Đề tài Kế hoạch đánh số

- Cung cấp cho mỗi thuê bao, mỗi loại dịch vụ trong mạng lưới điện thoại một số mã đơn giản và duy nhất, dùng trong thiết lập điện đàm tự động. Kế hoạch đánh số đáp ứng các yêu cầu sau: - Nhận dạng được thuê bao gọi, để tính cước cuộc gọi. - Đảm bảo phát triển thuê bao mà không gây xáo trộn hệ thống đánh sộ hiện hữu. - Hình thành hệ thống đánh số thuê bao và dịch vụ có hiệu quả dài hạn (hơn 40 năm). - Tạo ra chuỗi mã số thuê bao càng ngắn càng tốt. - Tạo ra phương thức quay số đơn giản và đồng nhất trên phạm vi cả nước. - Có thể phối hợp dễ dàng với những kế hoạch đánh số khác.

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kế hoạch đánh số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH ĐÁNH SỐ Mục đích của kế hoạch đánh số - Cung cấp cho mỗi thuê bao, mỗi loại dịch vụ trong mạng lưới điện thoại một số mã đơn giản và duy nhất, dùng trong thiết lập điện đàm tự động. Kế hoạch đánh số đáp ứng các yêu cầu sau: - Nhận dạng được thuê bao gọi, để tính cước cuộc gọi. - Đảm bảo phát triển thuê bao mà không gây xáo trộn hệ thống đánh sộ hiện hữu. - Hình thành hệ thống đánh số thuê bao và dịch vụ có hiệu quả dài hạn (hơn 40 năm). - Tạo ra chuỗi mã số thuê bao càng ngắn càng tốt. - Tạo ra phương thức quay số đơn giản và đồng nhất trên phạm vi cả nước. - Có thể phối hợp dễ dàng với những kế hoạch đánh số khác. Đánh số theo phương thức mở hay khép kín + Phương thức khép kín: Áp dụng được với nước nhỏ hoặc ví dụ ít thuê bao. Xem cả nước như một thể thống nhất và do đó không sử dụng mã vùng. Nếu quốc gia có 10 triệu thuê bao thì mã thuê bao chỉ cần 8 số, còn với 100 triệu thuê bao thì cần 9 số. + Phương thức mở: Với nước lớn, dân số đông, thường chọn phương thức mở, một quốc gia thường chia thành nhiều vùng địa lý có mã vùng khác nhau. Ưu điểm của phương thức này: - Gọi nội hạt (trong vùng) thì cần ít mã số hơn phương thức khép kín. - Để tính cước thì chỉ cần mã vùng là đủ. Chiều dài số quay đồng nhất hay không đồng nhất CÁC KHÁI NIỆM VỀ MẠNG VIỄN THÔNG Các thành phần của mạng viễn thông MVT là phương tiện (môi trường) truyền đưa thông tin từ đầu phát đến đầu thu. Mạng cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Các thành phần cấu thành một mạng viễn thông có thể chia thành 3 loại chính: - Thiết bị chuyển mạch: Chuyển mạch là khởi tạo một đường truyền dẩn giữa bất kỳ các đầu cuối nào. Chức năng của thiết bị chuyển mạch là nhằm khởi tạo các đường truyền này. Nhờ thiết bị chuyển mạch mà đường truyền dẩn sẽ được dùng chung và mạng có thể được sử dụng một cách kinh tế. Thiết bị chuyển mạch gồm có tổng đài nội hạt và tổng đài quá giang. Các thuê bao được nối vào tổng đài nội hạt và tổng đài nội hạt đươc nối vào tổng đài quá giang. Tổng đài quá giang như là điểm kết nối các tổng đài nội hạt. - Thiết bị truyền dẩn: Thiết bị truyền