Đề tài Kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hoặc lừa dối, căn cứ xác định và đường lối xử lý

Hôn nhân là cơ sở hình thành gia đình – tế bào của xã hội. Hôn nhân là liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, liên kết đó phải được Nhà nước thừa nhận bằng sự phê chuẩn dưới hình thức pháp lý, đó là đăng kí kết hôn. Như vậy, đăng kí kết hôn làm xác lập quan hệ hôn nhân và là cơ sở để hình thành gia đình. Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Vì vậy, Nhà nước luôn quan tâm củng cố chế độ hôn nhân và đề ra những biện pháp nhằm ổn định quan hệ này.

doc14 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1935 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hoặc lừa dối, căn cứ xác định và đường lối xử lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Hôn nhân là cơ sở hình thành gia đình – tế bào của xã hội. Hôn nhân là liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, liên kết đó phải được Nhà nước thừa nhận bằng sự phê chuẩn dưới hình thức pháp lý, đó là đăng kí kết hôn. Như vậy, đăng kí kết hôn làm xác lập quan hệ hôn nhân và là cơ sở để hình thành gia đình. Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Vì vậy, Nhà nước luôn quan tâm củng cố chế độ hôn nhân và đề ra những biện pháp nhằm ổn định quan hệ này. Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Trong thực tế hiện nay, có rất nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật như thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc hai bên nam nữ khi kết hôn. Nhằm góp phần làm rõ hơn và đem lại những hiểu biết sâu sắc hơn về trường hợp kết hôn do bị cưỡng ép, lừa dối, chúng em xin lựa chọn đề tài: “Kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hoặc lừa dối – căn cứ xác định và đường lối xử lý”. Bài làm của chúng em gồm hai phần lớn: Phần I Căn cứ xác định kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hoặc lừa dối. Phần II Đường lối xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hoặc lừa dối. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô và các bạn để giúp chúng em hoàn thiện đề tài tốt hơn. Chúng em xin cảm ơn! BÀI LÀM I. Căn cứ xác định kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hoặc lừa dối. Hôn nhân trong thời đại ngày nay được hình thành dựa trên tình cảm lứa đôi, hai bên nam nữ yêu thương lẫn nhau và muốn gắn kết bên nhau trọn đời mà tiến đến hôn nhân. Tự nguyện hoàn toàn trong kết hôn là việc một nam một nữ tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí mong muốn trở thành vợ chồng của nhau. Kết hôn trước hết là một quyền chứ không phải một nghĩa vụ. Vì vậy, về nguyên tắc không thể có hôn nhân ngoài ý muốn của người kết hôn. Đây là điều kiện hết sức quan trọng, được pháp luật hầu hết các nước phát triển, văn minh trên thế giới ghi nhận để đảm bảo giá trị đích thực của hôn nhân. Không thể duy trì hôn nhân bền vững khi không có sự tự nguyện và cuộc sống gia đình chỉ thực sự có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở sự hoà hợp và tự nguyện của hai bên nam nữ. Chính vậy cho nên, nguyên tắc kết hôn tự nguyện là nguyên tắc được đặt lên hàng đầu, được pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình đặc biệt coi trọng và bảo vệ. Điều 64 – Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “…Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng…” Điều 39 – BLDS 2005 cũng quy định: “Nam nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn”. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đồng thời là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, nhằm xoá bỏ hoàn toàn chế độ hôn nhân phụ thuộc vào cha mẹ của gia đình phong kiến và xây dựng chế độ hôn nhân gia đình mới xã hội chủ nghĩa. “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở” (Khoản 2 – Điều 9 – Luật HN&GĐ năm 2000). Sự cưỡng ép, lừa dối từ hai phía đối với nhau, sự cưỡng ép hay cản trở từ phía gia đình, xã hội đều không thể đem lại hạnh phúc trong quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên trên thực tế, tình trạng kết hôn do cưỡng ép hoặc lừa dối vẫn diễn ra với vô vàn hình thức khác nhau, khiến các nhà tư pháp đau đầu trong việc xử lý các vụ việc phức tạp đó. Vậy đâu là căn cứ để xác định một cuộc hôn nhân là không tự nguyện, hình thành trên sự cưỡng ép hoặc lừa dối? Để minh bạch rõ ràng, xin được tách rời hai vấn đề kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép và kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối. 1, Kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép. Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Cưỡng ép có thể do một trong hai bên ép buộc bên kia phải kết hôn với mình hoặc một trong hai bên nam, nữ hay cả hai bị người khác ép phải kết hôn với nhau. Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/10/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì hành vi cưỡng ép kết hôn được xác định như sau: ﻫ Một bên dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp về mặt tinh thần, dùng vật chất, sử dụng thủ đoạn… để ép buộc bên kia đồng ý kết hôn. Hành vi dùng vũ lực có thể hiểu là hành hạ, đối xử tàn tệ, gây đau đớn về thể xác cho một người hoặc thân nhân của họ khiến họ phải chấp nhận kết hôn; việc bắt cóc một người rồi ép họ kết hôn với mình cũng được tính vào trường hợp này. Một người đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp về tinh thần là có hành vi ép buộc đối phương phải kết hôn với mình nếu không sẽ gây tổn hại lớn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự… cho người đó, cho thân nhân của họ hoặc thậm chí có trường hợp dọa sẽ tự tử để ép kết hôn. Dùng vật chất để cưỡng ép ví dụ như cho vay với lãi suất cao rồi tìm mọi cách để bắt họ kết hôn để trừ nợ; lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi dùng nó để làm điều kiện trao đổi hôn nhân… Sử dụng thủ đoạn như dùng mọi cách để khiến đối phương khiến mình mang thai rồi lấy đó như cái “cớ” để ép người đó phải “chịu trách nhiệm”… ﻫ Một bên hoặc cả hai bên nam nữ bị người khác cưỡng ép, buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Cha mẹ buộc con phải kết hôn để trừ nợ - đây là trường hợp khá phổ biến ở đồng bào các dân tộc thiểu số, các gia đình nghèo (mặc dù hiện nay giảm đáng kể). Đây không chỉ là đơn thuần là việc ép buộc trong hôn nhân mà còn là hành vi đáng lên án vì con người bị đem ra trao đổi như một món hàng, bị tước đoạt đi mọi quyền tự do dân chủ. Nạn nhân của những cuộc gả bán như thế này thường là phụ nữ và không ít người trong số họ đã tìm đến cái chết vì không thể tự giải thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Cha mẹ hai bên đã từng có hứa hẹn nên ép con cái của họ kết hôn với nhau. Việc đính ước từ trước này thường là giữa hai gia đình có mối giao hảo từ lâu của hai bên cha mẹ hoặc gia đình hai bên lấy hôn nhân để liên kết hai dòng họ nhằm mục đích về kinh tế hay chính trị. Một trường hợp nữa có thể kể đến là cha mẹ ép con cái phải kết hôn với một người đã được “chấm” từ trước hoặc ngăn cản con mình không được kết hôn với người mà cha mẹ không thích. Tất cả những hành động ép buộc trên đều xuất phát từ tư tưởng phong kiến “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, trái ngược với tinh thần của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cần phải phân biệt giữa “ép buộc” và “thuyết phục”. Có thể ban đầu cha, mẹ hướng con đến một đối tượng kết hôn không hợp ý của con nhưng sau một thời gian nghe cha mẹ mình khuyên nhủ, thuyết phục, người con đã thuận theo mà tiến đến hôn nhân thì đây không thể coi là kết hôn không tự nguyện. Bởi lẽ, một người bị “cưỡng ép” tức là về mặt ý chí người đó không thể tự làm chủ, chịu người khác điều khiển, áp đặt do bị lệ thuộc về mặt nào đó. Các trường hợp nêu lên trước đó, người bị ép buộc đều phải chịu áp chế về sức khỏe, tính mạng, vật chất hoặc tinh thần hay vì hiếu nghĩa mà phải kết hôn; còn trường hợp bị thuyết phục thì hoàn toàn tự do về mặt ý chí, thoải mái trong tư tưởng. Nói một cách khác, để xem xét một cuộc hôn nhân có sự cưỡng ép hay không, hoàn toàn dựa vào ý chí chủ thể tham gia mong muốn hay không mong muốn việc kết hôn đó. 2, Kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối. Lừa dối để kết hôn là một trong hai người kết hôn đã nói sai sự thật về người đó làm cho người kia tưởng lầm mà kết hôn hoặc một trong hai người kết hôn đã hứa hẹn sẽ làm việc gì đó có lợi cho người kia làm người kia đồng ý kết hôn. Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/10/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì có hành vi lừa dối kết hôn khi: ﻩ Một bên hứa hẹn nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc bảo lãnh ra nước ngoài nhưng sau đó không thực hiện. ﻩ Một bên không có khả năng sinh lí hoặc bị nhiễm HIV nhưng cố tình che dấu… Hành vi lừa dối khác với sự nhầm lẫn nên cần phân biệt rõ hai trường hợp này. Khác với luật của nhiều nước trên thế giới, luật Việt Nam hiện hành không coi sự nhầm lẫn như là một trong những lí do để yêu cầu tuyên bố hôn nhân vô hiệu. Nếu một người chỉ nhầm lẫn về một số yếu tố về người kia như: nhầm lẫn về nghề nghiệp, về địa vị công tác, về hoàn cảnh gia đình, v.v.., thì không coi là thiếu tự nguyện khi kết hôn. Ví dụ như một người vì lầm tưởng đối tượng của mình là một người giàu có hay có địa vị cao trong xã hội mà quyết định đi tới hôn nhân nhưng sau khi kết hôn mới phát hiện ra sự thật hoàn toàn trái ngược với những gì đã tưởng tượng, cho rằng mình bị lừa dối thì điều này không được pháp luật công nhận. Nếu một người do nhầm lẫn mà chấp nhận kết hôn, thì người đó có quyền xin ly hôn. Một số trường hợp khác cũng được coi là kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối như che giấu tiền án tiền sự, kết hôn để tránh sự truy nã của cảnh sát, kết hôn nhằm làm gián điệp… hoặc kết hôn không trên cơ sở tình yêu mà chỉ nhằm hướng tới một mục đích nào đó khác (ví dụ như kết hôn để nhằm nhập quốc tịch…). Các trường hợp khai man tuổi để tảo hôn, che giấu việc đã kết hôn từ trước nhưng chưa ly hôn để tiếp tục kết hôn với người khác… thì xét vào kết hôn trái luật trên cả hai cơ sở lừa dối và vi phạm điều kiện kết hôn khác. Tuy nhiên, việc xác định thế nào là kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối hoàn toàn không dễ. Kể cả quy định của pháp luật về vấn đề này cũng có phần không triệt để. Ví dụ như một bên hứa hẹn sau khi kết hôn sẽ tìm việc làm hoặc xin bảo lãnh ra nước ngoài nhưng không thực hiện được cho rằng là một trường hợp kết hôn do bị lừa dối, điều này có khía cạnh không thỏa đáng. Nếu ra điều kiện như vậy tức là người bị lừa dối kia hướng tới mục đích vật chất, vì việc làm hay vì để được bảo lãnh ra nước ngoài mà tiến đến hôn nhân, hoàn toàn không phải vì tình yêu mà đến với đối phương, đi ngược lại với quan điểm hôn nhân tiến bộ của pháp luật. Vậy nên đây là điểm nên xem xét lại. Thiết nghĩ, kết hôn là một quyền nhân thân của con người, tuy rằng nó có liên quan đến một số quyền tài sản nhưng bản chất vẫn là được xây dựng trên nền tảng của những quan hệ nhân thân mà có, lừa dối hay không lừa dối khi kết hôn phải dựa trên các quan hệ nhân thân liên quan đến con người mà đánh giá, không thể mang vấn đề vật chất làm thước đo giá trị hôn nhân. II. Đường lối xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hoặc lừa dối. 1, Nguyên tắc xử lý chung. Về nguyên tắc, Nhà nước sẽ không thừa nhận các trường hợp kết hôn mà thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc cả hai bên nam nữ khi kết hôn. Do vậy, việc kết hôn trái pháp luật do cưỡng ép, lừa dối sẽ bị Toà án nhân dân xử huỷ. Huỷ việc kết hôn trái pháp luật do cưỡng ép, lừa dối là biện pháp chế tài của Luật hôn nhân và gia đình, nhằm bảo đảm việc chấp hành nghiêm chỉnh Luật và thể hiện thái độ phủ định của Nhà nước đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật. Tuy nhiên, huỷ việc kết hôn trái pháp luật do lừa dối, cưỡng ép gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hai người kết hôn