Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa - hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan đối với mỗi quốc gia, mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển nền kinh tế. Trong những năm qua, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới, biểu hiện rõ nhất là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới–WTO.Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho quốc gia, công ăn việc làm cho người lao động trong nước. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập làm gia tăng mức độ cạnh tranh hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia, các khu vực, các khối kinh tế với nhau.
Với một nền kinh tế có 80% dân số sống bằng nghề nông, Việt Nam xác định mặt hàng xuất khẩu chủ lực là các sản phẩm nông nghiệp, các mặt hàng nông sản được xuất khẩu để đổi lấy ngoại tệ tạo vốn đầu tư nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
Ngành hồ tiêu Việt Nam đã thể hiện ưu thế của mình trong nhiều năm do chi phí nhân công thấp hơn so với các nước trồng tiêu khác. Vì thế hồ tiêu Việt Nam có lợi thế về giá trong cạnh tranh và nắm vị thế chủ đạo trong xuất khẩu. Năm 2011 là năm xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt mức kỷ lục 25 tỷ USD (tăng 30,5% so với năm 2010, chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu) và nông nghiệp cũng là ngành duy nhất có thặng dư xuất khẩu ròng đạt trên 9 tỷ USD.
Với mức giá xuất khẩu bình quân của hồ tiêu Việt Nam trong năm 2010 là 3.111 USD/tấn tiêu đen và tăng lên5.114 USD/tấn tiêu đen trong năm 2011. Việc giá tiêu tăng mạnh qua các năm nên người dâncó xu hướng chặt bỏ một số cây trồng kém hiệu quả kinh tế, thậm chí phá rừng để lấy đất trồng tiêu với hy vọng sẽ làm giàu từ cây tiêu. Chính hoạt động xuất khẩu này đã tăng thêm công ăn việc làm cho người dân và nguồn thu nhập cho quốc gia.
Tuy nhiên hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường thế giới vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề khó khăn như: Chưa có hệ thống phân phối phù hợp, chưa có thương hiệu quốc gia, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, tiêu chuẩn chế biến còn hạn chế.
Chúng tôi đã xem qua hai công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài mà nhóm đang nghiên cứu. Một là Luận văn thạc sĩ của Bùi Thế Huân “Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu ra thị trường thế giới” với cách tiếp cận vấn đề theo hướng xây dựng thương hiệu hồ tiêu và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu. Hai là luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Trúc Quyên “Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Mỹ của công ty AGRIMEXCO” với cách tiếp cận vấn đề theo hướng đưa ra giải pháp đầu tư công nghệ chế biến tiêu sạch, ổn định nguồn cung hồ tiêu, tìm hiểu, khai thác thị trường Mỹ.
Thế nhưng cách tiếp cận vấn đề của 2 công trình trên đã không cải thiện được tình hình xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đặc biệt là vấn đề về thương hiệu quốc gia và kênh phân phối chưa được giải quyết thỏa đáng. Thông qua bài nghiên cứu này chúng tôi muốn tạo ra một thương hiệu quốc gia áp dụng chung cho toàn ngành hồ tiêu ở Việt Nam và hệ thống phân phối hồ tiêu sang thị trường Mỹ.
