Từ nhiều năm nay để đẩy mạnh khả năng sinh sản và nâng cao năng suất, chất lượng sữa của
đàn bòsữa Việt Nam, các nhà chăn nuôi đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu trong đó có
th ụ tinh nhân tạo. Để đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Holstien
Friesian (HF) từ Mỹ (HF-Mỹ) và bò đực giống HF sinh ra, lớn lên tại Việt Nam (HF-VN)
nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò sữa, phục vụ công tác cải tạo giống bò
sữa tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh
đông lạnh của bò đực giống Holstein Friesian (HF) phục vụ công tác giống tại Việt Nam”
với mục đích:xác định số lượng, chất lượng tinh dịch của bò đực giống HF nhập từ Mỹ và bò
đực giống HF sinh ra, lớn lên tại Việt Nam. Xác định khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò
đực giống HF nhập từ Mỹ và bò đực giống HF sinh ra, lớn lên tại Việt Nam.
6 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2491 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khả năng sản xuất tinh và chất lượng ting đông lạnh của bò đực giống holstein friesian (hf) nhập từ Hoa Kỳ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÊ BÁ QUẾ – Khả năng sản xuất tinh ...
1
KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TINH VÀ CHẤT LƯỢNG TING ĐÔNG LẠNH CỦA BÒ
ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN (HF) NHẬP TỪ HOA KỲ
Lê Bá Quế, Lê Văn Thông, Phùng Thế Hải, Nguyễn Hữu Sắc, Phạm Văn Tiềm,
Trần Công Hoà, Võ Thị Xuân Hoa và Nguyễn Thị Thu Hoà
Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương
*Tác giả liên hệ: Lê Bá Quế -Trung tâm gia súc lớn Trung ưong Số 6. Nguyễn Công Trứ - Hà Nội
Tel: (04) 39.724.292 / 0913.260.645 ; Fax: 39.719.049; Email: vinalica@vnn.vn
ABSTRACT
Semen production and semen quality of Holstein Friesian bulls imported from United States of America
High yielding Holstein Friesian bulls imported from United States in december, 2001 and their sons born in
Vietnam were reared at Moncada Centre in Tanlinh, Bavi, Ha noi province for research and production of frozen
semen.
Data from 2005 to 2008 showed that the volume of semen/collection (V), spermatozoa concentration/ml semen,
rate of abnormal spermatozoa were 7.16 ml/collection; 1.23 billions/ml, 9.99% for HF bulls imported from USA
and were 8.30 ml/collection; 1.16 billions/ml, 9.03% for their sons born in Vietnam, respectively.
Data from 2005 to 2008 also showed that the percentage of semen collection meeting standads for frozen semen
production, number of frozen semen straws/collection, percentage of frozen semen straw meeting standadrs after
thawing and number of frozen semen straws produced/bull/years were 74.14%; 355.86 straws, 95.55% and
22,137.25 straws for HF bulls imported from USA and were 85.75%; 342.34 straws, 96.60% and 8,1198 straws
for their sons born in Vietnam, respectively.
Keywords: HF bulls, semen quality.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ nhiều năm nay để đẩy mạnh khả năng sinh sản và nâng cao năng suất, chất lượng sữa của
đàn bò sữa Việt Nam, các nhà chăn nuôi đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu trong đó có
thụ tinh nhân tạo. Để đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Holstien
Friesian (HF) từ Mỹ (HF-Mỹ) và bò đực giống HF sinh ra, lớn lên tại Việt Nam (HF-VN)
nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò sữa, phục vụ công tác cải tạo giống bò
sữa tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh
đông lạnh của bò đực giống Holstein Friesian (HF) phục vụ công tác giống tại Việt Nam”
với mục đích: xác định số lượng, chất lượng tinh dịch của bò đực giống HF nhập từ Mỹ và bò
đực giống HF sinh ra, lớn lên tại Việt Nam. Xác định khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò
đực giống HF nhập từ Mỹ và bò đực giống HF sinh ra, lớn lên tại Việt Nam.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Gồm 6 bò đực giống HF nhập khẩu từ Mỹ (HF-Mỹ) và 7 bò đực HF
sinh ra, lớn lên tại Việt Nam (HF-VN).