trái pháp luật và con cái của họ. Vì vậy, khi xử lý các trường hợp trên, Toà án phải điều tra làm rõ hành vi vi phạm, mức độ vi phạm cũng như hoàn cảnh vi phạm, đặc biệt là phải xem xét và đánh giá thực chất quan hệ tình cảm giữa hai người từ khi kết hôn cho đến khi toà án xem xét cuộc hôn nhân đó, để từ đó toà án có quyết định xử lý đúng đắn, bảo đảm thấu tình đạt lý. 2, Đường lối xử lý cụ thể. Khi việc kết hôn có hành vi cưỡng ép hoặc lừa dối thì được xác định là có căn cứ để Toà án xử huỷ việc kết hôn đó khi có yêu cầu. Tuy vậy, khi giải quyết các trường hợp này cần phải xem xét và đánh giá quan hệ tình cảm giữa các bên kể từ khi họ kết hôn cho đến khi Toà án xem xét và giải quyết việc kết hôn của họ. Theo quy định tại điểm d2 - khoản d - điều 2 - Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì: + Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà cuộc sống không có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng thì quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. + Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép đã biết nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống hoà thuận thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết việc ly hôn theo thủ tục chung. Theo quy định tại khoản a, Điều 7 Nghị định số 87/2001/NĐ-PC ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi cưỡng ép người khác kết hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác. Và theo quy định tại điều 146 Bộ Luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 thì người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Còn theo quy định tại khoản đ, điều 2 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì khi giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì Toà án yêu cầu Viện kiểm sát cùng cấp khởi tố vụ án hình sự. Nếu Viện kiểm sát cùng cấp không đồng ý thì Toà án có thể kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên xem xét; nếu Viện kiểm sát cấp trên cũng không đồng ý thì Toà án tiếp tục giải quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật theo thủ tục chung. Trong trường hợp Viện kiểm sát đồng ý khởi tố vụ án hình sự thì Toà án áp dụng điểm d, khoản 1, Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Sau khi vụ án hình sự được xét xử xong và bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật thì Toà án tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung (vì lí do của việc tạm đình chỉ không còn nữa). 3, Người có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật do lừa dối, cưỡng ép. Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm sự tự nguyện của các bên. Trong trường hợp người bị cưỡng ép kết hôn không dám khởi kiện vì sợ bị đánh đập, ngược đãi thì pháp luật quy định cơ quan, tổ chức có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật nhằm đảm bảo việc xét xử đối với việc kết hôn trái pháp luật vẫn được tiến hành khi các cá nhân không yêu cầu. Toà án nhân dân sau khi nhận được đơn khởi kiện hoặc quyết định khởi tố yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật do lừa dối, cưỡng ép phải tiến hành điều tra, xác minh làm rõ hành vi vi phạm điều kiện kết hôn của nam nữ và tình cảm giữa họ. Theo quy định tài Điều 43 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989 thì khi xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật, trong đó có kết hôn trái pháp luật do lừa dối, cưỡng ép thì Toà án không tiến hành thủ tục hoà giải. Cũng theo Điều 48 của Pháp lệnh này thì khi Toà án nhân dân xét xử, Viện kiểm sát nhân dân và các cá nhân tổ chức đã đã yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật phải có mặt tại phiên toà để cung cấp những chứng cứ cần thiết giúp Toà án làm sáng tỏ vụ việc. Đồng thời, các cơ quan đoàn thể này cũng có quyền kháng cáo, kháng nghị với bản án hay quyết định của Toà án. Theo khoản 4. Điều 15 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét, yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Quy định này thoạt