Bắc Kạn là một tỉnh miềnnúi vùng cao nằm ở trung tâm nội địa vùng đông bắc có quốc lộ số
3 chạy qua nên Bắc Kạn có lợi thế lớn trong giao lưu thông thương hàng hoá với các tỉnh lân
cận là Thái Nguyên ở phía nam, Cao Bằng ở phía bắc, Lạng Sơn ở phía đông, Tuyên Quang ở
phía tây. Tỉnh Bắc Kạn có diện tích đất tự nhiên là 4857,21 km
, trong đó đ ất nông lâm
nghiệp là 3.323,3 km
, dân số 276.718 người. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Bắc Kạn từ
C thấp hơn nhiều so với các khu vực khác. Lượng mưa trung bình hàng năm của Bắc
Kạn khoảng 1.400 -1800 mm, ẩm độ trung bình/năm của Bắc Kạn thuộc loại cao (trên 80%).
Bên cạnh đó, Bắc Kạn còn có tiềm năng lớn về diện tích đất trồng cỏ. Nhằm phát huy được
tiềm năng lợi thế của tỉnh Bắc Kạn, năm 2007 và 2008 Trung tâm nghiên cứu gia cầmThụy
Phương đã chuyển giao 110 con đà điểu nuôi sinh sản và nuôi thịt tại hai huyện Ngân Sơn và
Na Rì. Ởnước ta từ năm 1996 đã nhập nội 4 nhóm đà điểu Zim, Blue, Black, Aust,được
nuôi tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương. Các nghiên cứu Phùng Đức Tiến và cs
(2004) cho thấy khối lượng cơ thể trung bình cao nhất là dòng Zim,tiếp theo là dòng Blue,
Black dòng Aust có khối lượng cơ thể nhỏ. Sản lượng trứng và tỷ lệ phôi cao nhất ở dòng
Blue,Black sau đó đến dòng Aust, thấp nhất là dòng Zim.
Để pháthuy khả năng sinh trưởng cũng như khả năng sinh sản của các dòng đà điểu nhập nội,
đồng thời đánh giá được hiệu quả chăn nuôi đà điểu nuôi ngoài mô hình tại Bắc Kạn, chúng
tôi tiến hành triển khai đề tài "Đánh giá khả năng sinh sản và cho thịt của đà điểunuôi tại
Bắc Kạn". Kết quả thu được góp phần bổ sung hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi đà điểu
tại Việt Nam
7 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khả năng sinh sản và cho thịt của đà điểu lai 2 máu nuôi tại Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4 - 2010
16
KHẢ NĂNG SINH SẢN VÀ CHO THỊT CỦA ĐÀ ĐIỂU LAI 2 MÁU
NUÔI TẠI BẮC KẠN
Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Lê Văn Thực và Đặng Đình Tứ*
Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
*Tác giả liên hệ: Đặng Đình Tứ - Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Thụy Phương - Từ Liêm - Hà Nội
Tel: 38.385.622; Fax: 38.385.622 ; Email: pkhttncgctp@vnn.vn
ABSTRACT
Assessing fertility and meat of ostrich farming in Bac Kan
110 ostriches of 3 months old were transferred and reared at Ngan Son and Nari dictricts, Bac Kan province in
2007, 2008 by Thuy phuong Center for Poultry Research. The observations showed that the mortality rate from
birth to 12 months of age and bodyweight at 12 months of age were 95%, 105.22 kg, respectively. FRC from
birth to 12 months of age was 4.92 and 4.84kg for concentrate and roughage, respectively. Feed cost per kg
weight gain was 33.95 thousand Vietnam dongs. When slaughter at 12 month of age, dressing, fat and bone
percentages from the carcass were 72.35; 15.94 and 18.37%, respectively. The protein, ash and crude fat contents
of meat were 20.85; 1.33; 0.94%, respectively. Net profit obtained after 9 month rearing was 1057950 Vietnam
dongs.
The mortality rates of pullets and layers were 7.78 and 0%, respectively. The bodyweight at laying was
122.95 and 110.67 kg for male, female. Age at puberty age was 23 and 21 months for male and female,
respectively. Age of first laying and laying percentage, egg production after 8 months were 24,5
months, 6.30% and 14.11 eggs, respectively. FCR per hatched egg, egg fertility and hatchability per
fertility eggs was 45.91 kg, 58.07 and 57.29% and respectively.
