Sự tái diễn hàng năm một chu kỳ như vậy chứa đựng nguy cơ tạo vòng
xoáy bất ổn và xu hướng suy thoái rất đáng lo ngại. Nó chứng tỏ năng lực điề u
hành vĩ mô của bộ máy quản trị quốc gia còn nhiều bất cập, nhất là trong bối
cảnh hội nhập, khi cơ hội và tahchs thức tràn vào, khi nền kinh tế phải trực diện
đương đầu với các tình thế và quan hệ phát triển phức tạp gấp bội phần so với
trước.
Nguy cơ và xu hướng này đã được cảnh báo từ sớm nhưng ít được quan
tâm xử lý. Vì vậy, “cơ hội” cho phép nền kinh tế trỗi dậy do tình trạng bất ổn và
khủng hoảng tạo ra (giúp nhận diện rõ điểm yếu và xác định đúng các giải pháp
xoay chuyển tình hình, tiến hành điều chỉnh cơ cấu thể chế) đã bị bỏ qua
3
5 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2713 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kế hoạch 5 năm 2011-2015 và những vấn đề kinh tế vĩ mô trung – dài hạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
KINH TẾ VĨ MÔ TRUNG – DÀI HẠN
PGS. TS. Trần Đình Thiên
Viện Kinh tế Việt Nam
1. Tình hình 2006-2010 chứa đựng “nghịch lý” phát triển hiếm thấy: cơ
hội thuận lợi lớn, mức đầu tư cao, thị trường mở rộng, đà tăng trưởng tốt nhưng
tăng trưởng giảm, không cao, lạm phát cao và bất ổn nghiêm trọng.
+ Những yếu tố bất thuận lợi cũng có (rủi ro bên ngoài, bao gồm tác động
khủng hoảng toàn cầu 2008-2009), song không thể lấn át xu hướng tác động tích
cực.
+ So sánh mức trung bình của 3 kỳ 5 năm sẽ thấy rõ tính có vấn đề của
giai đoạn 2006-2010:
1996-2000 2001-2005 2006-2010
Lạm phát (CPI) bình quân năm (%) 3,4 5,1 11,4
Tăng trưởng GDP bình quân năm (%) 6,96 7,51 7,02
Ngoài ra, nền kinh tế còn chịu
- Thâm hụt Ngân sách tăng cao
- Thâm hụt thương mại tăng vọt
- Hiệu quả đầu tư thấp (duy trì ICOR cao)
Cơ hội không tự thân chuyển hóa thành lợi ích tăng trưởng hiện thực,
càng không được bảo đảm chuyển thành lợi ích phát triển mà người dân và xã
hội được hưởng, xét trên cả ngắn hạn và dài hạn1.
Nguyên nhân nền tảng của tình hình đã trở nên ngày càng rõ ràng:
i) chủ quan, không tích cực chuẩn bị các điều kiện để chuyển hóa cơ hội
thành lợi ích tăng trưởng và phát triển thực tế cũng như để giảm thiểu
các tác động rủi ro;
ii) mô hình tăng trưởng lạc hậu được duy trì quá lâu, tạo ra những điểm
yếu cơ cấu và mâu thuẫn nội tại gay gắt trong nền kinh tế.
1 Lưu ý: trong vòng 5 năm, tính cộng dồn đơn giản, lạm phát (CPI) đã tăng gần 60% trong khi tổng tăng trưởng
GDP chỉ đạt 35,1%. Chưa tính đến việc phân bổ lợi ích tăng trưởng có xu hướng tập trung cho nhóm người giàu
và đầu cơ (thực tế là như vậy), chỉ hai con số nêu trên đã đủ chứng tỏ thu nhập thực tế và mức sống thực của
người dân, nhất là tầng lớp nghèo, bị giảm sút rất mạnh.
