Đề tài Kế hoạch dự án phát triển hệ thống thông tin quản lý đào tạo Khoa công nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội

Khoa Công Nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội có trụsởtại nhà E3, thuộc khuôn viên Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội tại số144 đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Khoa là một đơn vịcơsởtrực thuộc Đại học Quốc gia Hà nội và có tưcách pháp nhân nhưmọi trường đại học thành viên khác. Khoa thành lập tháng 10 năm 1999 trên cơsởhợp nhất hai khoa Công Nghệ Thông Tin và Khoa Điện TửViễn Thông thuộc Trường Đại Học TựNhiên. Từ đó đến nay, khoa đã trởthành một trong những cơsở đào tạo cấp đại học và trên đại học hàng đầu ởViệt Nam vềcông nghệthông tin và điện tửviễn thông. Hiện tại, khoa có khoảng hơn 80 cán bộcông nhân viên chính thức, gần 70 cán bộgiảng dạy, 1 viện sỹ, trên một chục giáo sưvà phó giáo sư, gần hai chục tiến sĩ. Sốcòn lại phần lớn là cao học hoặc đang theo học cao học. Gần hai chục cán bộ đang theo học bậc tiến sỹhay cao học ởnước ngoài. Hiện khoa đang đào tạo gần 3000 sinh viên (cả chính khoá và tại chức), trong đó, mỗi năm có khoảng gần 100 sinh viên thuộc hệ chất lượng cao, hơn 150 học viên sau đại học. Hàng năm có trên 500 sinh viên và trên 50 học viên cao học tốt nghiệp. Hầu hết sinh viên ra trường hàng năm sau không quá hai tháng đều có việc làm. Những năm gần đây, hàng chục em tốt nghiệp được chuyển tiếp học cao học hay đào tạo tiến sĩ.

pdf26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1962 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế hoạch dự án phát triển hệ thống thông tin quản lý đào tạo Khoa công nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ KẾ HOẠCH DỰ ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN “QUẢN LÝ ĐÀO TẠO KHOA CÔNG NGHỆ” HÀ NỘI 2004 MỤC LỤC DỰ ÁN KHẢ THI HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO KHOA CÔNG NGNGHỆ ĐHQGHN 1. Tổng quan về tổ chức..........................................................................................1 1.1. Mô tả khái quát về tổ chức...........................................................................1 1.2. Nhiệm vụ của Khoa Công nghệ ...................................................................1 1.3. Các mục tiêu của tổ chức .............................................................................1 1.4. Cơ cấu tổ chức và các hoạt động nghiệp vụ.................................................2 1.5. Các đối tượng và khái niệm nghiệp vụ ........................................................4 1.6. Các hệ thống thông tin (hiện có)..................................................................5 1.7. Cơ sở vật chất và trang thiết bị ....................................................................5 2. Phân tích hệ thống...............................................................................................5 2.1. Phạm vi hệ thống..........................................................................................5 2.2. Các yêu cầu của