Key words: ostriches, bodyweight, laying, mortality, fertility, hatchability
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi vùng cao nằm ở trung tâm nội địa vùng đông bắc có quốc lộ số
3 chạy qua nên Bắc Kạn có lợi thế lớn trong giao lưu thông thương hàng hoá với các tỉnh lân
cận là Thái Nguyên ở phía nam, Cao Bằng ở phía bắc, Lạng Sơn ở phía đông, Tuyên Quang ở
phía tây. Tỉnh Bắc Kạn có diện tích đất tự nhiên là 4857,21 km2, trong đó đất nông lâm
nghiệp là 3.323,3 km2, dân số 276.718 người. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Bắc Kạn từ
21 - 230C thấp hơn nhiều so với các khu vực khác. Lượng mưa trung bình hàng năm của Bắc
Kạn khoảng 1.400 - 1800 mm, ẩm độ trung bình/năm của Bắc Kạn thuộc loại cao (trên 80%).
Bên cạnh đó, Bắc Kạn còn có tiềm năng lớn về diện tích đất trồng cỏ. Nhằm phát huy được
tiềm năng lợi thế của tỉnh Bắc Kạn, năm 2007 và 2008 Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy
Phương đã chuyển giao 110 con đà điểu nuôi sinh sản và nuôi thịt tại hai huyện Ngân Sơn và
Na Rì. Ở nước ta từ năm 1996 đã nhập nội 4 nhóm đà điểu Zim, Blue, Black, Aust, được
nuôi tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương. Các nghiên cứu Phùng Đức Tiến và cs
(2004) cho thấy khối lượng cơ thể trung bình cao nhất là dòng Zim, tiếp theo là dòng Blue,
Black dòng Aust có khối lượng cơ thể nhỏ. Sản lượng trứng và tỷ lệ phôi cao nhất ở dòng
Blue, Black sau đó đến dòng Aust, thấp nhất là dòng Zim.
Để phát huy khả năng sinh trưởng cũng như khả năng sinh sản của các dòng đà điểu nhập nội,
đồng thời đánh giá được hiệu quả chăn nuôi đà điểu nuôi ngoài mô hình tại Bắc Kạn, chúng
tôi tiến hành triển khai đề tài "Đánh giá khả năng sinh sản và cho thịt của đà điểu nuôi tại
Bắc Kạn". Kết quả thu được góp phần bổ sung hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăn nuôi đà điểu
tại Việt Nam.
ĐẶNG ĐÌNH TỨ – Khả năng sinh sản và cho thịt của đà điểu lai 2 máu...
17
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đà điểu sinh sản và đà điểu thịt
Địa điểm nghiên cứu: Đà điểu sinh sản nuôi tại huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn; Đà điểu thịt nuôi
tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn.
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2007 đến năm 2009.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sinh sản và cho thịt của đà điểu lai 2 máu nuôi tại Bắc Kạn.
Phương pháp nghiên cứu
Đà điểu sinh sản: Đà điểu bố, mẹ nhập từ Zimbabwe, Australia gồm các nhóm Zim, Blue,
black, Aust, được ghép theo gia đình quần thể; theo dõi 90 con chia làm 3 lô nuôi từ giai đoạn
đà điểu dò, hậu bị, sinh sản.
Đà điểu nuôi thịt: Theo dõi 20 con đà điểu F1 từ các công thức lai (Zim x Blue), (Zim xAust).
Thiết kế thí nghiệm theo mô hình hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố trên đà điểu F1.
Chế độ dinh dưỡng nuôi đà điểu
Chế độ dinh dưỡng nuôi đà điểu thịt và đà điểu sinh sản được nuôi theo quy trình kỹ thuật
chăn nuôi đà điểu (Phùng Đức Tiến và cs, (2004). Thức ăn xanh: sử dụng cỏ VA06 (năng suất
400 tấn/ha/năm, hàm lượng vật chất khô 17,48%, ME 238 kcal/kg VCK, Pr thô 2,26 %/VCK,
khoáng tổng số 1,25%). Tham khảo của Angel và cs,(1995)
Các chỉ tiêu theo dõi
Đà điểu nuôi thịt: tỷ lệ nuôi sống, tốc độ sinh trưởng, năng suất thịt, chất lượng thịt, hiệu quả
sử dụng thức ăn và hiệu quả kinh tế.
