Các giống thỏ ngoại được trung tâm nghiên cứu dê thỏ Sơn Tây mhập khẩu như New Zealand
White (NZW), California, Panon. Gần đây chúng ta có nhập thêm một số thỏ từ Pháp, giống
Hyplus, nhưng giống phát triển nhất hiện nay vẫn là NZW. Đinh Văn Bình , (2006) cho biết,
khối lượng sơ sinh của thỏ NZW là 45-63,5 gam. Nguyễn Kim Lin, Lý Thị Luyến và cs,
(2006) cho biết khối lượng cơ thể của thỏ nội thấp hơn thỏ ngoại NZW. Khối lượng 12tu ần
tuổi của thỏ NZW đạt 2.347 gam/con, thì thỏ nội chỉ đạt 1.826,3-1.878 gam/con, trong khi th ỏ
lai NZWx Nội đạt 1.918-1.978,2 gam/con. Đinh Văn Bình,(2006) đưara số liệu so sánh khối
lượng cơ thểcác giống thỏ ngoại. Khối lượng 2 tháng tuổi của thỏ NZW, Panon, Caliornia lần
lượt là 2.100, 2.450, 2.180 gam, khối lượng 3 tháng tuổi lần lượt là 2.770, 2960, 2.800 gam.
Tỷ lệ quầy thịt xẻ của thỏ NZW là 50,2%, của thỏ lai NZW với thỏ Nội là 49,8 -50,1%. Tỷ lệ
thịt xẻ và 2 đùi saucao hơn, còn tỷ lệ xương thì thấp hơn thỏ Nội. Khi cho lai đực NZW với
thỏ cái Nội thì con lai cũng đã cải thiện được một số chỉ tiêu như tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ 2 đùi sau
và đặc biệt là thăn thịt (Nguyễn Kim Lin và cs, 2006). Pilar Her nander, Pla và cs(1998) khảo
sát một số đặc điểm thịt xẻ, chất lượng thịt xẻ đối với các dòng thỏ. Tỷ lệ mỡ của thịt chân
trước và saulần lượtlà 6,49% và 3,22%, tỷ lệ nước của chân trước và chân saulần lượtlà
69,9%-74,2%. Các tác giả cho biết, sự khác biệt về chất lượng thịt giữa các dòng và các nhóm
về khối lượng là không lớn. Pla, Guerrero và cs(1988) cho biết tỷ lệquầy thịt xẻ của thỏ từ
55,97-59,99%. Các tác giả cũng khân tích thành phần hóa học của thịt thỏ, kết quả như sau:
Tỷ lệ protein thô của đùi trước và đùi sau, mỡ của đùi trước và đùi sau, nước của đùi trước và
đùi sau lần lượt là 19-19,48% và 20,59-20,8%;6,06-6,89% và 2,81-3,66% ; 69,01-70,75% và
73,71-74,68%. Như vậy , đùi sau có tỷ lệ protein thô cao hơn, còn tỷ lệ mỡ thì thấp hơn nhiều
so với đùi trước. Đề tài nhằm khảo sát khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ NZW v à con
lai giữa đực NZW với cái nội(50% và 75% máu NZW).
5 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 3877 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ Newzealand white (nzw) và con lai giữa đực nzw và cái nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DƯƠNG XUÂN TUYỂN - Khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ ...
