Ngỗng Cỏ thuộc loài ngỗng nhà (Anser anser F.domestica) thuộc bộ Ansertiformers, họ
Antidae (Lê Viết Lyvà cs, 2001). Đây là giống ngỗng bản địa của Việt Nam, đã tồn tại hàng
nghìn năm ở nước ta trong nền sinh thái nông nghiệp. Ước tính cả nước có gần 68,1triệu con
vịt ngan ngỗng trong tổng số 226triệu gia cầm (số liệu thống kê 2007). Ngỗng phân bố rải rác
trong cả nước, chủ yếu ởvùng đồng bằng, trung du nơi có bãi cỏ để chăn. Hiện tại ngỗng
được chăn nuôi chủ yếu trong nông hộ nhưng số lượng không nhiều, bên cạnh còn có ngỗng
sư tử của Trung Quốc và ngỗng Rheinland của Đức.
Ngỗng Cỏ có đặc điểm di truyền quý là sử dụng thức ăn thô, nghèo dinh dưỡng tốt, đặc biệt là
th ức ăn xanh: cỏ non, rau ăn lá. Chúng là loài thuỷ cầm có thể sống và cho sản phẩm với một
khẩu phần đơn giản gồm cỏ, nước…Đặc biệt, khi có đầy đủ cỏ non, ngỗng có thể tự đáp ứng
dinh dưỡng để sống và cho sản phẩm, trong khi ở ngan và vịt cũng là loài thuỷ cầm, muốn có
khả năng sinh trưởng và sinh sản, nguồn thức ăn cung cấp chủ yếu từ lương thực và các loại
thức ăn đạm có nguồn gốc động vật và thực vật. So với vịt, gà, gà Tây…chúng có khả năng
thích ứng rất cao và khả năng kháng bệnh tốt với động vật ký sinh và với khí hậu lạnh ẩm ướt.
Ngỗng có một sốtập tính quý đó là: Chịu khó kiếm ăn, chúng rất nhớ ổ và thiết lập phản xạ
vào ổ đẻ rất bền, ngỗng không đẻ bờ bụi, dù là đang chăn thả ở đồng xa cũng chịu khó về nhà
tìm ổ đẻ. Có tính kỷ luật và bầy đàn rất cao, ngỗng rất nhớ đường đi, ngỗng có thể đi xa vẫn
tự tìm về chuồng. Thịt ngỗng thơm vàngon
Với áp lực của thị trường hiện tại, giống ngỗng Cỏ có nguy cơ giảm nhanh số lượng do năng
suất không phù hợp hoặc bị mất giống do chăn nuôi pha tạp nhiều giống với nhau trong nông
hộ. Nhằm bảo tồn giống ngỗng Cỏ (một nguồn gen quý của Việt Nam), Trung tâm thực
nghiệm và Bảo tồn vật nuôi đã triển khai đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn quỹ gen ngỗng Cỏ”với
mục đích:
Nuôi giữ ngỗng Cỏ bằng phương pháp chuyển vị (Exsitu). Đánh giákhả năng sinh trưởng,
sinh sản của chúng trong điều kiện nuôi bảo tồn
7 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 4871 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khả năng sinh trưởng, sinh sản của Ngỗng cỏ nuôi tại viện chăn nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VŨ NGỌC SƠN – Đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng, sinh sản của ngỗng Cỏ ...