39 trang |
Chia sẻ: nhungnt | Lượt xem: 4976 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoạch định chiến lược xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
DANH MỤC BẢNG VIỆT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DẪN NHẬP 3
1.Tính cấp thiết của đề tài 3
2.Mục tiêu nghiên cứu 3
3.Phương pháp nghiên cứu 4
4.Đối tượng, phạm vi 4
5.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4
6.Nội dung và kết cấu: 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1 Một số lý thuyết. 5
1.1.1 Xuất khẩu 5
1.1.2 Phân tích SWOT 5
1.1.3 Mô hình kim cương của Micheal Porter 6
1.1.4 Chiến lược 7
1.2 Vai trò của lý thuyết 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRỒNG, THU MUA, CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA VIỆT NAM 9
2.1 Thực trạng trồng 9
2.1.1 Điều kiện về trồng tiêu 9
2.1.2 Các tỉnh thành trồng nhiều tiêu 9
2.1.3 Thời vụ trồng tiêu 9
2.2 Thực trạng thu mua 10
2.3 Thực trạng chế biến 11
2.4 Thực trạng xuất khẩu hồ tiêu: 12
2.4.1 Khả năng cung hồ tiêu: 12
2.4.2 Nhu cầu thế giới: 13
2.4.3 Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu: 13
2.4.4 Tình hình biến động giá xuất khẩu: 14
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG 16
3.1 Thu thập thông tin 16
3.1.1 Thu thập thông tin trực tiếp từ các doanh nghiệp 16
3.1.2 Thu thập thông tin từ một số chuyên gia 16
3.2 Đánh giá thông tin thu thập 17
3.3 Phân tích, đánh giá các thông tin thu thập 17
CHƯƠNG 4: NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU HỒ TIỀU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 18
4.1 Nguồn cung hồ tiêu trên thị trường Mỹ: 18
4.3 Đối thủ tiềm năng 19
4.4 Các yếu tố tác động từ thị trường Mỹ 19
4.4.1 Đặc điểm thị trường Mỹ 19
4.4.2 Dân cư 20
4.4.3 Các chính sách đối với hàng nhập khẩu 20
4.4.4 Nhu cầu về hồ tiêu 20
4.5 Sản phẩm thay thế 21
CHƯƠNG 5: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HỒ TIÊUSANG THỊ TRƯỜNG MỸ 22
5.1. Mục tiêu 22
5.2. Phân tích SWOT về hoạt động xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Mỹ. 22
5.3 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường Mỹ 24
5.3.1 Giải pháp nâng cao thương hiệu 24
5.3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 26
5.3.3 Hoàn thiện kênh phân phối hồ tiêu 28
5.3.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường Hoa Kì: 30
DẪN NHẬP
Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa - hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan đối với mỗi quốc gia, mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển nền kinh tế. Trong những năm qua, Việt Nam đã hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới, biểu hiện rõ nhất là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới–WTO.Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho quốc gia, công ăn việc làm cho người lao động trong nước. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập làm gia tăng mức độ cạnh tranh hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia, các khu vực, các khối kinh tế với nhau.
Với một nền kinh tế có 80% dân số sống bằng nghề nông, Việt Nam xác định mặt hàng xuất khẩu chủ lực là các sản phẩm nông nghiệp, các mặt hàng nông sản được xuất khẩu để đổi lấy ngoại tệ tạo vốn đầu tư nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
Ngành hồ tiêu Việt Nam đã thể hiện ưu thế của mình trong nhiều năm do chi phí nhân công thấp hơn so với các nước trồng tiêu khác. Vì thế hồ tiêu Việt Nam có lợi thế về giá trong cạnh tranh và nắm vị thế chủ đạo trong xuất khẩu. Năm 2011 là năm xuất khẩu nông sản của Việt Nam đạt mức kỷ lục 25 tỷ USD (tăng 30,5% so với năm 2010, chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu) và nông nghiệp cũng là ngành duy nhất có thặng dư xuất khẩu ròng đạt trên 9 tỷ USD.
Với mức giá xuất khẩu bình quân của hồ tiêu Việt Nam trong năm 2010 là 3.111 USD/tấn tiêu đen và tăng lên5.114 USD/tấn tiêu đen trong năm 2011. Việc giá tiêu tăng mạnh qua các năm nên người dâncó xu hướng chặt bỏ một số cây trồng kém hiệu quả kinh tế, thậm chí phá rừng để lấy đất trồng tiêu với hy vọng sẽ làm giàu từ cây tiêu. Chính hoạt động xuất khẩu này đã tăng thêm công ăn việc làm cho người dân và nguồn thu nhập cho quốc gia.
Tuy nhiên hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường thế giới vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề khó khăn như: Chưa có hệ thống phân phối phù hợp, chưa có thương hiệu quốc gia, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, tiêu chuẩn chế biến còn hạn chế.
