Từ thập kỷ sáu mươi đến nay, khối lượng lớn công trình nghiên cứu về Chủ tịch
Hồ Chí Minh lần lượt được công bố ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc tìm hiểu sự nghiệp
cách mạng, đặc biệt là tình cảm của Người với đồng bào Việt Bắc chưa thể xem là đã đầy
đủ. Bởi vì, đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa
lớn, thì việc nghiên cứu, học tập công lao, sự nghiệp, tư tưởng của Người là việc làm
thường xuyên, liên tục của nhiều thế hệ.
Chiến khu Việt Bắc, cái nôi của cách mạng Việt Nam với những địa danh như:
Pác Bó, Tân Trào, Tỉn Keo, Quảng Nạp, Đèo Đe, Núi Hồng... gắn liền với những năm
tháng sống, chiến đấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đi vào những trang sử vẻ vang của
dân tộc. Việt Bắc, núi sông và con người, địa lợi và nhân hòa, đã tạo nên thế đứng ban
đầu cho công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước mà nòng cốt là phong trào cứu quốc
của đồng bào các dân tộc để tiến tới cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi trên
phạm vi toàn quốc. Trong cuộc kháng chiến 9 năm, chính nơi đây không chỉ là Tổng
hành dinh của Bộ chỉ huy tối cao, mà còn trở thành chiến lũy có "Rừng che bộ đội, rừng
vây quân thù" ngày càng vững chắc để tiến tới chiến thắng Điện Biên, chấn động địa cầu.
Đồng bào các dân tộc Việt Bắc giàu lòng yêu nước, giàu truyền thống cách
mạng, hăng say lao động sản xuất, có tinh thần chịu đựng gian khổ, giúp đỡ, chăm sóc
cán bộ hoạt động cách mạng như người thân trong gia đình, tin tưởng tuyệt đối vào sự
lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng
Việt Nam, dành tình cảm sâu sắc và tin tưởng tuyệt đối vào sự giúp đỡ che chở của các
dân tộc Việt Bắc. Người phát huy sức mạnh tổng hợp của "nhân hòa" Việt Bắc vào cuộc
Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp xâm lược. Tìm
hiểu mối quan hệ giữa lãnh tụ Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Việt Bắc trong cách
mạng và trong kháng chiến chống thực dân Pháp là một nhiệm vụ cần thiết không chỉ đắp
bồi lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn có ý nghĩa lâu dài trong
tương lai.
100 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3039 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hồ Chí Minh với đồng bào Việt Bắc (1941 - 1954), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Hồ Chí Minh với đồng bào Việt Bắc
(1941 - 1954)
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Từ thập kỷ sáu mươi đến nay, khối lượng lớn công trình nghiên cứu về Chủ tịch
Hồ Chí Minh lần lượt được công bố ngày càng nhiều. Tuy nhiên, việc tìm hiểu sự nghiệp
cách mạng, đặc biệt là tình cảm của Người với đồng bào Việt Bắc chưa thể xem là đã đầy
đủ. Bởi vì, đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa
lớn, thì việc nghiên cứu, học tập công lao, sự nghiệp, tư tưởng của Người là việc làm
thường xuyên, liên tục của nhiều thế hệ.
Chiến khu Việt Bắc, cái nôi của cách mạng Việt Nam với những địa danh như:
Pác Bó, Tân Trào, Tỉn Keo, Quảng Nạp, Đèo Đe, Núi Hồng... gắn liền với những năm
tháng sống, chiến đấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đi vào những trang sử vẻ vang của
dân tộc. Việt Bắc, núi sông và con người, địa lợi và nhân hòa, đã tạo nên thế đứng ban
đầu cho công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước mà nòng cốt là phong trào cứu quốc
của đồng bào các dân tộc để tiến tới cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi trên
phạm vi toàn quốc. Trong cuộc kháng chiến 9 năm, chính nơi đây không chỉ là Tổng
hành dinh của Bộ chỉ huy tối cao, mà còn trở thành chiến lũy có "Rừng che bộ đội, rừng
vây quân thù" ngày càng vững chắc để tiến tới chiến thắng Điện Biên, chấn động địa cầu.