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu một số chỉ tiêu tinh dịch của bò đực giống HF - Mỹ và HF-
VN. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống HF-Mỹ và HF-VN.
Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp chia lô. Lô bò đực
HF-Mỹ 6 con. Lô bò đực HF -Việt Nam 7 con
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2008.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 16-Tháng 2-2009
2
Địa điểm nghiên cứu: tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada, Ba Vì - Hà Tây.
Nghiên cứu số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh đông lạnh dạng
cọng rạ
Việc chuẩn bị âm đạo giả, chuẩn bị bò đực lấy tinh, chuẩn bị bò giá, lấy tinh bằng âm đạo giả
được tiến hành theo quy trình khai thác tinh.
Đánh giá số lượng chất lượng tinh dịch
Ghi số hiệu bò đực giống, ngày lấy tinh, lượng xuất tinh bằng phương pháp quan sát.
Sức hoạt động tinh trùng, kiểm tra qua kính hiển kết nối với màn hình.
Đánh giá nồng độ tinh trùng bằng máy so màu SDM4 (tỷ/ml).
Đếm tỉ lệ sống/chết bằng kính hiển vi. Đánh giá tỉ lệ kỳ hình tinh trùng (định kỳ 3 tháng /lần).
Pha loãng tinh dịch
Nếu tinh dịch đạt tiêu chuẩn (V≥3ml/lần khai thác tinh, A ≥70%,C ≥ 800 triệu / ml) thì đưa
tinh dịch vào pha loãng với môi trường A (không có glycerol), với lượng bằng 50% tổng
lượng môi trường cần dùng.
Bảo quản ở nhiệt độ 5oC trong khoảng 1-2 giờ. Pha loãng với môi trường B có glycerol bằng
phương pháp nhỏ giọt trong 3 giờ. In nhãn mác lên vỏ cọng rạ bằng máy in chuyên dùng. Nạp
tinh và hàn đầu cọng rạ bằng máy tự động. Cân bằng glycerol ở 5oC.
Các cọng rạ đựợc rải đều một lớp trên giá chuyên dụng và đặt trong buồng có nhiệt độ 5oC
trong 3 giờ. Đông lạnh bằng máy đông lạnh chuyên dụng, tự động điều khiển hạ nhiệt độ.
Kiểm tra chất lượng tinh sau đông lạnh
Giải đông và kiểm tra hoạt lực tinh nếu hoạt lực tinh sau đông lạnh A≥40% thì đạt tiêu chuẩn.
Xử lý số liệu
Các số liệu thu được, được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học trên máy vi tính, sử
dụng chương trình phần mềm Minitab Release 12.21.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả nghiên cứu tinh dịch của bò đực giống HF-Mỹ và HF-VN
Lượng xuất tinh (V): Lượng xuất tinh là thể tích tinh dịch của một lần lấy tinh (ml/lần).
Lượng xuất tinh liên quan chặt chẽ tới giống, tuổi, chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, kích
thước dịch hoàn, mùa vụ, mức độ kích thích tính dục trước khi lấy tinh, phản xạ nhẩy giá và
kỹ thuật khai thác tinh. Kết quả nghiên cứu lượng xuất tinh (V) của bò đực giống HF-Mỹ và
HF-VN được thể hiện qua Bảng 1.
Bảng 1. Lượng xuất tinh (V) của bò đực giống HF-Mỹ và HF-VN (ml/lần)
Lô N Mean ± SE Cv (%) Min Max
HF-Mỹ 1338 7,161± 0,053 28,357 2,500 14,000
HF-VN 414 8,298± 0,105 25,576 4,000 14,000
Trung bình 1752 7,409±0,048 28,391 2,500 14,000
LÊ BÁ QUẾ – Khả năng sản xuất tinh ...
3
Qua Bảng 1cho thấy, lượng xuất tinh của bò đực HF-VN cao hơn HF-Mỹ và sự khác nhau này
rất rõ rệt (P<0,01). Nguyên nhân có thể là do bò HF-Mỹ chưa thích nghi với điều kiện khí hậu
nóng ẩm của Việt Nam. Lượng xuất tinh của bò đực HF trong nghiên cứu này cao hơn nghiên
cứu của Hà Văn Chiêu, 1999 (5,7ml) và nằm trong khoảng trung bình kết quả nghiên cứu của
Lubos HoLy, 1970 (6-8 ml).
