Lai tạo được sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm khai thác thế mạnh của con lai về
sức chống chịu bệnh tật, sức sản xuất và chất lượng sản phẩm Nguyễn Văn Thiện(1995). Lịch
sử lai tạo đà điểu được bắt đầu từ mục đích cải tạo bộ lông của chúng Stacey Gelis (1997)tiếp
đến là người ta cho lai những loài phụ với nhau để cải thiện các tính trạng sản xuất như thịt,
da, lông. Sanawany và John Dingle(1999) cho biết sử dụng trống nhóm Blue lai với mái lai 2
máu giữa nhóm Aust với Black tạo ra con lai 3 máu có ưu thế về sức đề kháng, khả năng sinh
trưởng cao và tiêu tốn thức ăn thấp. Wieder,(2000) Horbanczuk (2002) và ICDOE (2004) gợi
ý sử dụng Black -Neck có năng suất trứng cao làm con mẹ, sử dụng Red -Neck cấu trúc cơ
th ể lớn làm bố để tạo ra con lai có khả năng sinh trưởng cao chất lượng thịt, da tốt. Ở nước ta
từ năm 1996 đã nhập nội 4 nhóm giống đà điểu là Zim, Blue, Black, Aust được nuôi tại Trung
tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương. Các nghiên cứu về khả năng sản xuất,Phùng Đức Tiến
và cs, (2004) cho thấy nhóm Zim có khả năng sinh trưởng cao nhất, tiếp đếnlànhóm Blue.
Nhóm Black, Aust có khả năng sinh trưởng thấp hơn. Tuy nhiên, năng suất trứng, tỷ lệ phôi
đạt cao hơn. Phùng Đức Tiến và cs (2006) đã cho lai giữa trống nhóm Zim và mái nhóm Blue,
con lai F1 cho ưu thế lai về khả năng tăng trọng đạt 2,83-3,22%. Để phát huy ưu thế của các
nhóm đà điểu nhập nội trong sản xuất thịt, chúng tôi triển khai đề tài:“Nghiên cứu công thức
lai 3 máu giữa trống Zim và mái lai F1
trống Black và mái Aust” nhằm tạo được con lai 3 máu
có ưu th ế về khả năng sản xuất thịt ph ù h ợp với sản xuất
7 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khả năng sản xuất của đà điểu lai 3 máu giữa trống zim và mái lai f1 (black x aust), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN KHẮC THỊNH – Khả năng sản xuất của đà điểu lai 3 máu...
23
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA ĐÀ ĐIỂU LAI 3 MÁU GIỮA TRỐNG ZIM VÀ MÁI
LAI F1 (BLACK x AUST)
Phùng Đức Tiến*, Nguyễn Khắc Thịnh, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Thị Hoà,
Vũ Thị Thái, Đặng Đình Tứ,và Nguyễn Văn Quyết
Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương
*Tác giả liên hệ: Phùng Đức Tiến, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương
Tel: 043 8385622; Fax: 043 8385804; Email: pkhttncgctp@vnn.vn
ABSTRACT
Performance of hybrid ostrich (Zim male and F1 female )
The crossbreeding was made between Zim male and the female F1 (Black x Aust) in 2006 to produce the hybrid
offsprings. The experiment was conducted at Ba Vì Farm, Thuyphuong Poultry Research Centre. Its was shown
that fertility rate and hatchability/fertiled eggs of the hybrid offsprings, which were 71.1 % and 68.8%,
respectively. The above figures were higher than these of the parent generation. The mortility rate and body
weight of the offsprings at 12 months of age were 5.56%, and 109,76 kg. The heterosis of bodyweight at 12
months of age was 3.77%. FCR (kg concentrate feed/kg gain) and FCR (kg fodder/kg gain), which were 4.65
and 4.58 kg, were the lowest. The heterosis for FCR (kg concentrate feed/kg gain) and FCR (kg fodder/kg gain),
were - 4. 02) and - 0,97%, respectively. The dressing, lean meat percentages of the offsprings 74.01 and 32.31%,
respectively. The meat yield produced/female/year of the offsprings, which was 2145.7 kg, was higher than that
of the parent generation.