Chúng tôi đã xem qua hai công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài mà nhóm đang nghiên cứu. Một là Luận văn thạc sĩ của Bùi Thế Huân “Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hạt tiêu ra thị trường thế giới” với cách tiếp cận vấn đề theo hướng xây dựng thương hiệu hồ tiêu và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu. Hai là luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Trúc Quyên “Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Mỹ của công ty AGRIMEXCO” với cách tiếp cận vấn đề theo hướng đưa ra giải pháp đầu tư công nghệ chế biến tiêu sạch, ổn định nguồn cung hồ tiêu, tìm hiểu, khai thác thị trường Mỹ.
Thế nhưng cách tiếp cận vấn đề của 2 công trình trên đã không cải thiện được tình hình xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đặc biệt là vấn đề về thương hiệu quốc gia và kênh phân phối chưa được giải quyết thỏa đáng. Thông qua bài nghiên cứu này chúng tôi muốn tạo ra một thương hiệu quốc gia áp dụng chung cho toàn ngành hồ tiêu ở Việt Nam và hệ thống phân phối hồ tiêu sang thị trường Mỹ.
Mục tiêu nghiên cứu
Nhận thức được thực trạng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề khó khăn cần được giải quyết. Nên dựa trên những thông tin tìm hiểu được cũng như cơ sở học tập thì đề tài nghiên cứu được đưa ra cơ bản nhằm giải quyết các mục tiêu:
Phân tích thực trạng chiến lược xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam những năm qua.
Hoạch định chiến lược xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong những năm tới ổn định và bền vững.
Đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin thứ cấp thông qua sách, báo, internet,... về hồ tiêu, xuất khẩu hồ tiêu, các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu,...
Phân tích các thông tin thứ cấp thu được nhằm giải quyết các vấn đề trong bài nghiên cứu.
Thống kê, miêu tả đưa ra các kết luận dựa trên số liệu, ước lượng các số liệu hiện tại và tương lai.
Phương pháp điều tra, phỏng vấn các chuyên gia, thạc sĩ, giảng viên ... có hoạt động trong lĩnh vực trồng, kinh doanh, nghiên cứu hồ tiêu để được các thông tin sơ cấp về thực trạng xuất khẩu hiện nay của hồ tiêu Việt Nam.
Đối tượng, phạm vi
Đối tượng nghiên cứu: hồ tiêu đen, hồ tiêu trắng, các hộ dân trồng hồ tiêu, các trung gian thu mua, cơ sở chế biến hồ tiêu, các doanh nghiệp xuất khẩu, ...
Phạm vi nghiên cứu: các hộ dân trồng tiêu chủ yếu ở Đông Nam Bộ, các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu ở thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến nay.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nêu lên được các nhân tố tác động đến chiến lược xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang thị trường Mỹ. Trong các nhân tố đó, nhân tố nào tác động sâu nhất mà các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu hiện vẫn còn đang đối mặt sẽ được đem ra phân tích, thảo luận, cuối cùng là đề xuất giải pháp nhằm góp phần giúp các doanh nghiệp nhận ra chính vấn đề của mình nâng cao khả năng cạnh tranh, thu được lợi ích nhất định từ hoạt động xuất khẩu hồ tiêu.
Nội dung và kết cấu:
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, danh mục các tài liệu kham khảo và phần phụ lục, đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng trồng, thu mua, chế biến, xuât khẩu hồ tiêu của việt nam.
Chương 3: Khảo sát thị trường.
Chương 4: Những nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược xuất khẩu hồ tiều sang thị trường mỹ.
Chương 5: Hoạch định chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường mỹ.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số lý thuyết.
1.1.1 Xuất khẩu
1.1.1.1 Khái niệm
Xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Trong đó hàng hóa hay dịch vụ có thể di chuyển qua biên giới hoặc không. Xuất khẩu hàng hóa, theo Luật Thương Mại 2005, là việc hàng hóa được đưa ra khỏi Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
1.1.1.2 Các loại hình xuất khẩu chủ yếu
Xuất khẩu trực tiếp: phương thức xuất khẩu trực tiếp trong thương mại quốc tế có thể được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong đó người mua, người bán trực tiếp gặp mặt (hoặc thông qua thư từ, điện tín, …) để bàn bạc và thỏa thuận với nhau về hàng hóa, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán … mà không qua người trung gian. Những nội dung này được thỏa thuận một cách tự nguyện, việc mua không nhất thiết gắn liền với việc bán.