Nồng độ trinh trùng (tỷ/ml)
Nồng độ trinh trùng là số lượng tinh trùng có trong một ml tinh dịch, nó xác định số lượng
tinh trùng trên một lần lấy tinh, phân loại tinh dịch, quyết định loại bỏ hay sử dụng cho các
công đoạn sau. Kết quả nghiên cứu nồng độ tinh trùng trong tinh dịch bò đực giống HF qua
Bảng 2.
Bảng 2. Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch bò đực giống HF (tỷ/ml)
Lô Mean ± SE Cv (%) Min Max
HF-Mỹ (n = 1338) 1,231±0,008 27,571 0,230 2,160
HF-VN (n = 414) 1,159±0,013 22,820 0,450 2,000
Trung bình (n = 1752) 1,215±0,007 26,807 0,230 2,160
Qua Bảng 2 cho thấy, nồng độ tinh trùng trong tinh dịch bò HF-Mỹ cao hơn HF-VN và sự
khác nhau này rất rõ rệt (P<0,01). Nồng độ tinh trùng trong nghiên cứu này cao hơn nghiên
cứu của Hà Văn Chiêu, 1999 (0,894 tỷ/ml) và nằm trong khoảng trung bình kết quả nghiên
cứu của Hiroshi Masuda, 1992 (0,30-2,00 tỷ/ml).
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K)
Trong điều kiện bình thường, tinh trùng có hình dạng đặc trưng cho mỗi loài, nếu vì một lý do
nào đó trong quá trình sinh tinh, hoặc xử lý tinh dịch, tinh trùng có hình thái khác thường như
biến dạng hay khuyết tật ở đầu, cổ và đuôi. Kết quả kiểm tra tỷ lệ kỳ hình tinh trùng trong tinh
dịch bò đực HF-Mỹ và HF-VN được thể hiện qua Bảng 3.
Bảng 3: Tỷ lệ kỳ hình tinh trùng trong tinh dịch bò đực HF-Mỹ và HF-VN (%)
Lô n Mean ± SE Cv (%) Min Max
HF-Mỹ 1338 9,995±0,365 24,937 5,000 16,000
HF-VN 414 9,026±0,194 21,672 5,500 13,000
Trung bình 1752 9,768±0,174 22,705 5,000 16,000
Qua phân tích phương sai kết quả trong Bảng 3 cho thấy, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong tinh
dịch của hai lô bò đực HF-Mỹ và HF-VN có sự khác nhau rõ rệt (P<0,05). Tỷ lệ kỳ hình tinh
trùng của bò đực HF-Mỹ cao hơn HF-VN. Nguyên nhân là do bò đực HF Mỹ có thời gian
sống ở Việt nam ngắn, chưa phù hợp hoàn toàn với khí hậu Việt Nam như Bò HF Việt Nam.
Khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống HF-Mỹ và HF-VN
Tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn
Tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn là số lần lấy tinh mà qua kiểm tra đánh giá chất lượng
phải đạt tiêu chuẩn so với tổng số lần lấy tinh. Lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn qua kiểm tra phải
đạt được những giá trị như sau:
Hoạt lực tinh trùng trong tinh dịch (A) phải ≥ 70%.
Nồng độ tinh trùng (C) phải ≥ 800 triệu tinh trùng/ml tinh dịch.
Thể tích tinh dịch (V) hay là lượng xuất tinh phải ≥ 3 ml/lần khai thác.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 16-Tháng 2-2009
4
Các kết quả nghiên cứu được thể hiện ở Bảng 4.
Bảng 4. Tỷ lệ % các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn của bò đực HF-Mỹ và HF-VN (%)
Lô n. Đạt tiêu chuẩn Không đạt tiêu chuẩn
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
HF-Mỹ 1338 992 74,14 346 25,86
HF-VN 414 355 85,75 59 14,25
Trung bình 1752 1347 76,88 405 23,12
Qua Bảng 4 cho thấy, tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn của HF-VN cao hơn HF-Mỹ và sự
khác nhau rất rõ rệt (P<0,01). Điều này rất có ý nghĩa trong thực tế sản xuất, muốn có tỷ lệ
các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn cao thì phải tạo điều kiện tối ưu theo nhu cầu của từng bò đực
HF, đặc biệt là những bò đực HF nhập khẩu từ nước ngoài.