Key words: Zim ostrich , hatchability/fertile, crossbreeding, offspring, body weight.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lai tạo được sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm khai thác thế mạnh của con lai về
sức chống chịu bệnh tật, sức sản xuất và chất lượng sản phẩm Nguyễn Văn Thiện (1995). Lịch
sử lai tạo đà điểu được bắt đầu từ mục đích cải tạo bộ lông của chúng Stacey Gelis (1997) tiếp
đến là người ta cho lai những loài phụ với nhau để cải thiện các tính trạng sản xuất như thịt,
da, lông. Sanawany và John Dingle (1999) cho biết sử dụng trống nhóm Blue lai với mái lai 2
máu giữa nhóm Aust với Black tạo ra con lai 3 máu có ưu thế về sức đề kháng, khả năng sinh
trưởng cao và tiêu tốn thức ăn thấp. Wieder, (2000) Horbanczuk (2002) và ICDOE (2004) gợi
ý sử dụng Black - Neck có năng suất trứng cao làm con mẹ, sử dụng Red - Neck cấu trúc cơ
thể lớn làm bố để tạo ra con lai có khả năng sinh trưởng cao chất lượng thịt, da tốt. Ở nước ta
từ năm 1996 đã nhập nội 4 nhóm giống đà điểu là Zim, Blue, Black, Aust được nuôi tại Trung
tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương. Các nghiên cứu về khả năng sản xuất, Phùng Đức Tiến
và cs, (2004) cho thấy nhóm Zim có khả năng sinh trưởng cao nhất, tiếp đến là nhóm Blue.
Nhóm Black, Aust có khả năng sinh trưởng thấp hơn. Tuy nhiên, năng suất trứng, tỷ lệ phôi
đạt cao hơn. Phùng Đức Tiến và cs (2006) đã cho lai giữa trống nhóm Zim và mái nhóm Blue,
con lai F1 cho ưu thế lai về khả năng tăng trọng đạt 2,83-3,22%. Để phát huy ưu thế của các
nhóm đà điểu nhập nội trong sản xuất thịt, chúng tôi triển khai đề tài:“Nghiên cứu công thức
lai 3 máu giữa trống Zim và mái lai F1 trống Black và mái Aust” nhằm tạo được con lai 3 máu
có ưu thế về khả năng sản xuất thịt phù hợp với sản xuất.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu: Nhóm đà điểu giống Zim và con lai F1(♂Black x ♀Aust); Con lai 3 máu
giữa ♂Zim x ♀F1(Black x Aust).
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 25-Tháng 8-2010
24
Địa điểm nghiên cứu: Trại nghiên cứu đà điểu Ba Vì.
Thời gian nghiên cứu: Từ 2007 đến 2008
Nội dung nghiên cứu
Khả năng ghép phối ở con bố mẹ: Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở.
Con lai 3 máu: Tỷ lệ nuôi sống, các chỉ tiêu về sinh trưởng ở con lai, hiệu quả sử dụng thức
ăn, hiệu quả kinh tế.
Phương pháp nghiên cứu
Sơ đồ công thức lai 3 máu
Ông bà: ♂ Zim x ♀ Zim ♂ Black x ♀ Aust
↓ ↓
Bố mẹ: ♂ Zim x ♀ (Black x Aust)
↓
Con thương phẩm 3 máu: Zim x (Black x Aust)
Bố trí thí nghiệm
Thiết kế thí nghiệm theo mô hình hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố là đà điểu nhóm Zim, Đà
điểu F1(Black x Aust) và con lai 3 máu. Thí nghiệm lặp lại 3 lần theo sơ đồ sau:
Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Lô 1
Nhóm thuần Zim
Lô 2
Nhóm con lai
3 máu
Lô 3
Nhóm F1
(Black x Aust) Lô TN
♂ ♀ ♂ ♀ ♂ ♀
Số lượng/lần (con) 3 3 3 3 3 3
Số lần lặp lại (lần) 3 3 3
Tổng số đà điểu TN (con) 18 18 18
Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng: Áp dụng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng theo quy trình chăm sóc
nuôi dưỡng đà điểu Ostrich, NXB Nông nghiệp 2004.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng nuôi đà điểu thí nghiệm
Tháng tuổi
Chỉ tiêu 0-1 tháng 2-3 tháng 4-6 tháng 7-12 tháng
Protein thô (%) 21 19 17 13 – 15
ME (kcal/kg) 2750 2650 2500 2400
Lizin (%) 1,13 0,96 0,90 0,81
Methionin (%) 0,35 0,32 0,29 0,24
Ca tổng số (%) 1,3-1,5 1,3-1,5 1,2-1,5 1,0 - 1,2
P tổng số (%) 0,66 0,65 0,60 0,60
VitaminA (UI) 12500 12500 12500 12500
VitaminD (UI) 2500 3000 3000 3000
VitaminE (UI) 40 40 40 40
NGUYỄN KHẮC THỊNH – Khả năng sản xuất của đà điểu lai 3 máu...