Hoạt động xuất khẩu trực tiếp có những ưu điểm:
Thông qua thảo luận trực tiếp dễ dàng dẫn đến thống nhất.
Giảm được chí phí trung gian.
Có điều kiện thâm nhập thị trường.
Kịp thời tiếp thu ý kiến của khách hàng để khắc phục thiếu sót.
Chủ động trong việc sản xuất, tiêu thụ hàng hóa.
Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế:
Đối với thị trường mới còn nhiều bỡ ngỡ, dễ bị ép giá trong mua bán.
Khối lượng mặt hàng cần giao dịch phải lớn để bù đắp được chi phí: giấy tờ, đi lại, điều tra, tìm hiểu thị trường.
Xuất khẩu gián tiếp: là một hình thức giao dịch qua trung gian, mọi việc kiến lập quan hệ giữa người bán và người mua và việc quy địnhcác điều kiện mua bán đều phải thông qua người thứ ba. Người thứ ba này gọi là người trung gian mua bán. Người trung gian buôn bán trên thị trường thế giới là đại lý và môi giới.
1.1.2 Phân tích SWOT
Là một trong 5 bước hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm: Xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm soát chiến lược. SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)
1.1.3 Mô hình kim cương của Micheal Porter
Hình 1.1: Mô hình kim cương của Micheal Porter
1.1.3.1 Nguồn cung ( Suppliers )
Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: Trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguyên liệu đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp.
Với tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây các áp lực nhất định nếu họ có quy mô, sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm. Chính vì thế những nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào nhỏ lẻ (Nông dân, thợ thủ công....) sẽ có rất ít quyền lực đàm phán đối với các doanh nghiệp mặc dù họ có số lượng lớn nhưng họ lại thiếu tổ chức.
1.1.3.2 Khách hàng ( Buyers )
Khách hàng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Khách hàng được phân làm 2 nhóm: khách hàng lẻ và nhà phân phối. Hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành: quy mô, tầm quan trọng, chi phí chuyển đổi khách hàng, thông tin khách hàng.
1.1.3.3 Đối thủ tiềm ẩn (Potential Intrants)
Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.
Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn.
1.1.3.4 Sản phẩm thay thế (Substitutes)
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành.
1.1.3.5 Đối thủ cạnh tranh (Industry Competitors)
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh lên các đối thủ
Tình trạng ngành : Nhu cầu, độ tốc độ tăng trưởng,số lượng đối thủ cạnh tranh...Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán
Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại.
Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò chi phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền).
Các rào cản rút lui (Exit Barries) : Giống như các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui là các yếu tố khiến cho việc rút lui khỏi ngành của doanh nghiệp trở nên khó khăn:
Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư.
Ràng buộc với người lao động.
Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder).
Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.
1.1.4 Chiến lược
Chiến lược là phương hướng và phạm vi hành động của một tổ chức về dài hạn để nhằm mục tiêu đạt được lợi thế kinh doanh thông qua việc xác định nguồn lực hiện có thể sử dụng trong môi trường kinh doanh xác định để nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và đảm bảo lợi ích cho tất cả các tác nhân liên quan (stakeholder).
1.2 Vai trò của lý thuyết
Việc hiểu rõ, nắm vững các lý thuyết sẽ có vai trò rất quan trọng, là cơ sở để đưa ra chiến lược đúng đắn trong bài nghiên cứu.
Các kiến thức về xuất khẩu được ứng dụng để phân tích, đánh giá trong suốt quá trình nghiên cứu.
Ma trận SWOT giúp phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong nội bộ các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu, đồng thời tận dụng tốt các cơ hội, nhận biết các thách thức.
Mô hình kim cương của Micheal Porter được áp dụng nhằm phân tích các nhân tố tác động đến chiến lược xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Mỹ, từ đó đề ra giải pháp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRỒNG, THU MUA, CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA VIỆT NAM
2.1 Thực trạng trồng
2.1.1 Điều kiện về trồng tiêu
Cây tiêu được trồng chủ yếu trên vùng đất đỏ bazan, có độ phì cao. Một số diện tích tiêu cũng được canh tác trên đất xám.
