Thức ăn thô xanh là khẩu phần cơ bản để nuôi gia súc nhai lại. Thiếu hụt thức ăn thô xanh cho
chăn nuôi gia súc ăn cỏ là hiện trạng phổ biến ở nước ta và là nguyên nhân cơ bản làm cho
chăn nuôi chưa phát triển xứng đáng với tiềm năng của ngành (Cục chăn nuôi, 2007). Trong
hoàn cảnh diện tích bãi chăn ngày càng bị thu hẹp, việc trồng cỏ thâm canh là cách giải quyết
tốt nhất để chủ động thức ăn xanh quanh năm cho gia súc. Mặc dù diện tích cỏ trồng trong cả
nước tăng khá nhanh (năm 2001 mới có 4,68 ngàn ha, đến năm 2006 đã có 45,25 ngàn ha),
nhưng cỏ trồng cũng mới chỉ đáp ứng được 7,66% nhu cầu thức ăn thô xanh cho gia súc ăn cỏ
(Cục chăn nuôi, 2007). Quảng Trị là một tỉnh nhỏ (472.487,9 ha), ít dân (625.447 người)
(Trích Nguy ễn Tiến Vởn và CS, 2009), nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt, phức tạp về địa
hình tự nhiên, nên quá trình phát triển sản xuất, kinh tế và đời sống không được thuận lợi như
nhiều địa phương khác trong nước. Trồng cỏ nuôi bò đang là vấn đề được quan tâm ở tỉnh.
Diện tích cỏ năm 2008 tăng 2,5 lần so với năm 2005. Tuy vậy đến cuối năm 2008, toàn tỉnh
cũng mới chỉ có khoảng 500 ha cỏ trồng. Giống cỏ chủ yếu là cỏ voi (King grass). Một vài hộ
ở Triệu Phong, Hải Lăng có trồng cỏ bắp (Superdan) vào năm 2005-2006, nhưng hiện tại
không còn. Năng suất cỏ Voi đạt khoảng 150 –200 tấn/ha/năm.
Từ hoàn cảnh riêng biệt đó Quảng Trị coi việc phát triển chăn nuôi trâu bò là chiến lược quan
trọng để phát triển kinh tế của tỉnh. Để nâng cao chất lượng chăn nuôi cũng như tăng thêm số
lượng đầu gia súc trong tỉnh v à phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hoá để xứng
đáng với tiềm năng của vùng thì việc phát triển các giống cỏ trồng cao sản phù hợp với khí
hậu, chất đất ở từng vùng là rất quan trọng. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm khảo sát về năng
8 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khả năng sản xuất chất xanh một số giống cỏ ở các vùng của tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2-2010
52
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CHẤT XANH MỘT SỐ GIỐNG CỎ Ở CÁC VÙNG
CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ
Nguyễn Xuân Bả1, Nguyễn Tiến Vởn1 Nguyễn Hữu Văn1 và Tạ Nhân Ái2
1 Trường Đại học Nông Lâm Huế
2 Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị
*Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Xuân Bả, khoa Chăn nuôi Thú y, trường ĐHNL Huế
Tel: 054-3525439/0913.411.708; E-mail: bao.nguyenxuan@gmail.com
ABSTRACT
The results of research on biomass yield of cultivated grasses in different ecological areas of Quang Tri
province
Corresponding: Nguyen Xuan Ba 1Hue College of Agriculture and Forestry, Hue University
2 Department of Science and Technology, Quang Tri province
One CRD experiment, from January 2008 to April 2009, was carried out in 4 different ecological areas in Quang
Tri to evaluate biomass yield and nutrients of 9 new cultivated grasses. There were differences in biomass yield
between varieties or between planting areas. The highest yield was obtained from elephant grasses, such as
VA06 yielded from 133 to more than 300 tons/ha/year. The grass biomass in Spring – Summer season (March to
September) occupied 72-75% (5 cuttings) of the whole year yield, while the yield for Autumn – Winter season
(October to February) was only 25-28% (3 cuttings). Based on biomass yield and drought/flood resistance, the
following varieties were most suitable to fertile and good drainage soils: VA06 (Pennisetum purpureum);
Selection 1 (Pennisetum purpureum); Florida (Pennisetum purpureum); King Grass (Pennisetum purpureum);
Ruzi (Brachiaria ruziziensis) and Pigeon grass (Setaria sphacelata). For hilly infertile areas the potential grasses
were Ruzi (Brachiaria ruziziensis), King grass (Pennisetum purpureum); VA06 (Pennisetum purpureum);
Selection 1 (Pennisetum purpureum) and Panicum Maximum.
Key words: Biomass yield, cultivated grass, Quang Tri
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thức ăn thô xanh là khẩu phần cơ bản để nuôi gia súc nhai lại. Thiếu hụt thức ăn thô xanh cho
chăn nuôi gia súc ăn cỏ là hiện trạng phổ biến ở nước ta và là nguyên nhân cơ bản làm cho
chăn nuôi chưa phát triển xứng đáng với tiềm năng của ngành (Cục chăn nuôi, 2007). Trong
hoàn cảnh diện tích bãi chăn ngày càng bị thu hẹp, việc trồng cỏ thâm canh là cách giải quyết
tốt nhất để chủ động thức ăn xanh quanh năm cho gia súc. Mặc dù diện tích cỏ trồng trong cả
nước tăng khá nhanh (năm 2001 mới có 4,68 ngàn ha, đến năm 2006 đã có 45,25 ngàn ha),
nhưng cỏ trồng cũng mới chỉ đáp ứng được 7,66% nhu cầu thức ăn thô xanh cho gia súc ăn cỏ
(Cục chăn nuôi, 2007). Quảng Trị là một tỉnh nhỏ (472.487,9 ha), ít dân (625.447 người)
(Trích Nguyễn Tiến Vởn và CS, 2009), nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt, phức tạp về địa
hình tự nhiên, nên quá trình phát triển sản xuất, kinh tế và đời sống không được thuận lợi như
nhiều địa phương khác trong nước. Trồng cỏ nuôi bò đang là vấn đề được quan tâm ở tỉnh.
Diện tích cỏ năm 2008 tăng 2,5 lần so với năm 2005. Tuy vậy đến cuối năm 2008, toàn tỉnh
cũng mới chỉ có khoảng 500 ha cỏ trồng. Giống cỏ chủ yếu là cỏ voi (King grass). Một vài hộ
ở Triệu Phong, Hải Lăng có trồng cỏ bắp (Superdan) vào năm 2005- 2006, nhưng hiện tại
không còn. Năng suất cỏ Voi đạt khoảng 150 – 200 tấn/ha/năm.
Từ hoàn cảnh riêng biệt đó Quảng Trị coi việc phát triển chăn nuôi trâu bò là chiến lược quan
trọng để phát triển kinh tế của tỉnh. Để nâng cao chất lượng chăn nuôi cũng như tăng thêm số
lượng đầu gia súc trong tỉnh và phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hoá để xứng
đáng với tiềm năng của vùng thì việc phát triển các giống cỏ trồng cao sản phù hợp với khí
hậu, chất đất ở từng vùng là rất quan trọng. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm khảo sát về năng
NGUYÊN XUÂN BẢ – Khả năng sản xuất chất xanh của một số giống cỏ …
53
suất chất xanh và một số chỉ tiêu về khả năng hống chịu ở một số giống cỏ cao sản trong điều
kiện nông hộ ở các vùng sinh thái của tỉnh Quảng Trị.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Cỏ voi chọn lọc 1 (Pennisetum purpureum Selection 1)
Cỏ voi florida (Pennisetum purpureum Florida)
Cỏ VA-06 (Pennisetum purpureum VA 06)
Cỏ voi địa phương (Pennisetum purpureum, King grass)
Cỏ sả lá lớn (Panicum maximum TD58)
Cỏ sả lá nhỏ (Panicum maximum)
Cỏ ruzi (Brachiaria ruziziensis)
Cỏ pát (Paspalum atratum)
Cỏ dẹp, cỏ bồ câu (Setaria sphacelata)
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đựợc triển khai trên 4 địa điểm đại diện cho các loại đất khác nhau của tỉnh
Quảng Trị từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009. Đại diện cho đất đồi lẫn sỏi là xã Hải
Phú, huyện Hải Lăng ; đất phù sa ven sông ở xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong và đất đồi
pha cát và đất vườn ven sông ở xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ.
