bị vứt đi nhưng chúng lại tồn tại trong môi trường đến hàng nghìn năm. ( Thái Thanh, 2008; Julie Burtinshaw, 2007;.). Tổ chức Environment California ước tính, khoảng một triệu động vật biển bị chết mỗi năm do mắc vào hoặc bị ngạt thở bởi túi nilon trôi nổi trên đại dương. Còn tổ chức British Antarctic Survey thì phát hiện một số túi nilon trôi đến tận vòng cực bắc hoặc quần đảo Falkland trên Đại Tây Dương. Một báo cáo cách đây hai năm của Chương trình Môi trường LHQ ước tính, mỗi dặm vuông (tương đương 2,6 km2) trên đại dương có khoảng 36 nghìn mảnh vụn túi nilon (tổ chức British Antarctic Survey, 2007; chương trình Môi trường LHQ, 2008; ).
17 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3917 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiện trạng ô nhiễm túi nilon tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC DÂN LẬP VĂN LANG
KHOA CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN ĐỀ MÔN PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
CHỦ ĐỀ: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM TÚI NILON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD: PHẠM THỊ ANH
LỚP: K13M01
SV: LÊ THỊ LONG VÂN
MAI VĂN DŨNG
NGUYỂN QUỐC ĐẠT
BÙI TẤN THIÊN KIM
NGUYỄN TUẤN NGHỊ
TRẦN MINH HÙNG
ĐÀO QUỐC PHONG
TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 6 NĂM 2010
Mục lục
Nội dung……………………………………………………………………………..trang
Mục lục…………..………………………………………………………………….…..2
Giới thiệu…...………………………………………………………………….……..2
Phương pháp…..………………………………………………………….…………..4
Giới thiệu sơ nét về thành phố Hồ Chí Minh………..…………....………………...4
Phân tích hệ thống………………………………..…………………...…………….4
Xác định hệ thống………………………………..…………………..……………..5
Biên giới hệ thống…………………..…………………………………………….…..6
Tác động……………………………………………………………………………..10
Túi nilon làm tăng thể tích thu gom……………………………………………….12
Túi nilon gây đầy bãi chôn lấp…………………………………………………….12
Phương pháp giảm thiểu sử dụng túi nilon…………………………………………12
Các biện pháp về quản lý………………………………………………………….13
Tăng cường giáo dục, tuyên truyền ý thức cộng đồng……….………………….13
Tác động đến chi phí sử dụng túi nilon…………………….………………...….13
Thực hiện biện pháp phân loại rác tại nguồn……………..……………………..13
Giảm thiểu chất thải tại nguồn…………………….…………………………….14
Biện pháp kỹ thuật………………………………….…………………….……….14
Kết luận và kiến nghị Kết luận………………………………………...……………15
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………..16
Giới thiệu
Mỗi năm, toàn thế giới sử dụng hơn 13 tỷ túi nilon, trung bình mỗi người sử dụng 220 túi. Mỗi túi nilon thường chỉ được sử dụng 12 phút trước khi bị vứt đi nhưng chúng lại tồn tại trong môi trường đến hàng nghìn năm. ( Thái Thanh, 2008; Julie Burtinshaw, 2007;...). Tổ chức Environment California ước tính, khoảng một triệu động vật biển bị chết mỗi năm do mắc vào hoặc bị ngạt thở bởi túi nilon trôi nổi trên đại dương. Còn tổ chức British Antarctic Survey thì phát hiện một số túi nilon trôi đến tận vòng cực bắc hoặc quần đảo Falkland trên Đại Tây Dương. Một báo cáo cách đây hai năm của Chương trình Môi trường LHQ ước tính, mỗi dặm vuông (tương đương 2,6 km2) trên đại dương có khoảng 36 nghìn mảnh vụn túi nilon (tổ chức British Antarctic Survey, 2007; chương trình Môi trường LHQ, 2008;…). Vì những tác hại trên mà cả thế giới đang nỗ lực chống túi nilon. Ở Ireland, túi nilon bị đánh thuế kể từ năm 2002 nhằm giảm lượng tiêu thụ túi nilon 90%. Ở Pháp, các túi nilon có thể sử dụng nhiều lần chiếm khoảng 1/2 thị phần. Ở Mỹ, San Francisco trở thành thành phố đầu tiên áp dụng lệnh cấm túi nilon sử dụng một lần. TP Los Angeles cũng cam kết sẽ áp dụng lệnh cấm này từ năm 2012( Thái Thanh, 2008). Với tốc độ sử dụng kinh hoàng như hiện nay, con người phải trả giá cho việc môi trường đang bị ô nhiễm hằng giờ, hằng ngày.