1
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ CHO THỊT CỦA THỎ NEWZEALAND WHITE
(NZW) VÀ CON LAI GIỮA ĐỰC NZW VÀ CÁI NỘI
Dương Xuân Tuyển*, Hoàng Tuấn Thành và Nguyễn Đức Thỏa
Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao TBKT chăn nuôi TP. HCM
*Tác giả liên hệ: Dương Xuân Tuyển - Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao TBKT Chăn nuôi -VIGOVA
85/841 Nguyễn Văn Nghi - Fường 7, Q.Gò Vấp - TP. HCM
Tel: (08) 38.943.667 / 0913.774.977; E.mail: dxtuyen@gmail.com
ABSTRACT
Growth and carcass chareteristics of New Zealand White (NZW) and the crossbred rabbits between
NZW bucks and local does
The first experiment was carried out at VIGOVA rabbit farm in Trang Bom district, Dong Nai province to the
growth from 30 to 90 days of age and carcass of age of New Zealand White (NZW) and the cross bred F1 rabbits
(NZW buck x local doe). 50 NZW rabbits (25 bucks and 25 does) and 38 cross bred F1 rabbits (19 bucks and 19
does) were used for the experiment. The rabbits were reared in steel cages with density of 0.14 m2/ animal. At 90
days of age 10 rabbits (5 bucks and 5 does) of each genotype were slaughtered. The second experiment was
performed at 6 small house holders (30 rabbits / each house holder) in Hoc Mon district, Hochiminh City to
verify growth traits of New Zealand White (NZW) (123 rabbits) and the cross bred rabbits between NZW bucks
and F1 does (75% NZW blood and 25% local blood) (57 rabbits) reared in steel or wood cages (0.14 m2/animal).
The rabbits were fed compounded pellet and forage ađlibitum. Data were computed by Minitab soft ware. Effect
of genotype groups was computed by using the GLM procedure. At VIGOVA rabbit farm body weight at 90
days of age of NZW was significantly much higher than the cross bred F1 rabbits (2,146.5 vs. 1,850.0 grams).
FCR (in dry matter, kg) of NZW and the cross bred F1 rabbits was 3.21 and 3.65 respectively. The dressing
percentage of NZW and cross bred F1 rabbits was 60.58 and 61.18% respectively. Cholesterol content
(mg/100g), dry matter (%), crude protein (%), fat (%), calcium (mg/kg), total phosphorus (mg/kg) and total
mineral (%) of NZW meat rabbits were 48.99, 26.19, 21.03, 4.4, 147.5, 2,034 và 1.3 and of cross bred F1 rabbits
were 46.68, 27.22, 21.06, 5.28, 75.85, 1,995 and 1.3, respectively. At small house holder body weight at 90 days
of age of NZW and the cross bredrabbits was not significantly different (2,565.0 vs. 2,600.0 grams). FCR (in dry
matter, kg) of NZW and the cross bred rabbits was 3.86 and 3.91 respectively. Both the NZW and cross bred
with 75% NZW blood can be used for meat production.
Key words: Rabbits, growth, carcass traits.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các giống thỏ ngoại được trung tâm nghiên cứu dê thỏ Sơn Tây mhập khẩu như New Zealand
White (NZW), California, Panon. Gần đây chúng ta có nhập thêm một số thỏ từ Pháp, giống
Hyplus, nhưng giống phát triển nhất hiện nay vẫn là NZW. Đinh Văn Bình, (2006) cho biết,
khối lượng sơ sinh của thỏ NZW là 45-63,5 gam. Nguyễn Kim Lin, Lý Thị Luyến và cs,
(2006) cho biết khối lượng cơ thể của thỏ nội thấp hơn thỏ ngoại NZW. Khối lượng 12 tuần
tuổi của thỏ NZW đạt 2.347 gam/con, thì thỏ nội chỉ đạt 1.826,3-1.878 gam/con, trong khi thỏ
lai NZWx Nội đạt 1.918-1.978,2 gam/con. Đinh Văn Bình, (2006) đưa ra số liệu so sánh khối
lượng cơ thể các giống thỏ ngoại. Khối lượng 2 tháng tuổi của thỏ NZW, Panon, Caliornia lần
lượt là 2.100, 2.450, 2.180 gam, khối lượng 3 tháng tuổi lần lượt là 2.770, 2960, 2.800 gam.