Đồng bào các dân tộc Việt Bắc giàu lòng yêu nước, giàu truyền thống cách
mạng, hăng say lao động sản xuất, có tinh thần chịu đựng gian khổ, giúp đỡ, chăm sóc
cán bộ hoạt động cách mạng như người thân trong gia đình, tin tưởng tuyệt đối vào sự
lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng
Việt Nam, dành tình cảm sâu sắc và tin tưởng tuyệt đối vào sự giúp đỡ che chở của các
dân tộc Việt Bắc. Người phát huy sức mạnh tổng hợp của "nhân hòa" Việt Bắc vào cuộc
Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp xâm lược. Tìm
hiểu mối quan hệ giữa lãnh tụ Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Việt Bắc trong cách
mạng và trong kháng chiến chống thực dân Pháp là một nhiệm vụ cần thiết không chỉ đắp
bồi lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, mà còn có ý nghĩa lâu dài trong
tương lai.
Là một giáo viên lịch sử, đang giảng dạy trên thủ phủ Việt Bắc năm xưa - tôi
thấy mình phải có trách nhiệm tìm hiểu và giáo dục cho thế hệ trẻ những di sản quý báu
của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Việt Bắc, góp phần thiết thực vào sự
thành công cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" của
Trung ương Đảng phát động.
Xuất phát từ nhận thức đó, tôi chọn vấn đề Hồ Chí Minh với đồng bào Việt Bắc
(1941 - 1954) làm đề tài luận văn.
Về mặt khoa học, đề tài góp phần làm rõ một số vấn đề trong thời kỳ Hồ Chí
Minh sống tại Việt Bắc lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (1941 - 1945) và
lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Đề tài còn giúp hiểu rõ
hơn vai trò của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, mối quan hệ
gắn bó giữa Đảng và dân trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài góp phần đánh giá vai trò của lãnh tụ với quần chúng
nhân dân, vai trò của quần chúng nhân dân với lãnh tụ trong lịch sử, thấy rõ mối quan hệ
giữa Đảng và dân trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Qua đó rút ra được
những bài học về việc xác định đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân, sức mạnh của
nhân dân trong cách mạng; về mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và dân; về xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc; về việc gần dân, quan tâm tới dân, hiểu dân để có những quyết sách
đúng, đặc biệt là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi. Trong sự nghiệp đất
nước ta đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay, những bài học đó vẫn còn nguyên giá trị.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới đề tài, đã có không ít tác phẩm, hồi ức,
truyện ký, công trình nghiên cứu lịch sử đề cập với các góc độ khác nhau.
Trong tác phẩm: "Căn cứ địa Việt Bắc (1940-1945)" của TS. Hoàng Ngọc La -
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tác giả đề cập đến vị trí chiến lược,
truyền thống đấu tranh trong lịch sử, khẳng định vai trò căn cứ địa Việt Bắc trong lãnh
đạo giành thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945.
Tác phẩm "Lịch sử ATK Định Hóa trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược 1945-1954" của TS. Nguyễn Xuân Minh và Nguyễn Xuân Hùng - Huyện ủy Định
Hóa, xuất bản 1997, khắc họa vị trí, vai trò chiến lược của ATK Định Hóa trong sự
nghiệp kháng chiến, kiến quốc, đồng thời cũng nhắc đến ATK Định Hóa là nơi phát tích
chiến dịch Điện Biên Phủ...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, dành hẳn một chương: "Cuộc họp Tỉn Keo" trong cuốn
"Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử", nhà xuất bản Chính trị quốc gia (tái bản 1998) nêu
diễn biến Hội nghị của Bộ Chính trị do Hồ Chủ tịch chủ trì thông qua chủ trương, kế
hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954 và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Tác
giả tập trung trình bày quá trình tổ chức, chỉ huy chiến đấu và diễn biến dẫn tới thắng lợi
tại mặt trận Điện Biên Phủ.
Tác phẩm "Nhớ ơn Người" của Bế Minh Hà, Nxb Văn hóa dân tộc, 1990, tập hợp
những bài hồi kí của các đồng chí lãnh đạo, các chiến sĩ cách mạng là người dân tộc thiểu
số đã từng sống và làm việc với Bác. Ngoài ra, còn có bài viết của giáo sư tiến sĩ Nicôlai
Niculin (Liên Xô) người đã từng gặp gỡ tiếp xúc với Bác.
Tác phẩm "Hồ Chủ tịch với Việt Bắc", Nxb Dân tộc, 1960, gồm những bài hồi kí
của những người được sống gần Bác Hồ ở Việt Bắc giai đoạn 1941-1945.
