Đề tài Hoạt động sở hữu trí tuệ 2007
Nối tiếp các kết quả đã đạt được kể từ khi ban hành Luật Sở hữu trí tuệ, năm 2007 có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới và hoàn thiện tất cả các yếu tố của hệ thống sở hữu trí tuệ theo hướng chú trọng tới chất lượng, hiệu quả, phù hợp với đòi hỏi thực tiễn của đất nước nhằm tạo nền tảng cho phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế. Sau một năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của thành viên WTO, hoạt động sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực được thể hiện trên các mặt công tác sau: (i) Công tác pháp chế, chính sách và quản lý hoạt động SHTT Hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ tiếp tục được hoàn thiện. Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14.02.2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22.09.2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày 25.02.2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thủ tục cấp, thu hồi Thẻ Giám định viên SHCN, Giấy chứng nhận Tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định SHCN đã được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành; Dự thảo Nghị định về sáng kiến đã được trình Lãnh đạo Bộ và gửi lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức hữu quan; Cục Sở hữu trí tuệ đã góp ý xây dựng các dự thảo Thông tư liên tịch với Toà án về bảo vệ quyền SHTT (do Toà án Nhân dân Tối cao chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao) hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Sở hữu trí tuệ trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền SHTT tại Toà án Nhân dân và Thông tư liên tịch hướng dẫn xét xử các vụ án dân sự và hình sự về xâm phạm quyền SHTT; rà soát, đề xuất các nội dung cần sửa đổi trong Thông tư 132/2004/TT-BTC ngày 30/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí SHCN; góp ý cho các dự thảo văn bản khác liên quan đến SHTT;