Tỷ lệ quầy thịt xẻ của thỏ NZW là 50,2%, của thỏ lai NZW với thỏ Nội là 49,8-50,1%. Tỷ lệ
thịt xẻ và 2 đùi sau cao hơn, còn tỷ lệ xương thì thấp hơn thỏ Nội. Khi cho lai đực NZW với
thỏ cái Nội thì con lai cũng đã cải thiện được một số chỉ tiêu như tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ 2 đùi sau
và đặc biệt là thăn thịt (Nguyễn Kim Lin và cs, 2006). Pilar Hernander, Pla và cs (1998) khảo
sát một số đặc điểm thịt xẻ, chất lượng thịt xẻ đối với các dòng thỏ. Tỷ lệ mỡ của thịt chân
trước và sau lần lượt là 6,49% và 3,22%, tỷ lệ nước của chân trước và chân sau lần lượt là
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009
2
69,9%-74,2%. Các tác giả cho biết, sự khác biệt về chất lượng thịt giữa các dòng và các nhóm
về khối lượng là không lớn. Pla, Guerrero và cs (1988) cho biết tỷ lệ quầy thịt xẻ của thỏ từ
55,97-59,99%. Các tác giả cũng khân tích thành phần hóa học của thịt thỏ, kết quả như sau:
Tỷ lệ protein thô của đùi trước và đùi sau, mỡ của đùi trước và đùi sau, nước của đùi trước và
đùi sau lần lượt là 19-19,48% và 20,59-20,8%; 6,06-6,89% và 2,81-3,66% ; 69,01-70,75% và
73,71-74,68%. Như vậy, đùi sau có tỷ lệ protein thô cao hơn, còn tỷ lệ mỡ thì thấp hơn nhiều
so với đùi trước. Đề tài nhằm khảo sát khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ NZW và con
lai giữa đực NZW với cái nội (50% và 75% máu NZW).
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đê tài gồm 2 thí nghiệm tiến hành 2007 tại Trại thỏ giống VIGOVA (Trảng Bom, Đồng Nai)
và một số hộ gia đình ở Hóc Môn, TP. HCM (do Sở KHCN TP. HCM hỗ trợ 1 phần kinh phí)
Thí nghiệm 1: Khảo sát sinh trưởng và cho thịt của thỏ NZW thương phẩm và con lai F1
đực NZW x cái nội (50% máu NZW) nuôi tại trại thỏ giổng VIGOVA
Địa điểm:Trại thỏ giống VIGOVA, huyện Trảng Bom, Đồng Nai theo Phân lô so sánh gồm 2
lô: Thỏ NZW có 50 con và thỏ lai F1 có 38 con (50% đực và 50% cái, chọn ngẫu nhiên). Thỏ
khỏe mạnh đã tiêm phòng vắc xin bại huyết, bệnh cầu trùng. Thỏ nuôi bằng thức ăn công
nghiệp dạng viên (thỏ thịt), có bổ sung cỏ, rau xanh. Nuôi từ 30 ngày đến 90 ngày tuổi, trên
lồng sắt, mật độ 0,14 m2/con. Mổ khảo sát (mỗi lô 10 con, 5 đực và 5 cái) lúc 90 ngày tuổi.
Xác định quầy thịt xẻ, các thành phần (TP) quầy thịt xẻ và phân tích TP hóa học của thịt tại
TT dịch vụ phân tích, sở KHCN, số 2 Nguyễn Văn Thủ, Q1, TP. Hồ Chí Minh.
Các bước mổ khảo sát: Cân khối lượng (KL) sống (nhịn đói 12 giờ); Cắt tiết, cạo lông; Moi
nội tạng; Cân KL tim, gan; Cắt đầu tại khớp xương át-lát, để phần cổ lại; Cắt chân (gót chân,
cổ tay); Cân KL đầu, KL chân, KL quầy thịt xẻ; Tách thăn (thịt, xương) và Cân khối lượng;
Cắt 4 đùi (thịt, xương) và cân KL 2 đùi trước và 2 đùi sau. Lóc thịt, xương thăn và cân KL
thịt; Lóc thịt đùi và cân KL thịt. Cân KL các phần thịt khác; Cân KL xương. Lấy mẫu thịt
phân tích (mỗi lô 2 con, 1 đực và 1 cái).