Bảng 1. Đặc điểm chất đất ở các điểm thí nghiệm
NPK tổng số (%) H
+, Al3+
(cmolc/kg)
PK dễ tiêu
(mg/100g
đất) Địa điểm pHKCl
Mùn
(%)
n. P2O5 K2O
CEC
(cmolc/kg
đất) hoặc
(ldl/100g) H+ Al3+ P2O5 K2O
Đất vườn ven
sông, CamTuyền
5,33 1,25 0,084 0,047 0,38 4,96 0,32 0,06 3,95 1,41
Phù sa ven sông
Triệu Thượng
4,13 1,54 0,105 0,052 0,38 6,88 0,34 0,14 11,1 2,17
Đất vườn đồi pha
cát, CamTuyền 4,40 1,51 0,046 0,049 0,19 3,09 0,30 0,08 2,35 1,20
Đất gò đồi,
Hải Phú 4,31 1,22 0,086 0,060 0,26 3,32 0,42 0,16 6,10 1,40
Tại mỗi điểm, thí nghiệm được bố trí theo thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên CRD (Completely
Randomized Design) với ba lần lặp lại. Mỗi lô có chiều rộng 3m, chiều dài 3m. khoảng cách
các lô là 0,6m. Tổng diện tích đất dùng thí nghiệm ở mỗi điểm khoảng 900m2. Đặc điểm thổ
nhưỡng ở 4 ruộng thí nghiệm được trình bày trên Bảng 1.
Đặc điểm về thời tiết khí hậu của Quảng Trị được thể hiện ở Bảng 2.
Bảng 2. Diễn biến nhiệt độ và lượng mưa theo các tháng trong năm ở Quảng Trị
Độ ẩm (%) Số giờ nắng
(giờ)
Lượng mưa
(mm)
Nhiệt độ TB
(oC)
Cả năm 83,6 1569 2331,8 24,5
Tháng 1 91 49 117,4 18,6
Tháng 2 88 134 47,7 22,2
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2-2010
54
Độ ẩm (%) Số giờ nắng
(giờ)
Lượng mưa
(mm)
Nhiệt độ TB
(oC)
Tháng 3 89 110 99,2 24,9
Tháng 4 86 116 204,4 27,1
Tháng 5 83 187 148,7 29,8
Tháng 6 73 216 103,7 29,7
Tháng 7 71 273 35,3 27,2
Tháng 8 80 164 171,1 24,9
Tháng 9 82 164 192,8 24,9
Tháng 10 89 45 1081,5 21,7
Tháng 11 86 41 86 21,9
Tháng 12 85 70 89 20,5
Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn thành phố Đông Hà, 2008.
Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch các giống cỏ
Đối với các giống cỏ Voi
Trên đất tơi xốp, sạch cỏ dại, rạch hàng sâu 15 - 20 cm, hàng cách hàng 60 cm. Phân lót cho
500 m2 gồm: phân chuồng 750 kg-1000 kg, lân 10 - 15 kg, Kali 5 - 10 kg. Hom được chọn từ
cây có tuổi trên 2,5 tháng, có 3- 5 mắt, dài 45 - 50 cm ; lượng giống: 350kg/sào. Hom được
đặt chếch nối nhau, lấp đất 10 cm và dẫm chặt. Sau khi trồng 15 - 20 ngày xới đất, làm cỏ.
Cắt lứa đầu sau 70 ngày, các lứa tiếp theo khoảng 35- 45 ngày cắt 1 lần ; cắt đồng loạt và sát
gốc, sau mỗi lần cắt bón phân, làm cỏ, vun gốc.