hệ thống mới .....................................................................7 3. Kế hoạch dự án cơ sở ..........................................................................................9 3.1. Giới thiệu......................................................................................................9 3.2. Mô tả hệ thống ............................................................................................9 3.3. Nghiên cứu khả thi .....................................................................................11 3.4. Các vấn đề quản lý .....................................................................................18 4. Phạm vi dự án....................................................................................................19 4.1. Thông tin chung về dự án...........................................................................19 4.2. Các vấn đề và cơ hội ..................................................................................19 4.3. Đối tượng của dự án...................................................................................19 4.4. Mô tả dự án ................................................................................................19 4.5. Các lợi ích nghiệp vụ .................................................................................20 4.6. Sản phẩm bàn giao của dự án.....................................................................20 4.7. Ước lượng thời gian dự án .........................................................................20 Biên soạn: Nguyễn văn Vỵ - Khoa CNTT-Đại học CN DỰ ÁN KHẢ THI HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Khoa Công nghệ Đại học Quốc gia Hà nội 1. Tổng quan về tổ chức 1.1. Mô tả khái quát về tổ chức Khoa Công Nghệ, Đại Học Quốc Gia Hà Nội có trụ sở tại nhà E3, thuộc khuôn viên Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội tại số 144 đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Khoa là một đơn vị cơ sở trực thuộc Đại học Quốc gia Hà nội và có tư cách pháp nhân như mọi trường đại học thành viên khác. Khoa thành lập tháng 10 năm 1999 trên cơ sở hợp nhất hai khoa Công Nghệ Thông Tin và Khoa Điện Tử Viễn Thông thuộc Trường Đại Học Tự Nhiên. Từ đó đến nay, khoa đã trở thành một trong những cơ sở đào tạo cấp đại học và trên đại học hàng đầu ở Việt Nam về công nghệ thông tin và điện tử viễn thông. Hiện tại, khoa có khoảng hơn 80 cán bộ công nhân viên chính thức, gần 70 cán bộ giảng dạy, 1 viện sỹ, trên một chục giáo sư và phó giáo sư, gần hai chục tiến sĩ. Số còn lại phần lớn là cao học hoặc đang theo học cao học. Gần hai chục cán bộ đang theo học bậc tiến sỹ hay cao học ở nước ngoài. Hiện khoa đang đào tạo gần 3000 sinh viên (cả chính khoá và tại chức), trong đó, mỗi năm có khoảng gần 100 sinh viên thuộc hệ chất lượng cao, hơn 150 học viên sau đại học. Hàng năm có trên 500 sinh viên và trên 50 học viên cao học tốt nghiệp. Hầu hết sinh viên ra trường hàng năm sau không quá hai tháng đều có việc làm. Những năm gần đây, hàng chục