Thí nghiệm 2: Khảo sát sinh trưởng và cho thịt của thỏ NZW thương phẩm và con lai
đực NZW x cái F1 (75% máu NZW) nuôi tại nông hộ
Địa điểm: Tại 6 hộ gia đình nuôi thỏ của huyện Hóc Môn, t.p Hồ Chí Minh. Mỗi hộ nuôi 30
con (50% đực và 50% cái) chọn ngẫu nhiên. Chọn thỏ khỏe mạnh đã tiêm phòng vắc xin bại
huyết, phòng bệnh cầu trùng. Nuôi 45- 90 ngày tuổi trên lồng sắt hoặc gỗ, mật độ 0,14
m2/con. Thức ăn hỗn hợp dạng viên, bổ sung rau cỏ trồng tại vườn nhà, đảm bảo vệ sinh.
Tiêu chuẩn dinh dưỡng nuôi thỏ thịt
Protein thô (%) 16,5
Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 2450 - 2550
Mỡ thô (%) 4 - 6
Xơ thô (%) 13 - 16
Ca (%) 0,9 - 1
P hữu dụng (%) 0,35
Lysin (%) 0,9-1
Methionin + Cystin (%) 0,7-0,8
DƯƠNG XUÂN TUYỂN - Khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ ...
3
Sơ đồ lai: Đực NZW x Cái Nội
Cái lai F1 X Đực NZW
Thỏ lai 75% máu NZW
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Năng suất sinh trưởng và cho thịt của thỏ
Bảng 1. Năng suất sinh trưởng và cho thịt của thỏ NZW và thỏ lai F1 nuôi tại trại VIGOVA
Thỏ NZW Thỏ lai Chỉ tiêu
n Mean±SE N Mean±SE
Độ tin cậy ảh
yếu tố nhóm
giống (pp
GLM)
Tỷ lệ sống 30-90 ng tuổi (%) 86,0 89,5
Khối lượng 30 ngày tuổi (g) 50 503,1±14,5 38 542,9±19,4 NS
Khối lượng 70 ngày tuổi (g) 43 1664,5±38,4 34 1484,5±31,7 ***
Khối lượng 90 ngày tuổi (g) 43 2146,5±45,5 34 1850,9±42,4 ***
- Đực: 24 2172,1±11,6 18 1825,0±15,5
- Cái: 19 2114,2±14,7 16 1880,0±17,5
Tiêu tốn TĂ (kg VCK/kg P) 43 3,21 34 3,65
KL quầy thịt xẻ (g/con) 10 1315,0±22,4 10 1184,7±22,4 ***
Tỷ lệ quầy thịt xẻ (%) 10 60,58±0,80 10 61,18±1,11
Khối lượng thịt thăn (g/con) 10 263,4±10,2 10 204,48±9,20 ***
Tỷ lệ thịt thăn/thịt xẻ (%) 10 19,99 10 17,24
KL thịt 2 đùi trước (g/con) 10 222,7±33,1 10 229,52±9,31 NS
Thịt đùi trc/quầy thịt xẻ (%) 10 17,12 10 19,33
KL thịt 2 đùi sau (g/con) 10 355,6±7,22 10 325,9±12,5 *
Thịt đùi sau/quầy thịt xẻ (%) 10 27,05 10 27,46
Khối lượng xương (g/con) 10 241,58±4,50 10 205,72±5,29 ***
Tỷ lệ xương /quầy thịt xẻ (%) 10 18,38 10 17,37
Bảng 1 cho thấy, khi so sánh 2 nhóm giống, khối lượng cơ thể 70 và 90 ngày tuổi của thỏ
NZW đều cao hơn thỏ lai F1 rất rõ rệt, không có sai biệt về giới tính. Khối lượng 90 ngày
tuổi của cả 2 giống thỏ đều thấp hơn so với của Nguyễn Kim Lin và cs (2006) khảo sát tại
Trung tâm dê và thỏ Sơn Tây. Vì có thể do, có sự khác biệt về ngoại cảnh và quy trình chăn
nuôi, chế độ ăn. Tỷ lệ thịt xẻ đạt cao, cao hơn của Pla, Guerrero và cs, (1998) là (55,97-
59,99%), và cao hơn nhiều so với NC của Trung tâm NC dê và thỏ Sơn Tây (mổ lột da).