Ở Việt Nam, tiêu biểu là thành phố Hồ Chí Minh túi nilon được sử dụng hầu như ở khắp nơi từ các chợ, siêu thị, xí nghiệp, cơ quan, trường học… đến các bệnh viện; theo ước tính trong năm 2009, tổng lượng túi nilon sử dụng tại TPHCM khoảng 762.000 tấn và con số này sẽ tăng lên gần 1 triệu tấn vào năm 2010. Trong tổng lượng rác thải, túi nilon chiếm 6,3% và đang có xu hướng tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới. Tình trạng gia tăng lượng rác thải ni lông đang khiến cho hệ thống cống thoát nước của thành phố bị nghẹt cứng; tình trạng ngập trên diện rộng ngày càng tăng, diện tích đất sử dụng để chôn lấp loại rác này cũng tăng… Do đó, tại TPHCM cấp thiết phải có biện pháp hạn chế sử dụng túi nilon (Thủy,2008).
Hình 1: Túi nhựa trên bãi biển Thames (Autralia)
Bài báo cáo này cho chúng ta biết về tác hại của việc sử dụng quá nhiều bao nilon thông qua việc phân tích hệ thống về việc sử dụng túi nilon gây ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Các mục tiêu cụ thể của báo cáo này là phân tích nguyên nhân gây ra đầy bãi chôn lấp, tăng thể tích thu gom do túi nilong gây ra ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyên cứu của chúng tôi gồm hai phần, một là phân tích hệ thống tác hại do sử dụng túi nilon gây ra tại thành phố Hồ Chí Minh, hai là mở rộng phân tích hệ thống bằng việc đưa ra các biện pháp nhằm giãm thiếu việc sử dung túi nilon tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phương Pháp
Giới thiệu sơ nét về thành phố Hồ Chí Minh:
Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây (bộ tài nguyên và môi trường, 2009)
Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 7.123.340 người, gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ (bộ tài nguyên và môi trường, 2009) . Với dân số đông các công việc và hoạt động hằng ngày cộng với kiến thức chuyên môn chưa sâu, pháp luật nhà nước ban hành chưa chặt chẽ, ý thức người dân chưa cao, ham lợi nhuận…Nên việc sử dụng quá nhiều túi nilon thì việc dẫn đến quá tải và tác hại do túi nilon gây ra là điều tất yếu. Đại diện cho một đô thị lớn nhất nước - Hồ Chí Minh, chúng tôi tin rằng bài báo cáo sẽ là đại diện trong việc cải thiện môi trường ô nhiễm do việc sử dụng túi nilon gây ra.
Phân tích hệ thống
Để xác định tác động của việc sử dụng túi nilon đến môi trường ta dựa vào một phần của hệ thống phân tích môi trường ( theo Quade và Miser(1997), Pluimers(2001), Jawjit(2006) và Neto. 2008;... ). Phân tích bắt đầu bằng việc xác định biên giới của hệ thống, đầu vào, đầu ra, các thành phần hệ thống, và mối liên hệ (Findeisen Quede, 1997). Trong bước này chúng ta xác định những nguyên nhân quan trọng nhất của áp lực môi trường kết hợp với sử dụng túi nilon. Trên cơ sở phân tích này tiếp đến chúng tôi xác định những lựa chọn để làm giảm những tác động đến các vấn đề môi trường theo qui định của hệ thống.
Đầu tiên chúng tôi xác định vấn đề bao gồm việc xác định thiết lập sơ đồ nhân quả, biên giới hệ thống, lượng túi nilon tiêu thụ và xả thải bừa bãi đặc biệt là túi nilon khó phân hủy và không phân hủy sinh học. Trong bài viết này, chúng tôi xác định nguyên nhân quan trọng nhất làm tăng thể tích thu gom và tăng thể tích bãi chôn lấp liên quan đến số lượng túi nilon tiêu thụ và xả thải bừa bãi đặc biệt là túi nilon khó phân hủy và không phân hủy sinh học. Sau đó chúng tôi thu thập tài liệu về số lượng túi nilon ảnh hưởng đến việc tăng thể tích thu gom và thể tích bãi chôn lấp. Trên cơ sở của những tài liệu đã có chúng tôi xác định các giải pháp để giảm thiểu tác động của những vấn đề trên sao cho phù hợp với định nghĩa biên giới hệ thống
Dữ liệu được thu thập thông qua việc tham khảo dữ liệu cùa các tạp chí, các báo cáo khoa học, các sở ban nghành, các báo.