em tốt nghiệp được chuyển tiếp học cao học hay đào tạo tiến sĩ. 1.2. Nhiệm vụ của Khoa Công nghệ Nhiệm vụ chính của Khoa là đào tạo các chuyên viên có trình độ nghiệp vụ cao và nâng cao hoạt động nghiên cứu và phát triển trong hai lĩnh vực: Công nghệ Thông tin và Điện tử Viễn thông. Khoa cố gắng góp phần đáp ứng nhu cầu to lớn về nguồn nhân lực trong hai lĩnh vực trên của Việt nam hiện nay và sau này. 1.3. Các mục tiêu của tổ chức Các mục tiêu của khoa Công nghệ là: VÍ DỤ VỀ LẬP DỰ ÁN KHẢ THI 2 – Nâng cao chất lượng dạy và học: Khoa đã và đang phấn đấu để đạt được tiêu chuẩn giáo dục và đào tạo đại học và sau đại học của khu vực, và trở thành một trung tâm tốt nhất của Việt Nam. – Mở rộng phạm vi cũng như đa dạng hoá các hình thức đào tạo: Được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt nam, Khoa lập kế hoạch để áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ trong thời gian tới (hiện đang rất phổ biến trên thế giới) và tổ chức hệ đào tạo chất lượng cao . – Hiện đại hoá nội dung và quá trình quản lí đào tạo: Khoa đang cố gắng để tin học hoá tất cả các hoạt động quản lí đào tạo và sinh viên. 1.4. Cơ cấu tổ chức và các hoạt động nghiệp vụ 1.4.1. Sơ đồ tổ chức Khoa Công nghệ có hai phòng chức năng, bảy bộ môn chuyên ngành cùng năm phòng thí nghiệm (thuộc bộ môn), hai trung tâm nghiện cứu và một số bộ phận trực thuộc. Tất cả thuộc sự lãnh đạo trực tiếp của chủ nhiệm khoa (hình 1). Hình 1. Sơ đồ tổ chức Khoa Công nghệ, ĐHQGHN TS.Vương Đạo Vy Trưởng phòng đào tao, NCKH và quản lý sinh viện VS Nguyễn văn Hiệu Chủ nhiệm khoa PGS.Nguyễn Quốc Toản PGS.Nguyễn Viết Kính Chủ tịch Hội đồng khoa học Ngành TS.Nguyễn Tuệ Trưởnh bộ môn Các Hệ thốngTTT PGS.Nguyễn văn Vỵ Trưởnh bộ môn Công nghệ phần mềm VS.Nguyễn văn Hiệu Trưởnh bộ môn Quang tử TS. Đặng Hữu Thịnh, Trưởng phòng hành chính, tài chính, quản trị TS.Đinh Mạnh Tường Trưởnh bộ môn Khoa học máy tính PGS. Nguyễn Kim Giao Trưởnh bộ môn Viễn thông TS.Vương Đạo Vy Trưởnh bộ môn Điện tử & KHMT PGS.Nguyễn Quốc Toản Trưởnh bộ môn Mạng và truyền thông ThS Đào kiến Quốc Giám đốc trung tâm kỹ nghệ phần mềm GS Phan Anh Giám đốc trung tâm Điện tử Viễn thông Biên soạn: Nguyễn văn Vỵ - Khoa CNTT-Đại học CN VÍ DỤ VỀ LẬP DỰ ÁN KHẢ THI 3 Biên soạn: Nguyễn văn Vỵ - Khoa CNTT-Đại học CN 1.4.2. Biểu đồ phân rã chức năng nghiệp vụ Các đơn vị chức năng và hoạt động nghiệp vụ được mô tả ở hình 2 Các đơn vị nghiệp vụ ↓ Các chức năng nghiệp vụ ↓ Các hoạt động nghiệp vụ↓ 1.Phòng đào tạo, NCKH , công tác SV 1.1. Quản lý đào tạo 1.1.1. Lập kế hoạch tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh 1.1.2. Lập thời khoá biểu học tập và phân công giảng dạy 1.1.3. Theo dõi việc dạy và học 1.1.4. Lập lịch thi và tổ chức thi, làm tốt nghiệp 1.1.5. Quản lý điểm và tổng kết kết quả học tập 1.1.6. Quản lý chương trình, nội dung đào tạo, giáo trình 1.2. Quản lý sinh viên 1.2.1. Quản lý hồ sơ sinh viên 1.2.2. Xác nhận hồ sơ cho sinh viên 1.2.3. Làm hồ sơ tốt nghiệp 1.3. Quản lý nghiên cứu khoa học 1.3.1.Quản lý đề tài khoa học cấp khoa 1.3.2. Quản lý việc nghiên cứu khoa học của sinh viên 1.3.3. Theo dõi đề tài khoa học không thuộc khoa 2. Phòng hành chính, quản trị tổng hợp 2.1. Quản lý nhân sự 2.1.1. Quản lý cán bộ 2.1.2. Ký kết và theo dõi hợp đồng làm việc 2.1.3. Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực 2.2. Kế toán và tài chính 2.2.1. Lập kế hoạch ngân sách 2.2.2. Thực hiện thu, chi thường xuyên 2.2.3. Trả lương 2.2.4. Cấp phát học bổng 2.2.5. Đầu tư phát triển VÍ DỤ VỀ LẬP DỰ ÁN KHẢ THI 4 2.2.6. Tổng hơp, báo cáo định kỳ 2.3. Quản lý cơ sở vật chất 2.3.1. Lập kế họach tăng cường cơ sở vật chất 2.3.2. Bổ sung, nâng cấp, bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ 3. Các bộ môn nghiệp vụ 3.1. Phân công giảng dạy & chuyên môn 3.2. Nghiên cứu khoa học 4. Các phòng thí nghiệm 4.1. Hướng dẫn thực hành 4.2. Phát triển ứng dụng 5. Các trung tâm 5.1. Tổ chức các nghiên cứu, triển khai 5.2. Hỗ trợ hoạt động đào tạo Hình 2. Sơ đồ phân rã chức năng gộp của Khoa Công nghệ 1.4.3. Mô tả khái quát các hoạt động nghiệp vụ (Ở đây cần mô tả khái quát mỗi chức năng hay hoạt động nghiệp vụ của hệ thống hiện tại ở mức thấp nhất - phần này tạm bỏ qua). 1.5. Các đối tượng và khái niệm nghiệp vụ Trong lĩnh vực quản lý đào tao có các đối tượng và khái niệm nghiệp vụ sau: – Sinh viên /học viên – Chương trình – Lớp – Môn học – Giáo viên – Bảng điểm – Cán bộ, nhân viên – Thời khoá biểu – Phòng, bộ môn – Lịch thi – Phòng thí nghiệm – Danh sách thi – Trang thiết bị – Danh sách coi thi – Phòng học/giảng đường – Danh sách tốt nghiệp Biên soạn: Nguyễn văn Vỵ - Khoa CNTT-Đại học CN VÍ DỤ VỀ LẬP DỰ ÁN KHẢ THI 5 Biên soạn: Nguyễn văn Vỵ - Khoa CNTT-Đại học CN 1.6. Các hệ thống thông tin (hiện có) Hiện nay các hoạt động nghiệp vụ có thể phân chia thành các hệ chính: – Hệ thống quản lý sinh viên – Hệ thống quản lý đào tạo – Hệ thống kế toán – Hệ thống quản lý các nguồn nhân lực – Hệ thống quản lý nghiên cứu khoa học Mặc dù các phòng ban, bộ phận đều đã được trang bị máy tính, nhưng phần lớn các hệ này vẫn hoạt động theo phương thức thủ công. Một số hệ thống đã được tin học hóa một phần. Tuy nhiên, về thực chất các hệ đó vẫn tổ chức theo kiểu làm thủ công, riêng rẽ, thiếu tính hệ thống, không được liên kết nên hiệu suất còn hạn chế. 1.7. Cơ sở vật chất và trang thiết bị Các lãnh đạo, các phòng, ban, trung tâm và bộ môn đều có máy tính trạm đủ dùng và được kết nối bằng một mạng cục bộ (LAN) với máy chủ. Một số bộ phận có máy chủ riêng phụ vụ cho bộ phận của mình. Ngoài ra, các thiết bị khác như máy in, máy photocopy, scaner của các bộ phận là đủ phục vụ cho các hoạt động thường xuyên. Nhìn chung, trang thiết bị tin học hiện có là đầy đủ, có cấu hình vừa phải và đang hoạt động tốt. Hiện nay, chạy trên hệ thống mạng chung hiện có hệ thống quản lý công văn đi đến và webite môn học đang thử nghiệp. Hệ quản lý đào tạo với một số chức năng chính và hệ tuyển sinh đã sử dụng một số năm nay. Cả hai hệ đều viết bằng ngôn ngữ Foxpro cũng đang hoạt động nhưng ở pham vi cục bộ. 2. Phân tích hệ thống 2.1. Phạm vi hệ thống 2.1.1. Các vấn đề và giải pháp Sau khi khảo sát hệ thống đào tạo và quản lý sinh viên hiện tại, các vấn đề sau đây đã được phát hiện và các giải pháp cho chúng đã được nghiên cứu đề xuất. Các dữ liệu cho trong bảng 1. VÍ DỤ VỀ LẬP DỰ ÁN KHẢ THI 6 Bảng 1. Các vấn đề được đặt ra và giải pháp cho nó Các vấn đề của hệ thống hiện tại Các giải pháp đề xuất Các công việc tiến hành một cách riêng rẽ, chỉ một ít công việc được chia sẻ theo phương thức truyền file. Mỗi máy tính phải gánh một khối lượng công việc lớn và xử lý mất nhiều thời gian Tổ chức hệ thống liên thông giữa nhiều người quản lý và nhiều máy để chia sẻ các nguồn lực chung, giảm các thao tác lặp lại Dữ liệu lưu trữ trùng lặp ở các vị trí riêng rẽ. Muốn chia sẻ giữa các máy trong hệ thống, người dùng phải tự sao chép. Tổ chức CSDL tập trung, đảm bảo dữ liệu nhất quán và chia sẻ được trên máy. Không có giao diện tự động liên kết với các hệ thống đang tồn tại khác. Cung cấp giao diện tự động liên kết các hệ thống khác nhau đang tồn tại Sinh viên chỉ có thể nhận được thông tin thông qua cán bộ quản lý. Kết quả học tập của sinh viên được dán công khai trên bảng thông báo. Khi có yêu cầu nào khác, sinh viên phải đến và hỏi cán bộ, cán bộ mất nhiều công sức tìm kiếm, thao tác, trả lời. Sinh viên có thể truy nhập vào hệ thống bất cứ lúc nào và có thể nhận được thông tin của chính họ thông qua Internet. Sẽ yêu cầu xác nhận để bảo vệ tính riêng tư. Không hỗ trợ cho hệ thống đào tạo dựa trên tín chỉ (sẽ phải đưa vào sử dụng). Làm phù hợp với các quy trình đào tạo dựa trên tín chỉ và dựa trên năm học. Còn có quá nhiều chức năng, công việc được thực hiện bằng tay, tiến độ chậm. Hoàn thiện quy trình, rút ngắn thời gian và giảm phần xử lí bằng tay Nhiều vấn đề lãnh đạo yêu cầu báo cáo phải làm quá lâu hoặc không thực hiện được. Cung cấp một hệ thống báo cáo tự động cho người quản lý. Chưa sử dụng tốt hệ thống mạng máy tính đang tồn tại Sử dụng tối đa công suất hệ thống mạng máy tính hiện có, và tích hợp được các hệ khác nhau đã có Những giải pháp được đề xuất đặt ra những yêu cầu thông tin đối với hệ thống mới. Hệ thống mới sẽ phục vụ trực tiếp các mục tiêu hai và ba, và sẽ phục vụ gián tiếp cho mục tiêu đầu tiên như là một kết quả tất yếu của mục tiêu hai và ba. Biên soạn: Nguyễn văn Vỵ - Khoa CNTT-Đại học CN VÍ DỤ VỀ LẬP DỰ ÁN KHẢ THI 7 Biên soạn: Nguyễn văn Vỵ - Khoa CNTT-Đại học CN 2.1.2. Mục tiêu của việc phát triển hệ thống Mục tiêu của việc phát triển hệ thống là nâng cấp hệ thống quản lí sinh viên và quản lý đào tạo hiện tại. Đây nhiệm vụ chính yếu của Khoa, nó liên quan đến cả thông tin về sinh viên như các chi tiết về tuyển sinh, về giảng dạy, kết quả học tập của sinh viên, học viên trong mỗi năm học đã và đang diễn ra như thời khoá biểu giảng dạy, lịch thi, làm tốt nghiệp, ... 