Bảng 2 cho thấy, số mẫu thịt phân tích TP hóa học chưa nhiều, kết quả chỉ có tính tham khảo.
Tỷ lệ thịt thăn đạt rất cao, cao hơn nhiều so với các tác giả của Trung tâm NC dê và thỏ Sơn
Tây công bố. Sự khác biệt giữa thịt 2 đùi trước và 2 đùi sau đã được một số tác giả công bố,
Trong đó, tỷ lệ thịt 2 đùi sau bao giờ cũng cao hơn 2 đùi trước, do tính chất vận động của thỏ.
So với số liệu trên, các loại thịt khác nhau, hàm lượng cholesterol của thịt thỏ thấp hơn nhiều,
nói lên tính bổ dưỡng (“mát”) của loại thịt này. Tỷ lệ vật chất khô (VCK) tương đương với
các kết quả đã công bố, còn tỷ lệ chất béo, khoáng tổng số và protein thô bằng hoặc cao hơn
đôi chút so với các loại thịt khác.
VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 17-Tháng 4-2009
4
Bảng 2. Thành phần hóa học của thịt thỏ
Thành phần hóa học NZW lai F1 Tham khảo các loại thịt khác
Số mẫu phân tích (n) 2 2
Cholesterol
(mg/100g)
48,99 46,68 Thịt lợn (thịt nạc vai): 114,1; Thịt bò: 89,4; Thịt gà
broiler: 90,5-96,4; Thịt vịt: 89,1
Mỡ (%) 4,11 5,28 Thịt gà Ri: 0,85-3,04 (Nguyễn Thanh Sơn và cs,2001)
Thịt bồ câu: 3,23-4,75 (Trần Công Xuân và cs,2001) Thịt
dê: 0,66-2,25 (Đinh Văn Bình và cs,2006).
Thịt lợn (thăn): 1,11-1,31% (Phùng Thị Vân vàcs,2005)
Vật chất khô (%) 26,19 27,22 Thịt gà Ri: 27-30,0 %(Nguyễn Thanh Sơn và cs,2001)
Thịt bồ câu: 24,4-25,0% (Trần Công Xuân và cs,2001)
Thịt vịt Bầu 22,98-24,68 (Phạm Công Thiếu và cs,2001)
Thịt dê: 21,65-23,74 % (Đinh Văn Bình và cs, 2006)
Thịt lợn (thăn): 25,2-26,8% (Phùng Thị Vân và cs 2005)
Protein thô (%) 21,03 21,06 Thịt gà Ri: 21-25,49 %(Nguyễn Thanh Sơn và cs, 2001)
Thịt bồ câu 17,23-18,36% (Trần Công Xuân và cs,2001)
Thịt vịt Bầu: 18,48-20,29 (Phạm Công Thiếu và cs,2001)
Thịt dê: 18,93-20,4 % (Đinh Văn Bình và cs, 2006)
Thịt lợn (thăn):21,02-21,6% (Phùng Thị Vân và cs,2005)
Can-xi (mg/kg) 147,50 75,85
Phốtpho TS (mg/kg) 2034,0 1995,0
Khoáng tổng số (%) 1,30 1,30 Thịt gà Ri: 0,95-1,36 %(Nguyễn Thanh Sơn và cs, 2001)
Thịt bồ câu: 1,23-1,30 % (Trần Công Xuân và cs,2001)
Thịt vịt Bầu: 1,11-1,21 (Phạm Công Thiếu và cs,2001)
Thịt dê: 1,04-1,26 % (Đinh Văn Bình và cs, 2006)
