Trong thanh toán quốc tế các nhà xuất nhập khẩu thường không sử dụng tiền mặt làm phương tiện thanh toán.
Tùy theo hoàn cảnh và tập quán buôn bán người ta có thể sử dụng các phương tiện thanh toán khác nhau như hối phiếu, lệnh phiếu, cheque và các loại thẻ thanh toán, trong đó hối phiếu thường được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán các loại hợp đồng xuất nhập khẩu.
41 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2053 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hối phiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong thanh toán quốc tế các nhà xuất nhập khẩu thường không sử dụng tiền mặt làm phương tiện thanh toán. Tùy theo hoàn cảnh và tập quán buôn bán người ta có thể sử dụng các phương tiện thanh toán khác nhau như hối phiếu, lệnh phiếu, cheque và các loại thẻ thanh toán, trong đó hối phiếu thường được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán các loại hợp đồng xuất nhập khẩu. Bởi vì giữa các nước cách biệt nhau về điều kiện địa lý, sử dụng tiền mặt sẽ gặp nhiều bất lợi, tốn kém nhiều chi phí, mà không đảm bảo an toàn. Do đó, trong thanh toán mậu dịch các nhà xuất nhập khẩu thường sử dụng các công cụ chi trả khác nhau, những công cụ này có khả năng lưu thông, được gọi là phương tiện thanh toán thay cho tiền mặt. TẠI SAO TIỀN MẶT ÍT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ? Khái niệm về Hối phiếu 1 Hình thức của Hối phiếu 4 Thực tiễn Hối phiếu ở Việt Nam; giải pháp... 5 Các nghiệp vụ liên quan 6 Đặc điểm của Hối phiếu 7 Cơ sở pháp lý 2 Nội dung Hối phiếu 3 Thành phần tham gia 8 Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện, do người xuất khẩu, người bán, người cung ứng dịch vụ, ... ký phát đòi tiền người nhập khẩu, người mua, người nhận cung ứng, Yêu cầu những người này khi nhìn thấy hối phiếu phải trả một số tiền nhất định, tại một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định cho người hưởng lợi quy định trong hối phiếu, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác. KHÁI NIỆM CƠ SỞ PHÁP LÝ Để thống nhất việc lưu thông hối phiếu, các nước tư bản đã ban hành các luật hối phiếu như: 1. Luật hối phiếu của Anh 1882: “Bill of Exchange Act of 1882” (BEA). 2. Luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962 “Uniform Commercial Codes of 1962” (UCC). 3. Đặc biệt là công ước Giơ-ne-vơ (Geneva) được các nước ký kết năm 1930. Đó là luật thống nhất về hối phiếu “Uniform Law for Bills of exchange” (ULB). CƠ SỞ PHÁP LÝ Việt Nam là thuộc địa của Pháp lúc bấy giờ, nên cũng áp dụng luật ULB từ năm 1937 cho đến nay. Hối phiếu Người ký phát Người bảo lãnh Người chịu trách nhiệm thanh toán Người chuyển nhượng Người chấp nhận trả tiền Người được chuyển nhượng THÀNH PHẦN THAM GIA Tính trừu tượng Tính bắt buộc Tính lưu thông ĐẶC ĐIỂM 2 3 Không được viết trên hối phiếu bằng viết chì, mực dễ phai, mực đỏ. Hối phiếu không có bản chính,bản phụ. Hối phiếu có thể được lập thành hai hay nhiều bản. Thông thường là 2 bản, mỗi bản đều đánh số thứ tự và có giá trị như nhau. 1 Tiêu đề 2 Số hiệu 3 Địa điểm, Ngày ký phát. 4 Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện Số tiền bằng số 5 Số tiền bằng chữ 6 Kỳ hạn trả tiền 7 Tên người thụ hưởng 8 Tên, chữ ký người ký phát 9 Chấp nhận hối phiếu 1 Bảo lãnh hối phiếu 4 Kháng nghị 5 Ký hậu hối phiếu 2 Chiết khấu hối phiếu 3 CHẤP NHẬN HỐI PHIẾU Trong quan hệ hối phiếu, vào thời điểm ký phát hành, hối phiếu chỉ là chứng chỉ ghi nhận lệnh thanh toán, chỉ định người có thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Để hối phiếu được thanh toán, người thụ hưởng phải xuất trình cho người bị ký phát để người này ký chấp nhận. * Ký hậu hối phiếu là thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác. * Việc ký hậu hối phiếu được thực hiện bằng cách người ký hậu (Endorser) ký chuyển chuyển vào mặt sau của tờ hối phiếu và trao cho người được chuyển nhượng (Endorsee). 