2.1.2 Các tỉnh thành trồng nhiều tiêu
Hồ tiêu Việt Nam hiện nay được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đông Nam Bộ, tập trung nhiều nhất ở tỉnh Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, và Đồng Nai, chủ yếu trên nền đất đỏ. Vùng trồng tiêu tập trung thứ hai là Tây Nguyên, phân bổ chủ yếu ở 2 tỉnh Đak Lak và Gia Lai. Trong đó, tiêu Chư Sê ở Gia Lai có năng suất rất cao, trên dưới 4 tấn/ha.. Trong những tháng đầu năm 2012 chỉ có Bình Phước có năng suất hồ tiêu tăng trung bình trên 2 tạ/héc ta, từ 28,5 tạ/héc ta lên 30,7 tạ/héc ta. Qua đó, giúp Bình Phước trở thành tỉnh có sản lượng hồ tiêu lớn nhất cả nước với gần 27.700 tấn, chiếm gần 40% sản lượng hồ tiêu cả nước.
Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, nổi tiếng là vùng trồng tiêu Quảng Trị, có chất lượng cao (thơm và cay) diện tích khá tập trung ở khu vực đất đỏ Cam Lộ.
2.1.3 Thời vụ trồng tiêu
Thời vụ trồng tùy thuộc vào điều kiện khí hậu của từng khu vực, thường trồng vào đầu mùa mưa, khi đã mưa đều và kết thúc trước mùa khô khoảng 2-2,5 tháng.
Bảng 2.1: Thời vụ trồng tiêu Nguồn VPA
VÙNG
THỜI VỤ
THÁNG
Đông Nam Bộ
Hè - Thu
6-8
Duyên Hải Miền Trung
Thu - Đông
9-10
Tây Nguyên
Hè - Thu
5-8
2.1.4 Diện tích trồng và năng suất trồng của cây hồ tiêu
Hình 2.1 Diện tích trồng và năng suất của cây hồ tiêu
Diện tích hồ tiêu trong năm 2011 tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ (chiếm đến 54% tổng diện tích hồ tiêu cả nước), tiếp đến là các tỉnh Tây Nguyên với 23,7% tổng diện tích, còn lại là các vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ với 22.3%.
Diện tích trồng và năng suất năm 2012
Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, diện tích hồ tiêu trồng thêm của cả nước hơn 2.000 ha, đạt gần 54.300 ha. Trong đó, diện tích hồ tiêu cho thu hoạch là 46.100 ha. Đồng Nai là tỉnh có diện tích trồng thêm nhiều nhất, tăng khoảng 1.000 héc ta so với năm 2011.
Trong năm 2012, mặc dù diện tích trồng tiêu tăng nhưng năng suất trung bình lại giảm 0,8 tạ/ha, chỉ còn 23 tạ/ha so với năm 2011. Do năng suất trung bình giảm nên tổng sản lượng thu hoạch năm 2012 dự kiến ở mức gần 110.000 tấn, xấp xỉ bằng sản lượng năm 2011. Mức giảm năng suất cụ thể ở một số tỉnh thành:
Đồng Nai giảm từ 20,1 tạ/ha vào năm 2011 xuống còn 14,6 tạ/ha trong năm nay.
Bà Rịa-Vũng Tàu năng suất trung bình cũng giảm 1,4 tạ/ha, chỉ còn 17,2 tạ/ha.Theo Viện Bảo vệ Thực vật, một phần nguyên nhân năng suất hồ tiêu của Bà Rịa-Vũng Tàu giảm là do một loài ong đục thân gây ra. Bệnh xuất hiện nhiều ở tỉnh này từ năm 2005.
Nguyên nhân của sự sụt giảm sản lượng
Hồ tiêu là một loại cây dài ngày rất khó trồng vì mẫn cảm với các điều kiện khí hậu, thời tiết nên dễ nhiễm nhiều loại sâu bệnh hại. Cụ thể là bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, bệnh do ong trên hồ tiêu, … đang có dấu hiệu gia tăng trong vài năm qua. Số liệu của Viện Bảo Vệ Thực vật cho biết, đối với những cây hồ tiêu từ 5 năm tuổi có tỷ lệ cây bị chết từ 20 - 24%. Tỷ lệ này lên đến gần 38% đối với những cây hồ tiêu trồng ở vùng trũng, vùng chân đồi.