1
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SINH SẢN CỦA NGỖNG CỎ NUÔI TẠI VIỆN
CHĂN NUÔI
Vũ Ngọc Sơn*, Hoàng Văn Tiệu, Phạm Công Thiếu,
Lê Thuý Hằng và Trịnh Phú Cử
Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi
*Tác giả liên hệ: Vũ Ngọc Sơn - Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi
Thụy Phương - Từ Liêm - Hà nội
Tel : (04) 37.410.049 / 0914.806.348; Email: vnsonhl@gmail.com
ABSTRACT
Co goose conservation in National Insititute of Animal sciences
Co goose is native of Viet Nam. The result reseach, breeding conservation Co goose in National Insititute of
Animal Husbandry showed that: Goose parent at reproduction period: Survied rate 100%, sexual mature old was
37 weeks (257days), laying period was 6,2 months, eggs total/laying/year was 20,4eggs (the first crops). Embryo
rate was 85,6%, hatched rate/Inclubated egg total 80,1%. Young goose had survived rate in 0-8 period 85,7%, in
9-20 week was 96,7%. Body weight at 11 weeks male 2384,0g, female is 2114g, at 18 weeks male was 2735g,
female was 2582g. Matter intake (1-18 weeks) male 14937g and femal 14072g
Key words: Co goose; reproduction, laying period; eggs total; embryo hatched rate.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngỗng Cỏ thuộc loài ngỗng nhà (Anser anser F.domestica) thuộc bộ Ansertiformers, họ
Antidae (Lê Viết Ly và cs, 2001). Đây là giống ngỗng bản địa của Việt Nam, đã tồn tại hàng
nghìn năm ở nước ta trong nền sinh thái nông nghiệp. Ước tính cả nước có gần 68,1triệu con
vịt ngan ngỗng trong tổng số 226 triệu gia cầm (số liệu thống kê 2007). Ngỗng phân bố rải rác
trong cả nước, chủ yếu ở vùng đồng bằng, trung du nơi có bãi cỏ để chăn. Hiện tại ngỗng
được chăn nuôi chủ yếu trong nông hộ nhưng số lượng không nhiều, bên cạnh còn có ngỗng
sư tử của Trung Quốc và ngỗng Rheinland của Đức.
Ngỗng Cỏ có đặc điểm di truyền quý là sử dụng thức ăn thô, nghèo dinh dưỡng tốt, đặc biệt là
thức ăn xanh: cỏ non, rau ăn lá. Chúng là loài thuỷ cầm có thể sống và cho sản phẩm với một
khẩu phần đơn giản gồm cỏ, nước…Đặc biệt, khi có đầy đủ cỏ non, ngỗng có thể tự đáp ứng
dinh dưỡng để sống và cho sản phẩm, trong khi ở ngan và vịt cũng là loài thuỷ cầm, muốn có
khả năng sinh trưởng và sinh sản, nguồn thức ăn cung cấp chủ yếu từ lương thực và các loại
thức ăn đạm có nguồn gốc động vật và thực vật. So với vịt, gà, gà Tây…chúng có khả năng
thích ứng rất cao và khả năng kháng bệnh tốt với động vật ký sinh và với khí hậu lạnh ẩm ướt.
Ngỗng có một số tập tính quý đó là: Chịu khó kiếm ăn, chúng rất nhớ ổ và thiết lập phản xạ
vào ổ đẻ rất bền, ngỗng không đẻ bờ bụi, dù là đang chăn thả ở đồng xa cũng chịu khó về nhà
tìm ổ đẻ. Có tính kỷ luật và bầy đàn rất cao, ngỗng rất nhớ đường đi, ngỗng có thể đi xa vẫn
tự tìm về chuồng. Thịt ngỗng thơm và ngon
Với áp lực của thị trường hiện tại, giống ngỗng Cỏ có nguy cơ giảm nhanh số lượng do năng
suất không phù hợp hoặc bị mất giống do chăn nuôi pha tạp nhiều giống với nhau trong nông
hộ. Nhằm bảo tồn giống ngỗng Cỏ (một nguồn gen quý của Việt Nam), Trung tâm thực
nghiệm và Bảo tồn vật nuôi đã triển khai đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn quỹ gen ngỗng Cỏ” với
mục đích:
Nuôi giữ ngỗng Cỏ bằng phương pháp chuyển vị (Exsitu). Đánh giá khả năng sinh trưởng,
sinh sản của chúng trong điều kiện nuôi bảo tồn
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009
2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đối tượng: Đàn ngỗng được chọn lọc có 50 ngỗng mái và 20 ngỗng đực, sinh sản từ đàn bố
mẹ hiện có tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi – Viện Chăn nuôi
Địa điểm : Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi.
Thời gian: Từ tháng 1/2007 -7/2008
Nội dung nghiên cứu
Một số đặc điểm sinh học qua các giai đoạn nuôi; Tỷ lệ nuôi sống theo các giai đoạn: ngỗng con,
ngỗng hậu bị, ngỗng sinh sản; Khả năng sản xuất (sinh trưởng, sinh sản)
Phương pháp nghiên cứu
Nuôi giữ bằng phương pháp chuyển vị trong điều kiện nuôi nhốt và thả sân có bể tắm, mật độ
nuôi 1,5 m2/con.