Xác định hệ thống
Trong phân tích này chúng tôi tập trung vào quy trình sử dụng túi nilon và thu gom túi nilon.
Như đã nói ở trên thời gian sử dụng của 1 túi nilon rất ngắn tuy nhiên, túi nilon rất khó phân hủy, nó có thể tồn tại hàng nghìn năm ngoài môi trường. “Ô nhiễm trắng” là cách mà các chuyên gia môi trường đang nói về sự lạm dụng túi ni lông hiện nay. Với người dân, thảm hoạ môi trường từ túi nilông không phải chuyện bây giờ mới biết nhưng họ vẫn “vô tư” sử dụng.
Túi ni lông đã len vào cuộc sống hiện đại, thay thế cho những lá chuối, lá sen, lá dong và các loại lá gói truyền thống của người Việt xưa. Một thời, người ta còn coi nó là thứ tiện dụng, một sản phẩm của xã hội “văn minh”. Và từ đấy, túi nilông ngập tràn các chợ, siêu thị và hệ thống bán lẻ. Từ chị bán hàng rong đến người bán quà sáng góc phố cũng trữ cho mình một xếp túi ni lông để gói hàng cho khách. Hết chu trình đó, túi ni lông lại được thải ra, tràn ngập ngoài bãi rác, vương vãi khắp các hệ thống kênh rạch, mương máng, bị vùi dưới đất sâu rồi phải đến hàng trăm năm sau mới có thể phân huỷ hết…
Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), mỗi ngày có khoảng 50 tấn túi nilông thải ra môi trường. Tuy nhiên số lượng túi nilông được tái chế không đáng kể và thời gian cần để phân hủy một túi nilông trong điều kiện tự nhiên thường kéo dài vài trăm năm, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người. (2009/Số 18/Quản lý môi trường. Bộ TNMT).
Túi nilon chiếm 5% - 7,5% trên tổng lượng rác thải ra hằng ngày, 100% trong số đó là túi ni lông không phân hủy sinh học (Trung Việt_Sở TNMT), trong đó 72% lượng túi nilon được tiêu thụ ở 229 chợ, số còn lại tiêu thụ ở siêu thị và các trung tâm thương mại trên địa bàn TPHCM (TNMT, 2009).
Muốn giảm thiểu việc sử dụng túi nilon cần thực hiện đồng thời cả hai giải pháp sau: hỗ trợ, khuyến khích phát triển các loại túi có thể tự phân hủy sinh học thân thiện với môi trường và thay thế các loại túi khác, cấm dần, đánh thuế cao đối với túi nilon.
Biên giới hệ thống
Sử dụng túi nilon có hai mặt tồn tại song song, một mặt là sự tiện lợi, rẻ tiền, phổ biến; tắc nghẽn cống rãnh, ngập lụt, xói mòn đất, thoái hóa đất đai, ứ đọng nước thải, đầy bãi chôn lấp, tăng thể tích thu gom, hạn chế sự phát triển của cây trồng, đặc biệt có thể gây ung thư, gây độc cho con người... Đây là những tác hại mà túi ni lông gây ra cho môi trường sinh thái do việc sử dụng và phân hủy túi nilon ở nhiệt độ cao.
Ngày nay túi nilon có mặt hầu như khắp nơi từ các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trường học, cơ quan… đến các bệnh viện.