1. Ký hậu để trắng 2. Ký hậu theo lệnh 3. Ký hậu hạn chế 4. Ký hậu miễm truy đòi Hình thức ký hậu : BẢO LÃNH - Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của người thứ ba trả cho người hưởng lợi khi hối phiếu đến hạn trả tiền. Thông thường người đứng ra bảo lãnh hối phiếu là các ngân hàng. Hình thức bảo lãnh được thực hiện bằng cách ghi chữ bảo lãnh “good as aval” vào mặt trước hoặc sau của tờ hối phiếu và người bảo lãnh sẽ ký tên lên hối phiếu. Ngoài ra ở một số nước người ta có thể thực hiện việc bảo lãnh bằng một văn thư riêng gọi là bảo lãnh bí mật. CHIẾT KHẤU - Chiết khấu hối phiếu là một nghiệp vụ của ngân hàng. Trong đó người hưởng lợi hối phiếu xuất trình hối phiếu chưa đến hạn trả tiền cho ngân hàng để lấy tiền ngay với một giá thấp hơn số tiền ghi trên tờ hối phiếu. - Nếu hai bên đồng ý, người hưởng lợi hối phiếu sẽ thực hiện nghiệp vụ ký hậu để chuyển nhượng hối phiếu đó cho ngân hàng. KHÁNG NGHỊ - Khi đến hạn trả tiền của hối phiếu mà người trả tiền từ chối thì người hưởng lợi phải chứng thực sự từ chối đó bằng một văn bản kháng nghị. - Nếu không có bản kháng nghị về việc bị từ chối trả tiền thì những người được chuyển nhượng được miễn trách nhiệm trả tiền hối phiếu, nhưng người ký phát hối phiếu và người chấp nhận vẫn phải chịu trách nhiệm này đối với người kháng nghị. Người ký phát Hối phiếu Thời hạn trả tiền Phương thức thanh toán Chứng từ kèm theo Người thụ hưởng HỐI PHIẾU THỰC TIỄN VIỆC SỬ DỤNG HỐI PHIẾU Ở VIỆT NAM Ở Việt Nam, trong thời kỳ áp dụng cơ chế tập trung, bao cấp, Nhà nước can thiệp rất sâu trong hoạt động kinh tế. Các tổ chức kinh tế, công dân chưa được tự do kinh doanh; pháp luật kinh doanh nói chung cũng như pháp luật thương mại chưa được chú trọng. THỰC TIỄN VIỆC SỬ DỤNG HỐI PHIẾU Ở VIỆT NAM Điều này chỉ thật sự được đổi mới và phát triển từ khi Đảng và Nhà nước chuyển hướng phát triển nền kinh tế nước ta theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho đến năm 1999, Việt Nam vẫn chưa xây dựng cho mình một văn bản pháp lý về Hối phiếu. Trong hoàn cảnh đó, thương phiếu và pháp luật thương phiếu chỉ được đề cập: Luật Thương mại 1997, Pháp lệnh Thương phiếu được UBTVQH thông qua ngày 24/12/1999, có hiệu lực từ ngày 01/07/2000, và Nghị định số 32/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/7/2001 hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh thương phiếu. THỰC TIỄN VIỆC SỬ DỤNG HỐI PHIẾU Ở VIỆT NAM Mặc dù đến nay những văn bản pháp luật nêu trên đã đi vào cuộc sống, nhưng vẫn được coi là chưa đủ để có một môi trường pháp lý thuận tiện cho thương phiếu hoạt động vì nó chưa phát huy được vai trò của thương phiếu (hối phiếu và lệnh phiếu) trong đời sống kinh tế Việt Nam. THỰC TIỄN VIỆC SỬ DỤNG HỐI PHIẾU Ở VIỆT NAM MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐƯA THƯƠNG PHIẾU VÀO ĐỜI SỐNG KINH TẾ VIỆT NAM THỜI GIAN TRƯỚC MẮT Giải pháp thứ nhất: nhanh chóng tạo dựng một hành lang pháp lý cho sự tồn tại và cho việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thương phiếu được an toàn và thuận lợi. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐƯA THƯƠNG PHIẾU VÀO ĐỜI SỐNG KINH TẾ VIỆT NAM THỜI GIAN TRƯỚC MẮT Giải pháp thứ hai: tổ chức tuyên truyền, phổ biến, thảo luận về thương phiếu và ích lợi của thương phiếu đến các doanh nghiệp, là những chủ thể chủ yếu trong quan hệ thương phiếu. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐƯA THƯƠNG PHIẾU VÀO ĐỜI SỐNG KINH TẾ VIỆT NAM THỜI GIAN TRƯỚC MẮT Giải pháp thứ ba: nâng cao hiệu lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để có thể cung cấp chính xác và kịp thời năng lực chi trả, uy tín của các doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán thương phiếu, đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐƯA THƯƠNG PHIẾU VÀO ĐỜI SỐNG KINH TẾ VIỆT NAM THỜI GIAN TRƯỚC MẮT Giải pháp thứ tư: trong thời gian đầu Nhà nước cần có những ưu đãi hợp lý cho các doanh nghiệp cũng như các Tổ chức tín dụng có tham gia vào quan hệ thương phiếu. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐƯA THƯƠNG PHIẾU VÀO ĐỜI SỐNG KINH TẾ VIỆT NAM THỜI GIAN TRƯỚC MẮT Giải pháp thứ năm: Ngân hàng Nhà nước phải gấp rút ban hành các thông tư hướng dẫn, mẫu biểu cho thương phiếu, ban hành Luật về các công cụ chuyển nhượng…