Thịt lợn (thăn):1,23-1,30% (Phùng Thị Vân và cs,2005)
Bảng 3. Một số chỉ tiêu năng suất của thỏ NZW thương phẩm và thỏ lai 75% máu NZW
nuôi tại các nông hộ
Thỏ NZW Thỏ Lai Chỉ tiêu
n Mean±SE n Mean±SE
Tỷ lệ sống 45-90 ngày tuổi (%) 123 91,06 57 89,47
Khối lượng cơ thể 45 ngày tuổi
của thỏ thịt (gam/con)
123 720,0±5,65 57 719,0±8,1
Khối lượng cơ thể 70 ngày tuổi
của thỏ thịt (gam/con)
104 1.830,8±27,1 42 1.835,7±18,0
Khối lượng cơ thể 90 ngày tuổi
của thỏ thịt (gam/con)
103 2.565,0±14,5 42 2.600,0±27,1
Trung bình tăng khối
lượng/ngày (gam)
103 41,0 42 41,8
Tiêu tốn thức ăn (kg vật chất
khô/kg tăng khối lượng)
103 3,86 42 3,91
Khối lượng 70 và 90 ngày tuổi của 2 loại thỏ sai khác không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3 cho thấy, chất lượng con giống là tốt, sinh trưởng nhanh và không có sự khác biệt giữa
thỏ NZW và thỏ lai cấp tiến máu NZW. Có thể sử dụng thỏ NZW thương phẩm hoặc thỏ lai
DƯƠNG XUÂN TUYỂN - Khả năng sinh trưởng và cho thịt của thỏ ...
5
75% máu NZW để nuôi thịt. Mức lãi trên 1 hộ nuôi thỏ thịt là 471.000đ trong 45 ngày nuôi là
một nguồn thu nhập đáng kể cho nông hộ. Đàn thỏ không có dịch bệnh lớn, chỉ có các bệnh
thường gặp như ghẻ, tiêu chảy, viêm phổi.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận: So với con lai F1 (50% máu NZW, 50% máu thỏ nội), thỏ NZW thương phẩm nuôi
tại trại thỏ VIGOVA với khẩu phần thức ăn hỗn hợp công nghiệp, có bổ sung rau xanh có
khối lượng giết thịt 90 ngày tuổi cao hơn, tỷ lệ quầy thịt xẻ tương đương, còn tiêu tốn thức ăn
cho tăng khối lượng (theo vật chất khô) thấp hơn. Sinh trưởng của thỏ thương phẩm NZW và
thỏ lai cấp tiến (75% máu NZW, 25% máu thỏ nội) trong điều kiện chăn nuôi nông hộ với
khẩu phần thức ăn hỗn hợp công nghiệp có bổ sung rau xanh là tương đương nhau. Như vậy
có thể sử dụng thỏ NZW thương phẩm hoặc thỏ lai 75% máu NZW để nuôi thịt.
Đề nghị Cho sản xuất thử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đinh Văn Bình và Khúc Thị Huê (2004). Kết quả lưu giữ quỹ gen giống thỏ Việt Nam đen và xám tại Trung tâm
NC Dê và Thỏ Sơn Tây. 5/12/2004.7.htm.Truy cập 31/3/2006.