Trung bình mỗi ngày ở TPHCM thải ra môi trường khoảng 50 tấn túi nilon, phần lớn trong số này là túi nilon khó phân hủy và không phân hủy sinh học. Với gần 10 triệu dân sinh sống, tính ra trung bình mỗi ngày mỗi người dân thành phố thải ra môi trường 5g túi nilon (SGGP,2009). Theo phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ đối với chị H ở quận 3 được biết “sau khi tập thể dục buổi sáng đều tạt vào chợ Bàn Cờ rồi lỉnh kỉnh ra về với những món hàng đựng trong túi nilông. "Mua cái gì người bán cũng cho vào cái túi nho nhỏ, lại còn cho thêm túi lớn để xách nữa" - chị nói. Từ cá, tôm đến rau, hành ngò… đều được cho vào từng túi nilon
Hình 2: túi nilon thật tiện dụng
Theo chị H., bình quân mỗi lần đi chợ, chị sử dụng 10 túi nilon lớn nhỏ khác nhau. Thậm chí có những hôm mua nhiều phải 18-20 túi nilon. Một số được giữ lại sử dụng cho lần sau, còn hầu hết những túi nilon đựng cá tôm thì bỏ ngay. Tính sơ sơ mỗi tuần gia đình chị sử dụng gần 70 túi, một tháng xấp xỉ 210 túi nilon”. (Thanh,2010)
Theo khảo sát tại một tiệm bán giò chả ở chợ Bà Chiểu, trong vòng 15 phút bà chủ tiệm dùng hết 29 túi nilon, tính ra cứ mỗi phút sử dụng hai túi. Chị H., một tiểu thương bán trái cây ở chợ này, cho biết chị thường mua loại túi nilon xốp với giá 24.000-27.000 đồng/kg, cứ một tuần sử dụng khoảng 2-3kg túi nilon xốp (Thanh,2010).
Còn Tình hình tiêu thụ túi nilon tại các siêu thị còn nhộn nhịp hơn khách hàng khi rời siêu thị bao giờ cũng "tay xách nách mang" đủ thứ túi nilon. Theo bà Nguyễn Ánh Hồng - giám đốc hệ thống Maximark, toàn hệ thống siêu thị này (gồm ba siêu thị) tiêu thụ bình quân 10 tấn nilông/tháng. Nếu tính trung bình 1kg nilon khoảng 100 túi (bao bì của siêu thị thường dày), mỗi tháng hệ thống cho ra thị trường khoảng 1 triệu túi và một năm là 12 triệu túi. (Thanh,2010)
Với bảy siêu thị, hệ thống Big C cũng tiêu tốn 20 tấn/tháng, tương đương 3 triệu túi nilon (150 túi/kg). Bà Quỳnh Trang, phụ trách đối ngoại của Big C, cho biết đó là siêu thị đã nỗ lực hạn chế sử dụng tràn lan túi nilon. Tình hình sử dụng túi nilon cũng tỉ lệ thuận với sức mua của khách hàng và qui mô tại các hệ thống siêu thị Co.op Mart, Citimart, Fivimart... (Thanh,2010)
Để dễ so sánh, chúng tôi chia túi nilon thành 3 loại:
Đối với túi nilon phân hủy sinh học. Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời và vi sinh vật, các màng nhựa sẽ nhanh chóng bị phân hủy, góp phần giải quyết vấn đề giảm thiểu việc chôn lấp túi nilon, cải tạo đất, ít gây ảnh hưởng đến con người và môi trường.
Đối với túi nilon không phân hủy sinh học. Tác hại của nilon tự hủy giống như túi nilon không phân hủy sinh học nhưng nó ít gây đầy bãi chôn lấp, ít làm tăng thể tích thu gom, túi nilon tự phân hủy tồn tại ngoài môi trường dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời màng polyethylene sẽ trở nên khô cứng, mờ và đến một giai đoạn nào đó độ dai của màng sẽ giảm dẫn đến hiện tượng dễ xé rách hoặc tơi tả ra từng mảnh vụn. Sự phân huỷ này là quá trình lão hoá của các mạch. Các polime truyền thống vẫn bị lão hoá đến tan rã nhưng chúng lại không hoàn toàn phân huỷ. Thời gian lão hoá đến tan rã kéo dài nhiều năm (vài trăm năm). Phân huỷ không hoàn toàn kiểu này sẽ để lại trong đất những mảnh vụn, không có điều kiện cho vi sinh vật phát triển sẽ làm cho đất chóng bạc màu, không tơi xốp.