25
Phương pháp theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu
Khả năng ghép phối ở con bố mẹ
Tỷ lệ nuôi sống, các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng ở con lai, hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu
quả kinh tế.
Xử lý số liệu
Số liệu theo dõi và thu thập được, được sử lý bằng phương pháp thống kê sinh học, so sánh
các số trung bình bằng các phương pháp bình phương giá trị sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
LSD trên phần mềm Minitab.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Năng suất sinh sản trên đàn bố mẹ
Kết quả về khả năng phối giốngvà tỷ lệ ấp nở ghép đàn bố mẹ được thể hiện ở Bảng 2.
Bảng 2. Tỷ lệ trứng có phôi và kết quả ấp nở
Lô TN Zim Zim x (Black x Aust) F1 (Black x Aust)
Tổng trứng ấp (quả) 45 45 45
Số trứng có phôi (quả) 27 33 32
Tỷ lệ phôi (%) 60,0 73,3 71,1
Số con nở ra (con) 15 23 22
Tỷ lệ nở/phôi (%) 55,6 69,7 68,8
Tỷ lệ trứng có phôi ở công thức lai giữa trống nhóm Zim và mái lai F1 (Black x Aust) đạt
73,3% hơn nhóm thuần Zim 13,3%. Tương ứng, chỉ tiêu tỷ lệ nở/phôi con lai F1 (Black x
Aust) đạt 69,7%, tương đương với con lai F1 và cao hơn nhóm thuần Zim 14,1%. Như vậy,
trứng đà điểu dòng Zim với con lai F1 (Black x Aust) có khả năng kết hợp tốt nên các chỉ tiêu
về tỷ lệ phôi và ấp nở ở các công thức lai đạt đều cao hơn nhóm giống thuần và tự giao F1.
Kết quả con lai nuôi thịt
Tỷ lệ nuôi sống và sức kháng bệnh
Bảng 3. Tỷ lệ nuôi sống Đà điểu qua các tháng tuổi (n=18 con)
Giai đoạn
(tháng)
Nhóm Zim
(%)
Con lai 3 máu*
(%)
F1(Black x Aust)
(%)
ss – 3 94,44 100 94,44
4 – 6 94,44 94,44 94,44
7 – 9 94,44 94,44 94,44
10 -12 94,44 94,44 94,44
* Ghi chú: Con lai 3 máu từ công thức ghép lai giữa trống Zim và mái F1 (Black x Aust).
Tỷ lệ nuôi sống đà điểu đến 12 tháng tuổi đạt từ 94,44 - 100%. Sau 3 tháng đà điểu các lô thí
nghiệm không hao hụt, tỷ lệ nuôi sống đà điểu đến 12 tháng tuổi ở các lô thí nghiệm đều đạt
94,44%.
Khả năng sinh trưởng
Khối lượng cơ thể đà điểu từ 1-12 tháng tuổi được thể hiện ở Bảng 4. Khối lượng cơ thể đà
điểu 12 tháng tuổi đạt được của con lai 3 máu là 109,76 kg; tương đương với trống nhóm Zim
là 110,17 kg (p>0,05), cao hơn con lai F1(Black x Aust) là 8,38 kg (p<0,05).