Đối với các giống cỏ Sả, cỏ Pát, cỏ Dẹp
Đất được làm kỹ, tơi xốp và rạch hàng cách nhau 30-40 cm. Lượng phân bón cho 500 m2:
Phân chuồng 750 - 1.000 kg, Lân 10 kg, Kali 5 kg. Cỏ giống được trồng theo hàng, bụi cách
nhau 30 cm. Sau khi trồng 15 -20 ngày, trồng dặm những bụi bị chết, làm sạch cỏ dại 2 lần
trước khi cỏ trồng phủ kín đất. Lứa đầu thu hoạch sau khi trồng khoảng 60-70 ngày. Các lứa
sau thu hoạch lúc cỏ 30 - 45 ngày. Cắt sát gốc, cách mặt đất 3-5cm. Sau mỗi lần cắt có bón
phân và làm cỏ, vun gốc.
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Độ cao thảm cỏ : Xác định theo Wong (1991). Mỗi lô đo 5 vị trí. Mỗi vị trí đo 4 cây.
Năng suất cỏ : Xác định bằng cách cắt toàn bộ cỏ trồng trong ô thí nghiệm kể cả những cành
lá héo khô, loại bỏ cỏ dại. Cắt vào lúc trời không mưa, khô sương, cách mặt đất tuỳ theo quy
trình thu hoạch từng giống. Cắt xong cân ngay để xác định khối lượng chất xanh.
Năng suất cỏ: Năng suất chất xanh = NS toàn ô/ diện tích cụ thể của ô ×10.000 m2
Tỷ lệ lá/toàn cây: Uớc tính theo phương pháp mỗi ô lấy 10kg, sau đó trộn đều 3 phần cỏ của 3
lô (một giống cỏ) và lấy 1kg/mẫu. Tách riêng phần lá (kể cả cuống lá) và ngọn non (phần
ngọn) ra khỏi phần thân, cân và xác định khối lượng từng phần. Mẫu cỏ được phân tích theo
AOAC (1990) tại phòng thí nghiệm trung tâm, khoa Chăn nuôi Thú Y, trường Đại học Nông
lâm Huế để xác định thành phần hóa học. Các chỉ tiêu đất được phân tích tại phòng thí
nghiệm của khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp, trường Đại học Nông lâm Huế.
Xử lý số liệu
Số trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM) và Sai số chuẩn (SE) theo SAS (1993).
NGUYÊN XUÂN BẢ – Khả năng sản xuất chất xanh của một số giống cỏ …
55
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Khả năng sinh trưởng và năng suất của các giống cỏ thí nghiệm
Khoảng cách lứa cắt, độ cao thảm cỏ khi thu hoạch, tỷ lệ lá/toàn cây và năng suất chất xanh,
chất khô là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tiềm năng của cây thức ăn gia súc. Kết quả
về các chỉ tiêu này ở các vùng sinh thái khác nhau được trình bày trên Bảng 3, 4 và 5.
Bảng 3. Khoảng cách lứa cắt, độ cao thảm cỏ khi thu hoạch của các giống cỏ được trồng ở các
vùng tại Quảng Trị
Đất phù sa
ven sông
(Triệu Thượng)
Đất đồi có
sỏi (Hải
Phú)
Đất vườn đồi
pha cát
(Cam Tuyền)
Đất vườn ven
sông (Cam
Tuyền) Giống cỏ
Mean ±SD Mean±SD Mean ±SD Mean ±SD