Đối với túi nilon khó phân hủy và không phân hủy sinh học. Cũng là dạng túi nilon không phân hủy sinh học,nó có cơ chế phân hủy tương tự như túi nilon không phân hủy sinh học nhưng quá trình lão hóa các mạch polyethylene lâu hơn túi nilon không phân hủy sinh học.Trong hệ thống chúng tôi đưa ra các loại ô nhiễm do túi nilon khó phân hủy gây ra như sau:
Tắc nghẽn cống, ô nhiễm kênh rạch. Những chiếc túi bồng bềnh làm tắc nghẽn cống, ô nhiễm kênh rạch, sông hồ, làm chết nhiều loài thủy sinh, làm đất "ngạt thở" và là nơi trú ngụ và phát tán của côn trùng (như ruồi, muỗi…), lây truyền dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, gây ô nhiễm nặng nề môi trường. Ngoài ra túi nilon nằm "kẹt sâu" trong cống, rãnh, kênh, rạch còn làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước thải của cống, rãnh, kênh, rạch, gây ngập lụt ngày càng nhiều cho đô thị khi trời mưa lớn bởi không có sự tác động của nhiệt độ cao từ ánh sáng mặt trời, thì phải mất 500 - 1.000 năm, túi nilon mới có thể bị phân hủy (Anh,2009).
Phá hủy môi trường sinh thái, làm mất mỹ quan đô thị. Túi nilon có hiệu ứng tàn phá trên động vật, chim và sinh vật biển. Chúng nhầm lẫn giữa túi nilon và đồ ăn và chết sau khi túi nilon đã gây cản trở hệ thống tiêu hóa. Chim bị kẹt trong các túi nilon. Cá voi, hải cẩu, rùa và cá vô số trở nên vướng vào chúng và chết ngạt. Thực vật trên đất bị bao phủ và giết chết bởi xả túi nilon bừa bãi (tổ chức Letsbeegreener,2008)
Thực hiện phẫu thuật để cứu sống 1 chú Rùa
Trong ruột Rùa chứa túi nilon màu xanh và màu đỏ.
Chú Rùa phục hồi sau phẫu thuật được trả tự do. Chú rùa sẽ sống sót được bao lâu?
Hình 3: túi nilon hủy hoại môi trường sinh thái của động vật
Ô nhiễm đất. Những chiếc túi nilon chưa phân hủy lẫn vào đất sẽ ngăn cản sự vận chuyển nước từ các mạch nước lưu thông trong đất, của hơi ẩm, của các loài có khả năng cải tạo đất như giun đất, phá vỡ kết cấu của đất thông qua việc ngăn cản trao đổi
Hình 4: thi nhau vứt túi nilon xuống kênh
các ion trong đất, ngăn cản ô-xy đi qua đất, gây xói mòn đất. Đất dần dần sẽ bị thoái hóa từ năm này qua năm khác, trở nên bạc màu, cằn cỗi, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng và tệ hơn nữa là không phục vụ cho mục đích trồng trọt được nữa (Anh,2009).
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người. theo phân tích của ông Nguyễn Khoa, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hoá học thì túi nilon được làm từ nhựa PVC (pholy vinyl clorua) không độc nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm cho túi nilon mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu... là những chất cực kỳ nguy hiểm. Chất phụ gia hóa dẻo TOCP (triorthocresylphosphat) có thể làm tổn thương và làm thoái hoá thần kinh ngoại biên và tuỷ sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Những loại túi nilon tái chế hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Trẻ em bị nhiễm chất này lâu dài có thể thay đổi giới tính: các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn bé gái có nguy cơ dậy thì quá sớm. Các loại nilon màu nếu sử dụng để đựng thực phẩm tươi sống, đồ ăn chín có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi. Đặc biệt nếu sử dụng để đựng các thực phẩm chua có tính axit như dưa muối, cà muối hoặc thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách khỏi thành phần nhựa lớn gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, axit axetic hoặc axit lactic ở trong dưa cà... sẽ hoà tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ngộ độc và ung thư. Mặc khác theo nhiều nhà khoa học thì để sản xuất ra 100 tỷ túi nilon người ta phải sử dụng khoảng 12 triệu thùng dầu thô. Với mức tiêu thụ túi nilon như ở TPHCM, hẳn chi phí để sản xuất ra chúng cũng không nhỏ (SGGP,2009). .
Ô nhiễm không khí. Quá trình sản xuất túi nilon sẽ phát thải các hóa chất độc và nhiều khí CO2 gây ô nhiễm môi trường không khí. Vào năm 1990, các nhà khoa học đã chứng minh nếu sản xuất 2 túi nilon không phân hủy sinh học sẽ tạo ra 1,1 gam chất làm ô nhiễm khí quyển, góp phần tạo ra mưa acid và sương khói (Khoa_31/08/2009).