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 25-Tháng 8-2010
26
Bảng 4. Khối lượng cơ thể đà điểu đến 12 tháng tuổi (Mean ± SD) (n=18 con)
Tuổi (tháng) Nhóm Zim(kg) Con lai 3 máu (kg) F1(Black x Aust)(kg)
Ss 0,77 ± 0,051 0,79 ± 0,04 0,80 ± 0,08
3 18,51 ± 1,80 18,27 ± 1,38 18,55 ± 2,06
6 55,11 ± 3,06 54,63 ± 4,46 54,65 ± 4,38
9 85,38 ± 4,90 83,36 ± 6,50 80,84 ± 6,21
12 110,17 a ± 8,67 109,76 a ± 9,62 101,37 b ± 11,69
H(%) - 3,77 -
Chữ cái khac nhau là có ý nghia thống kê (P<0,05)
Ưu thế lai về khối lượng cơ thể đà điểu con lai 3 máu Zim x (Black x Aust) đạt được lúc 12
tháng tuổi là 3,77%.
Đồ thị biểu thị khối lượng cơ thể đà điểu
§å ThÞ Sinh trëng ®µ ®iÓu
0
20
40
60
80
100
120
SS 3 6 9 12
Tuæi ®µ ®iÓu (th¸ng)
K
hè
i l
î
g
c¬
t
hÓ
(
kg
)
Zim
F1*(BlaxAu)
Zim x F1*
Qua đồ thị biểu thị khối lượng cơ thể đà điểu của các công thức lai và nhóm Zim qua các
tháng tuổi cho thấy thấy giai đoạn 0 -6 tháng tuổi chúng có khối lượng và tốc độ phát triển
tương đương nhau, giai đoạn 9 -12 tháng con lai 3 máu và nhóm Zim có tốc độ phát triển
nhanh hơn, thể hiện rõ ở sinh trưởng tuyệt đối của các lô thí nghiệm.
Sinh trưởng tuyệt đối: Sinh trưởng tyệt đối của đà điểu nhóm Zim và các công thức lai qua
các giai đoạn tuổi được thể hiện ở Bảng 5.
Bảng 5. Sinh trưởng tuyệt đối của đà điểu (n=18 con/lô)
Giai đoạn
(tháng)
Nhóm
Zim(gam/con/ng)
Con lai 3 máu
(gam/con/ng)
F1(Black x Aust)
(gam/con/ng)
ss – 3 197,04 194,22 196,20
4 – 6 406,67 403,18 402,22
7 – 9 168,20 162,09 145,49
10 – 12 275,36 289,22 228,09
TB 299,71 298,55 275,55
So sánh tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình cả giai đoạn giữa nhóm Zim thuần và các con
lai cho thấy đạt cao nhất ở nhóm Zim thuần: 299,71 gam/con/ngày tiếp đến con lai 3 máu Zim
x (Black x Aust) là 298,55 gam/con/ ngày; thấp nhất là con lai 2 máu Black x Aust là 275,55
gam/con/ngày.
NGUYỄN KHẮC THỊNH – Khả năng sản xuất của đà điểu lai 3 máu...
27
Tiêu tốn và chi phí thức ăn
Bảng 6. Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng trọng nuôi đà điểu
Giai đoạn (tháng) Nhóm Zim Con lai 3 máu F1(Black x Aust)
Tiêu tốn thức ăn tinh (kg/kg tăng trọng)
ss – 3 2,2 2,23 2,28
4 – 6 2,75 2,76 2,81
7 – 9 3,67 3,65 3,69
10 -12 4,72 4,65 4,97
H (%) - 4,02
Tiêu tốn thức ăn xanh (kg/kg tăng trọng)
ss – 3 2,13 2,15 2,09
4 – 6 2,54 2,55 2,61
7 – 9 3,61 3,57 3,59
10 -12 4,55 4,58 4,7
H (%) - 0,97
Chi phí thức ăn (1000 đ/kg tăng trọng)
Tổng thức ăn 33,09 32,71 35,81
Tiêu tốn thức ăn tinh, xanh/kg tăng khối lượng trung bình nuôi đà điểu đến 12 tháng tuổi
đạt thấp nhất ở con lai 3 máu Zim x (Black x Aust) là 4,65; 4,58 kg; tiếp đến nhóm thuần
Zim là 4,72; 4,55 kg, cao nhất ở con lai 2 máu Black x Aust là 4,97; 4,70 kg. Ưu thế lai
tiêu tốn thức ăn tinh ở con lai đạt giá trị âm là 4,02 %. Tương ứng, chi phí thức ăn đạt thấp
nhất ở con lai 3 máu Zim x (Black x Aust) là 32,71 nghìn đồng/kg, cao nhất ở con lai 2
máu là 35,81 nghìn đồng.