Mô tả đặc điểm ngoại hình bằng phương pháp quan sát từng đặc điểm theo mẫu điều tra để
tính tỷ lệ. Đo các chiều bằng thước dây
Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng
Giai đoạn 1-21 ngày tuổi ăn tự do thức ăn viên Guyomarch của gà con 1-21 ngày tuổi
Giai đoạn 21-42 ngày tuổi ăn tự do thức ăn viên Guyomarch của gà con 21-42 ngày tuổi, có
ăn thêm cỏ voi non
Giai đoạn 43-63 ngày tuổi ăn tự do ban ngày bằng cám viên của Guyomarch giai đoạn 21-42
ngày tuổi, có ăn thêm cỏ voi non, ban đêm không cho ăn.
Giai đoạn 64-240 ngày ăn hạn chế bằng khẩu phần thóc và cỏ voi
Giai đoạn sinh sản, khẩu phần ăn được phối hợp giữa thóc (80%), thức ăn đậm đặc của vịt đẻ
(20%) cỏ voi non ăn tự do.
Chế độ phòng dịch bệnh
Ngỗng được tiêm dịch tả (dùng dịch tả vịt) tiêm lúc 15 ngày tuổi, nhắc lại lúc 90 ngày tuổi và
133 ngày tuổi. Vacxin cúm H5N1 tiêm lúc 21 ngày tuổi, tiêm nhắc lại sau đó một tháng, mũi 3
tiêm lúc 190 ngày tuổi và tiêm nhắc lại sau đó 4 tháng, kết hợp lấy máu để kiểm tra đáp ứng
miễn dịch.
Xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh vật học và chương trình phần mềm Excel
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đặc điểm sinh học
Đặc điểm ngoại hình: So với các giống ngỗng Rheiland (toàn thân màu trắng, mỏ vàng, chân
vàng) hoặc ngỗng Sư tử (thân màu xám, mỏ đen, chân màu đen hoặc xám), ngỗng Cỏ có đặc
điểm ngoại hình đa dạng hơn, màu lông toàn thân, màu mỏ và màu chân không đồng nhất.
Thân mình có cấu tạo chắc chắn, có dáng hình thoi phù hợp với việc đi nhanh và xa. Ngỗng
VŨ NGỌC SƠN – Đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng, sinh sản của ngỗng Cỏ ...
3
có đầu nhỏ, cổ dài và mảnh. Ngỗng đực có mào sừng hình tròn nằm ở gốc mỏ trên, mắt màu
xám đen, bụng thon gọn, chân cao vừa phải và chắc chắn.
Bảng 1: Màu sắc lông, mỏ, chân qua các lứa tuổi
Tuổi Đặc điểm Tỷ lệ (%)
*Màu lông toàn thân
Vàng 25,2
Vàng đen 74,8
*Mỏ
Vàng 31,8
Đen 68,2
*Chân
Vàng 75,0
01 ngày tuổi
(n=70)
Vàng xám 25,0
*Màu lông toàn thân
Xám 22,5
Trắng 22,5
Ngực, bụng trắng, lưng và than sau màu xám 55,0
*Mỏ
Vàng 32,5
Đen 67,5
*Chân
Vàng 75,0
Xám 10,0
120 ngày tuổi
(17 tuần tuổi)
(n=60)
Vàng xám 15,0
Quá trình mọc lông: Kết quả theo dõi trình bày tại Bảng 2 cho thấy, ở giai đoạn đầu, tốc độ
mọc lông ở ngỗng trống và ngỗng mái là tương tự nhau: 31-36 ngày mọc lông vai và 35-42
ngày mọc lông bụng nhưng ở giai đoạn sau ngỗng mái có tốc độ mọc lông cánh nhanh hơn so
với ngỗng trống từ 8-15 ngày. Kết thúc mọc lông cánh ở ngỗng mái là 75-80 ngày, ngỗng
trống là 90-95 ngày. Đặc điểm mọc lông của ngỗng qua nghiên cứu, tương tự như nghiên cứu
của Lê Viết Ly và cs, 2001).