Vòng đời của túi nilon khó phân hủy, từ sản xuất đến thải bỏ đều có tác động tiêu cực đến môi trường và con người. Các sản phẩm nhựa mà điển hình là túi nilon khó phân hủy và không phân hủy sinh học, còn có tác động tiêu cực đến kinh tế nhiều quốc gia do làm giảm tiềm năng ngành kinh tế nên trong bài phân tích hệ thống này chúng tôi chỉ đề cập đến ảnh hưởng của túi nilon không phân hủy sinh học hoàn toàn và chúng là nguyên nhân chính làm tăng thể tích thu gom và làm đầy các bãi chôn lấp. Đây là vấn đề chính mà chúng tôi tập trung vào nghiên cứu và đánh giá. Sở dĩ các vấn đề khác trong hệ thống không được chúng tôi lựa chọn nguyên cứu và đánh giá vì ảnh hưởng của túi nilon đối với chúng không đáng kể.
Tác động
Khi vừa được phát minh, túi nilon được coi là một phát kiến vĩ đại thời công nghiệp nhờ tính năng nổi bật như: không thấm nước, bền vững trong tự nhiên, tiện lợi trong sử dụng. Không lâu sau đó, nhân loại đã toát mồ hôi vì sự “tiện dụng chết người” của nó.
Xuất hiện và thay thế những lá chuối, lá dong, lá sen và các loại lá gói truyền thống của người Việt xưa, khoảng vài chục năm trở lại đây, túi nilon đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam. Việc sử dụng túi nilon để đựng, gói, chứa thực phẩm, hàng hoá... đã trở thành thói quen của cả người mua lẫn người bán. Điều này là do túi nilon rất rẻ và rất tiện dụng trong sinh hoạt hằng ngày.
Ngày nay, nhiều bà nội trợ cũng mất dần thói quen mang giỏ xách đi chợ vừa vì cồng kềnh, vừa vì đã có túi nilon miễn phí và tiện dụng. Bất cứ thứ gì dù nhiều hay ít, người ta cũng cố cho vào túi riêng để về nhà đỡ mất công phân loại. Thế nên, cứ mỗi lần đi chợ là họ có thể xách đến cả chục túi nilon và những lần sau đều như vậy.
Tâm lý chung của người dân là cứ thấy tiện, nhẹ thân là sử dụng chứ chưa nghĩ cho môi trường, xã hội. Nói điều này là bởi vì không phải mấy ai cũng hiểu sự nguy hiểm chiếc túi nilon đối với cuộc sống của họ. Người ta tính toán rằng, vứt bỏ một túi nilon chỉ tốn 1 giây, nhưng nếu không có sự tác động của nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500 năm đến 1.000 năm mới có thể phân hủy được túi ni lông.
Tuy nhiên, những người sử dụng túi nilon đa phần mới chỉ quan tâm tới nhưng tiện ích của nó mà không để ý đến những nguy cơ tiềm ẩn của túi nilon tới môi trường và sức khoẻ con người.Theo các nhà khoa học, việc lạm dụng túi nilon có xu hướng gia tăng trong ngành chế biến thực phẩm cũng như trong sinh hoạt hằng ngày sẽ gây ra hiểm hoạ khôn lường cho môi trường và con người.
Những chiếc túi nilon thường được những người bán hàng dùng đựng thực phẩm được làm từ nhựa PE (polyetylen) hoặc nhựa PP. Thành phần của các loại nhựa này không chứa độc, nhưng những chất phụ gia làm cho nhựa mềm, dẻo lại có khả năng gây độc cho người. TS Khoa nói khi trái bắp đang bốc khói (nhiệt độ 70 - 80 độ C) thì những chất phụ gia được dùng để tạo nên độ dẻo, dai ở túi nilon có phản ứng. Vì thế, khó mà biết được những chất đó sẽ độc hại như thế nào đối với người.( TS Nguyễn Cửu Khoa, phó viện trưởng Viện Công nghệ hóa học).
Ở đây chúng tôi tập trung vào hậu quả của sử dụng túi nilon nhiều ở thành phố Hồ Chí Minh dẫn tới tăng thể tích thu gom và gây đầy bãi chôn lấp.
Hình 5: túi nilon tại bãi chon lấp Đa Phước TPHCM
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG
YẾU TỐ HỆ THỒNG HOẠT ĐỘNG Ô NHIỄM HẬU QUẢ
Ô nhiễm kênh rạch
Sản xuất