So sánh năng suất thịt của các công thức lai
Bảng 7. Khả năng sản xuất thịt các công thức lai
Chỉ tiêu Nhóm Zim F1(Black x Aust) Zim x (Black x Aust)
Năng suất trứng/mái (quả) 34,4 41,3 40,5
Con nở/mái (con) 11,5 20,2 20,7
Tỷ lệ nuôi sống (%) 94,4 94,4 94,4
Khối lượng cơ thể (kg) 110,2 101,4 109,8
Thịt hơi sản xuất/năm (kg) 1193,0 1933,0 2145,7
So sánh (lần) 1,8 1,1 -
Khả năng sản xuất thịt hơi/mái/năm của công thức lai 3 máu Zim x (Black x Aust) cho
năng xuất thịt 2145,7 kg/mái/năm cao hơn nhóm thuần Zim là 1,8 lần, con lai F1 (Back x
Aust là 1,1 lần.
Chuyển giao nuôi ngoài sản xuất
Chuyển giao đà điểu lai 3 máu tại Bắc Ninh, Hải Dương và Lạng Sơn. Kết quả nuôi ở các điểm
chuyển giao được thể hiện ở Bảng 8. Đà điểu lai 3 máu Zim x (Black x Aust) nuôi thịt ngoài sản
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 25-Tháng 8-2010
28
xuất đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trung bình: tỷ lệ nuôi sống đến 12 tháng là 94,3%;
khối lượng cơ thể lúc 12 tháng là 106,67 kg; tiêu tốn thức ăn tinh, xanh /kg tăng trọng là 5,05
kg và 5,10 kg.
Bảng 8. Kết quả nuôi đà điểu thịt công thức lai ngoài sản xuất
Chỉ tiêu Bắc Ninh Hải Dương Lạng Sơn Trung bình
Tổng số đầu con theo dõi (con) 20 20 30 70
Tỷ lệ nuôi sống (%) 95,0 95,0 93,3 94,3
Khối lượng cơ thể 12 tháng tuổi (kg) 103,66 108,82 107,25 106,67
Tiêu tốn thức ăn tinh (kg) 5,1 4,98 5,06 5,05
Tiêu tốn thức ăn xanh (kg) 5,15 5,25 4,96 5,10
Mổ khảo sát đà điểu lai 12 tháng tuổi
Khối lượng trung bình đưa vào giết mổ đạt 101,77kg/con. Tỷ lệ thịt xẻ ở đà điểu lai 3 máu đạt
74,01%, tỷ lệ thịt tinh 32,31% so với khối lượng sống. Tỷ lệ mỡ 16,62%, xương 17,23% so
với khối lượng sống.
Bảng 9. Kết quả mổ khảo sát
Trống (n = 3) Mái (n = 3) Trung bình (n = 6)
Chỉ tiêu
Mean(kg) Tỷ lệ (%) Mean(kg) Tỷ lệ (%) Mean(kg) Tỷ lệ (%)
Khối lượng sống 111,20 100 92,33 100 101,77 100
Khối lượng tiết 3,07 2,76 3,23 3,50 3,15 3,10
Khối lượng long 2,07 1,86 1,77 1,91 1,92 1,88
Khối lượng da 6,10 5,49 6,03 6,53 6,07 5,96
Khối lượng thịt xẻ 83,00 74,64 67,63 73,25 75,32 74,01
Khối lượng thịt tinh 36,47 32,79 29,30 31,73 32,88 32,31
Khối lượng mỡ 19,07 17,15 14,77 15,99 16,92 16,62
Khối lượng xương 19,90 17,90 15,17 16,43 17,53 17,23
Hiệu quả kinh tế nuôi đà điểu thịt
Bảng 9. Hiệu quả nuôi thịt đà điểu lai 3 máu
Diễn giải Tiền (1000đ)
Giống 3 tháng tuổi (1.800,0 nghìn đồng/con x 10 con) 18.000,0
Thức ăn [(445kg/con x 6,5 ng/kg)+(450kg/con x 0,4 ng/kg)]x10 con 30.725,0
Thuốc thú y 8 ng/con/ th x 9 th x 10 con 720,0
Điện nước 5 ng/con/ th x 9 th x 10 con 450,0
Chi
KHCB chuồng trại 100 ng/con 1.000,0
Tổng chi phí 50.895,0
Thu Tổng thu (106,6 kg/con x 10 con x 94,3% nuôi sống x 60 ng/kg hơi 60.314,3
Cân đối thu – chi 9.419,3
Lãi/con* 941,9
*Tính theo giá bán thịt hơi lúc 12 tháng tuổi năm 2008.