Đà điểu sinh sản: tỷ lệ nuôi sống, tuổi thành thục sinh dục, tỷ lệ đẻ và năng suất trứng, tỷ lệ
trứng có phôi, kết quả ấp nở, khả năng thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn.
Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được, xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm Excel
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đối với đà điểu nuôi thịt
Tỷ lệ nuôi sống
Bảng 1. Tỷ lệ nuôi sống
Tháng Số con Đầu kỳ
Số con
Cuối kỳ
Nuôi sống/giai
đoạn (%)
Nuôi sống/kỳ
(%)
3 – 6 20 19 95,00 95,00
7 -9 19 19 100,00 95,00
10 -12 19 19 100,00 95,00
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4 - 2010
18
Tỷ lệ nuôi sống của đà điểu nuôi thịt tại Bắc Kạn đạt 95%. Kết quả nuôi tại Na Rì có tỷ lệ
nuôi sống tương đương với kết quả tại Ba Vì và các khu vực khác trong cả nước. Điều đó
cho thấy đà điểu có khả năng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên tại Bắc Kạn.
Khả năng sinh trưởng
Đến 12 tháng tuổi khối lượng cơ thể đà điểu là 105,22 kg/con. Sự chênh lệch về khối lượng giữa
hai loại tính biệt tăng dần qua các giai đoạn tuổi. Lúc 3 tháng tuổi khối lượng của đà điểu trống,
mái là 19,60 kg và 18,06kg. Đến 12 tháng tuổi con trống có khối lượng 111,01 kg lớn hơn con
mái (100,43 kg) là 10,58 kg tương ứng 9,53%. Theo Angel (1995), khối lượng đà điểu (Ostrich) ở
30 ngày tuổi là 3,0kg và 60 ngày tuổi là 7kg, thấp hơn khá nhiều so với kết quả của chúng tôi.
Niekerk và Muller (1996) cho biết ở 90 ngày tuổi là 19,5kg. Như vậy, kết quả nuôi đà điểu tại Ba
Vì của chúng tôi lại thấp hơn kết quả mà Niekerk và Muller đã công bố.
Bảng 2. Khối lượng cơ thể đà điểu (kg)
Trống (n=10) Mái (n=10) Trung bình (n=20)
Tháng
Mean± SE Cv Mean± SE Cv Mean± SE Cv
3 19,60 ± 0,55 8,83 18,06 ± 0,43 7,59 18,83 ± 0,38 9,10
6 60,28 ± 1,24 6,50 56,19 ± 1,64 8,75 58,23 ± 1,15 8,60
9 87,75 ± 2,53 9,11 83,73 ± 1,93 6,93 85,92 ± 1,73 8,56
12 111,01 ± 2,70 7,70 100,43 ± 2,04 6,09 105,22 ± 2,34 9,43
Hiệu quả chuyển hoá thức ăn
Lượng thức ăn thu nhận
Bảng 3. Lượng thức ăn thu nhận của đà điểu
TA tinh (kg/con) TA xanh (kg/con)
Tháng mức ăn/
ngày
mức ăn/
giai đoạn
Tă cộng
dồn
mức ăn/
ngày
mức ăn/
giai đoạn
Tă cộng
dồn
4 0,91 28,24 28,24 0,90 27,86 27,86
6 1,44 44,68 111,42 1,43 44,34 109,71
9 1,67 51,89 257,69 1,67 51,89 255,00
12 1,92 57,54 425,41 1,88 56,32 418,56
Lúc 6 tháng tuổi lượng thức ăn thu nhận thức ăn tinh, xanh trên ngày của đà điểu là 1,44 và
1,43 kg. Đến 12 tháng tuổi lượng thức ăn thu nhận thức ăn tinh, xanh trên ngày của đà điểu là
1,92 và 1,88 kg. Tính chung cho cả giai đoạn 4-12 tháng tuổi một con đà điểu ăn hết 425,41
kg thức ăn tinh và 418,56 kg thức ăn xanh.
Tiêu tốn và chi phí thức ăn
Bảng 4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng qua các giai đoạn
TTTĂ theo giai đoạn (kg) TTTĂ cộng dồn (kg) Tháng Tinh Xanh Tinh Xanh
4 1,97 1,94 1,97 1,94
6 3,24 3,22 2,83 2,78
9 5,90 5,90 3,84 3,80
12 9,02 8,83 4,92 4,84
Chi phí thức ăn (1000đ) 32,01 1,94
Tổng (1000đ) 33,95
ĐẶNG ĐÌNH TỨ – Khả năng sinh sản và cho thịt của đà điểu lai 2 máu...