2
2. Tình hình cơ bản của giai đoạn 2006-2010: hàng năm Chính phủ đều
phải nỗ lực rất lớn trong điều hành để kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô. Các giải
pháp thực thi chủ yếu đều mang tính ngắn hạn, tình thế (chữa cháy), nặng về
hành chính, chưa tập trung xử lý các vấn đề cơ bản (cơ cấu, hiệu quả và sức cạnh
tranh). Kết cục: có thể đạt được tạm ổn ngắn hạn, đạt được một số mục tiêu cam
kết chính hàng năm nhưng i) phải trả giá bằng sự hao tổn nguồn lực quốc gia rất
lớn (không chỉ đo bằng số tiền Chính phủ bỏ ra để chống lạm phát, duy trì tăng
trưởng mà quan trọng hơn, đo bằng mức độ hao tổn sức khỏe của hệ thống doanh
nghiệp sau khi chống chọi với lạm phát và lãi suất cao, bằng sự sụt giảm thu
nhập và mức sống thực tế của người dân và đặc biệt, bằng sự suy giảm lòng tin
thị trường và lòng tin của dân vào môi trường chính sách, vào năng lực quản trị
vĩ mô của Đảng và Nhà nước)2; ii) sau đó, Chính phủ và nền kinh tế lại bước vào
một chu kỳ ngắn hạn (hàng năm) mới: tiếp tục đương đầu với tình trạng bất ổn
và nguy cơ lạm phát gay gắt hơn.
Sự tái diễn hàng năm một chu kỳ như vậy chứa đựng nguy cơ tạo vòng
xoáy bất ổn và xu hướng suy thoái rất đáng lo ngại. Nó chứng tỏ năng lực điều
hành vĩ mô của bộ máy quản trị quốc gia còn nhiều bất cập, nhất là trong bối
cảnh hội nhập, khi cơ hội và tahchs thức tràn vào, khi nền kinh tế phải trực diện
đương đầu với các tình thế và quan hệ phát triển phức tạp gấp bội phần so với
trước.
Nguy cơ và xu hướng này đã được cảnh báo từ sớm nhưng ít được quan
tâm xử lý. Vì vậy, “cơ hội” cho phép nền kinh tế trỗi dậy do tình trạng bất ổn và
khủng hoảng tạo ra (giúp nhận diện rõ điểm yếu và xác định đúng các giải pháp
xoay chuyển tình hình, tiến hành điều chỉnh cơ cấu thể chế) đã bị bỏ qua3.
3. Xu hướng “vòng xoáy” bất ổn nằm chủ yếu trong mối quan hệ giữa
năng lực điều hành vĩ mô và quản trị phát triển yếu kém với yêu cầu xử lý các
vấn đề ngắn hạn và dài hạn với mức độ bức bách đều cùng tăng lên. Trong điều
kiện năng lực có hạn, xu hướng nổi bật là tập trung giải quyết các vấn đề cấp
bách, “nước sôi lửa bỏng” (lạm phát cao, lãi suất cao, thiếu vốn, tỷ giá bất hợp
lý, v.v.) bằng cách tạm gác lại các vấn đề dài hạn (cơ cấu đầu tư, phát triển công
2 Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả những tổn thất quốc gia. Lạm phát cao kéo dài làm cho cả tiết kiệm
dân cư lẫn tiết kiệm doanh nghiệp suy giảm mạnh. Về dài hạn, sự sụt giảm đồng nghĩa với triển vọng
suy giảm mạnh đầu tư nội địa. Với mong muốn duy trì tăng trưởng cao, nguồn lực chủ yếu phải dựa
vào chỉ có thể là đầu tư nhà nước và đầu tư nước ngoài. Bi kịch là ở chỗ cả hai dòng đầu tư này đều có
những vấn đề dài hạn liên quan đến hiệu quả: ICOR của đầu tư nhà nước quá cao; FDI cũng kém hiệu
quả nếu khu vực tư nhân trong nước yếu kém.
Có thể nhận thấy từ các mối quan hệ trên nguy cơ xuất hiện “vòng xoáy” lạm phát và suy thoái là rất
lớn.