Bảng 2. Quá trình mọc lông của ngỗng
Đặc điểm mọc lông ĐVT Ngỗng trống Ngỗng mái
Số cá thể quan sát Con 20 50
Mọc lông vai ngày 31-36 31-35
Trơn lông bụng ngày 35-42 35-42
Mọc lông cánh
Răng lược (lông 2 bên cánh mọc đều nhau) ngày 50-60 41-52
Nửa lưng (lông cánh mọc dài đến lưng) ngày 60-67 55-60
Chấm khấu (lông cánh mọc đến chấm đuôi) ngày 71-85 60-70
Chéo cánh (lông cánh dài bắt chéo nhau) ngày 90-95 75-80
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009
4
Thay lông
Ngỗng cỏ thay lông khá muộn ở giai đoạn nuôi hâu bị. Tại 17 tuần tuổi (tương đương với 4
tháng thời điểm nghiên cứu) vẫn chưa thấy ngỗng Cỏ có biểu hiện thay lông. Tài liệu của Lê
Viết Ly và cs, (2001) cho biết giai đoạn hậu bị, ngỗng Cỏ thay lông lúc 4 -5 tháng tuổi.
Kích thước các chiều đo của ngỗng lúc 11 tuần tuổi
Bảng 3: Kích thước các chiều đo tại 11 tuần tuổi
Chỉ tiêu Đvt Ngỗng đực n=20 Ngỗng cái n=30
Số cá thể Con Mean±SE Mean±SE
Dài lưng cm 30,5± 0,6 29,7 ±0,8
Dài đùi cm 17,4 ± 0,8 17,3 ±0,9
Dài lườn cm 15,1± 0,7 14,5± 0,3
Dài cánh cm 43,2± 0,5 44,2± 0,7
Cao chân cm 9,0 ±0,5 8,8 ±0,7
Vòng ngực cm 38,7± 0,6 36,8± 0,6
Vòng cổ chân cm 5,1± 0,2 4,9 ±0,5
Thời điểm 11tuần tuổi là thời điểm ngỗng Cỏ đã mọc đủ lông cánh (đánh giá quá trình mọc
lông của ngỗng kết thúc) đã tiến hành đo các chiều, so với các giống ngỗng như sư tử hoặc
Rheiland thì ngỗng Cỏ có tầm vóc nhỏ hơn, ngực sâu và hẹp. Tuy nhiên, so sánh các chiều đo
của ngỗng trống và mái cùng thời điểm 11tuần tuổi đạt tương đương nhau. Kết quả tại Bảng 3
Tỷ lệ nuôi sống
Tỷ lệ nuôi sống của ngỗng trong nghiên cứu ở giai đoạn từ 1- 42 và 56 ngày so với đầu kỳ đạt
thấp do ngỗng nở nuôi ở thời điểm quá rét (tháng 1/2008). Trong giai đoạn nuôi hậu bị, tỷ lệ
sống đạt cao từ 97,6-100%.
Bảng 4. Tỷ lệ nuôi sống của ngỗng qua các lứa tuổi
Tỷ lệ nuôi sống (%) Số ngỗng cuối kỳ Ngày tuổi Theo kỳ Cộng dồn
70-66 0-21 93,9 93,9
66-63 22-42 95,6 90,0
63-60 43-56 95,5 85,7
60-60 57-80 100,0 85,7
60-58 81-120 97,6 82,8
Khả năng sinh trưởng và lượng thức ăn tiêu thụ
Khả năng sinh trưởng của ngỗng
Bảng 5 cho thấy, khối lượng sơ sinh của ngỗng trống và mái đạt 103-105g, nuôi đến 4 tuần
đạt 981,2g (ngỗng mái) và 1033,3g (ngỗng trống) tăng hơn so với sơ sinh 10 lần. Tại 8 tuần
tuổi khối lượng cơ thể của trống và mái đạt tương đương từ 1677,4g (mái) và 1711,05g
(trống), trung bình đạt 1700g. Từ tuần thứ 9 trở đi đến các tuần sau của giai đoạn nuôi hậu bị,
sự sai khác khối lương cơ thể giữa ngỗng trống và ngỗng mái thể hiện rõ. Tại 18 tuần, khối
lượng của ngỗng trống là 2735,0g và của ngỗng mái là 2582,73g. Đào Đức Long và Nguyễn
Chí Bảo (1985) cho biết tại 120 ngày tuổi, khối lượng ngỗng Cỏ đạt 2894,0g (Ngỗng trống)
VŨ NGỌC SƠN – Đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng, sinh sản của ngỗng Cỏ ...