Số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trong một lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn (liều/lần) của
một bò đực
Để đánh giá khả năng sản xuất tinh cọng rạ của các bò đực HF, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu khả năng sản xuất tinh cọng rạ của chúng trong một lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn đưa
vào sản xuất, kết quả được thể hiện ở Bảng 5.
Bảng 5. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất trong một lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn của bò đực
HF- Mỹ và HF-VN (liều)
Lô n. Mean± SE Cv (%) Min Max
HF-Mỹ 992 355,857±3,569 31,590 86,000 770,000
HF-VN 355 342,364±5,301 29,011 105,000 628,000
Trung bình 1347 348,331±2,981 31 ,014 86,000 770,000
Qua Bảng 5 cho thấy, sự sai khác về số lượng cọng rạ sản xuất được trong một lần lấy tinh đạt
tiêu chuẩn sản xuất giữa bò đực HF-Mỹ và HF-VN là rõ rệt (P<0,05). Điều này thể hiện rằng
khả năng sản xuất tinh cọng rạ trong một lần khai thác tinh của bò HF-Mỹ cao hơn HF-VN.
Nguyên nhân là do nồng độ tinh trùng của bò HF-Mỹ là cao hơn bò HF-VN.
Tỷ lệ tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn sau đông lạnh
Tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn sau đông lạnh phải có hoạt lực sau giải đông ≥40% nếu A<40%
thì không đạt tiêu chuẩn và bị loại thải. Kết quả kiểm tra hoạt lực tinh trùng trong cọng rạ sau
đông lạnh được trình bày ở Bảng 6.
Qua Bảng 6 cho thấy, tỷ lệ tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn sau đông lạnh của HF-Mỹ là 95,549%
và tỷ lệ loại thải bằng: 4,460%. Bò đực HF-VN có tỷ lệ tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn sau đông
lạnh bằng: 95,601% và loại thải là 4,399%.
Tỷ lệ tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn sau đông lạnh của cả hai nhóm bò HF bằng 95,562% và tỷ lệ
loại thải là 4,438%. Kết quả này tương tự với kết quả của JICA (tháng 10 năm 2005) báo cáo
tại Viện Chăn nuôi. Tỷ lệ tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn sau đông lạnh cũng như tỷ lệ loại thải
giữa hai lô bò HF-Mỹ và HF-VN là tương đương (P>0,05).
Bảng 6. Số lượng, tỷ lệ tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn sau đông lạnh của bò đực
HF-Mỹ và HF-VN (đ/vliều)
LÊ BÁ QUẾ – Khả năng sản xuất tinh ...
5
Đạt tiêu chuẩn Không đạt tiêu chuẩn Lô n Tổng số liều
sản xuất Số liều Tỷ lệ (%) Số liều Tỷ lệ(%)
HF-Mỹ 992 354.245 338.481 95,549 15.764 4,460
HF-VN 355 119.448 114.193 95,601 5.255 4,399
Trung bình 1347 473.693 452.674 95,562 21.019 4,438
Số lượng tinh cọng rạ sản xuất trong năm (liều/con/năm)
Kết quả sản xuất tinh cọng rạ của 6 đực giống HF-Mỹ và 7 đựcgiống HF-VN trình bày ở
Bảng 7.
Bảng 7. Kết quả sản xuất tinh cọng rạ của bò đực giống HF (liều/con/năm)
Lô n Mean± SE Cv(%) Min Max
HF-Mỹ 6 22.137,25±4.573,29 50,603 3.306 46.467
HF-VN 7 8.198,44±2.845,93 91,842 1.572 23.611
Trung bình 13 14.631,74±3.197,88 78,802 1.572 46.467
Qua Bảng 7 cho thấy, số lượng tinh cọng rạ bình quân của một bò đực giống HF-Mỹ sản xuất
được trong một năm là 22.137,25 liều/con/năm, của một bò đực giống HF-VN là 8.198,44 ±
2.845,93 liều/con/năm. Qua kết quả trên thì thấy số lượng cọng rạ bình quân sản xuất
đựợc/con/năm, của bò đực giống HF-Mỹ nhiều hơn HF-VN.