nhìn có vẻ quá rộng và có thể cho phép bất cứ người thứ ba nào chen vào cuộc sống riêng của người khác. Trong thực tiễn, nếu xét thấy người thứ ba không có lợi ích rõ ràng trong việc yêu cầu huỷ hôn nhân trái pháp luật và bản thân việc yêu cầu cũng không xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích chung, thì Viện kiểm sát hoặc Toà án sẽ bác đề nghị của người thứ ba. 4, Hậu quả pháp lý của việc huỷ hôn trái pháp luật do bị lừa dối, cưỡng ép. Về quan hệ nhân thân, theo khoản 1, Điều 17, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. khi việc kết hôn trái pháp luật bị huỷ thì hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng. Trong trường hợp các bên không tuân theo quy định ấy và vẫn duy trì quan hệ như vợ chồng thì: + Nếu cả hai bên tiếp tục duy trì quan hệ hôn nhân một cách tự nguyện, thì coi như không còn sự cưỡng ép hoặc lừa dối. Hai bên có thể đăng kí lại việc kết hôn; nếu không đăng kí lại, hai bên rơi vào tình trạng chung sống như vợ chồng nhưng không đăng kí kết hôn, đây là trường hợp mà pháp luật không cấm nhưng cũng không khuyến khích. + Nếu một trong hai bên hoặc người thứ ba tiếp tục tiếp tục cưỡng ép bên kia duy trì quan hệ như vợ chồng trái với ý chí của bên kia, thì người cưỡng ép có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Về quan hệ tài sản, giữa các bên mà quan hệ hôn nhân không được thừa nhận thì không thể có quan hệ tài sản của vợ chồng. Việc thanh toán và phân chia tài sản chung của hai bên được thực hiện như trong trường hợp thanh toán và phân chia tài sản của một công ty thực tế. Theo khoản 3, Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, sau khi việc kết hôn bị hủy, tài sản riêng của ai vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận; nếu không thoả thuận được, thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và các con. Không có quan hệ vợ chồng, không có cơ sở để xác lập quan hệ nghĩa vụ cấp dưỡng giữa hai bên trong trường hợp một bên lâm vào cảnh sống túng thiếu sau khi hôn nhân bị huỷ. Về hậu quả đối với con cái, theo quy định tại khoản 2, Điều 17, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, một khi việc kết hôn trái pháp luật do lừa dối cưỡng ép bị huỷ, thì quyền lợi của con gái được giải quyết như khi ly hôn: cha mẹ vẫn tiếp tục có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng đồng thời có quyền thăm viếng… tất nhiên, nếu cha mẹ tiếp tục chung sống như vợ chồng thì các vấn đề cấp dưỡng, thăm viếng không được đặt ra. 5, Một số vấn đề còn tồn tại trong xử lý kết hôn trái pháp luật. Một bất cập xuất hiện trong quá trình giải quyết các vụ kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hoặc lừa dối, đó là vấn đề thời hiệu. Luật hiện hành không quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu quy định huỷ việc kết hôn do lừa dối, cưỡng ép. Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/10/2000 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì “Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hôn mà bên bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép đã biết nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống hoà thuận thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật. Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết việc ly hôn theo thủ tục chung.” Điều khó lí giải ở đây là “Thế nào là “chung sống hòa thuận”?” Việc một đôi vợ chồng không bao giờ cãi nhau hay xảy ra bất đồng liệu có thể coi là chung sống hòa thuận? Chính vì vậy, thật khó để một bên kết hôn trái pháp luật hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội thuyết phục được Toà án ra quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật do bị lừa dối cưỡng ép, một khi cuộc sống chung đã được duy trì trong một thời gian dài (10 năm, 15 năm…). Bởi vậy cho nên, quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật do bị cưỡng ép hoặc lừa dối là rất cần thiết. Ở các nước khác, luật pháp của họ quy định rất rõ thời gian
Tài liệu liên quan