5
Bảng 5. Khối lượng cơ thể của ngỗng qua các tuần tuổi (g/con)
Ngỗng trống n=20 Ngỗng mái n=40 Tuần tuổi Mean±SE Cv (%) Mean±SE Cv (%)
Sơ sinh 106± 2,36 10,7 103,0 ±1,87 8,35
1 237,5± 9,0 18,58 242,2± 4,8 18,50
2 535,5 ±19,4 17,75 533,5±18,5 17,35
3 919,8± 37,2 18,49 908,4 ±33,6 18,52
4 1033,3± 41,2 17,83 981,2± 33,1 123,47
5 1169,7± 50,5 18,84 1072,4± 34,9 16,26
6 1300,5± 59,2 19,84 1244,8 ±17,2 17,23
7 1477,6± 77,3 22,21 1410,4 ±53,9 18,33
8 1711,0± 101,8 25,93 1677,4 ±61,6 17,62
9 1950,6± 107,6 22,05 1739,8 ±66,5 18,84
10 2059,0± 121,7 22,25 2011,6 ±78,9 19,61
11 2384,1± 123,4 21,34 2110,0 ±75,5 17,90
12 2527,0± 107,2 17,48 2309,6 ±74,6 16,16
13 2537,6± 114,1 18,55 2326,6 ±74,6 16,46
14 2614,4 ±111,9 17,13 2338,0± 70,7 15,11
15 2655,3± 124,8 18,21 2421,6± 69,0 14,25
16 2693,3± 130,3 22,20 2501,6± 70,3 15,23
17 2729,3 ±130,0 20,22 2561,6 ±73,2 16,35
18 2735,0 ±117,9 17,24 2582,7 ±78,6 17,28
Lượng thức ăn tiêu thụ
Trong đề tài nghiên cứu, định mức thức ăn cho ngỗng Cỏ chia làm hai giai đoạn: từ 1-6 tuần
ăn tự do cả ngày lẫn đêm bằng thức ăn viên Guyomarc’h của gà con, gà dò. Từ 7-8 tuần cho
ăn tự do ban ngày bằng thức ăn Guyomarc’h của gà dò, từ 9 tuần trở đị ăn hạn chế bằng thóc
và cỏ non.
Kết quả Bảng 6 cho thấy, mức ăn của ngỗng từ 1-8 tuần tuổi (nuôi chung trống mái) là
5347,3g và từ 9-18 tuần tuổi (nuôi riêng trống mái) ngỗng trống ăn hết 9590g, ngỗng mái ăn
hết 8575g. Tính toàn bộ cả giai đoạn từ 1-18 tuần lượng thức ăn tiêu thụ của ngỗng trống là
14937g và của ngỗng mái là 13922,3g.
Bảng 6. Lượng thức ăn tiêu thụ của ngỗng qua các tuần tuổi (g/con/tuần)
Tuần tuổi Ngỗng trống Ngỗng mái
1 305,9
2 686,7
3 677,6
4 650,3
5 703,5
6 767,9
7 770,0
8 785,4
Tổng 5347,3
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20-Tháng 10-2009
6
Tuần tuổi Ngỗng trống Ngỗng mái
9 910 770
10 910 770
11 910 805
12 910 805
13 910 840
14 980 840
15 980 910
16 980 910
17 1050 945
18 1050 980
Tổng 9590 8575
Tổng từ 1-18 tt 14937,3 13922,3
Tổng hợp theo dõi đàn bố mẹ nuôi năm thứ nhất 2007 (nở ngày 26/1/2007)
Đặc điểm và kết quả sinh sản của ngỗng Cỏ qua các tài liệu nghiên cứu trước đây:
Qua các tài liệu nghiên cứu cho thấy, tuổi thành thục về tính của ngỗng Cỏ có biên độ dao
động lớn 210 - 270 ngày (7 - 9 tháng tuổi). Thời gian đẻ 210 ngày, vụ đẻ bắt đầu từ tháng 9
năm trước đến tháng 5 năm sau, trong một vụ ngỗng đẻ 3 lứa, trung bình mỗi lứa đạt 8 - 10
trứng, sau đó ngỗng ấp. Tổng số trứng/mái/năm từ 26 - 35 quả. Vụ đầu ngỗng bao giờ cũng đẻ
ít đạt từ 18 đến 24 hoặc 26 quả. Tỷ lệ trứng có phôi dao động 75 - 90%, trong một năm ngỗng
mẹ sinh sản bình quân được 20 - 22 ngỗng con.