Khoảng cách lứa cắt (ngày)
Cỏ Voi chọn lọc 1 41,3± 6,4 40,6±6,2 41,3±14,8 41,1±23,2
Cỏ Voi florida 41,8±6,1 41,1±6,2 42,0±10,5 41,1±13,6
Cỏ VA-06 40,9±7,0 41,5±6,6 41,5±6,6 -
Cỏ King grass 41,3±7,4 41,5±6,6 41,6±13,4 -
Cỏ Sả lá lớn TD 58 40,8±6,1 42,5±6,0 41,6±8,0 41,8±19,4
Cỏ Sả lá nhỏ 41,1±8,0 41,5±5,6 41,3±9,3 40,4±5,5
Cỏ Ruzi 41,9±5,9 41,9±4,6 41,4±10,1 41,4±5,1
Cỏ Paspalum atratum 41,9±6,5 41,3±4,4 41,4±10,5 41,4±4,5
Cỏ Setaria 41,0±6,7 42,5±3,8 - 41,5±17,0
Độ cao thảm cỏ khi thu hoạch (cm)
Cỏ Voi chọn lọc 1 127,8±3,7 114,1±6,4 95,0±2,6 105,7±1,3
Cỏ Voi florida 136,8±1,5 106,7±2,9 93,9±1,9 104,8±2,6
Cỏ VA-06 120,0±24,0 131,9±32,6 107,8±18,5 -
Cỏ King grass 125,7±1,7 122,9±1,0 87,4±3,3 -
Cỏ Sả lá lớn TD 58 66,7±1,6 64,4±1,1 56,5±1,4 70,2±1,7
Cỏ Sả lá nhỏ 59,0±0,5 57,0±2,8 42,1±0,3 50,8±0,6
Cỏ Ruzi 62,8±1,4 77,6±2,2 50,7±0,5 61,6±0,7
Cỏ Paspalum atratum 57,2±10,8 45,5±2,5 37,3±0,3 44,0±1,3
Cỏ Setaria 79,1±12,1 63,6±2,4 - 68,9±1,8
M: giá trị trung bình; SD: Độ lệch chuẩn
Bảng 4. Tỷ lệ lá/toàn cây (%) của các giống cỏ trồng ở các vùng tại Quảng Trị
Đất phù sa ven sông
(Triệu Thượng)
Đất đồi có sỏi
(Hải Phú) Trung bình Giống cỏ
Mean ±SD Mean ±SD Mean ±SD
Cỏ Voi chọn lọc 1 55,6±3,3 60,0±8,9 57,9±6,6
Cỏ Voi florida 58,5±6,8 60,9±5,3 59,6±6,1
Cỏ VA-06 54,7±4,1 58,2±4,7 56,3±4,6
Cỏ King grass 57,9±3,8 54,3±5,3 56,3±4,8
Cỏ Sả lá lớn TD 58 65,1±9,6 59,4±5,5 62,5±7,8
Cỏ Sả lá nhỏ 81,3±3,6 83,4±5,1 82,4±4,4
Cỏ Ruzi 72,0±2,2 73,0±3,0 72,5±2,6
Cỏ Paspalum atratum 86,1±2,2 79,1±5,6 82,6±5,4
Cỏ Setaria 59,8±4,1 60,1±1,5 60,6±3,1
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2-2010
56
M: giá trị trung bình; SD: Độ lệch chuẩn
Trong một năm các giống cỏ cỏ thể thu hoạch được 8 lứa cắt, khoảng cách lứa cắt có sự biến
động khá lớn giữa các mùa từ 35-55 ngày, mùa mưa rét tốc độ sinh trưởng của cây cỏ chậm
nên thời gian giữa các lứa cắt kéo dài hơn so với mùa Xuân -Hè. Tỷ lệ lá/toàn cây là chỉ tiêu
quan trọng phản ánh giá trị dinh dưỡng, giá trị làm thức ăn của các giống cỏ. Chỉ tiêu này biến
động rất lớn theo khoảng cách lứa cắt và giữa các giống cỏ. Kết quả đánh giá giữa các giống
cỏ cho thấy các giống cỏ hòa thảo thân bụi (Ruzi, Sả lá nhỏ, Sả lá lớn, Patpalum và Setaria)
có tỷ lệ lá cao hơn nhiều so với các giống cỏ voi. Điều này gợi lên có triển vọng lớn để phơi
khô dự trữ cỏ cho gia súc trong mùa nắng đối với các giống cỏ như Ruzi, Sả lá nhỏ..