dẩn dùng để nối thiết bị đầu cuối với tổng đài, hay giữa các tổng đài để thực hiện truyền đưa các tín hiệu điện. Thiết bị truyền dẩn có thể chia làm 2 loại: thiết bị truyền dẩn phía thuê bao và thiết bị truyền dẩn quá giang Thiết bị truyền dẩn phía thuê bao dùng môi trường truyền thường là cáp kim loại, tuy nhiên có một số trường hợp môi trường truyền là cáp quang hoặc vô tuyến. Cáp quang được sử dụng cho các thuê bao có nhu cầu truyền dữ liệu tốc độ cao, còn vô tuyến được dùng cho những tuyến truyền dẩn có địa hình khó có thể kéo cáp được. Thiết bị truyền dẩn quá giang có thể dùng hệ thống cáp quang, cáp đồng trục, vi ba, thông tin vệ tinh… Môi trường truyền: Đường truyền hữu tuyến: cáp kim loại, cáp quang Đường truyền vô tuyến: vi ba, vệ tinh - Thiết bị đầu cuối : máy điện thoại, máy Fax, máy tính. Tổng đài PABX Mạng cũng có thể được định nghĩa như sau : MVT là một hệ thống gồm các nút chuyển mạch được nối với nhau bằng các đường truyền dẫn. Nút được phân thành nhiều cấp và kết hợp với các đường truyền tạo thành các cấp mạng khác nhau. Phân loại : Mạng mắc lưới (điểm nối điểm) là mạng có các đường kết nối của từng cặp tổng đài, có tổng chiều dài đường truyền dài nhất, độ dài mạch giữa từng cặp tổng đài ngắn nhất. Ưu điểm : - An toàn, linh động cao, vì khi có sự cố giữa 2 điểm vẩn có thể kết nối liên lạc bằng cách đi đường vòng Nhược điểm : - Khi số tổng đài lớn, chi phí xây dựng tuyến lớn - Hiệu suất sử dụng mạch thấp đối với những tuyến có lưu thoại thấp - Cấu trúc tổng đài phức tạp Ứng dụng : - Vùng nhỏ, ít tổng đài - Vùng có phí chuyển mạch lớn hơn phí truyền dẩn - Lưu thoại giữa các tổng đài lớn Mạng sao là mạng dùng tổng đài quá giang để kết nối cuộc gọi giữa các tổng đài nội hạt. Tổng đài quá giang có thể được phân thành 2 loại, dựa trên nhiệm vụ: - Tổng đài quá giang nội hạt (Tandem) - Tổng đài quá giang đường dài (Toll) Ưu điểm : - Chi phí xây dựng tuyến thấp - Hiệu suất sử dụng mạch cao - Cấu trúc tổng đài đơn giản Nhược điểm : - Khi tổng đài quá giang có sự cố, ảnh hưởng toàn mạng Ứng dụng : - Vùng lớn, nhiều tổng đài nằm rải rác - Vùng có phí truyền dẩn lớn hơn phí chuyển mạch Mạng tổng hợp: sao + mắc lưới, khi lưu thoại giữa cặp tổng đài nào đó cao, thì cần phải xây dựng thêm đường kết nối giữa chúng.Lúc này mạng sao có thêm các đường kết nối trực tiếp giữa các tổng đài nên là mạng tổng hợp. - Khi lưu thoại thấp, các cuộc gọi được kết nối qua tuyến trực tiếp - Khi lưu thoại cao, các cuộc gọi được kết nối qua tuyến thay thế Mạng vòng kín: Mạng có các điểm thông tin kết nối với nhau theo mạng vòng kín Ưu điểm : - Tin cậy vì có 2 đường kết nối tuyến - Kinh tế, dể xây dựng Ứng dụng : - Vùng có độ dài mạch bị giới hạn bởi suy hao truyền dẩn - Thích hợp với mạng ở biên giới, hải đảo Mạng thang : Mạng tổng hợp của các loại mạng trên Ưu điểm : - Tin cậy - Tuyến truyền dẩn cơ bản Ứng dụng : Vùng trải dài và hẹp * Tùy theo phạm vi hoạt động, Mạng có thể được phân loại như sau: - Mạng nội hạt: gồm các mạng truy nhập, các tổng đài nội hạt, cac đường trung kế kết nối giữa cac tổng đài nội hạt, đường trung kế kết nối giữa tổng đài nội hạt với tổng đài quá giangđường dài. - Mạng đường dài: gồm các đường trung kế kết nối giữa các tổng đài quá giang đường dài và các tổng đài quá giang đường dài. - Mạng quốc tế: gồm các đường trung kế kết nối giữa các tổng đài quá giang quốc tế với các tổng đài quá giang quốc tế. Hệ phân cấp mạng Mạng điện thoại hiện nay gồm 5 nút, đó là - Nút cấp 1 : Trung tâm chuyển mạch quá giang quốc tế - Nút cấp 2 : Trung tâm chuyển mạch quá giang đường dài - Nút cấp 3 : Trung tâm chuyển mạch quá giang nội hạt - Nút cấp 4 : Trung tâm chuyển mạch nội hạt - Nút cấp 5 : Trung tâm chuyển mạch từ xa (chuyển mạch nhỏ) CÁC KẾ HOẠCH KỸ THUẬT CƠ BẢN Cấu trúc cơ bản của KHĐS Số có thể được chia làm 3 loại: - Địa chỉ (số) nơi đến: Số nội hạt Số quốc gia Số quốc tế - Số đặc biệt: Dịch vụ đặc biệt Dịch vụ phím chức năng Thông tin giữa các điện thoại viên Vận hành và bảo dưỡng - Mã truy nhập: Nhận dạng các mã mạng Nhận dạng các mạng dịch vụ Truy nhập các dịch vụ mạng Cấu trúc đánh số mạng điện thoại Số quốc gia Số đầu quốc gia + Mã trung kế +Mã tổng đài + Số trạm (mã vùng) Số quốc tế Số đầu quốc tế + Mã quốc gia + Mã vùng + Mã tổng đài + Số trạm Theo khuyến cáo của ITU-T E 163: - Số đầu quốc tế: chọn “ 00” - Số đầu quốc gia: “0” - Chuỗi mã số quốc tế tối đa: 12 mã số (Không bao gồm cả số đầu quốc tế) - Số đầu của mã vùng không được chọn mã số 0, vì 00 là hướng quốc tế - Số đầu của mã tổng đài không được chọn mã số 0 và 1, vì 0 là hướng đường dài, 1 là hướng dịch vụ đặc biệt Hệ thống phân bổ số quốc gia Dung lượng số : Dung lượng số là số lượng số thuê số thuê bao có thể cung cấp. Dung lượng số có được phụ thuộc vào chuỗi mã số được dùng. Dung lượng này phải trên tổng số giới hạn thuê bao và thiết bị đầu cuối gắn vào mạng. Thất thoát số: Thất thoát số là hiện tượng số chưa dùng cho vùng này nhưng không thể đem dùng cho vùng khác. Số thất thoát càng lớn khi một quốc gia càng chia nhiều vùng, một mạng nội hạt càng sử dụng nhiều tổng đài. Ví dụ : Cho 9 vùng, mỗi vùng có 90.000 thuê bao Giải : Chọn m vng cĩ 1 chữ số ký hiệu l A (chọn từ 1 đến 9) => như vậy có 9 m vng đánh đủ đánh số cho 9 vùng Chọn số thu bao trong mỗi vng, ta cĩ chữ số ký hiệu l B C D E F G , trong đó B : chọn từ 2 đến 9 (có 8 chữ số) C D E F G : chọn từ 0 đến 9 (mỗi ký tự có 10 chữ số) => dung lượng số trong mỗi vùng là 8 x 105 = 800.000 cung cấp cho 90.000 thuê bao của mỗi vùng => số quốc gia của mỗi thuê bao là A B C D E F G với A : 1 đến 9 với B : 2 đến 9 với C D E F G : 0 đến 9 BÁO HIỆU VÀ ĐỒNG BỘ Báo hiệu Khái niệm Đồng bộ
Tài liệu liên quan