19
Đến 6 tháng tuổi TTTĂ/kg tăng trọng là 2,83 kg thức ăn tinh và 2,78 kg thức ăn xanh. Kết
thúc theo dõi (12 tháng tuổi) TTTĂ/kg tăng trọng là 4,92 kg thức ăn tinh và 4,84 kg thức ăn
xanh, chi phí thức ăn là 33,95 nghìn đồng/kg.
Kết quả mổ khảo sát
Bảng 5. Kết quả mổ khảo sát đà điểu lúc 12 tháng tuổi
Trống (n=3) Mái (n=3) Trung bình (n=6) Chỉ tiêu Mean(kg) Tỷ lệ (%) Mean(kg) Tỷ lệ (%) Mean(kg) Tỷ lệ (%)
Khối lượng sống 105,67 98,17 101,92
Khối lượng tiết 3,90 3,69 3,43 3,50 3,67 3,60
Khối lượng lông 1,93 1,83 1,90 1,94 1,92 1,88
Khối lượng da 6,20 5,87 5,70 5,81 5,95 5,84
Khối lượng thịt xẻ 76,58 72,47 70,90 72,23 73,74 72,35
Khối lượng thịt tinh 35,03 33,15 32,21 32,81 33,62 32,99
Khối lượng thịt đùi 31,47 29,78 28,33 28,86 29,90 29,34
Khối lượng mỡ 16,97 16,06 15,53 15,82 16,25 15,94
Khối lượng xương 19,89 18,82 17,57 17,89 18,73 18,37
Khối lượng trung bình đưa vào giết mổ là 101,92 kg, khối lượng trung bình của đà điểu trống,
mái là 105,67 kg và 98,17 kg. Tỷ lệ thịt xẻ ở đà điểu trung bình đạt 72,35%, đà điểu trống cao
hơn đà điểu mái 0,24%. Tỷ lệ thịt tinh đạt 32,99% so với khối lượng sống, tỷ lệ thịt tinh của
đà điểu mái thấp hơn điểu trống là 0,34%. Tỷ lệ thịt đùi chiếm tới 29,34% so với khối lượng
sống (88,93% tổng lượng thịt).
Tỷ lệ mỡ chiếm 15,94% khối lượng sống, tỷ lệ mỡ ở đà điểu mái thấp hơn đà điểu trống là
0,23%. Tỷ lệ xương chiếm 18,37% so với khối lượng sống. Tỷ lệ xương/khối lượng sống
trung bình của con trống cao hơn con mái là 0,93%.
Chất lượng thịt
Bảng 6. Thành phần hóa học của thịt đà điểu
Chỉ tiêu ĐVT Trống Mái Trung bình
Tỷ lệ VCK % 23,07 23,79 23,43
Tỷ lệ protein thô % 20,73 20,97 20,85
Tỷ lệ mỡ thô % 0,87 1,01 0,94
Tỷ lệ khoáng tổng số % 1,35 1,31 1,33
Tỷ lệ vật chất khô trung bình ở thịt đà điểu 23,34%, tỷ lệ protein thô trung bình 20,85%, tỷ lệ
mỡ thô trung bình 0,94%, khoáng tổng số trung bình 1,33%. Các chỉ tiêu về thành phần hoá
học của thịt đà điểu tương đương với các kết quả đã công bố.
Hiệu quả kinh tế
Bảng 7. Hiệu quả nuôi đà điểu thịt
Diễn giải Tiền (1000 đ)
Giống 3 tháng tuổi (1.800.000đ/con x20 con) 36.000,00
Thức ăn [(425.41 kg/conx 6500đ/kg)+(418.56kg/conx400đ/kg)]x 20con 58.651,78
Thuốc thú y 1.440,00
Điện nước 900,00
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4 - 2010
20
Diễn giải Tiền (1000 đ)
KHCB chuồng trại 1.800,00
Tổng chi phí 98.791,78
Tổng thu (105.22 kg/con x 95% nuôi sống 20 con x 60.000đ/kg hơi) 119.950,80
Cân đối thu – chi 21.159,02
Lãi/con 1.057,95
Hiệu quả chăn nuôi đà điểu lấy thịt, lãi trung bình trên 1 con sau 9 tháng nuôi đạt là 1.057,95
nghìn đồng.