Trong tác phẩm "Thơ ca cách mạng ở Việt Bắc (1936-1945)" của Triều Ân, Nxb
Văn hóa dân tộc, 1977, tập hợp 141 bài của 20 tác giả trong đó có thơ ca của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
Tác phẩm "Theo Bác đi chiến dịch" của Ngọc Châu và Hà Hữu Khiếu, Nxb Quân
đội nhân dân, 2000, đồng chí Ngọc Châu, người trực tiếp bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt
Bắc và Hà Nội đã viết lại những kỉ niệm của bản thân và đồng đội mỗi lần theo Bác đi
công tác, được Bác dạy bảo đã trở thành những kỉ niệm ghi nhớ suốt đời của các cán bộ
chiến sĩ trong đơn vị.
Tác phẩm "Chiến đấu trong vòng vây" của Võ Nguyên Giáp (Hữu Mai ghi), Nxb
Quân đội nhân dân, 1995, viết về vai trò lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
cách mạng giải phóng dân tộc (1945 - 1954).
Tác phẩm "Bác Hồ ở Việt Bắc", Nxb Việt Bắc, 1975, giới thiệu hoạt động của Bác ba
thời kỳ ở Việt Bắc: trước Cách mạng Tháng Tám; kháng chiến chống Pháp; thời kì hòa bình.
Cuốn sách tập hợp các hồi kí của nhân dân, cán bộ đã vinh dự được gặp, được làm việc và
được Người huấn luyện và đào tạo ở Việt Bắc.
Tác phẩm "Những ngày đầu" của Lê Dục Tôn, Nxb Việt Bắc, 1971, là hồi kí của
một chiến sĩ đã tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, tổ chức và lãnh đạo cứu quốc quân,
xây dựng khu căn cứ Việt Bắc những ngày đầu cho đến Cách mạng Tháng Tám 1945.
Tác phẩm "Bác Hồ chăm sóc cán bộ" của Lâm Ngọc Thụ, Nxb Văn học, 1995,
nói về sự quan tâm săn sóc của Bác Hồ đối với cán bộ ngay từ những năm ở chiến khu
Việt Bắc.
Trong tác phẩm "Bác Hồ của chúng ta", tác giả Xuân Diệu đã viết về những kỉ
niệm của nhà thơ về những năm tháng bên Bác ở chiến khu Việt Bắc.
Trong bài "Mệnh lệnh gửi liên khu Việt Bắc chuyển các tỉnh trong liên khu" trong
cuốn "Bác Hồ với nhân dân các dân tộc Lạng Sơn", Nxb Văn hóa thông tin 1995 tr 38:
Bác viết mệnh lệnh gửi liên khu Việt Bắc ngày 6 tháng 8 năm 1950 yêu cầu các tỉnh
chỉnh đốn phát triển chiến tranh du kích ở các xã.
v.v...
Ngoài các sách, còn có nhiều báo và tạp chí có bài viết về Bác Hồ trong thời gian
ở Việt Bắc:
Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh chủ nhật, 7/10/2001 có bài: "Một đám cưới
ở ATK", tác giả Trường Phước kể lại kỉ niệm về đám cưới của ông Nguyễn Anh Tuấn,
hiệu phó, bí thư trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tại ATK Việt Bắc năm 1947. Ông cũng
là người từng được gặp và làm việc với Bác Hồ tại ATK Việt Bắc.
Báo Lâm Đồng, 1998, có bài "Gặp lại người hai lần đưa đường cho Bác Hồ ở
Việt Bắc "Nhớ ông cụ mắt sáng ngời", tác giả Phan Bùi Minh Đạt kể lại kỉ niệm sâu sắc
của bác Đàm Riêu Toàn, người đã từng đóng vai con của "Già Thu", đưa đường cho Bác
Hồ đi công tác thời kỳ ở Việt Bắc.
Báo Bắc Ninh, 1998, có bài "Năm mươi năm trước: Tết chiến khu của chính phủ
kháng chiến" tác giả Lê Xuân Kỳ kể lại tết Mậu Tý 1948, Bác và Chính phủ kháng chiến
đã đón xuân ở An toàn khu Việt Bắc.
Báo Quân đội nhân dân cuối tuần, 21/12/1997 có bài "Chủ tịch Hồ Chí Minh với
việc xây dựng An toàn khu trung ương (ATK) và căn cứ địa Việt Bắc". Với tầm nhìn xa
trông rộng Bác đã chọn căn cứ địa Việt Bắc để xây dựng ATK được nhân dân địa phương
bảo vệ. Cán bộ ATK cũng hết lòng giúp đỡ địa phương xây dựng phong trào, chăm lo đời
sống nhân dân. Đó là chủ trương đúng đắn và sáng tạo của Bác.