Đinh Văn Bình, (2006). Thành tựu 20 năm NC và phát triển chăn nuôi thỏ. ttp//66.94.231.168/search/cache.Truy
cập 31/3/2006. và truy cập 15/2/2008
Đinh Văn Bình, Vũ Thị Thu Hằng, Nguyễn Kim Lin, Phạm Trọng Bảo, Ngô Hồng Chín và Phạm Trọng Đại
(2006): Đánh giá khả năng sản xuất của con lai F1 giữa dê đực Boer với dê cái Beetal, Jumnapari, dê
Bách Thảo, và cái lai Bách Thảo-Cỏ. Báo cáo khoa học năm 2005 Viện Chăn nuôi, Hà Nội 8/2006,
phần Nghiên cứu Giống vật nuôi, tr 85-94.
Lý Thị Luyến, Nguyễn Kim Lin, Đinh Văn Bình, Lưu Thị Nhàn và Nguyễn Thị Tới, (2007). Đánh giá khả năng
sản xuất của 2 giống thỏ nội đen và xám Việt Nam nuôi tại trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và
bước đầu phát triển ra sản xuất tại Từ Liêm-hà Nội và Nho Quan-Ninh Bình. Báo cáo KH Viện Chăn
nuôi, 8/2007. Phần Di truyền-Giống vật nuôi, tr 182-188.
Nguyễn Kim Lin, Lý Thị Luyến, Trần Hoàng Chất, Phạm Xuân Mạnh, Đỗ Chiến Thắng và Nguyễn Thị Tới
(2006). Xác định giá trị di truyền cộng gộp và ưu thế lai về khả năng cho thịt của các tổ hợp lai giữa thỏ
New Zealand White, thỏ đen và thỏ xám. Báo cáo KH -VCN, 8/2006, Hà Nội. Phần Giống, tr. 156-165.
Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Đăng Vang và Vũ Thị Hưng (2001): Nghiên cứu một số công
thức lai giữa gà Ri và các giống gà thả vườn khác nhằm tạo con lai có năng suất và chất lượng thịt cao.
Báo cáo KH Chăn nuôi -Thú y 1999 - 2000, TP. Hồ Chí Minh 4/2001, Chăn nuôi gia cầm, tr. 53 - 62.
Pilar Hernandez, M. Pla and A. Blasco (1998). Carcass characteristics and meat quality of rabbit lines selected
for different objectives: Relationship between meat characteristics. Liv. Prod.Sci 54 (1998) 125-131.
Pla M, Guerrero L, Guardia D, Oliver M.A and Blasco A. (1998). Carcass charateristics and meat quality of
rabbit lines selected for different objectives. Livestock Production Science 54 (1998) 115-123.
Phạm Công Thiếu, Lương Thị Hồng, Hồ Lam Sơn, Trần Quốc Tuấn, Hoàng Văn Tiệu và Võ Văn Sự (2004): Kết
quả theo dõi về ngoại hình và khả năng sản xuất của vịt Bầu Quỳ và vịt Bầu Bến nuôi tại Viện Chăn
nuôi. Báo cáo KH Chăn nuôi-Thú y, Hà Nội, 12/2004, phần Chăn nuôi gia cầm, tr 185-192.
Phùng Thị Vân, Phạm Thị Kim Dung, Lê Thị Kim Ngọc, Hoàng Thị Nghệ, Phạm Duy Phẩm và Phạm Thị Thúy
(2005): Khảo sát khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn nuôi thịt L, Y, D, F1LY và F1YL có nguồn
gốc từ Mỹ. Báo cáo KH Viện Chăn nuôi -6/2005, phần Giống vật nuôi, tr 139-145.
Trần Công Xuân, Trương Thúy Hường, Nguyễn Thị Tình và Nguyễn Kim Oanh (2001): Nghiên cứu một số đặc
điểm sinh học và khả năng sản xuất của hai dòng chim bồ câu Pháp (Titan và Mimas) nhập nội. Báo cáo
khoa học Chăn nuôi-Thú y 1999-2000, TP. Hồ Chí Minh 4/2001, phần Chăn nuôi gia cầm, tr.215-225.
*Người phản biện : TS. Nguyễn Kim Lin; TS. Đinh Văn Binh