3 Có thể hình dung một sự đánh mất cơ hội “kép” của nền kinh tế Việt Nam trong 5 năm qua: i) mất cơ
hội tạo bùng nổ tăng trưởng do hội nhập (gia nhập WTO) mang lại và ii) mất cơ hội “tái cấu trúc nền
kinh tế” (điều chỉnh thể chế) do tình thế khủng hoảng tạo ra.
3
nghiệp hỗ trợ, giải quyết các nút thắt tăng trưởng (kết cấu hạ tầng), chất lượng
nguồn nhân lực, v.v.) - tuy là những điểm yếu căn bản, song chưa phải là vấn đề
“cháy nhà, chết người” so với các vấn đề ngắn hạn.
Cách làm như vậy chỉ mang tính “chữa cháy”, không giải quyết triệt để
vấn đề. Có thể rút ra hai nhận định quan trọng.
Một là, các biện pháp cấp cứu chỉ có thể giúp nền kinh tế qua cơn nguy
kịch, không thể giúp nó phục hồi sức khỏe và tạo nên một cơ thể vững mạnh.
Hai là, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta phụ thuộc ngày càng mạnh vào
nền kinh tế thế giới đang biến động nhanh, bất ổn, khó dự báo và cạnh tranh
ngày càng gay gắt, thì với một cơ cấu kinh tế không vững và không mạnh, việc
chỉ tập trung vào các biện pháp “chữa cháy” chứa đựng nguy cơ tái diễn và bùng
phát bất ổn, khả năng bùng nổ khủng hoảng ngày càng tăng.
Đó chính là tình thế hiện tại của nền kinh tế nước ta.
4. Lập luận trên cho thấy cần có cách tiếp cận “mới” đến vấn đề chống
lạm phát, duy trì ổn định vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng của nước ta hiện nay.
Cách tiếp cận này bao gồm các yếu tố sau.
a/ Nhận diện đúng thực chất tình hình (mức độ nghiêm trọng).
b/ Xác định rõ căn nguyên bất ổn và lạm phát.
c/ Đề xuất các giải pháp căn cơ, chiến lược cho tăng trưởng bền vững (cốt
lõi là ổn định vĩ mô) và lộ trình thực thi.
d/ Xác định các giải pháp “cấp cứu” một cách bài bản, đúng cách (theo
tình thế) và “vừa theo sức của mình”.
e/ Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp thực thi chính sách i) theo trục
thời gian (dài hạn và ngắn hạn), ii) theo trục chính sách (các bộ ngành,
trung ương – địa phương và Chính phủ - các tập đoàn lớn), bảo đảm tính
nhất quán và không xung đột trong thực thi.
[Chú ý: chức năng, trách nhiệm thực thi, vấn đề giám sát và kiểm tra]
5. Tính cấp bách và gay gắt của tình hình kinh tế năm 2011:
- Xu thế lạm phát cao và bất ổn lớn rõ ngay từ đầu năm.
- Lòng tin thị trường và lòng tin của dân bị suy giảm mạnh
- Hạn hán và thiếu điện nghiêm trọng
- Hạn hán và mất mùa. Nguy cơ khủng hoảng lương thực thế giới.
- Bất ổn Trung Đông, Châu Phi + phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới =
giá dầu tăng.
Tổng thể: các yếu tố tăng giá và tăng bất ổn là rất lớn.
6. Những vấn đề phải giải quyết:
- Xác lập và củng cố một số quan điểm, tư duy định hướng:
4
+ Tư duy lại chức năng nhà nước – thị trường và mối quan hệ mục tiêu
chức năng tăng trưởng - ổn định;
+ Đổi mới mô hình tăng trưởng là nhiệm vụ chiến lược sống còn.
- Nhiệm vụ cấp bách: tập trung thực hiện NQ 11 của Chính phủ.