Báo Hải Hưng, 8/8/1996, có bài "Bác Hồ với việc dự trữ muối trong kháng chiến
chống Pháp", tác giả Nguyễn Lương Bằng đã viết về việc trong kháng chiến chống Pháp,
Bác Hồ đã cho vận chuyển 2 vạn tấn muối lên Việt Bắc để chuẩn bị cho cuộc kháng
chiến lâu dài của dân tộc.
Báo Giáo dục thời đại, 14/5/2000 có bài "Kể chuyện Bác Hồ ở chiến khu Việt
Bắc", tác giả Lê Anh đã kể lại những mẩu chuyện về Bác những năm 1947-1950 ở Việt
Bắc.
Báo Thái Nguyên 17/5/2002 tác giả Đồng Khắc Thọ viết về những kỉ niệm đời
thường của Bác Hồ thời kỳ Người ở ATK Việt Bắc - nơi thủ đô của cuộc kháng chiến
chống Pháp qua lời kể của họa sĩ Phan Kế An người đã từng được gặp, vẽ Bác Hồ thời kỳ
người ở ATK v.v...
Tạp chí:
Tạp chí Xưa và Nay, 6/1999 có bài "Tôi vẽ chân dung Bác Hồ ở Việt Bắc", qua
hồi kí họa sĩ Phan Kế An mô tả hình ảnh Hồ Chí Minh bình dị nhưng vĩ đại.
Tạp chí Xây dựng Đảng, 6/1998 có bài "Xây dựng ATK theo chủ trương của
trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh (1946-1954)".
Tạp chí Thế giới mới, 2/2002 có bài "Những người giúp Bác ung dung yên
ngựa", đồng chí Vũ Kỳ kể lại việc Bác Hồ đặt tên cho những người trực tiếp giúp việc
mình như: Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi, Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Tạp chí Xưa và Nay, 5/2004 có bài của Triệu Hồng Thắng, nguyên khu ủy viên
khu Việt Bắc kể chuyện những lần được gặp Bác Hồ.
Tạp chí Lịch sử quân sự, 12/ 2006 số 180 tr 34-38 có bài "Căn cứ địa ATK Việt
Bắc "Một sáng tạo trong kháng chiến chống thực dân Pháp", tác giả Nguyễn Xuân Minh
hệ thống lại quá trình xây dựng căn cứ địa Việt Bắc - ATK, trong kháng chiến chống thực
dân Pháp.
v.v...
Chuyên đề khoa học: "Tình cảm của Bác Hồ đối với đồng bào các dân tộc miền
núi trong thời gian Người ở Việt Bắc (1941 - 1945 và 1946 - 1954)" của Nguyễn Đình
Lễ; Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc ở Việt Nam, Hội thảo
khoa học của ủy ban Dân tộc và miền núi, Nxb Chính trị quốc gia, 1996 - 2006 tr270 -
274. Tóm tắt: Gần một nửa thời gian sau 30 năm bôn ba hải ngoại đến khi qua đời, Bác
Hồ đã sống gắn bó với Việt Bắc. Bác yêu và gắn bó với Việt Bắc...
Chiến dịch Điện Biên Phủ, trận quyết chiến chiến lược đem đến thắng lợi to lớn
của nhân dân Việt Nam, chấm dứt gần một thế kỷ đô hộ của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Hơn 60 năm qua, Điện Biên Phủ thu hút không ít người trong cuộc chiến và những học
giả, nhà nghiên cứu, các tướng lĩnh của Nga, Trung Quốc, Cu Ba, Lào, Anh, Đức, Mỹ...
tốn không ít giấy mực để lý giải: Tại sao quân đội viễn chinh Pháp thất bại trên chiến
trường Điện Biên Phủ?
Jules Roy, đại tá không quân cựu chiến binh người Pháp lên tận di tích chiến
trường Điện Biên Phủ, khảo sát thực địa, gặp gỡ phỏng vấn các nhân chứng và các cựu
chiến binh Việt Nam, cựu chiến binh người Pháp, đã cho ra mắt cuốn "Điện Biên Phủ
dưới con mắt người Pháp", Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, dịch và phát hành
năm 2004, đề cập đến quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ từ chiến khu Việt Bắc
mà không đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào Việt Bắc
và đồng bào Việt Bắc với Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn từ 1941 đến 1954.