Bảng 5. Năng suất chất xanh, chất khô của các giống cỏ được trồng ở các vùng tại Quảng Trị
(tấn/ha/năm)
Đất phù sa ven
sông (Triệu
Thượng)
Đất đồi có sỏi
(Hải Phú)
Đất vườn đồi pha
cát (Cam Tuyền)
Đất vườn ven sông
(Cam Tuyền)
Chất xanh Chất khô Chất xanh
Chất
khô Chất xanh
Chất
khô Chất xanh
Chất
khô
Giống cỏ
Mean ±SD Mean Mean ±SD Mean Mean ±SD Mean Mean ±SD Mean
Cỏ Voi chọn lọc 1 302,8±3,2 52,4 187,3±16,0 32,4 151,0±9,5 26,1 182,0±3,5 31,5
Cỏ Voi florida 304,4±7,6 49,6 218,9±7,1 35,7 133,7±8,5 21,8 182,0±5,3 29,7
Cỏ VA-06 330,7 49,3 208,2 31,0 176,2 26,3 - -
Cỏ King grass 223,3±7,6 35,1 197,7±6,9 31,0 154,7±7,1 24,3 - -
Cỏ Sả lá lớn TD
58 91,3±9,6 18,1 75,6±4,4 15,0 61,0±6,1 12,1 83,7±3,2 16,6
Cỏ Sả lá nhỏ 81,7±7,0 20,0 72,2±3,1 17,7 90,0±2,6 22,1 88,7±7,2 21,7
Cỏ Ruzi 181,7±1,2 39,2 142,3±13,6 30,7 179,7±7,6 38,8 184,7±5,1 39,9
Cỏ Paspalum
atratum 95,0±3,0 15,1 63,2±0,7 10,0 75,0±0,3 11,9 89,0±7,9 14,2
Cỏ Setaria 168,0±4,9 28,9 106,3±4,0 18,3 - - 153,7±10,0 26,4
M: giá trị trung bình; SD: Độ lệch chuẩn
Kết quả khảo sát trên 8 lứa cắt (không tính năng suất lứa cắt đầu tiên sau khi trồng) từ tháng 5
năm 2008 đến tháng 4 năm 2009 cho thấy, có sự khác nhau về năng suất giữa các vùng của
cùng một giống cỏ và giữa các giống cỏ trên cùng một vùng đất. Cùng đất bãi bồi ven sông có
độ màu mỡ cao thì cỏ voi chọn lọc 1 có thể cho năng suất chất khô lên tới 52,4 tấn/ha/năm
trong khi đó cỏ voi thường (King grass) chỉ đạt 35,1 tấn, hoặc cùng các giống cỏ voi năng
suất ở Triệu Thượng đạt từ 35,1-52,4 tấn/ha/năm trong khi đó ở đất đồi pha cát ở Cam Tuyền
chỉ đạt từ 21,8-26,3 tấn/ha/năm. Nói chung cỏ cho năng suất cao ở nơi đất có độ mùn và dinh
dưỡng cao (Triệu Thượng). Các giống cỏ Voi (VA 06, Voi chọn lọc 1, Voi Florida, King
grass) thường đòi hỏi đất trồng màu mỡ. Trong khi đó ở vùng đất đồi, với độ phì hạn chế và
thường bị hạn thì cỏ Ruzi, Setaria, sả lá nhỏ lại là những giống cỏ có nhiều triển vọng. Từ kết
quả trên cho thấy 9 giống cỏ hòa thảo được giới thiệu vào Quảng Trị đều có năng suất chất
xanh khá cao, đặc biệt là trên đất thịt phù sa ở xã Triệu Thượng, Triệu Phong. Cục chăn nuôi
(2007) cho biết cả nước có 19 giống cỏ khác nhau được trồng phổ biến, năng suất chất xanh
(tấn/ha/năm) của giống cỏ voi khoảng 150-250; cỏ Sả 80-100; cỏ Ruzi 60-90 và có sự khác
nhau rất lớn về năng suất của cỏ được trồng ở các vùng đất khác nhau. Kết quả của Nguyễn
Ngọc Hà và cs, (1995) cho biết năng suất chất khô của cỏ voi địa phương (King grass) đạt
28,05 tấn/ha/năm, cỏ Sả TD 58 đạt 17,8 tấn/ha/năm. Trương Tấn Khanh (1999) cho biết giống
NGUYÊN XUÂN BẢ – Khả năng sản xuất chất xanh của một số giống cỏ …
57
cỏ Ruzi, cỏ Sả lá lớn, cỏ Paspalum attratum được trồng trên vùng đất Mdrac cho năng suất
chất xanh/năm theo thứ tự là 62,68; 67,95 và 55,43 tấn. Như vậy, kết quả khảo sát này cho
thấy năng suất cỏ trồng bình quân ở Quảng Trị không thua kém kết quả đạt được ở các địa
phương khác trong nước. Dựa trên chỉ tiêu về năng suất chất xanh thì tập đoàn giống cỏ sau
đây được đánh gía có triển vọng tốt cho từng loại đất như sau:
Đối với đất thịt - phù sa ven sông có độ mùn cao, tầng đất canh tác sâu: Cỏ VA 06, Voi chọn
lọc1, Voi Florida, Ruzi, King grass và Setaria.