2.2. Các yêu cầu của hệ thống mới 2.2.1. Nhiệm vụ của hệ thống mới A. Nhiệm vụ lưu trữ thông tin Hệ thống mới có kho thông tin chung lưu trữ các thông tin về đào tạo: – Chi tiết về chương trình giảng dạy, đề cương giáo trình, giáo án, giáo viên – Các thông tin về chương trình đào tạo, môn học (các mô tả, số lượng đơn vị học trình, điều kiện tiên quyết, các điều kiện kèm theo, ...) – Lịch trình và thời gian biểu các môn học, thi cuối kỳ (học kì phải học, người hướng dẫn, thời gian biểu, phòng học, ngày kiểm tra...) – Chi tiết về hồ sơ sinh viên – Các chi tiết về tuyển sinh và kết quả học tập ( số lượng và thời gian tuyển, nội dung yêu cầu, điểm kiểm tra, thi, trúng tuyển, tốt nghiệp,...). B. Trợ giúp công việc của cán bộ phòng đào tạo và công tác sinh viên một cách tiện lợi và nhanh chóng Hệ thống giúp thực hiện: – Thao tác các thông tin được liệt kê ở trên nhanh chóng chính xác – Nhận danh sách phân công giảng dạy, hướng dẫn khoá luận, luận văn.. – Lấy danh sách các sinh viên thích hợp cho khoá học, cho kỳ thi, làm khoá luận – Lập các lịch phân công coi thi, chấm thi, – Nhận các báo cáo về tình hình giảng day, kết quả học tập theo cá nhân, lớp, khối định kỳ hay đột suất. VÍ DỤ VỀ LẬP DỰ ÁN KHẢ THI 8 C. Tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sinh viên và giáo viên Sinh viên, giáo viên có thể truy cập để: – Theo dõi tình hình tuyển sinh – Theo dõi việc phân công giảng dạy – Theo dõi kết quả học tập – Yêu cầu thay đổi tuyển chọn (các kì loại bỏ và thêm vào) – Yêu cầu thay đổi về chi tiết liên lạc – Các quy chế về giảng dạy, học tập hay các thông tin khác liên quan. 2.2.2. Lợi ích cần có của hệ thống mới Hệ thống mới đem lại lợi ích cho mọi đối tượng trong khoa: – Các nhà lãnh đạo có thể nắm được tình chung về đào tạo và giảng dạy ở mỗi thời điểm bất kỳ để có thể đưa ra các quyết định quản lý kịp thời, chính xác. – Các cán bộ quản lý thao tác đơn giản, nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ của mình. – Giáo viên và sinh viên, học viên có thể theo dõi yêu cầu nhiệm vụ và kết quả đạt được của mình thông qua mạng mỗi khi cần. – Nhiều vấn đề như lập các báo nhanh, các báo phân tích giúp cho việc quản lý mà trước đây làm chậm hoặc không làm sẽ được có thực hiện một cách nhanh chóng. Tất cả những kết quả trên đây nhằm giúp giảm bớt cán bộ quản lý mà vẫn tăng cường được năng lực và chất lượng đào tạo lên nhiều lần. 2.2.3. Thời gian phát triển hệ thống Dự án dự kiến thời gian phát triển hệ thống là 4 tháng. 2.2.4. Những ràng buộc đối với hệ thống – Việc bảo trì hệ thống mạng nội bộ của khoa là rất quan trọng: Mọi hoạt động của hệ thống mới phải đủ tin cậy, dễ bảo trì. Biên soạn: Nguyễn văn Vỵ - Khoa CNTT-Đại học CN VÍ DỤ VỀ LẬP DỰ ÁN KHẢ THI 9 Biên soạn: Nguyễn văn Vỵ - Khoa CNTT-Đại học CN – Thời gian thực hiện là rất ngắn. Dự án phải hoàn thành đúng thời hạn trước khi hệ thống đào tạo theo tín chỉ sẽ đưa vào sử dụng trong niên khoá 2004- 2005. – Bộ phận hành chính, quản trị tổng hợp là nơi cung cấp thông tin và truy cập vào cơ sở dữ liệu các nguồn lực thường xuyên. Vì vậy cần xây dựng các giao diện hiệu quả giữa hệ thống mới và cơ sở dữ liệu hiện tại của các bộ phận đó. – Hệ thống liên quan đến các thông tin nhạy cảm như kết quả học tập của sinh viên. Vì vậy, cần phải tiến