Với cách viết cô đọng, công phu, tác phẩm: "Hồ Chí Minh một chân dung" của
Lady Borton và Thomas (Nhà xuất bản Thanh niên dịch, ấn hành 2003), nêu: Từ chiến
khu Việt Bắc, Hồ Chí Minh cùng Bộ Tham mưu đã quyết định số phận của tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ.
Mặc dù có khá nhiều bài viết như đã nêu, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một
công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh
với Đồng bào Việt Bắc giai đoạn từ 1941 đến 1954. Luận văn này tiếp thu có chọn lọc
thành quả của các tác giả đi trước, coi đó là nguồn tài liệu tham khảo quý giá giúp chúng
tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Đề tài nhằm nghiên cứu tương đối có hệ thống và đầy đủ vấn đề Hồ Chí Minh
với đồng bào Việt Bắc trong giai đoạn 1941-1954.
- Làm rõ ý nghĩa của mối quan hệ "nhân hòa" giữa lãnh tụ Hồ Chí Minh với đồng
bào các dân tộc Việt Bắc trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
- Sưu tầm tư liệu, nghiên cứu vấn đề Hồ Chí Minh với đồng bào Việt Bắc, từ đó lý
giải mối quan hệ đó có tác dụng như thế nào, đưa tới thành công của Cách mạng Tháng Tám
và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Rút ra bài học đoàn kết, thực hiện chính sách dân tộc, xây dựng hậu phương
trong cách mạng.
- Đề tài góp phần cung cấp những tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học
tập lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử địa phương cùng với
những chuyên đề liên quan đến thời kỳ lịch sử này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là vấn đề Hồ Chí Minh với đồng bào Việt
Bắc trong thời kỳ cách mạng 1941 - 1954, rút ra một số đánh giá, nhận xét chung về mối
quan hệ giữa Đảng, Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Việt Bắc trong thời kỳ từ 1941 -
1954.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi không gian Việt
Bắc. Tìm hiểu về các mối quan hệ giữa Bác Hồ với đồng bào Việt Bắc trên nhiều lĩnh
vực trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -
1954)
- Phạm vi thời gian: giới hạn từ 1941 (khi Bác Hồ về nước) đến 1954 (khi Bác
Hồ rời Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội).
5. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
- Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 1, 3, 4, 6, Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử tập 2, 3,
4, 5, các Văn kiện của Đảng, hồi kí của những cán bộ hoạt động cách mạng bên Bác Hồ...
- Những bài viết, bài phát biểu của Bác Hồ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
và các đồng chí lão thành cách mạng trong những dịp về thăm và làm việc tại các địa
phương ở Việt Bắc.
- Lịch sử Đảng bộ các tỉnh, huyện trong chiến khu Việt Bắc và nhiều tài liệu
khác.
Những nguồn tư liệu trên được lưu trữ tại Thư viện Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thư
viện Quốc gia, Văn phòng Tỉnh ủy Thái Nguyên, Văn phòng Tỉnh ủy Tuyên Quang, Văn
phòng Tỉnh ủy Cao Bằng, Văn phòng Tỉnh ủy Bắc Kạn, Trung tâm Lưu trữ ủy ban nhân
dân tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm lưu trữ ủy ban nhân dân Tỉnh Tuyên Quang, Trung tâm
lưu trữ ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, Sở Văn hóa Thông tin Thái Nguyên, Phòng Lịch sử,
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Ban quản lý di tích Hồ Chí Minh tỉnh Cao Bằng.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, để đảm bảo tính chính xác và làm cho nội dung phong
phú hơn, chúng tôi còn khai thác tư liệu từ các nhân chứng, từ điều tra thực địa.
Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu, cùng với việc di rời của các cơ quan và công tác
lưu trữ, bảo quản chưa tốt, nên nhiều tư liệu của địa phương (nhất là những tư liệu viết
tay của những năm 80 trở về trước) đã bị thất lạc, rách nát. Đó là những khó khăn trong
quá trình sưu tầm và sử dụng tư liệu phục vụ đề tài này. Mặc dù vậy chúng tôi đã cố gắng
hết sức khai thác từ nhiều nguồn, tiến hành đối chiếu, so sánh, phân tích để có được
những sự kiện đáng tin cậy sử dụng trong luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích của đề tài nghiên cứu là Hồ Chí Minh với đồng bào Việt
Bắc (1941 - 1954), trên cơ sở nguồn tài liệu đã thu thập được, chúng tôi dựa trên quan
điểm phương pháp luận mácxít trong nghiên cứu lịch sử và sử dụng phương pháp lịch sử
kết hợp phương pháp lôgíc.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng
hợp và khảo sát điền dã, để chọn lọc, bổ sung tư liệu nhằm tăng sức thuyết phục cho
những vấn đề nghiên cứu.
7. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình đầu tiên trình bày một cách tương đối có hệ thống quan hệ
giữa Hồ Chí Minh với đồng bào Việt Bắc giai đoạn từ 1941 đến 1954.
- Luận văn góp phần làm rõ việc hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
giai đoạn Người ở Việt Bắc là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới thắng lợi
của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Mảnh đất và con người Việt Bắc.
Chương 2: Bác Hồ với đồng bào Việt Bắc (1941 - 1954)
Chương 3: Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm.
Chương 1
Mảnh đất và con người Việt Bắc
1.1. Mảnh đất Việt Bắc
1.1.1. Lịch sử hình thành
Việt Bắc, cái tên từ lâu đã trở thành thân quen với đồng bào cả nước và cũng
không xa lạ với nhiều người trên thế giới. Qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước, dải đất này của Tổ quốc đã trở thành vị trí chiến lược quan trọng cả về quân sự và
chính trị, là nơi từng diễn ra những cuộc giao tranh quyết liệt của dân tộc ta chống quân
xâm lược phương Bắc. Đây từng là cái nôi của Cách mạng Tháng Tám và căn cứ địa của
Trung ương trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Vào thời kỳ đầu kháng chiến chống
Pháp, Việt Bắc gồm 17 tỉnh (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang,
Hà Giang, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Sơn La, Lai
Châu, Quảng Yên, Hải Ninh, Lào Cai và Châu Mai Đà) và Đặc khu Hồng Gai. Phía Đông
giáp đường số 5; tây Nam trải dọc sông Hồng từ Gia Lâm - Trung Hà theo địa giới tỉnh
Sơn La tới giáp biên giới bắc Lào; phía bắc giáp Trung Quốc từ Móng Cái đến Lai Châu.
Diện tích rộng bằng năm phần sáu đất đai Bắc Bộ (gần 100.000 km2).
Ngày 28 tháng 11 năm 1946, Việt Bắc chia thành bốn chiến khu (1, 10, 12, 14).
Ngày 25 tháng 01 năm 1948, hợp thành hai liên khu (Liên khu 1 gồm Chiến khu 1 và 12,
Liên khu 10 có chiến khu 10 và 14). Đến tháng 11 năm 1949 thống nhất hai liên khu
thành Liên khu Việt Bắc. Tháng 7 năm 1952, lại tách một số tỉnh của Liên khu Việt Bắc
(Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La) thành lập khu Tây Bắc.
Ngày 3 tháng 6 năm 1957, Việt Bắc lại được chia thành ba quân khu: Quân khu
Việt Bắc, Quân khu Tây Bắc và Quân khu Đông Bắc.
Ngày 29 tháng 6 năm 1976, Quân khu Việt Bắc và quân khu Tây Bắc sáp nhập
thành quân khu 1.
Đến ngày 26 tháng 5 năm 1978, Quân khu 1 lại tách các tỉnh phía Tây Bắc thành
Quân khu 2.
Tháng 4 năm 1979, Nhà nước ta tách tỉnh Quảng Ninh thành đặc khu Quảng
Ninh thuộc Trung ương.
"Việt Bắc" trong luận văn này đề cập tới là " Khu giải phóng Việt Bắc" được
thành lập vào tháng 6/1945, gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Lạng Sơn.
Luận văn này nghiên cứu về: Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Việt Bắc
(1941 - 1954), vì vậy chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu về một số nơi mà Hồ Chí Minh ở
trong thời kỳ này đó là: Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, vì điều kiện thời gian có
hạn nên các nơi còn lại trong sáu tỉnh này chỉ điểm qua đôi nét.
1.1.2. Vị trí chiến lược
Diện tích tự nhiên Việt Bắc khoảng 50.000 km2, chiếm 15% diện tích tự nhiên cả
nước và bằng 32% diện tích tự nhiên miền bắc.
Địa hình Việt Bắc đa dạng, nối liền phía Nam Trung Quốc là các cao nguyên đá
vôi với những cảnh quan Các-xtơ, biểu hiện rõ nhất là các huyện phía Bắc và Đông Bắc