Đối với đất vườn đồi có độ mùn cao và có độ thoát nước tốt: Voi Florida, Cỏ VA 06, King
grass,Voi chọn lọc 1, Ruzi, và Setaria.
Đối với đất đồi pha cát, độ mùn thấp và có độ thoát nước tốt: Cỏ Ruzi, Cỏ VA 06, King grass
Voi Florida, Voi chọn lọc 1 và Sả lá nhỏ.
Đối với đất vườn phù sa ven sông pha cát: Ruzi, Voi Florida, Voi chọn lọc 1 và Setaria.
Do Quảng Trị có khí hậu thay đổi theo mùa rất khắc nghiệt, vì vậy, sự biến động năng suất
trong năm là một chỉ tiêu quan trọng cần phải khảo sát. Theo dõi trong 2 năm liền, nghiên cứu
đã cho được kết quả về diễn biến sản lượng cỏ theo mùa như trình bầy trên Bảng 6.
Bảng 6. Kết quả đánh giá sản lượng các giống cỏ theo mùa vụ
Xuân – Hè (7 tháng)
(T3-T9)
Thu – Đông (5 Tháng)
(T10- T2) Giống cỏ
Năng suất
(tấn/ha) Tỷ lệ (%)
Năng suất
(tấn/ha) Tỷ lệ (%)
Cỏ Voi chọn lọc 1 158,3 75,6 51,0 24,4
Cỏ Voi florida 153,9 72,4 58,6 27,6
Cỏ VA-06 133,3 74,5 45,5 25,5
Cỏ King grass 104,9 72,8 39,3 27,2
Cỏ Sả lá lớn TD 58 59,3 75,2 19,6 24,8
Cỏ Sả lá nhỏ 63,1 78,2 17,6 21,8
Cỏ Ruzi 132,2 75,9 42,0 24,1
Cỏ Paspalum atratum 61,7 75,6 19,9 24,4
Cỏ Setaria 133,3 74,5 45,5 25,5
Kết quả cho thấy trong vụ Xuân – Hè với nhiệt độ cao, thời gian chiếu sáng dài và lượng mưa
thấp, sản lượng cỏ chiếm 72-75% (5 lứa cắt) so tổng sản lượng trong năm. Trong khi đó vụ
Thu - Đông chiếm 40% thời gian cả năm, song chỉ đạt 25-28% (3 lần cắt) tổng sản lượng.
Nguyên nhân chính cho sự phân bố không đồng đều về sản lượng cỏ trong năm gồm (1) ngập
úng dẫn đến tỉ lệ chết cao, (2) nhiệt độ thấp, thời gian và cường độ chiếu sáng hạn chế làm
giảm tốc độ sinh trưởng và kéo dài khoảng cách lứa, (3) chăm sóc kém do thời tiết bất thuận.
Kết quả này gợi ý rằng cần thiết phải dự trữ thức ăn xanh để duy trì năng suất vật nuôi trong
vụ Thu - Đông ở Quảng Trị.