Có 3 lưu ý:
i) cắt giảm đầu tư công không thể là một thao tác tức thời hay một
chiến dịch chớp nhoáng; nó phải được thiết kế thành một chương
trình hành động có mục tiêu, lộ trình, quy trình và hoạt động giám
sát, kiểm tra, kéo dài trong khoảng 1-2 năm;
ii) từ việc cắt giảm chi tiêu NSNN và đầu tư công với tư cách là một
biện pháp “cấp cứu” lần này, nghiên cứu để cải cách toàn diện hệ
thống NSNN;
iii) trong điều kiện “sức khỏe” Nhà nước và sức khỏe doanh nghiệp đều
bị suy yếu, Chính phủ không nên dùng biện pháp “kéo” lạm phát
xuống (thực chất là “đuổi theo lạm phát để kéo nó xuống) mà nên
dùng biện pháp “chặn” lạm phát (thực chất là “vượt trước lạm phát
để đè lạm phát xuống). Công cụ chính là lãi suất. Phương pháp này
cũng nên áp dụng để chống đầu cơ tỷ giá.
- Tiến hành ngay các hành động tái cơ cấu kinh tế, điều chỉnh thể chế
căn bản để thực sự làm thay đổi mô hình tăng trưởng.
Nguyên nhân bên trong của bất ổn vĩ mô và lạm phát ở Việt Nam là ở việc
duy trì quá lâu một mô hình tăng trưởng đã không còn phù hợp. ập trung nỗ lực
quốc gia cho nhiệm vụ lâu dài này.
Có nhiều việc phải làm. Sau đây chỉ nêu một số giải pháp lớn gắn với khôi
phục ổn định, bảo đảm tăng trưởng bền vững.
+ Xác lập lại chương trình tổng thể giải quyết các nút thắt tăng trưởng
(xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng). Nguyên lý tổng quát: bảo đảm cung cầu,
phối hợp tổng thể. Cách phát triển hạ tầng của ta xưa nay: chỉ xuất phát từ cung
“phi thị trường”, lo cho phần tài chính dự án chứ không lo tổng thể.
+ Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, với hai việc chính: i) tăng cường vai
trò độc lập của NHNN (rõ chức năng và quyền hành ổn định vĩ mô, chịu trách
nhiệm); ii) mạnh tay sắp xếp lại các NHTMCP, loại bỏ những NHTM quá yếu
kém, tác nhân kích “lãi suất”, gây bất ổn.
+ Chuyển sang chế độ ngân sách “cứng”. Xác định nguyên tắc định
hướng: Nhà nước tập trung cho ổn định vĩ mô, chống lạm phát; giảm thiểu đầu
tư công, nhất là đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước.
+ Cải cách chế độ tiền lương trong khu vực nhà nước.
+ Tư duy lại chiến lược đô thị hóa: triết lý, định hướng, nguồn lực và cơ chế.
5
+ Xây dựng một chiến lược phát triển công nghiệp cụ thể, theo định hướng
mới: hiện đại hóa, các ngành chủ lực + công nghiệp hỗ trợ + cụm công nghiệp +
đối tác chiến lược.
+ “Tái phân cấp” Trung ương – Địa phương: Xây dựng thể chế kinh tế vùng?
7. Dự thảo kế hoạch 5 năm 2011-2015, trên quan điểm tiếp cận giải quyết
các vấn đề phát triển trung – dài hạn nêu trên, một cách tổng quát, dường như
chưa thể hiện tư tưởng đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu mà thực tiễn
đang đòi hỏi gay gắt và đã được xác định – khẳng định trong các văn kiện Đại
hội Đảng XI. Khuôn mẫu Dự thảo kế hoạch vẫn là khuôn mẫu cũ, vẫn chuyển
dịch cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế theo cách cũ.
Xin được nêu một số vấn đề sau:
Đánh giá bối cảnh quốc tế quá đơn giản. Do đó, cách thức phát triển kinh
tế của Việt Nam cũng “dễ dãi, nhẹ nhàng”.
- Tính “hiện vật” vẫn lấn át trong một kế hoạch kinh tế vĩ mô – thị trường.
- Thiếu luận cứ, luận chứng thuyết phục cho các kết luận.
- Thiếu tư duy đột phá, không có điểm đột phá.
- Không có điều kiện khả thi bảo đảm thực hiện mong muốn.