Nguyên nhân là trong những năm qua nhu cầu tinh bò HF-Mỹ rất cao, người chăn nuôi trong
cả nước đều tập trung sử dụng tinh trùng đông lạnh của những bò đực HF-Mỹ nên đã tác động
làm ảnh hưởng tới lượng tinh cọng rạ sản xuất ra hàng năm của những bò đực HF. Nhằm đáp
ứng nhu cầu của người chăn nuôi nên Trạm Moncada chủ yếu tập trung khai thác và sản xuất
tinh đông lạnh của những bò đực HF-Mỹ, tổng số lần khai thác của 06 bò đực HF-Mỹ là 1.338
lần khi đó HF-VN khai thác 414 lần. Do khoảng cách lấy tinh của bò HF-Mỹ và HF-VN khác
nhau nên chưa thể so sánh được khả năng sản xuất tinh cọng rạ trong năm của chúng một cách
chính xác.
Qua kết quả thu được ở trên thì thấy bò đực giống HF nhập khẩu từ Mỹ nuôi tại Việt Nam có
khả năng sản xuất tinh đông lạnh tốt.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu mà chúng tôi thu được trên đàn bò đực giống HF, chứng tỏ
rằng bò đực giống HF-Mỹ và bò đực giống HF-VN đều cho kết quả sản xuất tinh tốt. Số
lượng, chất lượng tinh dịch của bò đực giống HF là tốt. Khả năng sản xuất tinh đông lạnh của
bò đực HF-Mỹ và HF-VN đạt kết quả cao.
Tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn bình quân của HF-Mỹ là 74,14%; HF-VN là 85,75%. Số
lượng tinh cọng rạ bình quân sản xuất được trong một lần khai thác tinh của một bò đực HF-
Mỹ là 355.857 liều; HF-VN là 342.364 liều.
Tỷ lệ tinh cọng rạ đạt tiêu chuẩn sau đông lạnh của HF-Mỹ là 95,549 %.; HF-VN là 95,601%.
Số lượng tinh cọng rạ bình quân sản xuất trong năm của HF-Mỹ đạt 22.137,25 liều/con/năm,
cao nhất 46.467 liều; HF-VN là 8.196,44 liều/con/năm, cao nhất là 23.611 liều.
Đề nghị : Đề tài chưa đề cập đến khoảng cách khai thác tinh thích hợp của bò HF-Mỹ và HF-
VN, ảnh hưởng của mùa vụ tới các chỉ tiêu của tinh dịch, các đặc điểm như acrosome, vi sinh
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 16-Tháng 2-2009
6
vật, các tính chất lý học, hóa học khác của tinh dịch cần được nghiên cứu. Nghiên cứu về chế
độ dinh dưỡng cho bò đực HF-Mỹ trong điều kiện Việt Nam.
Nghiên cứu phương pháp chống stress (nhiệt - ẩm) để khắc phục tối đa những bất lợi mùa vụ
ảnh hưởng tới bò đực HF, để phát huy cao hơn nữa tiềm năng sinh học của chúng. Nhà nước
cần thường xuyên nhập bò đực giống HF có tiềm năng di truyền cao từ Mỹ để sản xuất tinh
đông lạnh, phục vụ công tác cải tiến, nâng cao chất lượng giống bò sữa Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cheng Ruihe, (1992). A review on sire selection and AI in domestic animals, Nanjing agricultural University.
Hà Văn Chiêu (1999). "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch bò (HF,Zebu) Và khả năng sản xuất tinh
đông lạnh của chúng tại Việt Nam", Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện Chăn nuôi.
Hiroshi Masuda, (1992). Reproduction function of male livestock and semen physiology, Artificial inseminstion
for cattle, Assosiation of livestock technology. Tokyo Japan.
Nguyễn Xuân Hoàn, (1993). Nghiên cứu sinh học tinh trùng một số động vật kinh tế và công nghệ sản xuất tinh
đông viên lợn Đại bạch góp phần giữ quỹ gene quý ở Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ sinh học chuyên
ngành Sinh lý động vật. Hà Nội.
Lubos Holy, (1970). Biotechnology of reproduction on cattle, Institute Libro, Lahabana Cuba.
*Người phản biện: TS. Nguyễn Quốc Đạt; TS. Phan Văn Kiểm