Đối với đà điểu sinh sản
Tỷ lệ nuôi sống
Bảng 8. Tỷ lệ nuôi sống
Tháng tuổi Đầu kỳ (con) Cuối kỳ (con) NS/giai đoạn (%) NS/kỳ (%)
Giai đoạn con, dò, hậu bị
3 -6 90 88 97,78 97,78
7 – 12 88 85 96,59 94,44
13 – 24 85 83 97,65 92,22
Giai đoạn sinh sản
Sinh sản 83 83 100,00 100,00
Tỷ lệ nuôi sống của đà điểu giai đoạn con, dò hậu bị đạt 92,22%. Giai đoạn sinh sản tỷ lệ nuôi
sống đạt cao 100%. Điều đó cho thấy đà điểu sinh sản thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên tại
Bắc Kạn.
Khối lượng cơ thể
Bảng 9. Khối lượng cơ thể
Trống (n=10) Mái (n=10)
Tháng
Mean± SE (kg) Cv (%) Mean± SE (kg) Cv (%)
3 19,72 ± 0,59 9,40 18,93 ± 0,48 7,97
6 54,82 ± 1,84 10,61 52,73 ± 1,67 9,99
12 111,03 ± 2,14 6,09 99,24 ± 2,04 6,45
21 117,49 ± 2,40 6,46 105,06 ± 2,21 6,65
24 122,95 ± 2,76 7,09 110,67 ± 2,17 6,20
Đến 12 tháng tuổi khối lượng con trống đạt 111,03 kg, con mái đạt 99,24 kg. Kết thúc giai
đoạn nuôi hậu bị (21 tháng tuổi) khối lượng con trống, mái là 117,49 kg và 105,06 kg. Đến
24 tháng tuổi khối lượng cơ thể con trống, mái đạt 122,95 kg và 110,67 kg.
Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi biểu hiện tính trạng sinh dục thứ cấp ở con trống là 11 tháng tuổi, màu sắc mỏ và chân
đà điểu trống chuyển dần sang màu đỏ hồng.
Đà điểu trống có động tác tìm mái phối giống ở 24 tháng tuổi. Đà điểu mái động dục lúc 21
tháng tuổi, tuổi đẻ trứng đầu tiên là 24,5 tháng tuổi dẫn theo All Wright, (1997).
ĐẶNG ĐÌNH TỨ – Khả năng sinh sản và cho thịt của đà điểu lai 2 máu...
21
Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng
Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của đà điểu qua các tháng có sự giao động rất lớn. Cụ thể như sau: ở
tháng thứ nhất tỷ lệ đẻ và năng suất trứng đạt thấp nhất (0,70% và 0,22 qủa/mái) sau đó tỷ lệ đẻ và
năng suất trứng tăng dần qua các tháng tiếp theo đạt cao nhất ở tháng 6 (13,27% và 3,98 quả/mái).
Bảng 10. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng (n=55 con)
Tháng Tỷ lệ đẻ (%) Trứng (quả) TB/mái (quả/mái)
1 0,70 12 0,22
2 1,69 26 0,47
3 1,88 32 0,58
4 2,55 42 0,76
5 8,33 142 2,58
6 13,27 219 3,98
7 11,91 203 1,43
8 9,74 166 3,02
Tổng 6,30 842 14,11
Tính chung qua 8 tháng sinh sản tổng số trứng được đẻ ra là 842 quả, đạt tỷ lệ 6,30% và năng
suất trứng là 14,11 quả/mái. Như vậy, năng suất trứng/mái năm thứ nhất đạt được trung bình
với kết quả nuôi đà điểu sinh sản ở các địa phương khác.
Khả năng thu nhận thức ăn
Bảng 11. Thu nhận và tiêu tốn thức ăn
Thức ăn tinh Thức ăn xanh
Tháng Định lượng/ngày
(kg)
Tổng thức ăn
(kg)
Định
lượng/ngày (kg)
Tổng
thức ăn (kg)
1 1,44 3698 1,39 3568
2 1,49 3456 1,42 3305,5
3 1,53 3940,5 1,47 3771,5
4 1,55 3852,5 1,48 3696,5
5 1,60 4120 1,54 3971
6 1,65 4100 1,54 3825
7 1,70 4375 1,65 4248
8 1,64 4226 1,58 4071
Tổng 1,58 31768 1,51 30456,5
Tiêu tốn thức ăn/trứng giống (kg) 45,91
Lượng thức ăn thu nhận của đà điểu ở giai đoạn sinh sản từ 1,44-1,70 kg/con/ngày. Lượng
thức ăn xanh từ 1,39-1,65 kg/con/ngày. Tiêu tốn thức ăn/trứng giống là 45,91 kg.