NGUYỄN KHẮC THỊNH – Khả năng sản xuất của đà điểu lai 3 máu...
29
Bảng 9 cho thấy, lãi trung bình/con sau 9 tháng nuôi không tính chi phí lao động là 941,9
nghìn đồng/con.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Tỷ lệ trứng có phôi, tỷ lệ nở/phôi công thức ghép lai 3 máu giữa trống Zim và mái lai F1(Black
x Aust) đạt 73,3%, cao hơn nhóm thuần và con lai F1 từ 2,3 -13,3% và 0,9-4,1%.
Tỷ lệ nuôi sống con lai 3 máu đến 12 tháng tuổi đạt 94,44%. Khối lượng cơ thể là 109,76 kg,
tương đương với nhóm Zim (110,17 kg) cao hơn con lai F1 (Black x Aust) là 8,38 kg. Ưu thế
lai về khối lượng cơ thể lúc 12 tháng tuổi là 3,77%. Tỷ lệ thịt xẻ đà điểu lai 3 máu 12 tháng
tuổi đạt 74,01%, tỷ lệ thịt tinh 32,31%, mỡ 16,62%, xương 17,23% so với khối lượng sống.
Tiêu tốn thức ăn tinh, xanh/kg tăng trọng đà điểu lai 3 máu Zim x F1(Black x Aust) đạt thấp
nhất là 4,65; 4,58 kg. Ưu thế lai về tiêu tốn thức ăn tinh, xanh đạt giá trị âm là 4, 02 và
0,97%. Năng suất thịt của tổ hợp lai 3 máu đạt 2.145,7 kg/mái/năm, gấp 1,1-1,8 lần so với
nhóm thuần và công thức lai 2 máu. Áp dụng công thức lai 3 máu Zim x (Black xAust) nuôi
ngoài sản xuất các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đạt khả quan, lãi xuất/con đạt 941,9 nghìn đồng.
Đề nghị
Cho sử dụng công thức lai 3 máu giữa trống Zim và mái F1 (Black x Aust) vào sản xuất đà
điểu thương phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Horbanczuk J.O (2002). The ostrich. Warsaw.
ICDOE, (2004). Proceedings of International Conference on Development of Ostrich Estate. Xi an, China.
Nguyễn Văn Thiện (1995) Di truyền học số lượng ứng dụng trong chăn nuôi, NXB. Nông nghiệp - Hà Nội
Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Bạch Thị Thanh Dân, Bạch Mạnh Điều, Nguyễn Khắc Thịnh, Đặng Quang
Huy, Nguyễn Duy Điều, Phạm Văn Nuôi và Trương Thúy Hường, (2004). Tuyển tập công trình nghiên
cứu Khoa học - Công nghệ Chăn nuôi đà điểu, chim câu, cá sấu. NXB. Nông nghiệp.
Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Bạch Thị Thanh Dân và Bạch Mạnh Điều, (2006). Kỹ thuật chăn nuuôi đà
điểu (Ostrich). NXB. Nông nghiệp-Hà Nội.
Stacey Gelis (1997). Look beyond our shores. Australia. August.
Shanawany Dr M.M, John Dingle (1999). Ostrich production system. FAO.
*Người phản biện: TS. Nguyễn Qúy Khiêm; TS. Bùi Hữu Đoàn (ĐHNN HN)