hành các biện pháp an toàn cao đối với việc truy nhập đến các dữ liệu nhậy cảm. Việc triển khai hệ thống mới nên thực hiện theo từng giai đoạn. Trong thời kì đầu, hệ thống mới phải vận hành song song với hệ thống cũ để đảm bảo chắc chắn cho sự chuyển đổi hệ thống. – Khoa hình thành chưa lâu, nhiều quy trình thủ tục quản lý chưa có hoặc chưa hoàn thiện. Cần có sự đầu tư thích đáng cho việc hoàn thiện các quy trình, thủ tục quản lý. Cần tập trung một số cán bộ để tổ chức việc thu thập dữ liệu, phân loại, chuẩn hoá. – Kinh phí cho phát triển hệ thống lấy từ nguồn kinh phí của khoa, có hạn chế. Vì vậy cần tận dụng tối đa các nguồn lực (thiết bị, dữ liệu) đã có. 3. Kế hoạch dự án cơ sở 3.1. Giới thiệu Đối tượng của dự án là hoàn thiện hệ thống thông tin cho phép bộ phận đào tạo quản lí chính xác các thông tin về sinh viên và kết quả học tập của họ để tiết kiệm thời gian và có hiệu quả cao. Hệ thống sẽ cho phép cán bộ nhân viên nhận thông tin điều hành thông qua mạng máy tính. Nó cũng sẽ cho phép giáo viên, sinh viên theo dõi việc phân công nhiệm vụ, kết quả học tập và công tác của chính họ thông qua Internet. Cuối cùng, hệ thống mới sẽ chấp nhận sự hoạt động quản lý cho cả hệ thống dựa trên năm học và tín chỉ. 3.2. Mô tả hệ thống 3.2.1. Hệ thống thiết bị chính Hệ thống là một mạng Intranet gồm một máy chủ trung tâm và các máy trạm đặt tại các vị trí làm việc của các cán bộ lãnh đạo, các phòng ban, bộ môn và các vị trí phục vụ chung. Hệ thống được lắp đặt trên cơ sở hoàn thiện hệ thống hiện có, VÍ DỤ VỀ LẬP DỰ ÁN KHẢ THI 10 không cần trang bị gì thêm nhiều, chủ yếu là cấu hình lại và bổ sung một số ít thiết bị kết nối cần thiết. Cấu hình hệ thống có dạng cho ở hình 2. Hình 2. Cấu hình khái quát của hệ thống 3.2.2. Hệ thống phần mềm b1. Hệ thống nền Hệ thống sẽ sử dụng hệ điều hành Window2000, hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS-SQL, ngôn ngữ lập trình ASP, phần mềm máy chủ web là Apache Tomcat. b2. Các hệ con Hệ thống bao gồm các hệ thống con sau đây: 1. Hệ thống quản lý chương trình, môn học, tài liệu, giáo trình 2. Hệ thống quản lý tuyển chọn, quản lý học viên, sinh viên 3. Hệ thống quản lý quá trình giảng dạy, học tập và kết quả 4. Hệ thống quản lý tốt nghiệp, tín chỉ 5. Hệ thống báo cáo, dịch vụ. Biên soạn: Nguyễn văn Vỵ - Khoa CNTT-Đại học CN VÍ DỤ VỀ LẬP DỰ ÁN KHẢ THI 11 Biên soạn: Nguyễn văn Vỵ - Khoa CNTT-Đại học CN Các hệ thống có liên quan ngoài phạm vi được xét là: – Hệ thống quản lý cơ sở vật chất – Hệ thống quản lý tài vụ – Hệ thống quản lý cán bộ, giáo viên – Hệ thống quản lý nghiên cứu khoa học Trong đó, ba hệ thống đầu nằm trong phòng hành chính, quản trị tổng hợp có liên quan nhiều đến hệ thống cần phát triển. Hệ thống quản lý nghiên cứu khoa học thuộc phòng đào tạo và nghiên cứu khoa học, ít liên quan đến hệ thống được xét. Tất cả các hệ thống này hiện vẫn làm thủ công. Trong các hệ thống con cần xây dựng, hệ thống quản lý tuyển chọn học viên sinh viên xem như đã có, chỉ cần sử dụng các kết quả tuyển chọn để đư
Tài liệu liên quan