Thành phần hóa học của các giống cỏ trồng thí nghiệm tại Quảng Trị
Bên cạnh khảo sát về năng suất, nghiên cứu này cũng đã quan tâm đến việc đánh giá chất
lượng cỏ đang trồng khảo nghiệm tại địa phương. Mẫu phân tích được lấy từ tất cả các điểm
nghiên cứu theo từng giống cỏ tại thời điểm thu hoạch 35 ngày nhằm đánh giá giá trị dinh
dưỡng của từng giống. Kết quả phân tích thành phần hóa học của các giống cỏ trồng tại
Quảng Trị được trình bày trên Bảng 7.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2-2010
58
Kết quả phân tích thành phần hóa học chứng tỏ các giống cỏ trồng ở Quảng Trị có chất lượng
tương đương các giống cỏ trồng ở những nơi khác trong nước (Trương Tấn Khanh, 1999; Vũ
Thị Thoa và Khổng Văn Đỉnh., 2001; Ba và cs., 2005; Vũ Chí Cương và cs., 2009).
Bảng 7. Thành phần hóa học của các giống cỏ nghiên cứu
Thành phần hóa học (% so với DM) Giống cỏ DM (%) CP OM CF NDF Ash
Cỏ Voi chọn lọc 1 17,3 13,0 88,4 32,5 65,7 11,6
Cỏ Voi florida 16,3 12,5 89,5 34,0 70,5 10,5
Cỏ VA-06 14,9 14,5 90,0 29,5 65,5 10,0
Cỏ King grass 15,7 12,4 87,5 33,5 71,8 12,5
Cỏ Sả lá lớn TD 58 19,8 11,5 90,5 33,2 71,5 9,5
Cỏ Sả lá nhỏ 24,5 10,5 87,5 32,6 73,2 12,5
Cỏ Ruzi 21,6 10,8 89,8 31,5 75,5 10,2
Cỏ Paspalum atratum 15,9 11,6 89,5 29,8 69,4 10,5
Cỏ Setaria 17,2 11,5 88,0 33,0 72,0 12,0
Khả năng chống chịu thời tiết xấu của các giống cỏ thí nghiệm
Bảng 8. Khả năng chịu hạn và chịu úng của các giống cỏ
Giống cỏ Chịu hạn Chịu úng Ghi chú
Cỏ Voi chọn lọc 1 5 5
Cỏ Voi florida 5 5
Cỏ VA-06 5 5
Cỏ Voi King grass 5 5
Trong mùa lụt phải để cây
cao quá mực nước ngập
Cỏ Sả lá lớn TD 58 6 4 Tỷ lệ chết khá cao sau lụt
Cỏ Sả lá nhỏ 8 2 Tỷ lệ chết rất cao sau lụt
Cỏ Ruzi 9 7 Chống chịu hạn và úng tốt
Cỏ Paspalum atratum 4 5 Chống chịu hạn và úng vừa
Cỏ Setaria 7 7 Chống chịu hạn và úng tốt
(1: rất kém; 10: rất tốt)
Với thời gian theo dõi 12 tháng (đầu năm 2008 đến đầu năm 2009), diễn biến thời tiết ở
Quảng Trị khá phức tạp, khắc nghiệt. Năm 2008 có 6 trận lụt, làm ngập úng vùng đất Triệu
Thượng và Cam Tuyền 2 (đất vườn ven sông), thời gian ngập úng mỗi lần khoảng 1-2 ngày,
bên cạnh đó mùa hè khô hạn kéo dài trong năm 2008. Để đánh giá khả năng chống chịu hạn
hán cũng như chịu úng, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia theo thang
điểm 10, dựa vào tỷ lệ chết sau mùa hạn hoặc mùa lũ lụt, kết quả đánh giá được trình bầy trên
Bảng 8.
Các giống cỏ Voi có khả năng chịu hạn và chịu úng thấp. Vì vậy, trước mùa mưa lụt (tháng 9
–12) cỏ cần được cắt cao, sao cho khoảng cách từ mặt đất đến điểm cắt cao hơn mực nước lụt
dự đoán để có có thể sống qua lụt. Đến tháng 2 bắt đầu cắt sát gốc và chăm bón theo quy
trình.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Khả năng sản xuất thức ăn xanh của 9 giống cỏ khảo nghiệm tại 4 vùng sinh thái của tỉnh
Quảng Trị tương đối cao, tương đươ