Tình trạng chặt phá tiêu để trồng cây khác sau khi thu hoạch vì chi phí đầu tư mới rất cao. Ngoài ra còn do thiên tai, bão lũ.
2.2 Thực trạng thu mua
Đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay thường thu mua qua rất nhiều kênh trung gian khác nhau với chất lượng không được cao và đồng đều. Doanh nghiệp thường thu mua từ các thương lái để chế biến, tiêu thụ mà ít ký hợp đồng trực tiếp với nông dân. Thậm chí, ngay cả những doanh nghiệp đã liên kết với nông dân cũng thường xảy ra các tình trạng như hộ dân thì cung ứng hồ tiêu không đúng chất lượng theo yêu cầu, đơn phương phá bỏ hợp đồng ; doanh nghiệp mua tiêu thì ít quan tâm đầu tư vùng nguyên liệu, lạm dụng thế độc quyền để ép giá thu mua nông sản...
Khi kí hợp đồng trực tiếp với nông dân, các doanh nghiệp lo nhất chuyện các nông dân âm thầm phá bỏ hợp đồng bằng cách bán tiêu cho các doanh nghiệp khác hoặc thương lái ở bên ngoài khi được trả giá cao hơn, khiến cho doanh nghiệp đã ký hợp đồng bị khan hiếm tiêu trầm trọng.
Tóm lại, hiện nay các doanh nghiệp hầu như thu mua tiêu từ các thương lái (80%).Với cách thức thu mua này, doanh nghiệp rất khó kiểm soát chất lượng tiêu về nguồn gốc, quy trình kỹ thuật trồng tiêu, chủng loại tiêu,… Trong khi, thương lái thường thu được khoảng chênh lệch thông qua việc mua rẻ bằng cách ép giá nông dân và bán mức giá cao cho doanh nghiệp. Với cách này thương lái có thể làm giá tiêu trên thị trường tăng cao, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng và hoạt động xuất khẩu thậm chí có thể làm lũng đoạn thị trường…
Hình 2.2 Kênh phân phối thu mua chủ yếu của các doanh nghiệp hiện nay
2.3 Thực trạng chế biến
Chế biến tiêu đen
Hồ tiêu được thu hoạch khi quả chín 5-10%/chùm, thu về đem tuốt lấy quả ngay hay có thể để dồn lại 2 – 3 ngày mới tuốt. Sau đó cho tiêu vào máy tách ra khói chùm đem phơi nắng 3 - 4 ngày trên sân xi măng hoặc tấm bạt PP, lập rào lưới cản cao 2m chung quanh sân phơi trong thời gian phơi, ngăn không cho súc vật đi qua để lại chất thải trong sản phẩm. Không mang giày dép dính đất bẩn vào sân phơi tiêu. Tiêu phơi lớp dày 2 – 3 cm, đảo đều 4 – 5 lần/ngày, phơi 3 - 4 ngày nắng thì khô, quả tiêu chuyển từ màu xanh sang màu đen và đạt 11-12 % độ thủy phần thì cho qua máy tách tạp chất, tiếp theo là đóng bao (Chú ý chỉ đóng bao khi hạt tiêu đã nguội. Đóng bao 2 lớp, lớp ni lông bên trong và bao sợi bên ngoài để chống hút ẩm trở lại tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển làm giảm chất lượng tiêu đen. Các bao tiêu được tồn trữ ở kho mát, thoáng, khô ráo) và cuối cùng là tiêu thụ (hoặc cất trữ, sau 1-2 năm chất lượng hạt tiêu vẫn tốt). Tiêu đen chiếm tới 85- 90 % sản lượng hạt tiêu cả nước.
Hình 2.3 Qui trình chế biến thô hồ tiêu đen
Qui trình chế biến hồ tiêu đen rất đơn giản tuy nh