Kết quả ấp nở
Bảng 12. Kết quả ấp nở
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
Số lượng trứng theo dõi qủa 540
Trứng chọn ấp qủa 445
Tỷ lệ phôi/trứng ấp % 58,07
Tỷ lệ nở/trứng có phôi % 57,29
Tỷ lệ nở/trứng ấp % 33,41
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4 - 2010
22
Bảng 12 cho thấy, tỷ lệ trứng chọn ấp là 445 quả đạt 82,41%; tỷ lệ trứng có phôi 58,07%; tỷ lệ
nở/trứng có phôi là 57,29% và tỷ lệ nở/trứng ấp là 33,40%. Như vậy, đà điểu sinh sản nuôi ở
huyện Ngân Sơn Bắc Kạn năm đầu cho tỷ lệ phôi 58,07% và tỷ lệ nở/phôi là 57,29%, tỷ lệ
này tương đương với tỷ lệ phôi ở một số khu vực khác.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Triển khai nuôi đà điểu sinh sản và cho thịt tại tỉnh miền núi phía bắc Bắc Kạn đạt kết quả sau
Đà điểu nuôi thịt
Tỷ lệ nuôi sống đạt 95%, khối lượng cơ thể lúc 12 tháng tuổi là 105,22 kg/con. Tỷ lệ thịt xẻ
72,35%; tỷ lệ thịt tinh 32,99%; tỷ lệ mỡ 15,94%; tỷ lệ xương 18,37%. Hàm lượng protein
trong thịt đạt 20,85%; khoáng tổng số 1,33%; tỷ lệ mỡ thô 0,94%. Nuôi đà điểu thịt đến 12
tháng tuổi tiêu tốn thức ăn tinh, xanh/kg tăng trọng là 4,92 kg và 4,84 kg, chi phí thức ăn/kg
tăng trọng là 33,95 nghìn đồng. Lãi trung bình/con sau 9 tháng nuôi đạt 1.057,95 nghìn đồng.
Đà điểu nuôi sinh sản
Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn hậu bị, sinh sản đạt 92,22 - 100%, khối lượng cơ thể lúc vào đẻ
đà điểu trống, mái đạt 122,95 và 110,67 kg. Tuổi thành thục sinh dục con trống 23 tháng
tuổi, con mái 21 tháng tuổi, tuổi đẻ quả trứng đầu là 24,5 tháng tuổi. Tỷ lệ đẻ và năng suất
trứng qua 8 tháng sinh sản lần lượt là 6,30% và 14,11 qủa/mái; Tiêu tốn thức ăn/trứng giống
là 45,91 kg; tỷ lệ trứng có phôi 58,07%, tỷ lệ nở/trứng có phôi 57,29%. Đà điểu nuôi tại Bắc
Kạn cho kết quả tương đương với kết quả nuôi tại Ba Vì và khu vực miền Trung.
Đề nghị
Đề nghị sản xuất thử và mở rộng quy mô nuôi đà điểu ngoài sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Angel. C.R. Scheideles, S. and Sell, J (1995). Ostrich nutrition, in ostrich odyssey 1995. Proc. OfFifth Aust. Ost.
Assoc. Conf., 4-6 Aug., pp.15-24.
Niekerk B.D.H., Muller U.T (1996). Maximising growth of the otrich for slaughter. Proceedings of the world
Ostrich Congress. Hengelo. The Netherlands. November 14-16, pp. 53-60
Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Bạch Thị Thanh Dân, Bạch Mạnh Điều, Nguyễn Khắc Thịnh, Đặng Quang
Huy, Nguyễn Duy Điều, Phạm Văn Nuôi và Trương Thúy Hường (2004). Tuyển tập công trình nghiên
cứu khoa học - công nghệ chăn nuôi đà điểu, chim câu, cá sấu. NXB Nông Nghiệp, 2004.
* Người phản biện : TS. Bạch Mạnh Điều; TS. Bùi Hữu Đoàn (ĐHNN HN)