Bảng 7, So sánh khả năng sinh sản của ngỗng Cỏ qua các Tài liệu
Tác giả
Các chỉ tiêu
Đào Đức Long và
Nguyễn Chí Bảo
(1986)
Nguyễn Văn Thưởng
và cs, (2001)
Lê Viết Ly
và cs, (2001)
Tuổi thành thục về tính (ngày) 210-240 210-240 210-270
Số lượng trứng (quả/mái/năm) 18(26-34) 26-35 24-36
Tỷ lệ trứng có phôi (%) 70-90 75-90 84-90
Tỷ lệ nở /trứng có phôi (%) 70-75 70-81 77-84
Thời gian đẻ (ngày) 210 210 210
Khối lượng trứng (gam) 140-170 145-175 -
Kết quả sinh sản vụ 1 của ngỗng bố mẹ nuôi tại Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật
nuôi năm 2007
Bảng 8. Tuổi phát dục và kết quả sinh sản
Chỉ tiêu ĐVT Kết quả
Tổng đàn ngỗng mái con 13
Tuổi đẻ bói tuần 37
Thời điểm đẻ đạt 22% tuần 44-45
Thời điểm đẻ đạt đỉnh cao 28,9% tuần 52-53-54
Số trứng/mái/6 tháng quả 20,4
Tỷ lệ nuôi sống % 100,0
Số có phôi % 85,6
Tỷ lệ nở /trứng ấp % 80,1
VŨ NGỌC SƠN – Đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng, sinh sản của ngỗng Cỏ ...
7
Bảng 8 cho thấy, tuổi đẻ bói của ngỗng mẹ tại 37 tuần tuổi tương đương 9 tháng tuổi, muộn
hơn so với Lê Viết Ly và cs, (2001) từ 1-2 tháng, thời điểm đẻ đạt cao nhất 28,9% ở 52, 53 và
54 tuần tuổi.
Ngỗng đẻ theo vụ và đẻ vào một vụ chính kéo dài 6,2 tháng (từ 8/10/2007-13/04/2008). Sản
lượng trứng thu được 265quả (bình quân đạt 20,4 quả/mái). Tỷ lệ nuôi sống trong giai đoạn sinh
sản của ngỗng bố mẹ đạt 100%.
Kết quả ấp nở cho thấy, tỷ lệ trứng có phôi đạt 85,6% và tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt 80,1%. So
sánh khả năng sinh sản đạt được ở vụ 1 của ngỗng Cỏ đàn bố mẹ nuôi bảo tồn tại Trung tâm
với các tài liệu nghiên cứu đều cho kết quả tương đương.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Ngỗng Cỏ trong môi trường bảo tồn (nuôi nhốt kết hợp với thả sân có bể tắm) biểu hiện một
số đặc điểm sản xuất sau:
Trên đàn ngỗng sinh sản: Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn sinh sản đạt 100%, một năm ngỗng đẻ
một vụ kéo dài 6 tháng đạt 20,4 trứng/mái. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 85,6% và tỷ lệ nở/trứng ấp
80,1%
Trên đàn ngỗng dò hậu bị: Vẫn giữ nguyên các đặc điểm sinh học, tỷ lệ nuôi sống từ 0-21
ngày tuổi đạt 93,9% và các giai đoạn sau đạt trung bình 97,2%
Khối lượng cơ thể đến 11tuần tuổi, ngỗng trống 2384g, ngỗng mái đạt 2110g, đến 18 tuần
ngỗng trống đạt 2735g và ngỗng mái đạt 2582,0g với tổng thức ăn tiêu thụ trong 18 tuần của
ngỗng trống 14937g, ngỗng mái 13922,3g
Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu giai đoạn hậu bị của ngỗng con đến 250 ngày tuổi và theo dõi đủ 4 năm
để đánh giá đầy đủ khả năng sinh sản của ngỗng Cỏ trong điều kiện nuôi bảo tồn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đào Đức Long và Nguyễn Chí Bảo, (1986). Nuôi vịt ngỗng chăn thả, NXB.Nông nghiệp, Hà nội, tr.36-94
Lê Viết Ly, Hoàng Kim Giao, Mai Văn Sánh, Võ Văn Sự và Lê Minh Sắt, (2001). Bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở
Việt Nam, NXB. Nông nghiệp, Hà nội, tr.92-99
Nguyễn Văn Thưởng và cs, (2001). Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam, NXB.Nông
nghiệp, Hà nội, tr. 410-412
Niên giám thống kê (2007). NXB.Tổng cục thống kê, Hà nội
*Người phản biện: TS.Phạm Thị Minh Thu; TS. Trịnh Xuân Cư